1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hậu Giang

17 197 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

I SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương Việc phát triển các DNNVV sẽ góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của địa phương

Nhận thấy được tầm quan trọng ấy, ngành Ngân hàng Việt Nam đã và đang tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV tiếp cận tín dụng thông qua chương trình “Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp” tại các tỉnh thành trong cả nước Chương trình đã nhận được sự đồng thuận từ phía các tổ chức tín dụng (TCTD)

Tại Hậu Giang, các TCTD cũng đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các thông tin mà họ cung cấp thông qua các thông tin mà họ cung cấp kiểm tra trước trong và sau khi phát vay để đảm bảo an toàn vốn, khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu nợ xấu Theo đó, giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng là điều cần thiết vì nó có thể dẫn đến lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức (Stiglitz và Weiss, 1981) Điều quan trọng là ngân hàng cần phải nhận dạng được mức độ rủi ro tín dụng cũng như rủi ro sai hẹn nợ của DNNVV và thái độ trả nợ của khách hàng thông qua các thông tin mà họ cung cấp.

Từ thực tế đó việc đánh giá, xác định rủi ro sai hẹn nợ vay của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang là rất cần thiết nhằm giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn và lợi nhuận tại TCTD.

Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngânhàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hậu Giang” được chọn

để nghiên cứu Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu kỳ vọng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV, giảm tỷ lệ nợ xấu, tạo thêm thuận lợi cho các TCTD trong việc phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Hậu Giang Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vấn đề này còn góp phần tìm ra giải pháp đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV, tạo thêm thuận lợi cho các TCTD trong việc phát triển tín dụng đối với DNNVV trong thời gian tới Qua đó, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả.

Trang 2

2 Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Phân tích thực trạng và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang

(ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang

(iii) Dựa trên kết quả nghiên cứu của mục tiêu 2 đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV nhằm giúp cho việc tiếp cận tín dụng mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng dễ dàng hơn Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNV giúp gi ảm nợ xấu phát sinh, tạo thêm thuận lợi cho TCTD trong chiến lược phát triển tín dụng DNNVV và thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 Không gian nghiên cứu

Không gian nghiên cứu của đề tài là thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang

2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các khoản vay của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang còn dư nợ đến thời điểm 31/12/2016

IV Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ vay của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang.

IV LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang, tác giả lược khảo một số bài viết, nghiên cứu có liên quan đến việc xem xét sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Từ kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước, các tác giả kiểm định lại sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ, khả năng trả nợ của khách hàng Qua quá trình lược khảo tác giả có những nhận xét và tổng hợp như sau:

Theo nghiên cứu của Dennis & Sharpe về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp (2005) Các nghiên cứu thực nghiệm trước cho rằng quy mô doanh nghiệp như là một yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng dư nợ, họ ngầm giả định rằng giả thuyết về thuế, lý thuyết tín hiệu, ký kết hợp đồng và rủi ro thanh khoản là độc lập với quy mô doanh nghiệp Do đó, nghiên cứu này muốn kiểm tra giả

Trang 3

thuyết quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bằng mô hình Logit với 1.236 mẫu quan sát trong giai đoạn 1987-1995 Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng trả nợ vay không đúng hạn dẫn đến rủi ro sai hẹn nợ vay Theo đó, các doanh nghiệp lớn có thể ảnh hưởng đến việc thiết lập các khoản vay đáo hạn và ký kết hợp đồng làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Beattie, Gooddarce & Thomson về lý thuyết cấu trúc vốn đối với khả năng trả nợ (2006) Nghiên cứu về các quyết định tài chính của công ty ở Anh phát hiện quan trọng là các doanh nghiệp không có sự đồng nhất về chính sách vốn của họ Khoảng một nửa số công ty tìm cách duy trì một mức nợ mục tiêu phù hợp với lý thuyết thương mại, nhưng có 60% quyết định phân cấp tài chính phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng Họ không xem hai lý thuyết này là loại trừ lẫn nhau hoặc đầy đủ Yếu tố quyết định được chấp nhận rộng rãi là mức nợ, đặc biệt là tầm quan trọng của lá chắn thuế, và cũng có yếu tố mặc nhiên là thông tin bất đối xứng Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t-test, χ2 với 831 công ty niêm yết có trong danh sách trên UKQI năm 2000 Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều với rủi ro sai hẹn nợ vay của doanh nghiệp Fidrmuc & Hainz nghiên cứu về tính rủi ro và khả năng trả nợ trong việc cho vay đối với doanh nghiệp trong các thị trường mới nổi (2010) Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng, rủi ro đạo đức, việc lựa chọn bất lợi đến khả năng trả nợ Nhóm tác gi ả sử dụng phương pháp đo lường bằng mô hình Probit với cỡ mẫu là 700 khoản vay của các DNNVV tại Slovakia từ 2000-2005 Kết quả nghiên cứu xác định tính thanh khoản và lợi nhuận là hai yếu tố quyết định quan trọng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng rằng lợi nhuận thấp, thanh khoản thấp làm tăng nguy cơ vỡ nợ Theo đó, khả năng xảy ra rủi ro sai hẹn nợ vay của khách hàng sẽ tăng.

Theo nghiên cứu của Mehmood, Ahmad & Anjun về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chậm trễ trong trả nợ (2012) Nghiên cứu phân tích các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc chậm trễ trong trả nợ bằng phương pháp thống kê mô tả với 60 người tham gia cuộc phỏng vấn thuộc 06 làng, mỗi làng phỏng vấn 10 người Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất cao, tăng giá đầu vào, sự chậm trễ trong giải ngân, sự thiếu giám sát của nhân viên ngân hàng, những thay đổi trong kinh doanh/nơi cư trú, khách hàng chết/tai nạn, thái độ người vay tiền là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc chậm trễ, sai hẹn trong việc trả nợ.

Theo nghiên cứu của Mansoori về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trả nợ vay (2009) Nghiên cứu này khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành

Trang 4

vi trả nợ vay bằng cách sử dụng mô hình Logit với dữ liệu khảo sát của 175 mẫu Kết quả cho thấy rằng lãi suất vay là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc trả nợ, kinh nghiệm và tổng chi phí là yếu tố tiếp theo.

Theo nghiên cứu của Afolabi về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn trả vốn vay (2010) Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ bằng phương pháp OLS với 286 khách hàng có vay vốn trong năm 2003-2004 Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng tiền vay, kinh nghiệm, quy mô sản xuất, lãi suất vay là các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ.

Theo nghiên cứu của Afolabi về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn trả vốn vay (2010) Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ bằng phương pháp OLS với 286 khách hàng có vay vốn trong năm 2003-2004 Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng tiền vay, kinh nghiệm, quy mô sản xuất, lãi suất vay là các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ

Nghiên cứu của Roslan,A, H., về các yếu tố quyết định khả năng trả nợ (2009) Nghiên cứu phân tích các y ếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ bằng việc sử dụng mô hình Probit và Logit với 2630 mẫu quan sát tại ở 86 Chi nhánh Ngân hàng Argobank Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính, loại hình kinh doanh, đào tạo, lượng tiền vay, thời gian vay là các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

Riêng tại Việt Nam, có các nghiên cứu về khả năng trả nợ, rủi ro sai hẹn ợ đối với doanh nghiệp và nông hộ Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm, nghiên cứu về khả năng trả nợ của doanh nghiệp (2012) Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp bằng cách sử dụng mô hình h ồi quy Logistics trên cơ sở hệ thống dữ liệu thu thập từ 214 doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận và dòng tiền có ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn, khả năng trả nợ vay của các doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn (2011) Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit với số mẫu quan sát là 436 Kết quả phân tích cho thấy thu nhập sau khi vay, s ố thành viên có thu nh ập trong gia đình, lãi suất vay, trình độ học vấn là các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, khả năng trả nợ.

Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghi ệp nhỏ và vừa (2012) Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui Logit nhị thức để phân tích rủi ro trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên số liệu thu thập được từ 454 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Bằng sông Cửu Long, kết quả chỉ ra 6 yếu tố ảnh

Trang 5

hưởng đến RRTD bao gồm:

(1) loại hình doanh nghi ệp, (2) nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, (3) ROA, (4) xếp hạng doanh nghiệp khả năng cạnh tranh của sản phẩm, (5) lịch sử vay trả và (6) kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.

Nguyễn Việt Thành nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước (2015) Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit nhị thức và mô hình hồi quy Logit đa thức với 316 quan sát Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: Sử dụng vốn, tài sản đảm bảo, kiểm tra giám sát vốn vay, lịch sử vay vốn, ngành nghề chính tạo ra thu nhập, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, khả năng tài chính của khách hàng.

Tóm lại, do đặc điểm của mỗi địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau nên các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của doanh nghiệp tương đối khác nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu này đã cho thấy rằng những yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm: Đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp, lãi suất vay, thời gian vay, lịch sử vay nợ, kinh nghiệm, thanh khoản, tỷ lệ lợi nhuận, thái độ người vay tiền.

Mục đích của nghiên cứu này là ước lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang, từ đó cung cấp thêm các bằng chứng thuyết phục về hậu quả của thông tin bất đối xứng trên thị trường tài chính, tín dụng Trước những biến động của nền kinh tế hoạt động của các DNNVV gặp không ít khó khăn, tiếp cận tín dụng cũng còn hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan Nhận thấy được điều đó, chủ trương của ngành Ngân hàng luôn hướng đến doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh Các TCTD cũng rất đồng thuận với chủ trương này, song nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của từng TCTD cũng như toàn hệ thống thì việc nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn, khả năng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn của doanh nghiệp cũng là vấn đề cần quan tâm Vì vậy, bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang sẽ có những tác động tích cực không chỉ cho hoạt động tín dụng trên địa bàn mà còn góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế địa phương.

Trên cơ sở kết quả của những nghiên cứu trước, tác giả tiến hành lựa chọn các yếu tố và mô hình phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

V CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Lý thuyết về cấu trúc vốn

Theo quan niệm về cấu trúc vốn truyền thống nhận định rằng khi một

Trang 6

doanh nghiệp bắt đầu vay mượn thì điều đó đồng nghĩa với việc có được nhiều thuận lợi hơn là bất lợi Theo đó, chi phí nợ thấp, tác dụng của lá chắn thuế làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền giảm khi nợ của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, khi đòn bẩy tài chính tăng đòi hỏi các chủ sở hữu tăng lợi tức, chi phí nợ cũng tăng dẫn đến khả năng không trả được nợ sẽ cao hơn, nguy cơ phá sản cao hơn Lý thuyết này đã được kiểm chứng thực tế bằng nghiên cứu của Beattie, Gooddarce & Thomson (2006), cho thấy đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ

Nghiên cứu về chi phí vốn sẽ tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay nợ của Modigliani và Miller (1958) Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn do tiết kiệm một khoản chi phí lãi vay từ lá chắn thuế Theo đó, lá chắn thuế là khoản tiết kiệm thuế có được từ việc lãi vay được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp Lá chắn thuế từ nợ vay làm gia tăng giá trị công ty và giảm chi phí sử dụng vốn từ nợ Song đó cũng là khoản bù đắp cho nguy cơ tăng lên khi đòn bẩy tài chính tăng

Từ những lập luận trên cho thấy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều với rủi ro sai hẹn nợ

2 Lý thuyết về thông tin bất đối xứng và động cơ lệch lạc

Theo lý thuyết tài chính vi mô, các tổ chức tín dụng gặp rủi ro khi cho vay bởi họ không hiểu rõ người vay Khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng thông tin bất đối xứng (TTBĐX) giữa TCTD và người vay Điều này có nghĩa là tổ chức tín dụng không thể hiểu rõ người vay bằng chính họ, do đó không thể phân biệt người người vay rủi ro, người vay ít rủi ro và người vay an toàn Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do người vay rủi ro gây ra Tuy nhiên việc tăng lãi suất sẽ làm giảm lợi nhuận các tổ chức tín dụng do sự lựa chọn sai lầm của tổ chức tín dụng và động cơ lệch lạc của người vay (Stilitz & Weiss (1981)) Điều này được lý giải cụ thể như sau:

Người cho vay không hiểu rõ mức độ rủi ro của người đi vay bằng chính bản thân người đi vay nên không thể phân biệt giữa người vay rủi ro ít và rủi ro nhiều Do mỗi bên có quyền khác nhau, quyền cho vay là của người cho vay và quyền trả nợ thực tế là của người đi vay Chính vì vậy đòi hỏi người cho vay phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng trả nợ của người đi vay, dự tính, phán đoán khả năng, mức độ rủi ro Đây được xem là một trong những hạn chế làm cho thị trường tín dụng kém hiệu quả do gây ra sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Việc hạn chế TTBĐX đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của TCTD Đối với thị trường tín dụng vẫn còn đang trong thời gian phát triển như tại Việt Nam, hậu quả của vấn đề TTBĐX là một lựa chọn bất lợi đối với TCTD Đó là việc các TCTD lựa chọn khách hàng để cho vay không phù hợp do không có đầy đủ thông tin Điều này xảy ra trước khi thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng

Trang 7

giữa TCTD và khách hàng Trong hoạt động tín dụng, lựa chọn bất lợi cũng thường xuyên xảy ra, do ngân hàng không thể biết đầy đủ thông tin và sự đáng tin cậy của khách hàng trong việc vay vốn để triển khai các dự án Thực tế là, ngân hàng không thể phân biệt chính xác khả năng trả nợ của các đối tượng đi vay khác nhau, do đó một mức lãi suất trung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, dẫn đến loại bỏ các khách hàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và giữ lại các khách hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao và lợi nhuận cao Trong khi khách hàng là người hiểu rõ về khả năng trả nợ của họ thì các TCTD lại hiểu ít hoặc không hiểu rõ về khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thi của dự án, mục đích sử dụng vốn Vấn đề này dẫn đến phát sinh các khoản chi phí giao dịch trong quan hệ tín dụng Chi phí giao dịch xuất phát từ việc chuẩn bị đơn vị vay vốn, thẩm định tài sản thế chấp, dự án đầu tư, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tình hình trả nợ Các chi phí này làm tăng lãi suất hữu hiệu bằng lãi suất của hợp đồng cộng với chi phí giao dịch Điều này có nghĩa các TCTD sẽ yêu cầu người vay trả lãi su ất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro không trả nợ và các chi phí giao dịch phát sinh

Hiện nay, TCTD có một công cụ hỗ trợ về tra cứu thông tin khách hàng thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) nhưng nó cũng chỉ cung cấp thông tin đối với những khách hàng đã có lịch sử tín dụng còn với khách hàng mới thì không có trong kho dữ liệu CIC Do đó, để giảm thiểu rủi ro do TTBĐX phía TCTD sẽ bù đắp rủi ro bằng cách tăng lãi suất cho vay Do đó, vấn đề này sẽ dẫn đến lựa chọn bất lợi cho TCTD dẫn đến hai trường hợp gây thiệt hại cho TCTD Thứ nhất, đó là việc khách hàng có năng lực tài chính tốt, khả năng trả nợ tốt sẽ không vay vốn với lãi suất cao Thứ hai, đó là các TCTD lựa chọn những khách hàng có rủi ro cao để cho vay do những khách hàng này có những phương án đầu tư, hoạt động mạo hiểm nên họ chấp nhận mức lãi suất vay cao Trong thực tế, các dự án đầu tư càng rủi ro thì khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại Do đó, khi tăng lãi suất, khách hàng với dự án ít rủi ro sẽ không vay vì khả năng sinh lợi không đủ để trả nợ Nói cách khác, đứng ở góc độ tổng thể người ta thừa nhận rằng lãi suất cao sẽ góp phần loại bỏ những doanh nghiệp có những dự án kém hiệu quả Tuy nhiên, thật khó để phân biệt được một dự án tốt một dự án xấu khi ngân hàng không có được thông tin đầy đủ về người đi vay Dựa trên thông tin không đầy đủ, quyết định của ngân hàng là đưa ra một mức lãi suất nhất định trên cơ sở rủi ro kỳ vọng về khách hàng Với mức lãi suất đã ấn định, những dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp hơn sẽ không hiệu quả nên không đi vay, trong khi những dự án có suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn mới có khả năng vay Suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn hàm ẩn mức độ rủi ro lớn hơn trong khi không đảm bảo một suất sinh lợi thực tế cao

Vì vậy, khi các TCTD tăng lãi suất thì chỉ có khách hàng có những dự án rủi ro chấp nhận vay nên rủi ro do không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cũng tăng Mặc khác, sự gia tăng lãi suất sẽ làm thay đổi cách lựa

Trang 8

chọn dự án đầu tư của người đi vay Lãi suất tăng sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn cho các dự án ít rủi ro nhưng có khả năng sinh lợi thấp so với các dự án rủi ro cao nhưng khả năng sinh lời cao vì với lãi suất cao các dự án có khả năng sinh lợi thấp dễ bị rơi vào tình trạng lỗ và phá sản Điều này dẫn đến việc người vay sẽ có xu hướng đầu tư vào các dự án rủi ro hơn nếu phải trả lãi suất cao hơn trong khi ngân hàng cũng không thể giám sát và ngăn ngừa hết mọi khả năng sử dụng vốn của bên đi vay được Đây chính là động cơ lệch lạc của người vay Hiện tượng này sẽ làm tăng rủi ro đối với TCTD do khách hàng sẽ không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký Nghịch lý này không chỉ phản ánh qua tình trạng méo mó lãi suất ở mức độ cao giữa các ngân hàng hiện nay mà hơn thế nó tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu và đe dọa tính bền vững của hệ thống ngân hàng

Vấn đề lựa chọn bất lợi còn phát sinh từ những nguyên nhân chủ quan, rủi ro đạo đức từ phía các TCTD bao gồm các nguyên nhân phát sinh từ các cán bộ quản lý và cả nhân viên tín dụng, khách hàng

Xuất phát từ cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý là những người có thẩm quyền trong việc ra quyết định cho vay vốn Thực tế hiện nay đã xảy ra rất nhiều hiện tượng, vụ án kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thất thoát của nền kinh tế có khi lên đến hàng nghìn tỷ đồng Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý lợi dụng thẩm quyền của họ để trục lợi cá nhân hoặc chỉ đạo cấp dưới cho vay khách hàng có quan h ệ thân thiết Mặc dù điều kiện vay vốn của khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nhưng cán bộ quản lý vẫn hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa các hồ sơ hoặc chỉ đạo nhân viên thẩm định phải thực hiện theo để xét duyệt cho vay Ngoài ra, với chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu lợi nhuận đơn vị đã dẫn đến việc cho vay tràn lan, không tìm hiểu thông tin khách hàng rõ ràng, chính xác, không sàng lọc khách hàng dẫn đến khả năng thu hồi nợ gặp không ít khó khăn Thêm nữa, do áp lực hoàn thành kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu theo quy định nhiều TCTD đã thực hiện tăng trưởng nóng tín dụng, tăng dư nợ lên rất nhiều lần mà đôi khi chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng Điều này thể hiện ở chỗ, dư nợ cuối năm tăng rất nhiều để giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ xuống theo mức quy định dưới 3% Đến năm tài chính tiếp theo có thể sẽ phát sinh nợ xấu từ các hợp đồng vay vốn được ký trong giai đoạn này do không sàng lọc, thẩm định hồ sơ khách hàng một cách kỹ càng

Xuất phát từ nhân viên tín dụng: Lựa chọn bất lợi đối với các TCTD khi nhân viên tín dụng nhận hối lộ của khách hàng để thẩm định sơ sài, không tra cứu thông tin khách hàng trên hệ thống của CIC về lịch sử tín dụng của khách hàng, xét duyệt cho vay đối với các dự án có rủi ro cao, khách hàng có năng lực tài chính thấp, thiếu trách nhiệm, yêu cầu cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ trước khi xét duyệt cho vay Ngoài ra, rủi ro đạo đức từ nhân viên tín dụng có thể xảy ra trong quá trình giải ngân hoặc giám sát các khoản vay, các nhân viên trong một TCTD thông đồng với khách hàng, lơ là trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn do được khách hàng bồi dưỡng, lót tay Điều này dẫn

Trang 9

đến việc cấp tín dụng vào những dự án không khả thi, khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc sẽ trả nợ không đúng hạn dẫn đến nợ quá hạn đặc biệt là nợ xấu tăng cao.

Theo Lê Khương Ninh (2010) có đề cập đến việc các TCTD cũng chưa thật sự quan tâm đến việc lưu trữ và xử lý thông tin tín dụng có được một cách có hệ thống để đánh giá rủi ro tín dụng bài bản Điều này dẫn đến sự lựa chọn bất lợi đối với TCTD

Trong hoạt động của các TCTD, bên cạnh rủi ro đạo đức xuất phát từ phía TCTD mà rủi ro đạo đức cũng có thể xuất phát khách hàng

Thứ nhất, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã ký trong hợp đồng tín dụng Trong trường hợp này, người đi vay luôn là người am hiểu năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của họ, mục đích sử dụng các khoản vay trong khi các TCTD thì không nắm rõ khách hàng mà chỉ đánh giá khách hàng bằng các phương pháp định giá dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Từ những vấn đề nêu trên dẫn đến rủi ro khách hàng không trả nợ vay đúng hạn cho TCTD do rủi ro đạo đức gây ra nếu họ sử dụng vốn vay không hiệu quả

Thứ hai, ở mức độ nghiêm trọng hơn mang tính chất cố ý, lừa đảo bằng những thủ đoạn tinh vi của khách hàng Dẫn chứng cho điều này có thể thấy có những khách hàng để có thể được vay vốn tại các TCTD họ đã dùng mọi cách để vay được vốn Trong đó có cả việc họ chỉnh sửa báo cáo tài chính, giả mạo giấy tờ hoặc ký khống các hợp đồng để vay vốn Thực tế tại thị trường tài chính Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hậu Giang nói riêng đã xảy ra trường hợp này Do đó, nếu các TCTD không tuân thủ đúng quy trình hoặc không giám sát chặt chẽ quy trình kiểm tra việc sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi vay vốn sẽ dẫn đến rủi ro sau khi ký kết hợp đồng tín dụng

3 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C

Như đã phân tích về những bất lợi của thông tin bất đối xứng TTBĐX làm tăng rủi ro và giảm lợi nhuận của TCTD Do vậy, khi giải ngân một khoản vay nào đó TCTD xem xét, đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh, tiêu chí để đưa ra quyết định Mô hình 6C sau đây được áp dụng tương đối phổ biến để đo lường rủi ro tín dụng (Trần Huy Hoàng, 2011):

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng, …

- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn

Trang 10

trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán …

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương quy định theo từng thời kỳ

- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng

Tuy vậy, việc áp dụng và đánh giá dựa vào mô hình phụ thuộc và trình độ của người sử dụng

4 Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN

Rủi ro sai hẹn là một trong những loại của rủi ro tín dụng Rủi ro sai hẹn là rủi ro các khoản cho vay khi đến hạn thanh toán theo hợp đồng tín dụng đã ký kết mà khách hàng chưa có khả năng thanh toán, thực hiện theo đúng thời hạn của hợp đồng có khả năng khó thu hồi vốn Theo đó, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TCTD Vì vậy, tác giả phân loại mức độ rủi ro sai hẹn trên cơ sở rủi ro tín dụng Thông tư 02) của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cuat TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Việc phân loại nợ theo Thông tư 02 chia làm 5 nhóm nợ:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả

- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn

Theo đó, tác giả xây dựng mô hình đa biến đo lường RRTD tương ứng

Ngày đăng: 10/10/2017, 13:44

Xem thêm: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sai hẹn nợ ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hậu Giang

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w