1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thu hút thị trường khách du lịch ấn độ đến việt nam

104 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, bên cạnh những quốc gia có số lượng lớn khách du lịch đến Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu…, thì Ấn Độ đang dần được xem như là một

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH _

Họ và tên : NGUYỄN THANH THỦY– K20QT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 2

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH _

Họ và tên : NGUYỄN THANH THỦY - K20QT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Phạm Quang Hưng, người đã hướng dẫn em thực hiện khóa luận này Thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn và giúp em hệ thống hóa những kiến thức, kĩ năng

đã học trong quá trình nghiên cứu khóa luận, đồng thời giúp em học hỏi, mở rộng thêm nhiều kiến thức chuyên môn Ngoài ra, thầy còn cung cấp cho em những nguồn tài liệu bổ ích và các thông tin quý báu trong suốt quá trình hoàn

thành luận văn này như “Dự báo về xu hướng phát triển của ngành du lịch thế giới năm 2030”, “Tổng quan về thị trường du lịch Ấn Độ”…

Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Du Lịch, Viện Đại học Mở

Hà Nội cùng với các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp

Họ và Tên

Trang 4

Họ và tên : NGUYỄN THANH THỦY ĐT : 0932 246 802

Lớp - Khoá : A1 – K20 Ngành học : Quản trị du lịch khách sạn

1 Tên đề tài :Giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

2 Các số liệu ban đầu:

Số liệu nghiên cứu, phân tích về đặc điểm thị trường khách du lịch Ấn Độ, lượng khách du lịch

Ấn Độ đi du lịch nước ngoài

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Một số cơ sở lý luận liên quan đến thị trường khách du lịch quốc tế Chương 2: Đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ và thực trạng thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

Phần kết luận

Trưởng Khoa Hà Nội, ngày / / năm 2016

Giáo viên Hướng dẫn

(Ký & ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNGKHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 4

1.1MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 4

1.2MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 5

1.2.1Khái niệm thị trường du lịch 5

1.2.2Đặc điểm của thị trường du lịch 6

1.2.3Chức năng của thị trường du lịch 6

1.2.4Phân loại thị trường du lịch 7

1.2.4.1 Phân loại thị trường du lịch theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua 7

1.2.4.2 Phân loại thị trường du lịch theo một số tiêu thức thông dụng 7

1.3KHÁCH DU LỊCH 7

1.3.1Khái niệm 8

1.3.2Phân loại khách du lịch 8

1.3.2.1 Phân loại theo nguồn gốc dân tộc 9

1.3.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi 9

1.3.2.3 Phân loại theo đổ tuổi, giới tính, nghề nghiệp 9

1.3.2.4 Các cách phân loại khác 9

1.3.3Tâm lý du khách 10

1.3.3.1 Khái niệm tâm lý du khách 10

1.3.3.2 Vai trò của việc nghiên cứu tâm lý du khách trong kinh doanh du lịch 10 1.3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý du khách 11

1.3.3.4 Ảnh hưởng của các du khách khác: 12

1.3.4Sở thích, tâm trạng và xúc cảm của du khách 13

1.3.4.1 Sở thích 13

1.3.4.2 Tâm trạng và xúc cảm 14

1.4SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH 14

1.4.1Sản phẩm du lịch 14

1.4.1.1 Khái niệm 14

1.4.1.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 14

1.4.2Các loại hình du lịch 15

1.4.2.1 Khái niệm 15

1.4.2.2 Các loại hình du lịch 15

1.4.3Một số chiến lược thu hút khách du lịch 16

1.4.3.1 Chiến lược sản phẩm 16

1.4.3.2 Chiến lược giá 17

1.4.3.3 Chiến lược phân phối 17

Trang 6

1.4.3.4 Chiến lược xúc tiến 18

1.5NHU CẦU DU LỊCH 18

1.5.1Khái niệm 18

1.5.2Các loại nhu cầu du lịch 18

1.5.2.1 Nhu cầu ăn uống 19

1.5.2.2 Nhu cầu lưu trú 19

1.5.2.3 Nhu cầu vận chuyển 19

1.5.2.4 Nhu cầu tham quan giải trí 19

1.5.2.5 Nhu cầu bổ sung 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM 22

2.1 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ 22

2.1.1Giới thiệu chung về đất nước Ấn Độ 22

2.1.1.1 Vị trí địa lý 22

2.1.1.2 Khí hậu 23

2.1.1.3 Dân số 23

2.1.1.4 Kinh tế 24

2.1.1.5 Xã hội 26

2.1.1.6 Văn hóa 26

2.1.2Giới thiệu chung về ngành du lịch Ấn Độ 28

2.1.2.1 Tổng quan về ngành du lịch Ấn Độ 28

2.1.2.2 Thị trường khách du lịch outbound của Ấn Độ 28

2.1.3Các yếu tố tác động đến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Ấn Độ 31

2.1.3.1 Các yếu tố về kinh tế 31

2.1.3.2 Chính sách nới lỏng ngoại hối 32

2.1.3.3 Sự phát triển của ngành hàng không 32

2.1.3.4 Các yếu tố về xã hội và công ăn việc làm 32

2.1.4Đặc trưng thị trường khách du lịch Ấn Độ 33

2.1.4.1 Đặc điểm tâm lý du khách 33

2.1.4.2 Mục đích của chuyến đi 34

2.1.4.3 Sở thích và thị hiếu tiêu dùng du lịch 36

2.1.4.4 Các hoạt động khi đi du lịch 40

2.1.4.5 Các điểm đến được ưa chuộng 41

2.2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ TẠI VIỆT NAM 41

2.2.1 Thực trạng du lịch Việt Nam 41

2.2.1.1 Tài nguyên du lịch 42

2.2.1.2 Cơ sở vật chất hạ tầng 45

Trang 7

2.2.1.3 Nguồn nhân lực 50

2.2.2Thực trạng thị trường khách du lịch Ấn Độ tới Việt Nam 52

2.2.2.1 Thị phần khách du lịch Ấn Độ trong cơ cấu khách du lịch quốc tế 52

2.2.2.2 Thị phần khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi

53

2.2.2.3 Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam 53

2.2.2.4 Đánh giá về những ấn tượng tốt của khách du lịch Ấn Độ về Việt Nam

54

2.2.2.5 Thực trạng sản phẩm du lịch của Việt Nam phục vụ thị trường khách du lịch Ấn Độ 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘĐẾN VIỆT NAM 60

3.1 Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Ấn Độ 60

3.2 Dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới về sự phát triển của du lịch thế giới hướng tới năm 2030 61

3.3 Định hướng của du lịch Việt Nam trong thời gian tới 62

3.4 Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam 65

3.4.1Chiến lược sản phẩm 65

3.4.1.1 Mô hình sản phẩm INDIA 65

3.4.1.2 Mô hình sản phẩm “Việt Nam thanh bình” cho thị trường Ấn Độ 68

3.4.1.3 Hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ trợ 69

3.4.2 Chiến lược giá 73

3.4.3 Chiến lược phân phối 75

3.4.4 Chiến lược quảng bá du lịch Việt Nam 76

3.4.4.1 Quảng bá du lịch thông qua quan hệ khách hàng 77

3.4.4.2 Quảng bá du lịch thông qua các ấn phẩm, sách báo, tạp chí 77

3.4.4.3 Quảng bá du lịch thông qua truyền hình 79

3.4.4.4 Quảng bá du lịch trên Internet 81

3.4.4.5 Các cách thức quảng bá khác 82

3.4.5 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA KHÓA LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

CÁC PHỤ LỤC 89

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, với hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận Bên cạnh đó còn có nhiều điểm du lịch được các tổ chức

uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế Việt Nam có sức hấp dẫn du khách bởi nơi đây được biết đến là một trong những điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lợi ích kinh tế cao Bên cạnh đó ngành cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân

Trong những năm gần đây, bên cạnh những quốc gia có số lượng lớn khách du lịch đến Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu…, thì Ấn

Độ đang dần được xem như là một thị trường gửi khách tiềm năng Ấn Độ là một trong năm quốc gia có nền kinh tế lơn mới nổi thuộc tổ chức kinh tế, chính trị BRICS

gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South

Africa) Quốc gia này được xem như là một thị trường gửi khách tiềm năng với dân số 1,27 tỷ người, số người dân Ấn Độ đi du lịch nước ngoài chiếm 1,2% dân số và tổng chi tiêu du lịch ở nước ngoài đạt 12,3 tỷ USD (năm 2012) Dựa trên nhu cầu của người

Ấn Độ sang các nước ASEAN đang tăng cao, các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều tập trung khai thác thị trường này Không thể không

kể đến Việt Nam khi quan hệ ngoại giao lâu đời giữa hai quốc gia đang ngày một phát triển, cùng với sự tương đồng về văn hóa, lịch sử truyền thống Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch thích tìm hiểu văn hóa lịch sử và hành hương như du khách Ấn Độ Khách du lịch Ấn Độ có thiện cảm về Việt Nam với môi trường

du lịch an toàn, con người thân thiện, có nhiều điểm đến hấp dẫn và đặc biệt ưa thích

du lịch biển đảo, khám phá những điểm đến tâm linh, tôn giáo, di sản nổi tiếng và văn hóa Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nay thông tin và hiểu biết về đặc điểm thị trường khách du lịch

Ấn Độ tại Việt Nam và đặc biệt là trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như

Trang 9

2

các doanh nghiệp du lịch còn nhiều hạn chế và chưa được hệ thống Đồng thời, lượng khách trao đổi giữa hai nước còn khiêm tốn do sự cách xa về địa lý và chưa có đường bay trực tiếp giữa hai nước.Nên việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp để thu hút khách từ thị trường Ấn Độ còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của du lịch Việt Nam Vì vậy, nhằm phát huy lợi thế của

du lịch Việt Nam để khai thác khách Ấn Độ sang du lịch Việt Nam nhiều hơn nữa,phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước về việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, việc nghiên cứu các đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn

Độ đến là cần thiết Từ đó, đưa ra các kế hoạch, giải pháp để xúc tiến thị trường Ấn

Độ, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu, thói quen, sở thích của người Ấn

Độ, nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần đa dạng hóa thị trường cho du lịch Việt Nam.với kỳ vọng thị trường khách du lịch Ấn Độ sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài

Tập trung nghiên cứu các đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ và đánh giá các sản phẩm du lịch tại Việt Nam Từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm phát triển thị trường khách du lịch Ấn Độ tại Việt Nam, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch riêng biệt, phù hợp với thị hiếu của du khách, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách Ấn Độ Từ đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến đầy sức hút đối với thị trường khách Ấn Độ

Phạm vi nội dung nghiên cứu: phân tích, đánh giá đặc trưng của thị trường khách du lịch Ấn Độ và thực trạng, khả năng đáp ứng của ngành du lịch Việt Nam

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường khách Ấn Độ tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 và đề ra các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những đặc trưng của thị trường khách du lịch Ấn

Độ(tâm lý du khách, thị hiếu, chi tiêu, mục đích chuyến đi…) Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, thách thức của ngành du lịch Việt Nam và những yếu tố tác động tới việc thu hút khách du lịch Ấn Độ

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp

- Thống kê, so sánh, phân tích số liệu

Trang 10

- Phân tích SWOT

- Phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp

4 Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận

Khóa luận gợi ý một số biện pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Ấn Độ đến với Việt Nam, cải thiện hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Khóa luận còn đề ra các chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, phân phối, quảng

bá và cả chiến lược về con người… từ đó phát huy điểm mạnh và cải thiện những khó khăn, vướng mắc khi khai thác thị trường này một cách dễ dàng hơn

5 Kết cấu khóa luận

- Mục lục

- Phần mở đầu

- Chương 1: Một số cơ sở lý luận liên quan đến thị trường khách du lịch

quốc tế

- Chương 2: Đặc điểm của thị trường khách du lịch Ấn Độ và thực trạng

thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Ấn Độ đến

Việt Nam

- Kết luận và khuyến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Trang 11

4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG

KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước kinh tế phát triển mà còn cả ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người, mà du lịch đã trở thành một nhu cầu phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người Tuy nhiên, khái niệm du lịch dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau cũng

sẽ đưa ra được những cách hiểu khác nhau

 Các tác giả Mclntosh, Goeldner và Ritchie cho rằng khi nói đến du lịch cần cân nhắc tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch để hiểu bản chất của du lịch một cách đầy đủ Các thành phần đó bao gồm: Khách du lịch, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương

Từ cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là: “Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách”

 Theo quy định trong Luật Du Lịch ở Việt Nam, khái niệm du lịch được hiểu

là: “Du lịch là các hoạt động có liên quan của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

 Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức

của Liên Hiệp Quốc, khái niệm du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch bao gồm tất

cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành

mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [3, 2-3]

Trang 12

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀTHỊ TRƯỜNG DU LỊCH

1.2.1 Khái niệm thị trường du lịch

Khái niệm thị trường gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa, tồn tại trong điều kiện sản xuất hàng hóa Thị trường có thể xem như là nơi trao đổi hàng hóa vật chất và dịch vụ Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì nhiều loại hàng hóa vật chất phải được mua và bán, nhiều loại hình dịch vụ phải được tạo ra, phải được mua, bán và phải được tiêu dùng Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường Như vậy, trong du lịch cũng tồn tại thị trường

Dưới góc độ đặc trưng giá trị sử dụng của các đối tượng mua bán trên thị trường, người ta thường phân chia thị trường thành các thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường dịch vụ và thị trường khác Thị trường du lịch luôn được coi là bộ phận cấu thành của thị trường dịch vụ

 Từ những lập luận trên, ta có thể hiểu: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn

bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực

du lịch”

Khi đề cập về thị trường du lịch, chúng ta cần quan tâm tới ba khía cạnh cơ bản:

Một là: Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa

nói chung nên bản thân nó cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh…

Hai là: Thị trường du lịch là nơi thực hiện hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã

hội về du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương đối Ví dụ: Sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính chất phi vật chất nên việc thực hiện chúng khác với việc thực hiện hàng hóa mang tính vật chất

Ba là:Toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều

phải được liên hệ với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm vị của thực hiện hàng hóa Như vậy, để bán được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chế kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và các đối tượng khách hàng rõ ràng [7, 33-34]

Trang 13

6

1.2.2 Đặc điểm của thị trường du lịch

Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói chung nên nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng Những đặc trưng riêng này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hóa Thị trường du lịch

có những đặc trưng cơ bản như sau:

• Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung

• Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng hóa vật chất và dịch vụ từ nơi sản xuất đến địa phương thường trú của khách du lịch

• Trên thị trường du lịch, cung – cầu chủ yếu về dịch vụ Hàng hóa vật chất cũng được mua bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn

• Trên thị trường du lịch, đối tượng mua, bán rất đa dạng Đó là những giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên

• Quan hệ thị trường giữa người bán và người mua bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng hóa đến khi khách trở về nơi thường trú của họ Đây là một đặc thù khác so với thị trường hàng hóa khác

• Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt Điều đó thể hiện ở chỗ cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định của một năm.[7, 35-42]

1.2.3 Chức năng của thị trường du lịch

Là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói chung nên thị trường du lịch cũng

có các chức năng thực hiện và công nhận, thông tin và điều tiết

• Chức năng thực hiện và công nhận: thị trường du lịch thực hiện giá trị hàng

hóa dịch vụ thông qua giá bán

• Chức năng thông tin: thị trường cung cấp hàng loạt các thông tin về số

lượng, cơ cấu, chất lượng của cung và cầu du lịch, thông tin về quan hệ cung – cầu du lịch

• Chức năng điều tiết, kích thích: thị trường du lịch tác động đến người sản

xuất và người tiêu dùng.[7, 43-47]

Trang 14

1.2.4 Phân loại thị trường du lịch

Thị trường du lịch không đồng nhất mà bao gồm nhiều loại, mỗi loại có những đặc thù khác nhau Để có cơ sở nhận thức về vai trò, đặc điểm của từng loại, giúp cho việc nghiên cứu, phân tích thị trường du lịch và xây dựng chiến lược thị trường chính xác, phù hợp thì việc phân loại thị trường du lịch là cần thiết và quan trọng

Có thể phân loại thị trường du lịch theo hai cách:

1.2.4.1 Phân loại thị trường du lịch theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua

Tương quan khả năng kinh tế của bên bán và bên mua trên thị trường du lịch sẽ tạo ra 3 thị trường du lịch khác nhau:

- Thị trường bên bán hay thị trường cầu: là thị trường du lịch mà ở đó bên bán

ở vào vị trí chi phối, người mua bị chi phối vì giữa họ tồn tại sự cạnh tranh với nhau

- Thị trường bên mua hay thị trường cung: là thị trường mà ở đó cung lớn hơn cầu, trên thị trường này mọi nhu cầu về dịch vụ hàng hóa du lịch được thỏa mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nước và quốc tế Khả năng kinh tế của bên mua có sự cạnh tranh khốc liệt để tiêu thụ hàng hóa của mình

- Thị trường thể cân đối hay thị thị trường cân bằng cung – cầu Đây là trạng thái lý thuyết của thị trường Trên thực tế rất ít khi tồn tại tình huống này

1.2.4.2 Phân loại thị trường du lịch theo một số tiêu thức thông dụng

- Phân loại thị trường du lịch theo tiêu thức địa lý chính trị: dưới góc độ một quốc gia, căn cứ vào không gian địa lý, chính trị, thị trường du lịch được chia thành thị

trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch nội địa

- Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu: căn cứ vào vào đặc điểm không gian của cung và cầu có thể chia thị trường du lịch thành thị trường gửi

1.3 KHÁCH DU LỊCH

Trang 15

8

1.3.1 Khái niệm

Khách du lịch là thuật ngữ dùng để chỉ những người đi du lịch Khách du lịch được chia thành 2 loại: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

 Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO):

- “Khách du lịch quốc tế là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không

quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia cư trú thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau ngoài việc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

- “Khách du lịch nội địa là những người đang sống trong một quốc gia,

không kể quốc tịch nào, đi thăm một nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên tại quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với một mục đích nào đó ngoài việc hành nghề để có thu nhập tại nơi đến”

 Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết

hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

- Khách du lịch quốc tế (International tourist)là người nước ngoài, người

Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Khách du lịch quốc tế bao gồm khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound)

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) là công dân Việt Nam và người

nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.[6, 7-8]

1.3.2 Phân loại khách du lịch

Việc phân loại khách du lịch nhằm giúp các nhà kinh doanh phục vụ du lịch tìm hiểu, phân tích và nắm rõ về nguồn gốc khách, hiểu được mình đang phục vụ ai, nhận biết được văn hóa dân tộc của họ cũng như nắm bắt được các đặc trưng về tâm lý để có thể phục vụ họ tốt hơn Bên cạnh đó, việc nhận biết được khả năng thanh toán của du khách sẽ giúp các nhà cung ứng có thể thiết kế những sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng khách

Bên cạnh cách phân loại theo du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa, có thể phân loại khách du lịch dựa vào một số tiêu chí khác như sau:

Trang 16

1.3.2.1 Phân loại theo nguồn gốc dân tộc

Khách du lịch đến từ các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau sở hữu những nét văn hóa truyền thống, những thói quen khác nhau Sự khác biệt đó dẫn đến những nét đặc trưng khi đi du lịch của từng đối tượng khách du lịch

1.3.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi

Theo cách phân loại này, khách du lịch được chia làm 3 nhóm:

 Nhóm khách đi du lịch với mục đích vui chơi, giải trí với các đặc điểm

chung như: họ lựa chọn các điểm đến phù hợp với sở thích của họ hưởng thụ các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hoặc phục hồi sức khoẻ; họ ít trung thành với các điểm đến du lịch, tính thời vụ thể hiện; quyết định lựa chọn điểm đến của họ khá nhạy cảm với giá cả; thời gian dành cho chuyến đi thường dài; có thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau trong một chuyến đi

 Nhóm khách công vụvớimục đích chính cho chuyến đi của họ là thục hiện

một công việc nào đó (kinh doanh, hội nghị, tham dự hội chợ, triển lãm ), tuy nhiên, trong các chuyến đi đó họ thường kết hợp tham quan, nghỉ ngoi ; việc lựa chọn phương tiện giao thông, loại hình lưu trú, thời gian lưu lại phụ thuộc vào loại công việc của họ; họ ít chịu sự chi phối của biến động giá cả các sản phẩm du lịch; mức chi tiêu của họ cao

 Nhóm khách du lịch thăm thân có đặc điểm là: thời gian lưu lại không dài,

ít nhạy cảm với giá cả, việc kết hợp tham quan các điểm du lịch ít khi được xác định trước

1.3.2.3 Phân loại theo đổ tuổi, giới tính, nghề nghiệp

 Phân nhóm theo độ tuổi: theo tiêu thức này, nhiều nước phân chia khách

du lịch thành các nhóm sau: dưới 20 tuổi, từ 21 tuổi đến dưới 30 tuổi, từ 31 đến dưới

40 tuổi, từ 41 đến dưới 50 tuổi, 51 dưới 60 tuổi, từ 60 tuổi trở lên

 Phân nhóm theo giới tính: nam, nữ

 Phân nhóm theo nghề nghiệp: công chức, giáo viên, thương nhân, kỹ sư,

bác sĩ, công nhân, nông dân,

1.3.2.4 Các cách phân loại khác

 Phân loại theo khả năng thanh toán

 Phân loại theo độ dài thời gian của hành trình

 Phân loại theo hình thức tổ chức

Trang 17

Trên đây là một số tiêu chí phân loại khách du lịch thường được áp dụng Tuy nhiên, khi nghiên cứu về khách du lịch cần kết hợp nhiều cách phân loại để có cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất, tạo nền tảng để hoạch định các chiến lược, chiến thuật kinh doanh để phục vụ khách một cách hiệu quả nhất [7, 8-9], [17]

1.3.3 Tâm lý du khách

1.3.3.1 Khái niệm tâm lý du khách

Với cáchtiếp cận coi tâm lý du khách là một ngành của tâm lý học, có thể vận dụng các thành tựu và cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu của tâm lý của các đối

tượng khách du lịch Do đó, khái niệm về tâm lý du khách có thể hiểu như sau:“Tâm lý

du khách là một bộ phận của tâm lý học, chuyên nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách du lịch, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tâm lý của khách cũng như nghiên cứu và vận dụng các thành tựu của khoa học tâm lý trong phục vụ khách du lịch”.[6, 10]

1.3.3.2 Vai trò của việc nghiên cứu tâm lý du khách trong kinh doanh du lịch

- Việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch giúp những người phục vụ du lịch có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm lý và hành

vi của khách du lịch nhằm mang lại cho du khách sự hài lòng cao nhất Bởi sản phẩm

du lịch chủ yếu được cấu thành bởi các dịch vụ và chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá thông qua quá trình tiêu dùng của du khách Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ còn

bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào các đặc điểm nhân cách cá nhân và trạng thái tâm lý xã hội của mỗi người phục vụ và khách du lịch trong quá trình họ làm việc và giao tiếp

cùng nhau

- Việc nghiên cứu tâm lý du khách còn giúp cho những nhà kinh doanh du lịch sáng tạo, phát triển thêm những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch bởi đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch là du khách Thông qua việc nghiên cứu, các nhà kinh doanh du lịch có thể hiểu được những đặc điểm tâm lý cũng như hành vi tiêu dùng du lịch của du khách Từ đó có thể nhận biết nhu cầu, sở thích, tâm trạng, động cơ đi du lịch của du khách để có thể thiết kế và phát triển những sản phẩm du lịch mới, góp phần đáp ứng những nhu cầu vô cùng đa dạng

của du khách

- Ngoài ra, việc nghiên cứu tâm lý du khách trong kinh doanh du lịch còn giúp cho nhà kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ du lịch… hiểu biết được phần nào tâm

Trang 18

lý chung của những người phục vụ để từ đó có những biện pháp thích hợp, khắc phục, hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và rèn luyện các phẩm chất tâm lý

xã hội cần thiết để tự điều chỉnh tâm lý và hành vi của mình trong quá trình phục vụ du

khách [6, 11-12]

1.3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý du khách

Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch

 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là điều kiện tiên quyết cho sự sống và sự phát triển của xã hội loài người, bởi vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới con người và tâm lý của con người Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý con người bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên, thủy văn…

Ví dụ: khách du lịch ở các nước hàn đới thường trầm lặng, kín tiếng hơn những vùng ôn đới Ngược lại, du khách đến từ những vùng nhiệt đới thường cởi mở, sôi nổi

và cuồng nhiệt hơn Những du khách đến từ những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường khoáng đạt hơn trong cuộc sống, trong khi những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn thì con người ở những vùng đất đó thường có cuộc sống chăm chỉ, cần

cù và tiết kiệm

TÂM LÝ DU KHÁCHMôi trường xã hội

Các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biển

Trang 19

 Môi trường xã hội

Con người là một thực thể của xã hôi, là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo Tâm lý con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội Do đó, tâm lý của con người nói chung và tâm lý của du khách nói riêng đều chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như: môi trường dân tộc, môi trường giai cấp và môi trường nghề nghiệp

 Các hiện tượng tâm lý xã hội

Đối tượng chính của hoạt động du lịch là du khách với những đặc điểm tâm lý

xã hội đa dạng Những người làm du lịch khi hiểu được các hiện tượng tâm lý xã hội

có thể tác động đến đặc điểm tâm lý du khách Từ đó có thể tạo ra được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Những yếu tố xã hội có thể tác động đến tâm lý khách du lịch là: phong tục tập quán của du khách, truyền thống, tôn giáo – tín ngưỡng, thị hiếu…

 Các yếu tố diễn ra trong quá trình phục vụ du lịch

Các yếu tố diễn ra trong quá trình phục vụ du lịch có thể ảnh hưởng tới tâm lý

du khách là:

- Thái độ của nhân viên phục vụ: khi nhân viên phục vụ có thái độ và cảm xúc tích cực sẽ tạo được bầu không khí thoải mái cho khách hàng và ngược lại Trong quá trình phục vụ khách, nhân viên cần chú ý tới ngôn ngữ, cử chỉ, giao tiếp chuẩn mực, không được đi quá đà và cũng cần linh hoạt trong giao tiếp

1.3.3.4 Ảnh hưởng của các du khách khác:

Quy luật lây lan tâm lý sẽ khiến tâm lý của du khách này lan truyền sang du khách khác trong một hoàn cảnh nhất định Việc này có thể gây ra những tác động tích cực và tiêu cực tới các hoạt động du lịch nói chung Bởi vậy, cần phải có các biện pháp

để quan tâm tới các du khách có tâm trạng tiêu cực và tránh để họ tiếp xúc với những

du khách khác.[6, 12-14]

Trang 20

1.3.4 Sở thích, tâm trạng và xúc cảm của du khách

1.3.4.1 Sở thích

Sở thích là khả năng lựa chọn phổ biến của con người trước một đối tượng nào

đó trong các lĩnh vực của cuộc sống, mà đối tượng đó có sức lôi cuốn sự tập trung chú

ý, điều khiển sự suy nghĩ và thúc đẩy con người hành động Sở thích đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của con người, bởi chính nó tạo ra khát vọng tìm hiểu đối tượng từ đó thúc đẩy hành động đi du lịch của mỗi cá nhân con người Sự phát triển của sở thích trong tiêu dùng du lịch phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản:

- Sự phát triển của các sản phẩm du lịch

- Đặc điểm tâm lý – xã hội của các cá nhân

- Trào lưu của xã hội

Vấn đề về sở thích trong tiêu dùng du lịch của con người cần phải được quan tâm bởi:

- Các nhà kinh doanh hoạt động du lịch có thể mở rộng, thay đổi hoặc củng

cố các sản phẩm du lịch thông qua việc nắm bắt được thị hiếu của du khách

- Việc thúc đẩy công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm du lịch trở nên dễ dàng hơn và có thể đến đúng địa chỉ

- Thông qua kết quả nghiên cứu sở thích du lịch của khách hàng tiềm năng sẽ tạo tiền đề cho việc định hướng phát triển du lịch quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, khả năng chi trả cho các nhu cầu của con người dần được cải thiện nhằm thỏa mãn những động cơ và sở thích của bản thân Sự ảnh hưởng của sở thích tới quá trình tiêu dùng du lịch của du khách được thể hiện trên những khía cạnh chính như sau:

- Sở thích có ảnh hưởng lớn tới các quyết định lựa chọn loại hình du lịch, điểm du lịch, các hình thức đi du lịch hoặc các loại hình cơ sở lưu trú du lịch

- Sở thích có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của du khách tại các điểm đến

- Sở thích có ảnh hưởng tới thái độ, hành vi giao tiếp của du khách với người phục vụ và với những người khác ở điểm du lịch

- Sở thích có ảnh hưởng tới việc đánh giá, cảm nhận của du khách đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như quá trình phục vụ.[6, 38-40]

Trang 21

1.3.4.2 Tâm trạng và xúc cảm

Tâm trạng là một mức độ phản ánh đời sống tình cảm của con người Tâm trạng của mỗi cá nhân đóng vai trò nền tảng cho mọi hoạt động tâm lý cũng như hành vi của con người Bởi vậy, việc nắm bắt được tâm trạng của du khách sẽ giúp những người phục vụ du lịch kịp thời điều chỉnh thái độ, phong cách phục vụ và giao tiếp hợp lý nhất [6, 41-42]

Vì tâm trạng của du khách chi phối hoàn toàn hành vi của họ trong một khoảng thời gian dài, nên các nhà kinh doanh hoạt động du lịch cần phải hiểu được những yếu

tố ảnh hưởng tới tâm trạng của khách du lịch:

- Nhóm nhân tố chủ quan: các yếu tố mang tính chủ quan của du khách cũng

ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của họ Có thể kể đến các yếu tố như: sức khỏe, tính cách,

giới tính, nghề nghiệp, thu nhập…

- Nhóm nhân tố khách quan: các yếu tố mang tính chất khách quan có thể

làm ảnh hưởng tới tâm trạng của khách du lịch là: môi trường tự nhiên, điều kiện khí

hâu, thái độ phục vụ của nhân viên, bầu không khí xã hội trong hoạt động du lịch…

1.4 SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH

1.4.1 Sản phẩm du lịch

1.4.1.1 Khái niệm

Theo Luật Du lịch quy định: “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết

để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Sản phẩm du lịch bao gồm những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) và những sản phẩm vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách du lịch, nó có thể là sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm tổng hợp [3, 21]

1.4.1.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch

 Tính vô hình: Sản phẩm và dịch vụ của ngành du lịch tồn tại ở dạng vô

hình vì vậy người mua không thể nhìn thấy hoặc sử dụng các chỉ số để mô tả hay đánh

giá chất lượng sản phẩm tại thời điểm mua như sản phẩm hữu hình

 Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Sản phẩm và dịch vụ du lịch

được sản xuất và tiêu dùng trong cùng không gian và thời gian Sản phẩm du lịch

không có giá trị lưu kho và chỉ được sản xuất khi có sự hiện diện của người tiêu dùng

Trang 22

 Tính không chuyển đổi quyền sở hữu: Người tiêu dùng sản phẩm du lịch

không có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, họ chỉ có quyền sử dụng sản phẩm trong

những điều kiện cụ thể

 Tính không thể di chuyển: Khi sử dụng sản phẩm du lịch, người tiêu

dùng phải di chuyển để tiêu thụ bởi các sản phẩm không có khả năng di chuyển tới nơi

tiêu thụ như các sản phẩm hàng hóa vật chất thông thường

 Tính mùa vụ: Tính mùa vụ trong du lịch được thể hiện rõ rệt ở nhu cầu về

sản phẩm du lịch của người tiêu dùng

 Tính không đồng nhất: Sản phẩm du lịch không phải là những sản phẩm

giống nhau, vì vậy chúng không có tính đồng nhất.[3, 21-22]

1.4.2 Các loại hình du lịch

1.4.2.1 Khái niệm

Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.[3, 24]

Có thể phân loại các loại hình du lịch như sau:

 Phân loại theo mục đích chuyến đi:

- Du lịch tham quan

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

- Du lịch khám phá

- Du lịch thể thao, mạo hiểm

- Du lịch văn hóa, tôn giáo

- Du lịch thăm thân nhân

- Du lịch hội nghị, kinh doanh

Trang 23

 Có thể phân loại loại hình du lịch bằng các cách khác như: phân loại theo

phương tiện lưu trú (du lịch ở khách sạn, làng du lịch, bãi cắm trại…), phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói và du lịch từng phần), phân loại theo lứa tuổi(du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên).[3, 25]

1.4.3 Một số chiến lược thu hút khách du lịch

1.4.3.1 Chiến lược sản phẩm

Vì sản phẩm du lịch phát sinh từ những thay đổi trong nhu cầu của du khách như khả năng thanh toán hoặc sở thích, nên việc xây dựng sản phẩm trong hoạt động kinh doanh du lịch phải chú ý đến việc hoàn thiện và tăng cường tính thích ứng của sản phẩm Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch có thể xây dựng, sử dụng các chiến lược sản phẩm khác nhau trong các tình huống khác nhau.[8, 107-113]

 Chiến lược thâm nhập thị trường: “là chiến lược tìm cách làm tăng thị phần

cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có”

 Chiến lược phát triển thị trường: “là chiến lược tìm cách tăng trưởng bằng

con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thị sản phẩm, dịch vụ hiện doanh

nghiệp đang sản xuất hay cung ứng”

 Chiến lược phát triển sản phẩm: “là chiến lược tìm cách tăng trưởng thông

qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để tiêu thụ trên các thị trường mà doanh

nghiệp đang hoạt động”

Trang 24

 Chiến lược đa dạng hóa: “là chiến lược đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh

vực khác nhau khi doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hiện

tại”

 Trước khi hình thành sản phẩm du lịch mới, các doanh nghiệp cần phải

phân tích nhu cầu của du khách, năng lực cung ứng và định hướng phát triển của vùng

1.4.3.2 Chiến lược giá

Chiến lược giá là tổng hợp quy định để xác định mức giá cơ sở cũng như khoảng thay đổi cho phép của giá trong các trường hợp nhất định Tùy theo mục tiêu

và thời điểm kinh doanh mà doanh nghiệp có chiến lược giá cho từng sản phẩm khác nhau Các chiến lược giá thường được sử dụng cho các sản phẩm dịch vụ như:

 Chiến lược giá phân biệt: việc phân chia sản phẩm, dịch vụ du lịch với giá

khác nhau sẽ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khác biệt của từng nhóm khách hàng Chiến lược này đồng thời còn thu hút và tạo lòng tin với khách hàng nhạy cảm về giá

ở những mùa thấp điểm

 Chiến lược giá linh hoạt: vì du lịch có tính thời vụ rõ nét nên việc thay đổi

giá thành sản phẩm là việc làm cần thiết để tận thu cho doanh nghiệp Một số tình

huống điều chỉnh giá phổ biến trong du lịch như:

- Mùa vắng khách: doanh nghiệp nên giảm giá để thu hút khách nhằm duy trì

kinh doanh

- Giá cho khách hàng đặc biệt: thường là khách đoàn lớn, có tiềm năng đem lại

lợi ích cả vô hình lẫn hữu hình cho doanh nghiệp

- Giá cho công ty: những công ty thường xuyên tổ chức đi du lịch cho nhân

viên hay những công ty hợp tác lâu dài và thường xuyên gửi khách.[8, 113-116]

1.4.3.3 Chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối là tổng hòa các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa ra sản phẩm dịch vụ của các nhà cung ứng đến với khách hàng thông qua các kênh phân phối Các kênh phân phối có cấu trúc nhiều cấp, sản phẩm có thể được đưa đến với khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp qua một hoặc nhiều trung gian:

- Trực tiếp: Nhà sản xuất  Người tiêu dùng

- Gián tiếp: Nhà sản xuất  Trung gian  Người tiêu dùng

Các kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng bởi tính chất của sản phẩm du lịch là tính vô hình và không thể lưu kho Vì vậy, các sản phẩm đòi hỏi phải có hệ

Trang 25

thống phân phối rộng rãi Một số kênh phân phối sản phẩm có thể kể đến như: các nhà điều hành du lịch, các đại lý lữ hành, các nhà phân phối đặc biệt, hệ thống đặt chỗ trên máy tính (CRS), hệ thống phân phối toàn cầu (GDS)… [8, 116-118]

1.4.3.4 Chiến lược xúc tiến

“Bản chất của hoạt động xúc tiến là hoạt động truyền thông, nhằm truyền tải các thông điệp về sản phẩm tới khách hàng để thuyết phục họ mua” Có rất nhiều công

cụ xúc tiến và việc sử dụng hỗn hợp các công cụ đã và đang được ngành du lịch thế giới và trong nước áp dụng như: các công cụ quảng cáo, công cụ xúc tiến bán hàng, công cụ bán hàng trực tiếp, công cụ quan hệ công chúng, lời đồn miệng (word of mouth)…[8, 118-122]

Xét về bản chất, nhu cầu du lịch là sự đòi hỏi về các hàng hóa, dịch vụ mà con người cần được thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình Khi nghiên cứu về nhu cầu du lịch, cần đề cập đến hai khía cạnh chính của nó bảo gồm khia cạnh sinh học và khía cạnh xã hội

- Vai trò sinh học: Sự thỏa mãn nhu cầu du lịch là điều kiện để cơ thể hồi phục sức khỏe sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm – sinh lý nhằm tiếp tục tái sản xuất sức lao động để có thể làm việc được tốt hơn

- Vai trò xã hội: Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, và bởi vậy, du lịch cũng nhằm mục đích mang lại cho họ sự phát triển trí tuệ và nhân cách, sự thư thái, sảng khoái hay những xúc cảm thẩm mỹ khác…

Vì nhu cầu du lịch là một nhu cầu bậc cao nên nó chỉ phát triển khi điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội được nâng cao [1, 7], 2[8-10]

1.5.2 Các loại nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch được tiếp cận, phân tích dựa trên những nhu cầu cơ bản của du khách và căn cứ vào các sản phẩm phục vụ khách du lịch Nhu cầu du lịch rất đa dạng,

Trang 26

phong phú bao gồm những nhu cầu sinh học thường ngày và những nhu cầu đặc trưng của quá trình du lịch trong suốt chuyến đi

1.5.2.1 Nhu cầu ăn uống

Đây là một trong những nhu cầu thuộc loại thiết yếu mà khách du lịch cần phải được thỏa mãn để thực hiện chuyến đi của mình Những đối tượng đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách có thể kể đến như: các dịch vụ phục vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… và các sản phẩm ăn uống Nhu cầu ăn uống của khách du lịch phụ thuộc vào một số yếu tố như: khả năng chi trả của khách, hình thức tổ chức chuyến đi, mục đích của chính của chuyến đi, thái độ phục vụ của nhân viên… [6, 28-29]

1.5.2.2 Nhu cầu lưu trú

Nhu cầu lưu trú là những đòi hỏi của khách du lịch về các sản phẩm dịch vụ lưu trú mà khách cần thỏa mãn để có thể thực hiện chuyến đi của mình Những đối tượng đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch là hệ thống các cơ sở lưu trú như: khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ du lịch… Nhu cầu lưu trú của khách

du lịch phụ thuộc vào một số yếu tố như: khả năng thanh toán của du khách, hành trình

và thời gian lưu lại điểm du lịch, mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi… [6, 29]

1.5.2.3 Nhu cầu vận chuyển

Vận chuyển là một nhu cầu tất yếu trong du lịch bởi việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra tại cùng một không gian và thời gian và du khách buộc phải

di chuyển từ nơi cư trú thường xuyên của mình đến các điểm du lịch khi muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch Những đối tượng thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của khách du lịch bao gồm: các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô…; và các dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không, các công ty hoặc doanh nghiệp vận chuyển, công ty lữ hành, du lịch… Nhu cầu vận chuyển trong hoạt động du lịch thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: khoảng cách địa lý giữa các điểm đến, khả năng chi trả của du khách, các đặc điểm tâm sinh lý các nhân của khách…[6, 29]

1.5.2.4 Nhu cầu tham quan giải trí

Nhu cầu tham quan giải trí là nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ của con người, nó

có ảnh hưởng trực tiếp tới các loại nhu cầu khác Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này chính là các tài nguyên du lịch tự nhiên nhiên và nhân văn [6, 30]

Trang 27

1.5.2.5 Nhu cầu bổ sung

Nhu cầu bổ sung là những nhu cầu phát sinh trong chuyến đi, mà do điều kiện

xa gia đình nên du khách phải thực hiện tại điểm du lịch Nhu cầu bổ sung bao gồm những nhu cầu về thông tin, liên lạc, giải trí, chăm sóc sức khỏe… Một số dịch vụ bổ sung trong hoạt động kinh doanh du lịch như: dịch vụ giặt là, dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, giải trí, thể thao… [6, 31]

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Du lịch là một ngành công nghiệp mang tính tổng hợp Vì vậy, tìm hiểu và phân tích thông tin một cách kĩ lưỡng, tỉ mỉ là một việc làm quan trọng và cấp thiết trong ngành kinh doanh du lịch Các nhà kinh doanh hoạt động du lịch có thể đưa ra những cái nhìn khách quan về thực trạng, nắm bắt cơ hội, phát huy thế mạnh và nhận biết khó khăn, thách thức có thể gặp phải Từ đó, xây dựng các chiến lược, giải pháp đối phó kịp thời, nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình

Chương 1 đề cập tới một số cơ sở lý luận, các định nghĩa, khái niệm và các đặc điểm khái quát liên quan đến thị trường khách du lịch quốc tế Chương 1 có thể được coi là nền tảng giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài được

đề cập tới ở các chương tiếp theo

Những lý thuyết cơ bản liên quan đến thị trường khách du lịch quốc tế được nhắc đến trong chương 1 bao gồm:

Trang 29

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ VÀ

THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM

Bản đồ 1: Bản đồ đất nước Ấn Độ

Nguồn: Travel Reasearch International Limited

tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56% và đường

bờ biển dài 7516,6kmĐỉnh núi cao nhất có độ cao 8598m, điểm thấp nhất là Kuttanad

Trang 30

với độ cao -2,2m Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna Ấn Độ có ba quần đảo – Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, Quần đảo Andaman và Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở Tây Bengal.[16], [12,17]

2.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và Sa mạc Thar Núi Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến Điều này khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ

Sa mạc Thar khiến gió mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9

Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể Số loài động thực vật ở tiểu lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và có nhiều loài chỉ có mặt tại đây Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3000 hổ Bengal, 10000 voi Châu Á và khoảng 8000 con bò tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới

Ấn Độ có mùa hè kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, mùa hè ở Ấn Độ thường nóng, nắng và khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, với 2 mùa mưa là mùa mưa Tây Nam và Đông Bắc Mùa mưa tại Ấn Độ thường làm ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch và vận chuyển tại đây Mùa đông ở Ấn Độ thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 Sự biến mất các dấu hiệu của mùa mưa được bắt đầu bằng bầu trời có nắng, cũng như bắt đầu mùa du lịch cho hầu hết các điểm tại Ấn Độ Nhiệt độ hàng ngày trong mùa đông khá dễ chịu mắc dù có một chút lãnh lẽo vào buổi tối Ở miền Nam, thời tiết không bao giờ lạnh Đây là sự tương phản hoàn toàn với nhiệt độ lạnh giá tại miền Bắc xa xôi, xung quanh khu vực núi Himalaya [16], [20]

Trang 31

i trên 65 tuổi chiếm 5.7%

a cư dân Ấn Độ là 24,9 theo điều tra năm 2001 S tăng trưởng 31,2% từ 1991 đến 2001 Tuy nhiên, theo s

2001, có trên 70% cư dân Ấn Độ sinh sống tại các vùng nông thôn

m 2015, nền kinh tế Ấn Độ có GDP danh nghĩa là 2.182 t

c mua tương đương là 8.027 tỷ đô la Mỹ Ấn Độ

t 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đ Mô hình nền kinh tế Ấn Độ trong thời gian g

n Độ là một trong 10 cư-ờng quốc công nghiệ

ng lao động gồm 486,6 triệu người theo số

m 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và l

m 18,1% Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, h

Trang 32

dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết

bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hàng hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%

Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7 về trình độ phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng 44 về trình độ phát triển trong kinh doanh và xếp thứ 39 về cách tân, đứng trước một số nền kinh tế tiến bộ Năm 2009, 7 trong số 15 công ty gia công phần mềm hàng đầu thế giới đặt tại Ấn Độ, do vậy đất nước này được nhìn nhận là nơi gia công phần mềm thuận lợi thứ hai sau Hoa Kỳ Thị trường tiêu dùng của Ấn Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030 Đến cuối tháng 5 năm 2012, Ấn

Độ có 960,9 triệu thuê bao điện thoại, và sau quý đầu tiên của năm 2013, Ấn Độ vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ

Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh

số bán hàng nội địa tăng 26% trong giai đoạn 2009–10, và doanh số xuất khẩu tăng 36% trong giai đoạn 2008–2009 Đến cuối năm 2011, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100

tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ

Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong các thập niên gần đây, Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức về kinh tế-xã hội Ấn Độ là nơi có số lượng người nhiều nhất sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này giảm từ 60% năm 1981 xuống 42% năm 2005 Năm 2009-2010, xuất khẩu của Ấn Độ đạt 164,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 268,4 tỷ USD; FDI đạt 27,5 tỷ USD,

dự trữ ngoại tệ 31/10/2009 là 274,7 tỷ USD, nợ n-ước ngoài 31/12/2009 là 223,9 tỷ USD, khách du lịch nước ngoài 1-12/2009 đạt 5,8 triệu người [16], [12, 22]

Trang 33

2.1.1.5 Xã hội

Xã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp" Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác

và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều "tiện dân cũ" và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong

sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị

Đại đa số người Ấn Độ, với sự ưng thuận của họ, kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình Hôn nhân được cho là gắn liền với sinh mệnh, và tỷ lệ ly hôn rất thấp Tảo hôn tại Ấn Độ là việc phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn; nhiều nữ giới tại Ấn Độ kết hôn trước độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18

Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, trong đó có Chhath, Giáng sinh, Diwali, Durga Puja, Bakr-Id, Eid ul-Fitr, Ganesh Chaturthi, Holi, Makar Sankranti hay Uttarayan, Navratri, Thai Pongal, và Vaisakhi Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, và Gandhi Jayanti [16], [12, 18]

là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia Lối kiến trúc đặc biệt này đã tạo nền một nền văn hóa đặc biệt Ấn Độ

Trang 34

 Hội chợ và lễ hội truyền thống

Ấn Độ được biết tới là một đất nước của các lễ hội Vì là quốc gia đa tôn giáo, các lễ hội ở Ấn Độ dành cho mọi thành phần xã hội Một số lễ hội được tổ chức trên khắp cả nước, tuy nhiên chúng được gọi theo những cái tên khác nhau tùy theo vùng hay có thể được tổ chức dưới một hình thức khác Các lễ hội nổi tiếng có nhiều người tham gia nhất gồm: lễ hội Hindu tại Diwali, Holi, Pongal và Dussehra và lễ hội của người Hồi giáo tại Eid

Ấn Độ còn là miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ…

 Đặc trưng trong ẩm thực

Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng Gạo,lúa mì và một số loại đậu tạo thành thức ăn chủ lực của người Ấn Độ Cách tốt nhất để nếm thử các món ăn Ấn Độ là ở nhà người Ấn Độ bản địa Thức ăn ở nhà hàng đôi khi khác với ở nhà, tuy nhiên cả hai đều có hương vị và chất lượng ngon Nhiều gia đình Ấn Độ có bàn ăn, tuy nhiên một số gia đình vẫn ăn theo cách truyền thống của người Ấn Độ là ngồi trên sàn nhà với đôi chân gấp lại trong một tư thế kiết già Đôi khi thức ăn được bày trên lá chuối, đặc biệt là trong các

lễ hội tôn giáo hoặc tại các đám cưới Mặc dù ăn bằng thìa khá phổ biến hiện nay, nhưng người Ấn Độ vẫn thường xuyên ăn bằng tay Khi ăn họ sử dụng tay phải để cầm

đồ ăn, bởi sử dụng tay trái được coi là điềm gở và thiếu vệ sinh Phần lớn người Ấn Độ thích dùng đồ ăn nóng

Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu Trong bữa ăn người Ấn Độ thường không dùng đồ có rượu

Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch khám phá miền đất nơi đây

Trang 35

 Văn hóa giao tiếp

Người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá người khác

Họ thường nói chuyện về gia đình Người Ấn Độ thường tìm hiểu tỷ mỷ về những vẫn

đề riêng tư như gia đình, tuổi, nghề nghiệp hoặc tình trạng hôn nhân… của đối tượng giao tiếp Cricket bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn

Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này [16], [12, 27]

2.1.2 Giới thiệu chung về ngành du lịch Ấn Độ

2.1.2.1 Tổng quan về ngành du lịch Ấn Độ

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Ấn Độ

đã đưa quốc gia này trở thành một trong những thị trường tiềm năng của ngành du lịch thế giới, với nhiều hứa hẹn ở cả thị trường trong và ngoài nước Ngành du lịch của Ấn

Độ được dự đoán với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,3% cho tới năm

2023, sẽ đưa Ấn Độ trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ ba trong những năm tiếp theo Ấn Độ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi những yếu tố đại

lý, lịch sử, sự đa dạng văn hóa và con người nơi đây Bên cạnh đó, quốc gia này còn nổi tiếng với hình thức du lịch kết hợp khám chữa bệnh, bởi chất lượng dịch vụ tốt tương đương các quốc gia phát triển cùng với chi phí phải chăng

Năm 2014, Ấn Độ đón 22,57 triệu lượt khách du lịch, tăng 13,1% so với năm

2013, giúp Ấn Độ xếp thứ 38 trên toàn thế giới về số lượt khách đến Tamil Nadu, Maharashtra và Uttar Pradesh là ba điểm đến đáng chú ý nhất cho khách du lịch khi đến thăm Ấn Độ Chennai, Delhi, Mumbai và Agra là bốn thành phố của Ấn Độ được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất năm 2011

Ngành du lịch của Ấn Độ đã xây dựng và đưa ra các chính sách về phát triển và quảng bá du lịch Bộ du lịch đã xin ý kiến , hợp tác với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức các nhân có liên quan trong khu vực nhằm nỗ lực quảng bá các loại hình

du lịch như du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thôn quê… Bộ du lịch của quốc gia này đã và đang xúc tiến chiến dịch “Incredible India” [11, 7], [12, 35]

2.1.2.2 Thị trường khách du lịch outbound của Ấn Độ

Tổng số lượt khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài vào năm 2014 là 18,33 triệu lượt, tăng 10,2% so với năm 2013 Sự phát triển của thị trường khách du lịch outbound của Ấn Độ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân cũng như cải thiện cuộc sống Những việc làm của chính phủ

Trang 36

liên quan đến việc tự do hóa hàng không dân dụng giúp cho việc di chuyển của khách

du lịch trong và ngoài nước trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn Việc phát hành những tài liệu, ấn phẩm du lịch, cải thiện các thỏa thuận thị thực song phương cũng như nới lỏng các quy định về ngoại hối cũng góp phần xây dựng thị trường du lịch Ấn Độ Bên cạnh

đó, những chiến dịch quảng bá các điểm đến trên thế giới cũng được xúc tiến nhằm nâng cao nhận thức của khách du lịch Ấn Độ

Biểu đồ 2: Lượng du khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2014

(Đơn vị: triệu lượt khách)

Nguồn: Statista 2016

Có nhiều yếu tố tích cực ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch nước ngoài của khách

du lịch Ấn Độ Nền kinh tế của quốc gia này phát triển nhanh khiến cho thu nhập của người dân tăng lên đáng kể Bên cạnh đó, các hãng hàng không và các đường bay mới cũng xuất hiện nhiều hơn Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2013, nền kinh tế của Ấn

Độ bị suy giảm, đồng nghĩa với sự chững lại của nhu cầu du lịch của người dân Phần lớn người dân Ấn Độ tại thời điểm đó không có đủ khả năng đi du lịch nước ngoài Con số 14,9 triệu lượt khách du lịch Ấn Độ đi du lịch nước ngoài vào năm 2012 chỉ chiếm 1,2% tổng số dân của quốc gia này

Trang 37

châu Á là ưu tiên hàng đầu cho chuy

khoảng cách địa lý, đặc điểm v

Bảng 1: Số lượng khách du l

Tên quốc gia

Trung Quốc Hồng Kông Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam

64%

du thị trường khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài theo châu l

Nguồn: The Indian Outbound Travel Market

c châu Phi, châu Mỹ và châu Âu trong những năm tr

n Độ cũng như khách du lịch quốc tế bởi các y Có thể kể đến gần đây là cuộc chiến tranh giữa M

ở các quốc gia châu Âu hay cuộc khủng hoả

n người dân thực hiện chính sách tiết kiệm, h

thường chọn những điểm đến là các quốc gia thu

u cho chuyến du lịch nước ngoài của họ bởi nh

m văn hóa tương đồng và chi phí thấp

ng khách du lịch Ấn Độ đến một số quốc gia thuộc khu v

năm 2010

383.000 237.700 593.400 768.300 515.500 16.000 Nguồn: Euromonitor International

ăm trở lại đây kém

i các yếu tố liên quan

a Mỹ và Iraq, các ảng kinh tế toàn

Trang 38

Lượng khách du lịch đến Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn là một con số khiêm tốn so với lượng khách du lịch Ấn Độ đến các nước trong cùng khu vực Chúng

ta khó có thể cạnh tranh được với các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia hoặc Singapore bởi sự hạn chế về các chuyến bay thẳng từ Ấn Độ đến Việt Nam Ngoài ra, việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế còn chưa rộng rãi và hiệu quả Singapore là quốc gia châu Á đứng đầu trong việc thu hút khách du lịch Ấn Độ bởi đất nước này tập trung khai thác được nhu cầu mua sắm khi đi du lịch ở du khách Ấn Độ

Tuy nhiên, quá trình quảng bá đại lễ kỉ niệm “1000 năm Thăng Long – Hà Nội” (10/10/2010) đã phần nào giới thiệu được hình ảnh đất nước Việt Nam đối với bạn bè quốc tế nói chung và du khách Ấn Độ nói riêng, từ đó đưa du lịch Việt Nam đến gần hơn với thế giới Cho dù số lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam còn khiêm tốn nhưng điều đó cho thấy tiềm năng thu hút khách Ấn Độ của ngành du lịch Việt Nam là có Để

có thể cải thiện và tăng cường điều này, các cơ quan quản lý du lịch cũng như các tổ chức, công ty kinh doanh du lịch cần phải năng động tìm hiểu thị trường, tiếp cận và khai thác thị trường nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực [11, 7], [12, 37]

2.1.3 Các yếu tố tác động đến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Ấn Độ 2.1.3.1 Các yếu tố về kinh tế

Trong những năm qua, Ấn Độ trở thành một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đạt mức 6,1% trong giai đoạn 2011–2012 Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng hơn 40% dân số Ấn Độ là các hộ nghèo và sống với thu nhập bình quân dưới 1 USD trên một ngày Nhưng trên hết, hơn 25 triệu người dân Ấn

Độ thuộc tầng lớp trung lưu, có khả năng chi trả cao cho các chuyến đi du lịch nước ngoài Con số này được dự đoán sẽ không ngừng tăng vào những năm tiếp theo

Sự tự do hóa trong kinh doanh tại Ấn Độ một phần thúc đẩy hoạt động du lịch outbound tại đây Nền kinh tế Ấn Độ được mở rộng, cho phép các doanh nghiệp tại quốc gia này giao thương với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, cùng lúc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tập đoàn công nghệ thông tin, truyền thông và dược phẩm Điều này giúp cho Ấn Độ có được một nguồn lao động tri thưc trẻ được đào tạo bài bản Bên cạnh đó, việc giao thương của các doanh nhân Ấn Độ và các

Trang 39

doanh nghiệp nước ngoài cũng giúp cho hoạt động du lịch outbound của quốc gia này phát triển hơn [10, 8]

2.1.3.2 Chính sách nới lỏng ngoại hối

Sự tự do trong kinh doanh thương mại tại Ấn Độ đã giúp cho các chính sách

trao đổi ngoại hối được nới lỏng Cho tới năm 1996, BTQ (Basic Travel Quota) đã cho

phép mỗi du khách Ấn Độ mang theo mình 500 USD tiền mặt khi đi du lịch với mục đích thăm quan, vui chơi giải trí Từ năm 1996 tới tháng 6 năm 2000, con số này tăng lên 3000 USD cho một du khách và sau tháng 6 năm 2000 đã tăng lên là 5000 USD Đối với những du khách đi du lịch với mục đích kinh doanh hoặc những du khách đi

du lịch không với mục đích vui chơi giải trí như du lịch công vụ, hội họp, khám chữa bệnh… có thể mang theo 25.000 USD một người trong một năm

Ngày nay, du khách Ấn Độ khi đi du lịch có thể mang theo 10.000 USD tiền mặt Hơn thế nữa, việc chi tiêu của du khách ở nước ngoài trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ có hệ thống ngân hàng dự trữ ở Ấn Độ - ủy thác việc quản lý giao dịch ngoại

tệ cho các ngân hàng thương mại Ngành du lịch Ấn Độ tin rằng việc cải cách chính sách ngoại hối đã góp phần thúc đẩy, kích thích thị trường du lịch outbound của quốc gia này [10, 8], [12, 38]

2.1.3.3 Sự phát triển của ngành hàng không

Trong nhiều năm về trước, tình trạng thiếu chỗ trong các đường bay trọng điểm xảy ra thường xuyên, gây ra bởi sự cắt giảm các đường bay của hãng hàng không quốc gia Air India và giảm tốc độ tự do hóa trong hàng không của chính phủ Tuy nhiên, đến năm 2000, hãng hàng không của Ấn Độ, trước đây chủ yếu phục vụ các đường bay nội địa, nay đã mở rộng các đường bay tới khu vực Đông Nam Á cũng như vịnh Arabian Chính phủ Ấn Độ cũng hợp tác cùng các hãng hàng không quốc tế để khắc phục các thiếu sót đang có [10, 9]

2.1.3.4 Các yếu tố về xã hội và công ăn việc làm

Sự cải cách các chính sách kinh tế của Ấn Độ cùng với sự phát triển của hoạt động giao thương với thế giới đã ảnh hưởng tới sự thay đổi của xã hội, đời sống cũng như thúc đẩy nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân Ngày nay giới trẻ thuộc tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ có nhiều cơ hội tiếp xúc thế giới hơn những thế hệ đi trước thông qua tivi, Internet, sách báo… Vì vậy, họ có thế có nhiều hiểu biết về các quốc gia trên thế giới, từ đó hình thành nhu cầu đi du lịch để thỏa mãn sự tò mò về cảnh

Trang 40

quan thiên nhiên, con người, văn hóa, những thứ họ chưa được trải nghiệm trực tiếp Ngoài ra, những thương hiệu, sản phẩm của nước ngoài được các du học sinh và người

Ấn Độ sinh sống và làm việc tại nước ngoài mang về nước đã làm tăng nhu cầu cũng như nhận thức của người Ấn Độ về các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Internet là một phương tiện phổ biến góp phần làm tăng thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm thời trang, tìm hiểu về các xu hướng trên thế giới Giới trẻ là đối tượng chính tiếp cận Internet bởi họ thường xuyên được đào tạo về kĩ năng sử dụng máy vi tính ở trường học Vì vậy, họ luôn muốn truyền đạt với bố mẹ và những người xung quanh về những hiểu biết, nhu cầu, mong muốn của bản thân và tất nhiên không thể không nhắc đến các điểm du lịch họ đã nhìn thấy trên Internet và muốn đến thăm

Ngành công nghiệp điện ảnh của Ấn Độ cũng tạo ra một số lượng lớn nhu cầu

du lịch outbound Phim ảnh Ấn Độ thu hút một số lượng lớn khán giả trong nước một phần vì nhiều cảnh quay trong các bộ phim được đầu tư, thực hiện tại nước ngoài Có thể kể đến Thụy Sĩ là một điểm đến thu hút các nhà làm phim Ấn Độ Ngành du lịch Thụy Sĩ cho rằng, phim ảnh có sức ảnh hưởng lớn tới mọi khía cạnh của đời sống, vì vậy nó có thể là một công cụ marketing hiệu quả nhằm quảng bá du lịch của đất nước

họ tới người dân Ấn Độ thông qua những cảnh quay gần gũi nhưng cũng mới mẻ trên phim ảnh Một số địa điểm khác được sử dụng để quay phim có thể kể đến là Hungary,

Úc, Scotland và New Zealand

Những sự thay đổi sâu và rộng về mọi khía cạnh trong xã hội Ấn Độ khiến cho mong muốn đi du lịch nước ngoài của người dân tăng cao Thế hệ trẻ ngày càng tiến

bộ trong nhận thức, khiến cho những quan niệm xưa cũ dần thay đổi Từ đây, nhu cầu

về các hoạt động du lịch gia đình ngày càng tăng, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới như du lịch dành cho gia đình hai thành viên, du lịch mạo hiểm,

du lịch team building… [10, 9-10]

2.1.4 Đặc trưng thị trường khách du lịch Ấn Độ

2.1.4.1 Đặc điểm tâm lý du khách

- Phong tục tập quán Ấn Độ gắn bó chặt chẽ với đẳng cấp và nghi lễ tôn giáo

- Người Ấn Độ dễ mở lòng, dễ bỏ qua, nhu hòa và điềm tĩnh

- Người Ấn Độ nói chung rất sùng đao Hơn 80% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu

Ngày đăng: 30/09/2016, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trần Nữ Ngọc Anh, Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội, 2009, 188tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing chi"ế"n l"ượ"c trong kinh doanh du l"ị"ch và khách s"ạ"n
[2] TS. Đinh Thị Vân Chi, Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2004, 219tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu c"ầ"u c"ủ"a du khách trong quá trình du l"ị"ch
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
[3] Lê Quỳnh Chi, Tổng quan du lịch, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội, 2010, 107tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng quan du l"ị"ch
[4] Lê Quỳnh Chi, Quản trị chất lượng dịch vụ, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội, 2015, 76tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n tr"ị" ch"ấ"t l"ượ"ng d"ị"ch v
[5] Nguyễn Thị Lan Hương, Du lịch bền vững, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội, 2010, 70tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du l"ị"ch b"ề"n v"ữ"ng
[6] Vũ Hương Giang và Trần Thị Nguyệt Quế, Tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội, 132tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý du khách và ngh"ệ" thu"ậ"t giao ti"ế"p
[7] Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008, 342tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Th"ị" tr"ườ"ng du l"ị"ch
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[8] Nguyễn Thị Thu Mai, Marketing điểm đến du lịch, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội, 141tr.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing "đ"i"ể"m "đế"n du l"ị"ch
[9] Denis Bissonnette, Intercultural communication, Faculty of Tourism, Hanoi Open University, Hanoi 2005, 82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intercultural communication
[10] Travel Research International Limited, Indian Travel To Europe, The Old Estate Office, Aylesbury End, Beaconsfield, Bucks HP9 1LU, UK, 2001, 56pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian Travel To Europe
[11] India Tourism Market Profile, USAID/Jordan Tourism Development Project, 2007, 32pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: India Tourism Market Profile
[12] The Indian outbound travel market with special insight into the image of Europe as a destination, WTO and European Travel Commission, 2009, 186pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Indian outbound travel market with special insight into the image of Europe as a destination
[13] Tourism Towards 2030/Global Overview, Victoria University of Wellington, 2015, 50pp.Tài liệu khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Towards 2030/Global Overview

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w