1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11b5, trường THPT lê lai

29 461 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Một trong những trăn trở của GVCN là tổ chức tiếtsinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh sao cho hiệu quả, có tác dụng giáo dục cao.Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt độ

Trang 1

1 Phần mở đầu

- Lí do chọn đề tài

Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, ngoài côngtác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, côgiáo Công tác mà chưa thấy một trường đại học nào đào tạo hay một lớp họcnào đó đào tạo Công tác ấy chỉ thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêutrẻ nói chung là "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", thực hiện với mục tiêu

là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập củamỗi học sinh Công tác chủ nhiệm lớp thành công hay không là dựa trên kinhnghiệm của mỗi thầy cô Chính vì thế, đây là công việc khiến mỗi thầy, cô giáochủ nhiệm suy tư, trăn trở Một trong những trăn trở của GVCN là tổ chức tiếtsinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh sao cho hiệu quả, có tác dụng giáo dục cao.Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động tập thể học sinhsau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển.Trong tiết này, giáo viên chủnhiệm lớp giữ vai trò cố vấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào nhữnghoạt động cụ thể

Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xâydựng tập thể học sinh đoàn kết, kỉ luật, phát huy được tác dụng đối với từngthành viên, có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống cho cácem

Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ratrong tuần, định hướng cho các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới Tiết sinhhoạt lớp cuối tuần còn đưa các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm vụ mà lớpphải thực hiện Tiết học sẽ hiển thị toàn bộ những hoạt động, những kết quả,những thành tích mà các em đã đạt được để được bạn bè, thầy cô tuyên dương,khích lệ; giúp các em nhận ra những thiếu sót mà các em mắc phải trong mộttuần học tập và rèn luyện để được bạn bè, thầy cô sẻ chia, giúp đỡ tìm ra biệnpháp để các em sửa chữa, tiến bộ hơn Tiết sinh hoạt còn tạo điều kiện để các emthể hiện tài năng của mình thông qua những tiết mục văn nghệ, bộc lộ những suynghĩ bạn bè thầy cô tán thưởng, hoan nghênh Thông qua tiết sinh hoạt lớpcuối tuần, các em được rèn luyện các kĩ năng sống của mình để các em vững tinbước vào cuộc sống

Với những lý do trên, tôi trăn trở và tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11B5, trường THPT Lê Lai.”

Bản thân tôi đã và đang thực hiện công tác chủ nhiệm nay xin đưa ra một

số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp để cùng trao đổi với mongmuốn công tác chủ nhiệm góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh thànhmột con người hoàn thiện

Trang 2

- Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của đề tài này là tìm ra cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớpcuối tuần nhẹ nhàng, thoải mái nhưng đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục họcsinh.Trên cơ sở những theo dõi, đánh giá của đội ngũ cán bộ lớp, học sinh cónhững hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong việcđóng góp xây dựng tập thể Nâng cao tính tích cực, tự giác trong các hoạt độngtập thể, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thứchợp tác, phê bình và tự phê bình

Mặt khác, mục đích của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiếtthực và hữu ích để cho các em thể hiện năng khiếu của mình.Qua đó, giúp các

em thẩm thấu sâu hơn về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày thông quabiểu diễn các tiết mục văn nghệ, đọc thơ, các câu chuyện kể Cũng từ đó, giúpcho tâm hồn các em hồn nhiên hơn, có niềm tin vào cuộc sống nói chung vàtrong học tập nói riêng Song hành với sự phát triển về tâm hồn, các kỹ năngsống về xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển vàtham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá của các emcũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, phong phú và bền vữnghơn

- Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11B5- Trường THPT Lê Lai- Năm học2015- 2016

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp giao tiếp

- Phương pháp nêu gương

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp thực hành, vận dụng

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy địnhnhư một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học Đối với bậc trung họcđây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học,thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạtđộng học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thờixây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thànhtốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.Tiết sinh hoạt lớp đặt dưới sự quản

lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm

Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quảncho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thểhọc sinh đoàn kết Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm

tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực Các học sinh

Trang 3

trong lớp được liên kết với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộngđồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhàtrường, ở lớp học Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểubiết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đờisống tập thể hàng ngày của lớp học.

Thông qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, học sinh được làm quen với nhiềuloại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cầnthiết cho bản thân như kỹ năng độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mốiquan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều trithức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọimặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và sức khỏe của học sinh

2.2 Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tại trường THPT Lê Lai.

2.2.1 Thực trạng chung của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tại trường THPT Lê Lai

- Theo thói quen lâu nay, thông thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy và trò,coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết không quan trọng, tiết học không có trong phânphối chương trình, nội dung không rõ ràng, khô cứng, lặp đi, lặp lại, không thực

sự gắn với nhu cầu của học sinh

-Thông thường giáo viên chủ nhiệm dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét,kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến kếhoạch, công việc tuần tới

- Nội dung sinh hoạt chỉ 10- 15 phút, thời gian còn lại là học sinh ngồi nóichuyện, lớp học ồn ào

- Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào

vị trí của học sinh để hiểu các em

- Tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm còn dùng để la mắng học sinh viphạm với những lời lẽ nặng nề, phản giáo dục

2.2.2 Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần lớp 10B5, năm học 2014 – 2015 tạitrường THPT Lê Lai

Cùng với thực trạng trên của nhà trường, đôi lúc tôi chưa coi trọng tiết sinhhoạt lớp cuối tuần ở lớp tôi chủ nhiệm nên tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuầnqua loa, đại khái, hiệu quả không cao

2.2.3 Nguyên nhân

- Giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực để xây dựng nội dung các tiết sinh hoạt

lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt cho học sinh của lớp mình

- Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có nội dung, yêu cầu

cụ thể lại đi đôi với tâm lí mỏi mệt muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiệnqua loa đại khái, do đó dễ bị đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọngcủa tiết học Làm mất tác dụng vốn có của tiết học

- Học sinh còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vuichơi, văn nghệ ngại thể hiện quan điểm trước tập thể Nhiều học sinh muốn thểhiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự độngviên, cỗ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp

2.2.4 Hậu quả

Trang 4

- Tiết học nhàm chán, đơn điệu, chỉ mang tính chất thông báo, sơ kết

- Học sinh vi phạm lo sợ cô la mắng tìm cách trốn tiết, học sinh ngoan cũng chịunhững áp lực

- Học sinh không hứng thú với tiết học

- Giáo viên làm việc không hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếngtrống

- Tình cảm giáo viên và học sinh xa cách, thiếu thân thiện

- Không đạt được hiệu quả giáo dục

Để khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt lớp

có ý nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn, tôi đưa một sốbiện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm

2.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.

Để tiết sinh hoạt lớp cuối tuần đạt hiệu quả tốt đó là xây dựng tiết học thânthiện, học sinh tích cực, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vừa là nhà viết kịchbản, vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tích cực trong giáo dục hoànthiện nhân cách cho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học Để hoàn thành tốttiết sinh hoạt, theo tôi cần có những biện pháp sau:

2.3.1 Xây dựng nội quy lớp học.

- Thời gian xây dựng

Ngay từ đầu năm, giáo viên soạn thảo nội quy lớp

- Quy trình xây dựng

+ Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào nội quy nhà trường và các tổ chức đoànthể để xây dựng nội quy do lớp mình phụ trách Để xây dựng nội quy này, giáoviên chủ nhiệm căn cứ vào tình hình, đặc điểm lớp học do mình phụ trách.Nộiquy được đưa ra tập thể lớp đóng góp ý kiến xây dựng và đi đến thống nhất đểthực hiện

1 Học sinh phải đi học đúng giờ, trên đường đi phải thực hiện đúng luật giaothông

2 Thực sự ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng người trên, thương yêu giúp đỡ bạn

bè, đoàn kết xây dựng tập thể lớp, tập thể Đoàn vững mạnh

3 Phải chăm chỉ học tập, trong lớp chăm chú nghe giảng, tích cực xây dựng bài,tìm hiểu bài, làm bài, học bài trước khi đến lớp Phải tự giác học tập, khônggian lận trong học tập, kiểm tra và thi

4 Phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, có ý thức bảo vệ tài sản, thiết bịtrường học Trong giờ học không được sử dụng điện thoại, máy phát nhạc…

Trang 5

5 Học sinh đến trường trang phục đúng quy định Không uống rượu, bia, hútthuốc lá, không mang vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy, không nói tục, gây gỗ đánhnhau, tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội.

6 Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, không xả rác bừa bãi trong lớp học

Ngọc Lặc, ngày 22 tháng 08 năm 2015 GVCN

Lê Thị Thúy

Sau khi xây dựng xong nội quy lớp, GVCN phổ biến trước lớp cho tất cảhọc sinh đều biết và thống nhất thực hiện Bên cạnh đó, GVCN xây dựng thangđiểm thi đua của lớp hàng tuần ứng với nội quy

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

LỚP 11B5 (Áp dụng từ ngày 22 tháng 08 năm 2015)

1 Nghỉ học không phép 20 11 Tự ý đổi chỗ ngồi 10

cờ

10

9 Sử dụng điện thoại, gây

10/ lần

Trang 6

- Điểm thi đua theo tháng = (tổng điểm 4 tuần):4

- Hạnh kiểm theo tháng cũng được xếp loại theo khung trên

c Hạnh kiểm học kì

Điểm thi đua theo tuần = (tổng điểm các tháng trong học kì):số tháng ở học kì

đó, hạnh kiểm cũng được xếp theo khung trên

d Hạnh kiểm cả năm

HKCN = trung bình hạnh kiểm hai học kì: 2

4 Các hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm

Các hình thức kỷ luật theo tuần

- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại B: Vệ sinh phòng học theo yêu cầu củaGVCN

- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại C: Lao động 1 buổi

- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại D: Lao động 2 buổi

- Nếu học sinh không xếp loại hạnh kiểm: Hình thức phạt lao động 3 buổi, giáoviên chủ nhiệm mời phụ huynh trao đổi

b Phần thưởng cuối mỗi kỳ

- Ai có nhiều “phần thưởng tuần” nhất lớp sẽ nhận phần thưởng một cuốn sổ( trịgiá khoảng 20.000đ), gọi là phần thưởng kỳ

- Ai có nhiều phần thưởng” vua giơ tay tuần” nhất lớp sẽ nhận phần thưởng làmột cuốn sổ ( trị giá khoảng 20.000đ) gọi là phần thưởng “ vua giơ tay kỳ”

c Phần thưởng cuối mỗi năm học

Ai được cả hai” phần thưởng kỳ” hoặc phần thưởng “vua giơ tay kỳ” nhiều nhấtlớp sẽ được nhận phần thưởng năm trị giá khoảng 40.000đ và giấy khen củaGVCN hoặc của đoàn trường

Lưu ý: Yêu cầu tất cả học sinh trong lớp đọc kỷ, nghiên cứu và nghiêm túc thực

hiện Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý thức với tập thể lớp Hãy cùngchung tay vì một tập thể lớp 11B5 đoàn kết, tiến bộ

Trang 7

- Mục đích xây dựng nội quy lớp học.

- Là cơ sở để giáo viên giáo dục, quản lý học sinh

- Là cơ sở để ban cán sự lớp như: Lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập…và tổtrưởng các tổ đánh giá xếp loại thành viên trong tổ theo tuần, tháng, kỳ và năm

- Là cơ sở để mỗi học sinh tự giác rèn luyện bản thân, hoàn thiên nhân cách

2.3.2 Xây dựng hệ thống hồ sơ, biểu mẫu.

2.3.2.1 Sổ theo dõi tổ trưởng

- Sổ theo dõi của tổ trưởng dùng để tổ trưởng theo dõi và ghi chép tình hình họctập và rèn luyện của các thành viên trong tổ hàng ngày

- Mục đích: Là cơ sở để đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ một cáchchính xác, khoa học

THEO DÕI NỀ NẾP TỔ 1 (tuần … từ ngày … /… /201 đến ngày … /… /201…)

2.3.2.2 Biên bản sinh hoạt lớp.

+ Biên bản sinh hoạt lớp là dùng để tổng kết, đánh giá, kiểm điểm tình hình học tập của học sinh và thực hiện nội quy lớp học

+ Mục đích:

- Biên bản sinh hoạt lớp giúp thầy, cô giáo chủ nhiệm quản lý học sinh một cách

dễ dàng và khoa học hơn, đỡ phải ghi chép nhiều trong giờ sinh hoạt

- Giúp cho ban cán sự lớp và tổ trưởng các tổ làm việc khoa học, chính xác,không tốn thời gian nhiều để dành thời gian cho các hoạt động khác

- Là cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại học sinh trong trường hợp học sinh có ýkiến trái chiều về kết quả xếp loại của mình

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Trang 8

Lớp trưởng đánh giá tình hình hoạt động của tuần qua:

Số người vi phạm nội quy, quy chế: (Nêu tên những HS vi phạm)

TT Họ và tên Nội dung vi phạm Hình thức xử lý

1

GVCN LỚP

Lê Thị Thúy

Lớp trưởng Bùi Thị Yến

Thư ký

Lê Thị Trà My

2.3.2.3 Bảng thông báo

+ Bảng thông báo được đặt ở giữa, vị trí cuối lớp học

- Bảng thông báo dùng để ghi chép kế hoạch, hoạt động của lớp trong tuần hoặc

là ghi chép những thông báo đột xuất của nhà trường và đoàn trường

- Ghi chép những học sinh được tuyên dương và những học sinh vi phạm trongtuần, lịch trực nhật của lớp trong tuần hoặc lịch trực tuần của lớp

+ Mục đích:

- Đôi lúc trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên triển khai kế hoạch nhưng học sinhkhông tập trung cho nên không nhớ tuần tới mình phải làm gì Vì vậy bảngthông báo giúp học sinh nắm rõ hơn kế hoạch tuần Mỗi lần nhìn lên bảng thôngbáo nhắc nhở các em phải thực hiện nhiệm vụ mình phải làm

- Thông qua bảng thông báo, giúp học sinh yếu kém trong rèn luyện sẽ tích cựchơn vì xấu hổ bị nhắc nhở trên bảng thông báo, học sinh được tuyên dương thìtích cực hơn

Trang 9

2.3.3 Tổ chức sinh hoạt lớp thông qua một số chủ đề, tổ chức các hoạt động văn nghệ và tìm hiểu về các tấm gương vượt khó, học giỏi.

2.3.3.1.Sinh hoạt theo chủ đề

* Thời gian sinh hoạt: Khoảng 20 phút

* Nội dung sinh hoạt: Gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các sựkiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trênthế giới,…

* Hình thức sinh hoạt: Đa dạng, phong phú liên quan đến kiến thức cuộc sốnghàng ngày của các em như: Thi văn nghệ giữa các tổ, đố vui khoa học, tìm hiểu

về luật an toàn giao thông, tìm hiểu về những nhân vật lịch sử (ở trường mìnhmang tên người anh hùng dân tộc Lê Lai, giáo viên cho học sinh tìm hiểu vềngười anh hùng dân tộc Lê Lai, Lê Lợi…), có thể là chủ đề về sức khỏe sinh sản

vị thành niên, hạn chế bạo lực học đường…

Trang 10

+ Căn cứ vào đặc điểm của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn nhữngchủ đề phù hợp với các em.

+ Một số chủ để chúng ta có thể lựa chọn:

- Chủ đề: Sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên

- Chủ đề: Làm thế nào để hạn chế bạo lực học đường

- Chủ đề: Làm thế nào để học tốt môn ngoại ngữ, các môn học tự nhiên

- Chủ đề: Thanh niên với chủ quyền đất nước

- Chủ đề: Tìm hiểu về ngày quốc tế phụ nữ

- Chủ đề: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình

* Mục đích:

- Sinh hoạt theo chủ đề giúp học sinh tích lĩnh hội kiến thức phong phú và đadạng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó giúp các em tự tin hơn trongcuộc sống

- Sinh hoạt theo chủ đề giúp các em rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản như: Kỹnăng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự tin trước tập thể…

- Thông qua sinh hoạt theo chủ đề, các em hiểu nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn vàthông cảm, thương nhau hơn Đây chính là điều kiện cơ bản để tập thể lớp ngàycàng vững mạnh Bên cạnh sinh hoạt lớp theo chủ đề, để giờ sinh hoạt lớp tạođược hứng thú và đạt được hiệu quả cao, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt tronggiờ sinh hoạt có thể giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động khác như: Tổchức các hoạt động văn nghệ, tổ chức các trò chơi, tìm hiểu về các tấm gươngvượt khó, học giỏi hoặc là giáo viên chiếu những câu trâm ngôn hay về tình bạn,tình yêu hoặc những câu trâm ngôn về cuộc sống để các em thảo luận và rút rabài học đối với bản thân

+ Ví dụ 1: Thảo luận những câu danh ngôn hay về tình bạn.

- Giáo viên khuyến khích học sinh sưu tầm những câu chuyện cảm động vềtình bạn hoặc những câu trâm ngôn hay về tình ban

- Giáo viên có thể đưa ra một số câu trâm ngôn hoặc câu chuyện cảm động

về tình bạn, hướng dẫn học sinh thảo luận

Trang 11

DANH NGÔN HAY VỀ TÌNH BẠN

2

»Khen ngợi tôi, và tôi có thể sẽ không tin bạn.Chỉ trích tôi, và tôi có thể sẽ không thích bạn.Tảng lờ tôi, và tôi có thể sẽ không tha thứ cho bạn.Khuyến khích tôi, và tôi có thể sẽ không quên bạn.Yêu mến tôi, và tôi có thể sẽ bị buộc phải yêu mến bạn

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các câu trâm ngôn trên? Chúng ta phải làm

gì để có một tình bạn đẹp?

- Giáo viên nêu câu chuyện cảm động về tình bạn, học sinh suy nghĩ và thảo luận.

Tóm tắt câu chuyện: Tình bạn Lưu Bình- Dương Lễ.

Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau Cả hai cùng đi học vàchơi chung với nhau rất thân Lưu Bình con nhà giàu sang nhưng lại lười biếngkhông chịu học hành mà chỉ thích ăn chơi Thi kỳ nào hỏng kỳ thi đó Trái lạiDương Lễ rất nghèo nhưng biết phận nên chịu khó học hành đêm ngày LưuBình lại rất tử tế với bạn Anh ta cho Dương Lễ tiền để mua giấy mực, áo quần,cơm gạo để ăn học

Đến kỳ thi, Dương Lễ thi đậu, được làm quan, ở trong dinh có lính hầucanh gác Trong khi đó Lưu Bình cờ bạc hết tiền, trở nên nghèo khó Khôngtiền, không việc, Lưu Bình tìm đến Dương Lễ Anh nghĩ là lúc xưa đã giúp bạntiền để ăn học nên Dương Lễ chắc không bao giờ quên ơn Hơn nữa anh ta làmột người bạn rất tốt

Thế rồi Lưu Bình tìm đến nhà Dương Lễ Nhưng khi anh ta đến nơi thìkhông được phép vào gặp ngay mà phải chờ đợi ở ngoài rất lâu Sau cùng mộtlính hầu đưa anh ta đến một căn phòng đặc biệt Khi ra tiếp đón bạn, Dương Lễtrông rất thờ ơ lạnh nhạt như người xa lạ Dương Lễ không cho anh ta tiền bạc

gì Đến khi Lưu Bình than đói bụng thì Dương Lễ mới sai lính hầu cho người

Trang 12

bạn một bát cơm nguội đựng trong cái bát mẻ cùng mấy quả cà thiu, và bắt bạnngồi ăn dưới đất Lưu Bình tức giận thâm gan tím ruột Khi trở về căn nhà nghèonàn của mình, anh ta buồn tủi cho số phận mình nên không sao ngủ được Rồianh ta quyết chí học hành để thi đỗ làm quan cho bằng Dương Lễ Nhưng than

ôi lấy tiền đâu mà mua giấy mực để học bây giờ Còn áo quần và thức ăn nữachứ Anh ta buồn rầu lắm vì không biết giải quyết ra sao

Một vài ngày sau có một thiếu phụ trẻ đẹp dọn đến ở căn nhà bên cạnh.Nàng buôn bán tơ lụa Lưu Bình làm quen với nàng và hai người trở nên bạnthân thiết Nàng bán lụa để giúp chàng ăn học Lưu Bình học hành ngày đêm.Sau cùng thi đỗ làm quan và Lưu Bình mong muốn xin cưới nàng Khi ởtrường thi về nhà thì Lưu Bình không thấy ân nhân của mình đâu cả Anh tabuồn lắm Nhưng nghĩ tới Dương Lễ, anh ta muốn cho bạn mình thấy là bây giờanh ta không kém ai Nên ânh ta đến tìm Dương Lễ Lần gặp gỡ này Dương Lễlại đón tiếp bạn rất nồng hậu, mời bạn dự yến tiệc thịnh soạn, có đàn ca múa hát

để mừng bạn Khi Lưu Bình còn đang trở lại chuyện cũ với ý định mỉa mai, bấygiờ Dương Lễ mới gọi vợ ra để tiếp rượu bạn Lưu Bình sửng sốt khi trông thấyChâu Long, người xưa nuôi mình Thì ra chính vợ của Dương Lễ đã giúp đỡLưu Bình ăn học thành tài như ngày hôm nay Bây giờ Lưu Bình mới hiểu hànhđộng của Dương Lễ ngày trước khi tiếp chàng một cách lạnh nhạt để cho LưuBình thấy là anh ta không thể ỷ vào tiền bạc mà sống mãi được Cho nên Dương

Lễ đã không cho bạn một xu, nhưng lại gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học LưuBình hiểu rằng mình có được người bạn chí thiết nên mãn nguyện lắm Từ đóhai gia đình lại càng thân thiết hơn

- Thông qua câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi:

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ? Vì sao

Dương Lễ lại đối xử với Lưu Bình như vậy?

Thông qua tìm hiểu những câu trâm ngôn hay về tình bạn và những câuchuyện cảm động về tình bạn, các em tự rút ra được bài học làm thế nào để

có tình bạn chân chính, tình bạn lâu bền và những điều cần tránh để có tìnhbạn chân chính

+ Ví dụ 2: Chủ đề “ sức khỏe sinh sản vị thành niên”

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản liên quan đếnsức khỏe sinh sản vị thành niên như: Tuổi vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thànhniên? Sức khỏe sinh sản vị thành niên? Những thay đổi ở tuổi vị thành niên? Cácbiện pháp phòng tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn

- Giáo viên nêu các bài tập tình huống, học sinh thảo luận và tự rút ra bài họccho bản thân

+ Ví dụ: Giáo viên đưa ra tình huống sau.

Em quen một bạn trai cách đây 6 tháng, thực sự em rất thích anh ấy, cómột lần anh ấy yêu cầu em có quan hệ tình dục Em không muốn điều đó vìchúng em còn quá trẻ và mới quen biết nhau một thời gian ngắn Nhưng anh ấy

cứ khăng khăng và nói rằng điều này là rất bình thường với những người yêunhau, anh ấy muốn em thể hiện tình yêu của em đối với anh áy như thế nào, em

Trang 13

có nên đồng ý có quan hệ tình dục hay nên nghe theo cảm nhận của chính mình?

Em sợ rằng em sẽ mất người bạn trai nếu em không đồng ý?

Câu hỏi: Là người bạn thân em có lời khuyên gì đối với người bạn gái trên? Đáp án:

- Em nên khuyên bạn gái dứt khoát không đồng ý

- Nếu bạn trai thực sự yêu mình thì phải tôn trọng nhau

- Hai bạn còn quá trẻ nếu quan hệ thì sẽ mang thai ngoài ý muốn sẽ nghỉ học ảnhhưởng tới tương lai sau này

Thông qua chủ đề này để các em hiểu biết về giới tính và bảo vệ bản thân mình, không để những hậu quả đáng tiếc xảy ra

Đây là chủ đề hết sức tế nhị, học sinh không mạnh dạn thảo luận, đặc biệt

là học sinh miền núi, các em thường rụt rè và nhút nhát cho nên trong quá trìnhthảo luận, giáo viên cởi mở, đưa những ví dụ thực tế xung quanh để các em biếthậu quả của việc không hiểu biết về sức khỏe sinh sản và thông qua đó các embiết cách chăm sóc bản thân

- Tập và hát những bài hát theo chủ đề, chủ điểm theo tháng.

- Tập hát các bài hát truyền thống của đoàn trường như: Mùa hè xanh, cô gái mởđường, thanh niên làm theo lời Bác, khát vọng tuổi trẻ, Đoàn ca…

- Tập hát Quốc ca cho đều, rõ, mạnh mẽ, đúng nhịp điệu

- Giao lưu văn nghệ thi hát giữa các tổ với nhau, thi hát giữa các cá nhân vớinhau

Trang 14

- Tổ chức trò chơi, Đóng kịch… phù hợp với lứa tuổi học sinh và có tính giáodục giúp hoàn thiện nhân cách học sinh.

Thông qua những hoạt động này, giúp các em trong tập thể lớp đoàn kết, hiểunhau và thương yêu nhau hơn, đồng thời rèn luyện các kĩ năng như tự tin trướcđám đông, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc theo nhóm…

2.3.3.3.Tìm hiểu về các tấm gương vượt khó, học giỏi.

- Giáo viên phân công các cá nhân, các tổ sưu tầm về tấm gương vượt khó, họcgiỏi để giới thiệu cho lớp, từ đó rút ra bài học cho bản thân

- Giáo viên nêu gương cụ thể về những tấm gương vượt khó học giỏi trong lớp,trong trường và ngoài xã hội

+ Ví dụ: Những tấm gương vượt khó, học giỏi ở ngay trong lớp học của chúng

ta đó là bạn Lê Thị Thắm Bạn Thắm là học sinh mồ côi cả cha và mẹ Em bướcvào lớp 6 và em gái của em bước vào lớp 5 thì bố em bị cảm đột ngột mất, sau

đó khoảng 5 tháng mẹ mất do tai nạn giao thông

Sau khi bố mẹ mất, Thắm và em gái về sống cùng với ông, bà ngoại Ông bànăm nay khoảng trên 70 tuổi và sức khỏe yếu Ngoài giờ học trên lớp, hai chị

em làm rất nhiều việc giúp đỡ ông bà: Chăn dắt trâu, làm các công việc đồngáng, đồi…Đang trong độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng Thắm là lực lượnglao động chính trong nhà

Cuộc sống của Thắm thiếu thốn cả về tinh thần và vật chất nhưng bạn ấy luôn

cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện, điều đó được thể hiện thông quakết quả học tập và rèn luyện của bạn trong 2 năm học vừa qua bạn đạt danh hiệuhọc sinh tiên tiến với điểm tổng kết trên 7,4 và bạn luôn đứng đầu trong lớp.Bên cạnh đó, Thắm ngoan ngoãn, lễ phép nên thầy cô và bạn bè ai cũng thươngyêu và tạo điều kiện giúp đỡ

Những khóa học trước, cô đã từng chủ nhiệm có anh Nguyễn Văn Đồng(khóa học 2001- 2004), anh Lê Hồng Đông đều mồ côi cả cha và mẹ, Đồng làlớp trưởng lớp 11A3 Nhờ sự nỗ lực của bản thân, anh Đồng trở thành ông chủcủa nhà hàng ăn lớn ở Minh Sơn- Ngọc Lặc (Quán Đồng Thủy) và bây giờ anhrất thành công trong lĩnh vực kinh doanh và có gia đình hạnh phúc Anh LêHồng Đông ( khóa học 2011- 2014), là Bí thư lớp 11B4, không mặc cảm vềhoàn cảnh, anh luôn cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện, anh được đoàntrường tín nhiệm giữ chức vụ ủy viên BCH, và anh thi đậu vào trường Đại họcquốc gia Hà Nội

Thông qua những câu chuyện thực tế, học sinh tự cố gắng học tập và rènluyện bản thân mình, đồng thời biết chia sẻ, thông cảm với bạn Điều đó cũngđược minh chứng ngay trong lớp học đó là: Trong lớp có em Thắm mồ côi cảcha và mẹ, cuộc sống của em rất khó khăn nên hằng năm vào đầu năm học cùngvới sự kêu gọi của giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp quyên góp để giúp

đỡ Thắm mua sắm thêm đồ dùng học tập, tết cổ truyền dân tộc ngoài sự quantâm của nhà trường, tập thể lớp luôn có quà tặng em, nhân ngày sinh nhật củaThắm, tập thể lớp luôn nhớ và tổ chức sinh nhật cho em, mọi đóng góp quỹ lớp

em đều được các bạn đồng ý miễn, lớp tổ chức may đồng phục áo lớp, các em

Ngày đăng: 13/10/2017, 21:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Hình thức sinh hoạt: Đa dạng, phong phú liên quan đến kiến thức cuộc sống hàng ngày của các em như: Thi văn nghệ giữa các tổ, đố vui khoa học, tìm hiểu về luật an toàn giao thông, tìm hiểu về những nhân vật lịch sử (ở trường mình mang tên người anh hùng - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11b5, trường THPT lê lai
Hình th ức sinh hoạt: Đa dạng, phong phú liên quan đến kiến thức cuộc sống hàng ngày của các em như: Thi văn nghệ giữa các tổ, đố vui khoa học, tìm hiểu về luật an toàn giao thông, tìm hiểu về những nhân vật lịch sử (ở trường mình mang tên người anh hùng (Trang 9)
* Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang Web khiêu   dâm,   đồi   trụy;   tránh   xa rượu, thuốc lá, ma túy. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11b5, trường THPT lê lai
r ánh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang Web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w