Dự án xây dựng (DAXD) là một phạm vi hoạt động sáng tạo hoặc thay đổi có những chức năng hoạt động của chương trình, hệ thống sản xuất, công nghệ kỹ thuật, môi trường … Cũng như hình thành tổng thể những quan điểm thống nhất của mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý MỞ ĐẦU Trong xu thế hiện nay, đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt nam nói riêng, ngành xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng, ngành xây dựng chính là một thành phần hữu cơ không thể thiếu để cấu tạo nên nền kinh tế. Bởi vì ngành xây dựng không chỉ ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần đời sống của nhân dân và cho thấy xu thế phát triển của xã hội. Đi cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, công tác tổ chức quản lý thực thi dự án các công trình xây dựng ngày càng được chú trọng hơn, là công việc không thế thiếu của các nhà thầu. Công tác quản lý trong quá trình thi công công trình có tác động to lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành. Là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý trong quá trình thực thi dự án em đã chon đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thực thi dự án tại Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành”. Nội dụng đề tài của em gồm 3 phần: Chương 1: Quản lý thực thi dự án xây dựng. Chương 2: Thực trạng quản lý thực thi dự án xây dựng tại Xí Nghiệp 4 – Công Ty Hà Thành. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thực thi dự án tại Xí Nghiệp 4 Công ty Hà Thành. Do thời gian và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế vì vậy đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo của Xí Nghiệp. Qua bài viết em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng toàn thể cán bộ trong Xí nghiệp 4 - Công ty Hà Thành đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Việt Dũng Lê Việt Dũng QLKT 44B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG 1. Khái niệm dự án xây dựng: Dự án xây dựng (DAXD) là một phạm vi hoạt động sáng tạo hoặc thay đổi có những chức năng hoạt động của chương trình, hệ thống sản xuất, công nghệ kỹ thuật, môi trường … Cũng như hình thành tổng thể những quan điểm thống nhất của mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện. Dự án xây dựng hàm chứa bản chất lưỡng tính: Một mặt DAXD là tổng hợp các hồ sơ, bản vẽ, thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, giải quyết đối với công trình. Mặt khác đây là một môi trường hoạt động phù hợp với mục đích đã đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang sản xuất. 2. Quản lý dự án xây dựng tại doanh nghiệp xây dựng 2.1. Khái quát quản lý dự án xây dựng. Quản lý dự án xây dựng là tổng hợp những hoạt động của nhà quản lý tới các đối tượng trong suốt quá trình của dự án tính từ khi dự án được phê duyệt chuẩn bị thi công cho đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Do đặc tính của công tác xây dựng, những biến đổi nhiều không nhìn thấy trước - nảy sinh trong quá trình thực thi dự án nên phải có những hành động liên tục nhằm đạt được kết quả tốt nhất khả thi. 2.2. Nhiệm vụ trong quản lý dự án xây dựng. Nhiệm vụ cơ bản trong quản lý xây dựng chính là sự sáng tạo và đổi mới phương pháp để đẩy nhanh tốc độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản, nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế tổng thể và giải quyết các vấn đề xã hội. Tham gia vào lĩnh vực xây dựng là các công ty tư vấn thực hiện các công việc thăm dò, khảo sát địa chất, quy hoạch, thiết kế kiến trúc và kỹ thuật Lê Việt Dũng QLKT 44B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý … Và các nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành sản phẩm xây dựng trong khuân khổ vốn đầu tư và thời gian đã được xác định trước. Nhiệm vụ trong phạm vi công nghệ là tìm kiếm sự lựa chọn hợp lý các phương tiện kỹ thuật và các thao tác công nghệ thực hiện công việc. Trong lĩnh vực này cần làm sáng tỏ các khả năng kỹ thuật cũng như phương pháp ứng dụng vào mục đích sáng tạo nên các công trình xây dựng. Nhiệm vụ cơ bản của công nghệ là tạo ra các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao thông qua việc tận dụng tối đa công xuất và các tính năng kỹ thuật máy móc, thiết bị xây dựng. Nhiệm vụ trong phạm vi tổ chức là tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu thực hiện xây lắp. cho dù sử dụng công nghệ này công nghệ khác thì côngtác tổ chức vẫn được vận dụng hết sức đa dạng cả về sự tập trung nguồn lực, cũng như sự phối hợp đồng bộ các hoạt động giữa các đơn vị xây lắp trên công trường. Nhiệm vụ trong phạm vi kinh tế là thực hiện thống nhất các quá trình kinh tế trong sản xuất và trong các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia vào dự án. Trong lĩnh vực kinh tế xây dựng vấn đề có ý nghĩa quan trọng chính là sự phân loại chi phí, thu nhập hay sức hấp dẫn người lao động … Trong phạm vi này, tính quy luật kinh tế tác động tương hỗ giữa các phần tử tham gia vào quá trình xây dựng và thúc đẩy họ hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất. Phạm vi xã hội có đặc trưng các mối quan hệ xã hội tập thể sản xuất và được xác định bởi các nguyên tắc kinh tế trong tổ chức xây dựng. Giữa các phạm vi trên luôn tồn tại những mối liên hệ trao đổi và phụ thuộc, chúng phản ánh bản chất và nội dung của các hoạt động xây dựng và ảnh hưởng tới việc xây dựng cấu trúc liên hệ giữa các thành phần của tổ chức. Đầu mối liên hệ trong các tổ chức ở các phạm vi khác nhau chính là quản lý xây dựng. Lê Việt Dũng QLKT 44B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý 2.3. Các giai đoạn trong dự án xây dựng. 2.3.1. Các giai đoạn của dự án. Các giai đoạn của dự án xây dựng - từ thời điểm bắt đầu quyết định thực hiện một dự án cho tới khi dự án thành hiện thực dưới dạng một công trình. Gồm 5 giai đoạn chính biểu hiện như hình 1.1. chuẩn bị kết thúc dự án đầu tư Thực hiện đầu tư xây dựng Ở Việt nam, “Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản” ban hành kèm nghị định số 52/CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ, phân tích trình tự đầu tư và xây dựng thành 3 giai đoạn chính: - Chuẩn bị đầu tư; - Thực hiện đầu tư; - Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác hoạt động; Trong quy chế còn phân loại các dự án theo quy mô và tính chất công trình thành các nhóm dự án và theo đó phân cấp quản lý. 2.3.2. Những nhóm vấn đề khác nhau cần được xem xét Trong mỗi giai đoạn khác nhau của dự án xây dựng - Biểu thị trong hình 1.2 – Hình thành cái khung của dự án, của quá trình xây dựng, có 4 nhóm vấn đề chủ yếu: - Nhóm vấn đề về công năng: Những quan điểm và khái niệm tổng quát về công trình, mẫu vận hành, bố cục không gian sử dụng, các khu vực, các phòng, buồng; Lê Việt Dũng QLKT 44B 4 Nghiệm thuThi côngĐấu thấuthiết kếlập báo cáo khả thi HÌNH 1.1: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý - Nhóm vấn đề về địa điểm, vị trí: Môi trường, khí hậu, thủy văn, địa hình, địa mạo, hướng ra vào chính, cơ sở hạ tầng, thủ tục pháp lý liên quan; - Nhóm vấn đề về xây dựng: Những nguyên tắc thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, vật liệu xây dựng, phương pháp, công nghệ xây dựng, an toàn xây dựng; - Nhóm vấn đề vận hành: Quản lý hành chính dự án, cấp vốn, nhu cầu duy tu, bảo dưỡng, an toàn và hiệu quả khi vận hành công trình. Việc kiểm tra mỗi nhóm vấn đề cần bắt đầu từ trong giai đoạn nghiên cứu lập báo cáo và tiếp tục ngày càng chi tiết trong các giai đoạn tiếp theo cho tới giai đoạn kết thúc. Mỗi nhóm vấn đề hoặc một nhóm vấn đề sẽ được trình bầy ở các thời điểm khác nhau trong các giai đoạn của dự án. Để đi đến những kết luận đúng đắn cần làm theo trình tự: “Khảo sát- Phân tích- Kiến nghị” như hình 1.2 biểu thị. Khi xem xét các nhóm vấn đề về công năng, địa điểm, xây dựng và vận hành ở mỗi giai đoạn, mức độ chi tiết cần thiến phải được cân nhắc cẩn thận. Mỗi yếu tố cần thiết phải được đề cập nhưng chỉ phát triển tới mức phát triển tới mức thỏa mãm các yêu cầu của giai đoạn đang tiến hành mà thôi. Lê Việt Dũng QLKT 44B 5 Giai đoạn Các HĐ Nhóm vấn đề về công năng Nhóm vấn đề về địa điểm, vị trí Nhóm vấn đề về xây dựng Nhóm vấn đề về vận hành Giai đoạn nghiên cứu lập báo cáo Giai đoạn thiết kế Giai đoạn đấu thầu Giai đoạn thi công xây dựng Giai đoạn nghiệm thu Nhóm vấn đề về xây dựng Khảo sát Phân tích Kiến nghị HÌNH 1.2: CÁC NHÓM VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý 2.4. Các đối tượng quản lý xây dựng Quản lý tiến độ ngân sách, chất lưọng và rủi ro chính là những đối tượng cơ bản của quản lý dự án xây dựng. Các đối tượng này được đặt điều kiện bởi: Các kế hoạch của dự án, các tiêu chuẩn, quy phạm; Phân tích và dự trù tài chính cũng như các nguồn lực và tài nguyên đưa vào dự án. Trong chu kỳ đầu tư, mỗi chủ đầu tư đều có những hoạt động đặc biệt và đối tượng quản lý của mình. Đơn vị quy hoạch, khảo sát xây dựng với tư cách là đối tượng quản lý, tham gia vào quá trình chon lựa địa điểm xây dựng các công trình; Các đơn vị tư vấn, dịch vụ bao gồm: Quản lý, thiết kế, đấu thầu, giám sát kỹ thuật và nhà đấu thầu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất xây dựng, trong đó vốn sản xuất xây dựng bao gồm tất cả các nguyên vật liệu xây dựng và các tài nguyên tổng hợp khác như công nghệ kỹ thuật, tài Lê Việt Dũng QLKT 44B 6 Các mục tiêu của quản lý dự án xây dựng Nghiên cứu biện pháp đối ứng Phân tích Chỉ dẫn thực hiện Kế hoạch Những thông tin mới nhất - Bản vẽ thiết kế - Vật tư - Nhân công - thiết bị thi công - Dự báo theo chiều hướng - Theo dõi HÌNH 1.3: CÁC ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý chính và lao động. Trong quá trình sản xuất diễn ra quá trình quay vòng vốn: Vốn lưu động, vốn cơ bản và khấu hao … Được chuyển sang một dạng vật chất mới. Hiệu quả dự án tùy thuộc rất lớn vào việc thiết lập các kế hoạch triển khai và thực hiện dự án. Nhà quản lý phải biết tưởng tượng trước được những vấn đề phát sinhvà luôn nhạy cảm với những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài dự án, biết phản ứng kịp thời và có khả năng đưa ra những biện pháp khắc phục hợp lý trong suốt quá trình từ khi khởi đầu đến khi kết thúc dự án, bàn giao và đưa vào sử dụng. Nhìn chung, đối tượng quản lý cũng như quá trình thực hiện triển khai dự án đều mang tính động và những tham số của chúng cũng thay đổi với mức độ chuẩn xác nhất định, bởi vậy, khi quản lý những đối tượng này hay đối tượng khác, nhất thiết phải xem xét ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau tác động vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện chương trình công việc, với cách tiếp cận như vậy, nhiệm vụ của quản lý dự án được bắt đầu từ việc xem xét, phân tích và tính toán các tác động vào đối tượng quản lýcũng như ra quyết định lựa chọn phương án tốt nhất thực hiện công việc với mục đích giảm thiểu tình trạng không xác định, để đạt được mục đích đề ra. II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. 1. Khái niệm quản lý thực thi dự án xây dựng. Quản lý thực thi dự án là quá trình quản lý dự án từ lúc nhận được quyết định đầu tư của nhà tài trợ, của nhà nước cho đến khi đưa công trình thi công bàn giao đi vào sử dụng. Trong quá trình thi công công trình luôn có những biến đổi không thể lường trước được vì vậy phải luôn có những hành động liên tục nhằm đật được kết quả tốt nhất như hình dưới: Lê Việt Dũng QLKT 44B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý 2. Tổ chức bộ máy quản lý thực thi dự án xây dựng. Quản lý thực thi dự án xây dựng là một hoạt động gắn liền với dự án từ khi dự án đi vào thi công đến khi bàn giao công trình. Xét về nguyên tắc chung, hoạt động của bộ máy quản lý thực thi dự án đảm nhận các chức năng khác nhau. Bao gồm 4 giai đoạn đó là: • Lập kế hoạch: là xây dựng các mục tiêu của dự án và thiết lập ra các phương pháp cũng như các biện pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đó một cách tốt nhất. Các kế hoạch cho phép: - Tổ chức tất cả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dược dự án. - Tất cả các thành viên tham gia dự án phải thực hiện công việc một cách nhất quán với các phương pháp đã lựa chọn. - Quá trình tiến đến các mục tiêu phải được kiểm soát và đánh giá khá chính xác để có thể kịp tiến hành các hành động điều chỉnh và sửa chữa trong các trường hợp, nếu như tiến độ thực hiện không đáp ứng được kế hoạch đề ra. • Tổ chức: Khi các mục tiêu được thiết lập và các kế hoạch được tiến hành, thì mọi tổ chức cần phải biết dẫn dắt chúng để thực hiện một cách thành công. Lê Việt Dũng QLKT 44B 8 LẬP KẾ HOẠCH Xác định những mục tiêu; Khảo sát các nguồn lực; Hình thành các chiến lược THỰC THI Phân phối nguồn lực; Hướng dẫn thực hiện; Phối hợp các nguồn lực; Động viên khuyến khích đội ngũ dự án. KIỂM SOÁT Đánh giá kết quả đạt được so với mục đích; Lập báo cáo; Xử lý các vấn đề HÌNH 1.4: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý • Lãnh đạo: Hoạt động quản lý gắn liền với việc lãnh đạo tổ chức đạt được mục tiêu đã vạch ra; Sự động viên, tập hợp các nhân tố khác nhau của tổ chức; Giải quyết các vấn đề phát sinh… • Kiểm tra: Là một nguyên tắc không thể thiếu được của mọi tổ chức nhằm làm cho mọi tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn về mặt tổ chức, hoạt động. Mô hình tổ chức quản lý thực thi dự án xây dựng được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng được mô tả như hình 1.4. Lê Việt Dũng QLKT 44B 9 Chủ nhiệm điều hành dự án Quản lý thi công Kiểm soát tại hiện trường Tiến độ và chi phí Hỗ trợ kỹ thuật Quản lý hành chính Giám sát kỹ thuật thiết kế tại công trường Quản lý và kiểm tra chất lượng An toàn và an ninh Kiểm soát tự mua sắm tại công trường, duy tu máy móc Các vấn đề chung về nhân sự, các mối quan hệ với sổ sách kế toán Kỹ thuật Hạ tầng Kiến trúc Trang thiết bị Hệ thống đường ống Hệ thống điện nước Lắp đặt máy, thiết bị HÌNH 1.5: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC THI XÂY DỰNG Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý 3. Lập kế hoạch và quản lý tiến độ thi công xây dựng. 3.1. Lập kế hoạch xây dựng. Lập kế hoạch là điểm xuất phát của quá trình quản lý. trước khi người quản lý có thể tổ chức hướng dẫn hay kiểm soát, họ đều phải lập kế hoạch trước, xác định mục tiêu và đưa ra các biện pháp thực hiện những công việc đó theo một trật tự thời gian hợp lý. Kết quả cuối cùng của công tác lập kế hoạch là đưa ra một bản kế hoạch bao gồm một phương án hành động được xác định rõ ràng và những mối liên quan lẫn nhau của nhiều công việc khác nhau phải được sắp sếp theo một trật tự nhất định nào đó. Những phương pháp hay các trình tự công việc khác nhau sẽ quyết định thời gian thực hiện dự án khác nhau. Kỹ năng của giám đốc dự án phải thể hiện trong sự lựa chọn phương pháp làm việc hay trình tự công việc sao cho tối ưu hóa được thời gian và các nguồn lực. Với bất kỳ phương pháp làm việc nào cũng vẫn tồn tại sự tương tác giữa: Thời gian - Chi phí - Chất lượng - Nguồn lực Ngoài việc chỉ ra một cách rõ ràng phương pháp làm việc được áp dụng và các mối quan hệ giữa các công việc khác nhau, bản kế hoạch còn thể hiện được tính tổng thể của dự án. Bản kế hoạch giúp cho giám đốc dự án có thể dự trù tính các nguồn lực cho mỗi công việc và tính tổng kinh phí cần thiết để hoàn thành một dự án cũng như khi nào cần huy động nguồn lực đó. 3.2. Quản lý tiến độ thi công công trình. 3.2.1. Phương pháp cây vấn đề hay cây công việc. Nguyên tắc chung của phương pháp nay là chia các công việc thực hiện mục tiêu của dự án thành các nhóm vấn dề khác nhau theo thứ tự từ phức tạp đến đơn giản nhất. Khâu cuối cùng là những hoạt động đơn lẻ và sự hoàn thành của nó mang tính chất độc lập, không phụ thuộc vào các thành phần khác. Nguyên tắc này được biểu diễn như hình 1.6. Lê Việt Dũng QLKT 44B 10 [...]... dựng công trình xây dựng các dự án đâu tư - Thông tư số 06/1999/TT – BKH Hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và báo cáo đầu tư II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH 1 Tình hình thực hiện dự án tại xí nghiệp Xí Nghiệp 4 – Công ty hà thành là một doanh nghiệp xây dựng có uy tín trên thị trường ngành xây dựng hiện nay Xí Nghiệp. .. quyết định quản lý thích hợp để điều chỉnh sai lệch đó Kể cả những trường hợp sai lệch do chính nhà quản lý đưa ra từ trước Lê Việt Dũng 22 QLKT 44 B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH I SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH 1 Sơ lược quá trình hình thành và phát... 2005 Tại 105 Nghuyễn Chí Thanh – Hà Nội - Học viện mật mã Tổng vốn đầu tư 42 0 (tr đồng) khởi công và bàn giao năm 2005 Tại quận Thanh Xuân – Hà Nội - Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên Tổng vốn đầu tư 27 (tỉ đồng) khởi công năm 20 04 đến nay Tại Sông Công – Thái Nguyên 2 Thực trạng quản lý thực thi dự án xây dựng tại xí nghiệp 2.1 Mô hình tổ chức quản lý thực thi dự án tại xí nghiệp Xí nghiệp 4 – Công ty. .. chức của Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành Xí Nghiệp 4 là đơn vị thi công xây dựng nhận các gói thầu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty Hà Thành Là một đơn vị xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng nên cơ cấu tổ chức chịu ảnh hưởng chung của ngành xây dựng Dựa vào tính chất, đặc điểm nhiệm vụ sản xuất đảm nhận Xí Nghiệp Lê Việt Dũng 24 QLKT 44 B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý luôn... Lịch sử hình thành và phát triển Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành Xí nghiệp 4 là một đơn vị trực thuộc công ty Hà Thành Có trụ sở giao dịch: 99 đường lê duẩn quận hoàn kiếm Hà Nội Được thành lập theo quyết định số 51/2005/QĐ- BQP ngày 11/05/2005 của bộ trưởng bộ quốc phòng Xí Nghiệp 4 ra đời với nhiệm vụ chu yếu kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp Qua 7 năm hinh thành và phát triển... bị tối thi u đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đổi mới biện pháp quản lý, tổ chức thi công, xây dựng điểm một vài công trình điển hình về biện pháp, tiến độ - Xây dựng con người, đảm nhận công nghệ và khoa học tiên tiến nhằm hoàn thi n tiêu chuẩn pháp quy trong quản lý và đầu tư XDCB 4 Các nhân tố tác động đến quản lý thực thi dự án tại xí nghiệp 4. 1 Đặc điểm về nguồn vốn Đối với các dự án đầu tư của Xí nghiệp. .. DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH 2.2 Công tác lập kế hoạch và quản lý tiến độ thi công tại xí nghiệp 2.2.1 Công tác lập kế hoạch Công tác lập kế hoạch xây dựng công trình do giám đốc xí nghiệp soạn thảo với sự trợ giúp của ban kinh tế và kỹ thuật dự án Công việc lập kế hoạch bao gồm: - Xây dựng tổ chức quản lý thực thi dự án: xác lập một cơ cấu hợp lý phù hợp với dự án, ai làm việc gì và quyền... nghiệp Xí nghiệp 4 – Công ty Hà Thành là một đơn vị chuyên trách về xây dựng cơ bản vì vậy cơ cấu tổ chức điều hành thực thi dự án mang đặc thù của ngành xây dựng Mô hình cơ cấu tổ chức điều hành được thể hiện như hình 2 .4 Lê Việt Dũng 33 QLKT 44 B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý Giám đốc xí nghiệp Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Kiểm soát tại hiện trường Tiến độ... diễn những công việc cần làm để mọi người cùng có thể hiểu và thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra Mô hình được biểu diễn như hình 2.5 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 tháng1tháng2 tháng3 tháng4 tháng5 tháng6 tháng7 tháng8 tháng9 tháng10 Thời gian HÌNH 2.5: SƠ ĐỒ NGANG THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Lê Việt Dũng 35 QLKT 44 B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý • Sơ đồ mạng công việc Trong một dự án Xí Nghiệp lập... quan quản lý chất lượng công trình nhà nước yêu Lê Việt Dũng 14 QLKT 44 B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý cầu các chủ đầu tư thực hiện với một tổ chức tư vấn có pháp nhân để tiến hành kiểm tra toàn bộ công trình, kiểm tra việc giám sát thi công để từ đó có đánh giá tổng thể về chất lượng công trình Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất lượng công trình: Quản lý nhà nước chất lượng (Nhà