Ngày nay du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói”, nước ta là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch.Vì vậy việc khơi dậy và khai thác các tiềm năng du lịch của đất nước đang ngày càng được nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức chú ý.Việc quảng bá hình ảnh về Việt Nam với bạn bè quốc tế thông qua con đường du lịch cũng ngày càng phổ biến và đạt được nhiều thành công
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN ----------------- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH NGA VÀ CỘNG ĐỒNG NÓI TIẾNG NGA VÀO VIỆT NAM TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH HÀ NỘI-04/2010 SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 Giảng viên hướng dẫn : THS. TRƯƠNG TỬ NHÂN Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG ĐỨC THAO Mã số sinh viên : CQ484211 Lớp : DU LỊCH 48 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói”, nước ta là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch.Vì vậy việc khơi dậy và khai thác các tiềm năng du lịch của đất nước đang ngày càng được nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức chú ý.Việc quảng bá hình ảnh về Việt Nam với bạn bè quốc tế thông qua con đường du lịch cũng ngày càng phổ biến và đạt được nhiều thành công.Đặc biệt là khách du lịch đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế, chính trị với nước ta như: Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, EU… Nga là quốc gia mà tiền thân của nó là Liên Xô, quốc gia này đã có mối quan hệ anh em với nước ta từ rất lâu đời.Cộng đồng người Việt ở Nga cũng rất lớn, người Nga ở Việt Nam cũng nhiều, tình hữu nghị Nga-Việt ngày càng được củng cố và gắn bó mật thiết.Do đó nhu cầu đi lại thăm bạn bè, thăm chiến trường xưa, học hỏi, giao lưu…giữa nhân dân hai nước là rất lớn.Ngoài thuận lợi trên thì yếu tố khí hậu cũng tạo điều kiện rất lớn để chúng ta thu hút khách Nga.Khí hậu nước Nga rất lạnh, đặc biệt là vào mùa đông, do vậy khách Nga thích đến Việt Nam và đặc biệt là đến vùng biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phan Thiết, Sài Gòn… Nắm bắt được nhu cầu đó, năm 2005 Công ty TNHH Du Lịch Quốc tế Nhật Minh đã ra đời với tiền thân là công ty TNHH viễn thông Nhật Minh.Thị trường du lịch của công ty chủ yếu là khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga. Với mục tiêu thu hút thêm ngày càng nhiều khách du lịch Nga và công đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam qua công ty du lịch quốc tế Nhật Minh, được sự đồng ý của công ty và nhà trường, em đã lựa chọn đề tài thực tập tốt nghiệp của mình trong đợt thực tập tốt nghiệp này là: Giải pháp thu hút thị trường khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam tại công ty du lịch quốc tế Nhật Minh. Cấu trúc chuyên đề bao gồm: Chương I: Lý luận chung về khách du lịch và các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch. Chươung II: Đặc điểm khách du lịch Nga và thực trạng khai thác khách du lịch Nga của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh. Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút khách du lịch là người Nga tại công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh. SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH 1.1. Khái niệm về khách du lịch 1.1.1. Khái Niệm Mặc dù là ngành kinh tế ra đời muộn so với nhiều ngành kinh tế khác nhưng trong những thập niên gần đây, du lịch đã phát triển mạnh mẽ, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.Nền kinh tế thế giới ngày một phát triển, cùng với đó là đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, làm cho nhu cầu đi du lịch cũng tăng theo, số người đi du lịch ngày càng nhiều và nhu cầu du lịch của họ cung ngày càng đặc biệt và tổng hợp.Từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu về du lịch thì khách du lịch có thể được hiểu như sau: Theo một nhà kinh tế học người Áo thì: khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thỏa mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Theo một nhà kinh tế người Anh thì: Để trở thành khách du lịch cần có 2 điều kiện sau: thứ nhất là phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứ hai là phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác. Theo khái niệm năm 1963 được đưa ra tại hội nghị quốc tế về du lịch họp tại Roma-Italia thì: “Khách du lịch là những người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, đi đến một nơi khác mà không nhằm mục đích kiếm tiền, phải có thời gian lưu lại lớn hơn 24h (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ) đồng thời chỉ lưu lại đó dưới một năm sau đó lại quay trở về. Theo định nghĩa của Hội nghị quốc tế về du lịch họp tại Hà Lan năm 1989 thì: Khách du lịch quốc tế là những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng, nếu quá 3 tháng phải được cấp giấy phép ra hạn Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi nước đó và trở về hoặc đến nước khác; Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hoặc qua đêm. SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân Theo điều 20 trong pháp lệnh về du lịch của Việt Nam thì: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam đi du lịch trên lãnh thổ Viêt Nam.Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Chú ý theo pháp lệnh này thì có một số nhóm đối tượng sẽ không được coi là khách du lịch là: Những người đi làm ở Đại sứ quán, làm cho các tổ chức quốc tế do Liên hợp quốc thành lập. Những người đi với mục đích kiếm tiền kể cả có hợp đồng lao động hay không. Nhân viên quân sự của Liên hợp quốc Đi với mục đích chính trị hay di cư tị nạn. Những sinh viên đi du học ở nước ngoài. 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Phân loại khách du lịch theo quốc tịch và theo khu vực địa lý Do khách du lịch của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng lãnh thổ…đều có những đặc điểm đặc trưng riêng về tâm lý, về phong cách tiêu dùng…nên phân chia theo cách này sẽ giúp nhà kinh doanh du lịch hiểu rõ các đối tượng khách đến từ các quốc gia khác nhau để có chính sách phục vụ thích hợp. Theo tiêu chí này thì Tổ chức Du lịch Thế giới phân chia khách du lịch thành: Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là tất cả những người nước ngoài hoặc những người định cư ở nước ngoài đến một quốc gia nào đó và những người đang định cư tại một quốc gia nào đó đi ra nước ngoài với mọi mục đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thời gian trên 24 giờ, hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ, nhựng không vượt quá 365 ngày. Khách du lịch quốc tế lại được chia thành hai loại là: Khách du lịc quốc tế chủ động (inbound tourist) là lượng khách nước ngoài vào một nước và khách du lịch quốc tế thụ động (outbound tourist) là lượng khách của một nước ra ngước ngoài. Khách du lịch nội địa (internal tourist): Là tất cả những nười đang định cư trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó, đi đến một nơi khác trên lãnh thổ quốc gia đó không quá 12 tháng với mọi mục đích trừ lao động kiếm tiền. Khách du lịch trong nước (Domestic): Domestic=internal tourist+inbound tourist.Tức là khách du lịch trong nước bằng tổng lượng khách du lịch nội địa và SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân khách du lịch quốc tế chủ động.Đây là số liệu thống kê về tổng lượng khách du lịch tại một thị trường cụ thể nào đó, xác định tại một thời điểm cụ thể nào đó. Khách du lịch quốc gia (national tourist): National tourist=internal tourist+outbound tourist.Nghĩa là khách du ịch quốc gia bằng tổng lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế thụ động.Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch của một quốc gia nào đó đi du lịch tại một thời điểm. 1.1.2.2. Phân loại khách du lịch theo mục đích chuyến đi: Khách du lịch công vụ: là khách đi du lịch với mục đích giải quyết công việc, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, dự hội nghị, hội thảo…Nơi đến của đối tượng khách này thường là ở các thành phố lớn, thủ đô, các trung tâm kinh tế, văn hóa…Họ thường là các thương nhân, thương gia, các nhà hoạt động chính trị, các chuyên gia…nên khả năng thanh toán của họ rất cao, có đòi hỏi rất lớn và đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn. Khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi giải trí: Chủ yếu khách muốn nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh những ồn ào, bụi bặm nơi đô thị, họ muốn tìm đến những nơi thanh bình, yên tĩnh, có không khí trong lành, mát mẻ.Nên tránh những phiền toái thường xảy ra trong chuyến đi. Khách du lịch thể thao: Bao gồm các vận động viên, cổ động viên. Đây là loại hình du lịch xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao như: Bóng đá, bóng rổ, các môn thể thao khác .Dòng khách thường đổ về những nơi có các sự kiện thể thao đặc biệt.Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch rất nên chú trọng đến các sự kiện thể thao để có kế hoạch thu hút tốt nhất số lượng khách về với doanh nghiệp mình. Khách du lịch thăm thân: Đây là loại khách đi với mục đích thăm thân nhân, người nhà kết hợp đi du lịch. Ngoài ra còn có một số mục đích nữa như: Khách du lịch tín ngưỡng, khách du lịch nghiên cứu, khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe . 1.1.2.3. Phân loại khách theo độ tuổi và giới tính: Sự khác nhau ở độ tuổi và giới tính cũng gây ra hành vi khác biệt trong tiêu dùng và ứng xử.Chẳng hạn, đối với khách du lịch là người già và trung niên thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn so với khách du lịch là thanh niên và học sinh, sinh viên.Ngược lại, những thanh niên trẻ ít chú ý đến chất lượng mà thường chú ý đến số lượng. Ngoài ra, hành vi tiêu dùng còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, ví dụ SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân khách du lịch là nữ giới thường mua sắm nhiều hơn nam giới và nữ giới thường nhạy cảm về giá cao hơn nam giới . 1.1.2.4. Phân loại khách theo khả năng thanh toán: Nghiên cứu được vấn đề này, các nhà kinh doanh lữ hành sẽ tìm ra được thị trường chính của mình để hướng tới phục vụ khách một cách tốt nhất và có biện pháp để xây dựng sản phẩm một cách phù hợp hơn.Đối với người có thu nhập cao thì Công ty sẽ giới thiệu những sản phẩm có chất lượng cao, chương trình du lịch hấp dẫn phù hợp.Còn đối với những người có thu nhập trung bình khá thì sẽ lại đưa ra các chương trình du lịch vừa với khả năng thanh toán của họ mà vẫn tạo ra được sự thoải mái, dễ chịu đối với khách. Ngày nay, các nhà kinh doanh du lịch đã và đang tạo ra các sản phẩm du lịch có độ linh động về giá rất lớn, có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách có khả năng thanh toán khác nhau. 1.2. Khái niệm về nhu cầu 1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp).Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội.Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở nên cấp thiết. Nhu cầu du lịch xuất hiện ở trên tất cả các cấp độ nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow. 1.2.2. Nhu cầu của khách du lịch Khi một người nào đó quyết định đi du lịch tức là họ đã có thời gian rỗi, có khả năng thanh toán và có thể đã có sự hỗ trợ của các nhà kinh doanh lữ hành, lúc đó họ đã là cầu thực sự và trở thành khách du lịch.Nhu cầu trong chuyến hành trình của một khách du lịch được chia làm ba loại: Nhu cầu thiết yếu; Nhu cầu đặc trưng; Nhu cầu bổ sung. 1.2.2.1. Nhu cầu thiết yếu: Loại nhu cầu này là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được trong mỗi chuyến đi, tuy nhiên chúng không có tính chất quyết định cho việc lựa chọn chương trình du lịch cũng như chất lượng của chương trình du lịch.Nhóm nhu cầu thiết yếu bao gồm những nhu cầu như: nhu cầu vận chuyển, nhu cầu ăn uống và nhu cầu lưu trú. SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu này của khách du lịch phát sinh do tính cố định của tài nguyên du lịch và được hiểu là sự di chuyển của khách du lịch từ nơi ở thường xuyên đến một nơi khác để tiêu dùng sản phẩm du lịch và quay trở về nơi ở thường xuyên của họ.Ở tại điểm du lịch đó cũng phát sinh nhu cầu đi lại vì một chương trình du lịch được xây dựng thường có đến nhiều nơi xung quanh tài nguyên du lịch chính.Ngày nay, do đời sống kinh tế - xã hội đã được nâng lên rất nhiều và sự ra đời của nhiều loại hình vận chuyển nên nhu cầu này dần được thỏa mãn một cách tối đa.Một số yếu tố ảnh hưởng tới mong muốn thỏa mãn nhu cầu đi lại của khách du lịch là: Khoảng cách di chuyển; mục đích chính của chuyến đi; khả năng thanh toán; thói quen tiêu dùng; tình trạng sức khoẻ . Nhu cầu lưu trú và ăn uống: Đây là nhu cầu tất yếu phải có trong thời gian thực hiện chuyến đi.Các khách sạn mọc lên như nấm chính là để thỏa mãn nhu cầu này của khách du lịch.Mức độ thể hiện nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách tuỳ thuộc vào các yếu tố như: khả năng thanh toán của khách; hình thức tổ chức chuyến đi; thời gian của chuyến đi; khẩu vị ăn uống; sở thích, đặc điểm cá nhân của du khách; mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; giá cả, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch . Nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn một cách đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển hàng loạt những nhu cầu mới.Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng như khách sạn sẽ phải đặc biệt quan tâm phục vụ nhu cầu này của du khách và phải luôn nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.Ngày nay, do chất lượng cuộc sống thường nhật của người lao động đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt là về nhà ở và phương tiện đi lại, nên càng đòi hỏi các nhà lữ hành phải chú trọng đặc biệt đến nhu cầu này nhằm tránh trường hợp đi du lịch lại khổ hơn ở nhà hoặc không bằng gia đình tự tổ chức . 1.2.2.2. Nhu cầu đặc trưng: Đây là những nhu cầu có thể có đầy đủ, có thể thiếu trong một chương trình du lịch nhưng việc thỏa mãn những nhu cầu này mang tính chất quyết định đến sự lựa chọn các chương trình du lịch cũng như chất lượng của các chương trình đó.Nhu cầu đặc trưng bao gồm nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu tìm hiểu. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất đây là nhu cầu thẩm mỹ, nó chính là mong muốn của con người được cảm nhận về chương trình du lịch, về tài nguyên du lịch, và về các dịch vụ tham quan giải trí mà họ đang tham gia.Để thỏa SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân mãn được nhu cầu này của khách du lịch đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải tạo ra được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với giá cả của chương trình đã xây dựng.Muốn thỏa mãn nhu cầu này của khách du lịch, phải phụ thuộc vào các yếu tố sau: đặc điểm cá nhân của khách; đặc điểm tâm lý xã hội của nhóm;văn hoá và tiểu văn hoá; giai cấp; nghề nghiệp; mục đích chuyến đi; khả năng thanh toán; thị hiếu thẩm mỹ . Nhu cầu giao tiếp: Trong cuộc sống thường ngày cũng như khi đi du lịch, nhu cầu giao tiếp của khách du lịch vẫn luôn cần được thỏa mãn.Bởi lẽ, du khách muốn mở rộng giao tiếp, muốn trao đổi thông tin để mở rộng mối quan hệ của mình và tự hoàn thiện mình.Điều đó càng dễ dàng thực hiện khi tham gia một chương trình du lịch, thông qua ngôn ngữ, hình ảnh họ mới được tiếp nhận ở điểm du lịch. Nhu cầu tìm hiểu: Bị chi phối bởi mục đích chuyến đi nên có một số người tham gia vào chương trình du lịch chủ yếu là để nghiên cứu về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên nhìn chung khi tham gia vào một chương trình du lịch khách du lịch thường có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ ở nơi đến du lịch để không ngừng trau dồi kiến thức cho riêng mình. Việc thu hút khách tham gia vào chương trình du lịch của doanh nghiệp mình là vấn đề đặt lên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp du lịch, vì thế các doanh nghiệp du lịch nên chú trọng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch để thu hút khách. 1.2.2.3. Nhu cầu bổ sung: Đây là những nhu cầu có thể có, có thể không phát sinh trong chuyến hành trình du lịch, chúng không mang tính thiết yếu cũng không mang tính quyết định.Những nhu cầu này có thể là nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cho bản thân (cắt tóc, giặt là, trang điểm); nhu cầu mua sắm (hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng cá nhân .); nhu cầu về thông tin liên lạc (Internet, Fax, Telex .); nhu cầu về y tế để chăm sóc sức khoẻ; nhu cầu rèn luyện thể thao (chơi Golf, Tenis .).Ngoài ra, còn rất nhiều những nhu cầu phát sinh khác mà cuộc sống hiện đại cần có.Hiện nay, các nhà kinh doanh du lịch đang hướng tới việc khai thác nhu cầu này để thu lợi nhuận. Nói tóm lại, một trong những yếu tố nhằm thu hút khách của doanh nghiệp du lịch là hiểu được nhu cầu của họ là gì, họ mong muốn gì, làm thế nào để thỏa mãn họ một cách tốt nhất. 1.2.3. Động cơ đi du lịch của khách Để hiểu rõ về động cơ đi du lịch, cần phải tìm hiểu thế nào là động cơ hành vi của một cá nhân.Động cơ hành vi được hiểu là nội lực được sinh ra từ nhu cầu mong SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân muốn cần được thỏa mãn.Động cơ đi du lịch của con người cũng không nằm ngoài lý thuyết động cơ hành vi nói chung.Và động cơ đi du lịch được bắt nguồn từ nhu cầu của con người.Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ giữa động cơ đi du lịch với các động cơ khác: 1.2.3.1. Động cơ về thể lực: Động cơ này là tất cả những gì liên quan thôi thúc con người về mặt cơ bắp.Ví dụ như dòng khách đổ về các suối nước khoáng, suối nước nóng, những nơi có tắm bùn . nhằm mục đích làm tăng cường sức khoẻ.Hoặc tham gia các chương trình thư giãn, giải trí, các hoạt động cơ bắp khác mà có thể giúp họ dễ chịu, thỏai mái, đặc biệt là khoẻ mạnh.Cũng có thể là du lịch để chơi thể thao, hay để chăm sóc sức khỏe… 1.2.3.2.Động cơ về văn hoá, giáo dục: Động cơ này nói lên những đòi hỏi của con người muốn hiểu biết về những nơi xa lạ, thưởng thức các món ăn độc đáo, thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật, phong tục tập quán của các dân tộc…Hiện nay, có một số nước đang đặc biệt chú ý tới động cơ này của con người để thúc đẩy mọi người đi du lịch và thu hút khách du lịch.Ví dụ như ở nước ta, những người làm du lịch đang quan tâm tới du lịch văn hoá, du lịch nghỉ biển và du lịch sinh thái, bởi Việt Nam là nước có nền văn hoá lâu đời, có nền văn minh lúa nước thật đặc sắc, khách du lịch trong và ngoài nước luôn tìm thấy những cái hay, cái lạ, cái mới mẻ trong mỗi chuyến đi. 1.2.3.3. Động cơ về giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người.Con người trong xã hội tồn tại rất nhiều mối quan hệ: mối quan hệ trong gia đình, họ hàng và người thân, mối qua hệ trong công việc, trong học hành Động cơ này bao gồm những ước muốn được gặp gỡ những con người mới, mở rộng các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.Ngày nay, giao lưu quốc tế thông qua mạng Internet đang là mốt thời thượng của giới trẻ, cho nên ngày càng có nhiều những mối quan hệ mới và chính vì thế người ta phải đi du lịch, không những du lịch trong nước mà du lịch ra nước ngoài cũng phát triển rất nhanh. SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. Trương Tử Nhân 1.2.3.4. Động cơ về thân thế, địa vị, uy danh: Động cơ này thúc đẩy người ta đi đến những cuộc hội nghị, hội thảo, hoạt động nghiên cứu, theo đuổi việc học hành gần như là vì mục đích công việc.Có một số người lại muốn chứng tỏ mình, muốn chơi trội, muốn được công nhận, hoặc muốn được chú ý, được đề cao.Ví dụ như trên Thế giới, hiện nay xuất hiện loại hình du lịch bay vào vũ trụ nhằm thỏa mãn động cơ này của các tỉ phú muốn khám phá vũ trụ và còn muốn được cả Thế giới biết đến. Mục đích của việc nghiên cứu động cơ đi du lịch của con người là nhằm giúp các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính sách sản phẩm, chính sách giá cả.Trên cơ sở đó để biết được thị trường mục tiêu của mình để có hướng kinh doanh cho phù hợp.Để tạo ra một chuyến đi du lịch, nếu chỉ có nhu cầu về du lịch thì chưa đủ mà phải có động cơ để biến nhu cầu đó thành hiện thực.Do vậy, nghiên cứu động cơ đi du lịch của con người là một công việc rất quan trọng và có ý nghĩa lớn, nó không nằm ngoài việc nghiên cứu về khách du lịch mà còn củng cố hơn nữa mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp lữ hành. Việc xác định chính xác động cơ đi du lịch có thể làm nền tảng cho việc xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách giá cả để đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch.Tuy nhiên, nhu cầu du lịch luôn luôn biến động như xã hội, các nhân tố bên ngoài cũng như các nhân tố bên trong của khách du lịch. 1.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu của việc nghiên cứu đặc điểm nguồn khách Hàng hoá sản xuất ra là để bán cho những người có nhu cầu tiêu dùng.Trong du lịch cũng vậy, khi khách du lịch mua nhiều hàng hoá dịch vụ thì các doanh nghiệp du lịch ngày càng phát triển do bán được nhiều sản phẩm, thu nhập ngày càng cao là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp, còn nếu ít khách hoặc không có khách thì hoạt động du lịch trở nên đình trệ, thất thu.Điều này chứng tỏ, khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc kinh doanh.“Khách hàng là thượng đế” - các doanh nghiệp đặt khách hàng lên vị trí cao hơn bởi vì doanh nghiệp chỉ bán được những cái mà khách hàng cần.Do vậy muốn kinh doanh có hiệu quả thì các nhà kinh doanh du lịch phải chú trọng hơn nữa đến khách du lịch, xác định được vị trí của khách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì điều cốt lõi là phải làm sao gợi mở, khơi gợi những nhu cầu của khách hàng chứ không như trước đây sản xuất để đáp ứng sự thiếu thốn của hàng hoá cho người tiêu dùng, và bắt thị trường chấp nhận sản phẩm của mình, bất chấp chất lượng như thế nào, giá đắt hay rẻ.Bây giờ trong cơ SV: Trương Đức Thao Lớp: DL48 10 [...]... Tử Nhân Chương II ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH NGA VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH NGA CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh trụ sở Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hành thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Tên, địa chỉ, giấy phép kinh doanh Tên đầy đủ : Công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh Tên Tiếng Anh : Nhat Minh International Tourism... chung và của anh chị em làm du lịch nói riêng Từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Nhật Minh trong lòng du khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga, để Nhật Minh trở thành mái nhà thứ hai của họ khi tới Việt Nam 2.1.3.3 Mục tiêu -Mục tiêu dài hạn Phấn đấu đưa Nhật Minh trở thành một trong những công ty lữ hành chiếm thị phần lớn nhất trong việc đón khách du lịch Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt. .. đồng nói tiếng Nga vào du lịch tai Việt Nam. (thường là nghỉ tại Việt Nam vào dịp tết cổ truyền của Việt Nam hoặc vào mùa nghỉ đông của Nga) .Tour chủ yếu là các tour đi Sài Gòn-Phan Thiết-Mũi Né-Ninh Thu n, Bình Thu n, Nha Trang Nói chung là Sài Gòn và các khu du lịch biển miền trung Tổ chức các tour cho các doanh nghiệp Việt Nam đi tham dự hội trợ, hội thảo, xúc tiến đầu tư, du lịch tại Liên bang Nga. .. tác về du lịch và văn hoá.Đó là các tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Liên bang Nga là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh và giới thiệu cho người Nga biết về Việt Nam. Ngoài ra, Nga cón thường xuyên tổ chức các hội trợ quốc tế về du lịch đây là cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty .Và một thu n... dẫn khách du lịch Nga Thêm một điều kiện thu n lợi nữa là hiện nay đã có nhiều hãng hàng không quốc tế, Nga và Việt Nam, mở các đường bay trực tiếp cũng như nối chuyến từ các trung tâm du lịch của Việt nam đến các thành phố của Liên Bang Nga, tạo điều kiện cho khách Nga đến Việt Nam tham quan du lịch dễ dàng hơn Đến Việt Nam, khách Nga được thoát khỏi cái lạnh giá của một nước gần bắc cực, thay vào. .. lợi trong quan hệ Việt -Nga, chắc rằng trong những năm tới lượng khách Nga đến Việt Nam nói chung và đến công ty nói riêng sẽ còn tăng hơn nữa .Và nhìn vào biểu đồ doanh thu của công ty trong 3 năm qua ta cũng thấy khách Nga không chỉ ra tăng về số lượng mà còn tăng nhanh về chi tiêu Cơ cấu khách du lịch Nga của công ty theo độ tuổi và giới tính Đơn vị tính ở cột số lượt khách: Lượt khách Chỉ tiêu 2006... động thu hút khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam. Với lợi thế về mối quan hệ thân thiện và hợp tác lâu dài với các hãng hàng không của Liên bang Nga và một số hãng hàng không khác trên thế giới, Nhật Minh đang hướng tới trở thành công ty lữ hành lớn chuyên về inbound thông qua vận chuyển hàng không Có thể nói Nhật minh là một điển hình trong việc liên kết hoàn hảo giữa hàng không và du lịch, ... người việt nam đến với bạn bè nước Nga và cộng đồng nói tiếng Nga Xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước Nga- Việt Khơi dậy những tiềm năng du lịch của đất nước nhằm phát triển ngành du lịch cả nước nói chung, đặc biệt là tiềm năng du lịch của các tỉnh ven biển phía Nam nói riêng Tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong công ty nói. .. thu hàng năm của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh 2.2.2 Một số phân tích đánh giá Từ biểu đồ trên ta có thể thầy rằng doanh thu của công ty tăng liên tục tăng lên Năm 2007 so với 2006 là 1314.8% Năm 2006 doanh thu của công ty thấp chỉ hơn 200tr bởi vì công ty lúc đó mới được thành lập trong một thời gian ngắn nên khách hàng quen thu c chưa biết đến công ty mà chỉ biết đến công ty mẹ là công ty. .. Thói quen tiêu dùng của khách Nga khi du lịch tại Việt Nam Nga là một đất nước rộng lớn, có nhiều vùng khác nhau và trải qua nhiều múi giờ khác nhau, tuy nhiên người Nga có điểm giống với người Việt Nam là cởi mở, dễ gần, khá tình cảm và cảm thông với người khác.Người Nga rất coi trọng tình bạn và tôn trọng lời hứa Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch Nga vào Việt Nam tăng lên đáng kể, họ . cộng đồng nói tiếng Nga. Với mục tiêu thu hút thêm ngày càng nhiều khách du lịch Nga và công đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam qua công ty du lịch quốc tế Nhật. nghiệp này là: Giải pháp thu hút thị trường khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam tại công ty du lịch quốc tế Nhật Minh. Cấu trúc chuyên đề bao