1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)

103 719 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 171,1 KB

Nội dung

Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li (LV thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ LĨNH

TIỂU THUYẾT TRINH THÁM – KINH DỊ CỦA DI LI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH

Thái Nguyên – 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luậnvăn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lĩnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm

ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại họcKhoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,giúp đỡ trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viênhướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trongsuốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đãgiúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lĩnh

3

Trang 4

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 4

2.Lịch sử vấn đề 4

3.Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 6

4.Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 7

5.Phạm vi nghiên cứu 8

6 Cấu trúc của luận văn 8

7.Đóng góp của luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 TIỂU THUYẾT TRINH THÁM – KINH DỊ CỦA DI LI TRONG VĂN XUÔI TRẺ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 10

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 10

1.1.1 Giới thuyết về truyện trinh thám 10

1.1.2 Giới thuyết về truyện kinh dị 13

1.1.3 Truyện trinh thám – kinh dị trong văn học Việt Nam hiện đại 18

1.1.4 Sự kết hợp hài hòa truyện trinh thám và truyện kinh dị trong sáng tác của Di Li 21

1.2 Nhà văn Di Li và những sáng tác đặc sắc trong văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại 23

1.2.1.Tiểu sử 23

1.2.2 Quá trình sáng tác 24

1.2.3 Sáng tác của Di Li trong văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại 26

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2 CỐT TRUYỆN, TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM - KINH DỊ CỦA DI LI 30

2.1 Cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 30

2.1.1 Khái niệm Cốt truyện 30

2.1.2 Một số kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 31

2.2 Tình huống truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 39

Trang 5

2.2.1 Khái niệm Tình huống truyện 39

2.2.2 Một số kiểu tình huống truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 41

2.3.Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 51

2.3.1 Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học 51

2.3.2 Một số kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 54

2.3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của

Di Li 61

Tiểu kết chương 2 75

Chương 3 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM- KINH DỊ CỦA DI LI 76

3.1 Khái niệm không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 76

3.1.1 Khái niệm Không gian nghệ thuật 76

3.1.2 Khái niệm Thời gian nghệ thuật 77

3.2 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 78

3.2.1 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li 78

3.2.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám và kinh dị của Di Li 88

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học Việt Nam đang trên con đường đổi mới, tìm tòi với những nỗlực cách tân đáng chú ý Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo, thể tài văn học trinhthám – kinh dị là một lối đi rất độc đáo, mới mẻ, hứa hẹn nhiều vấn đề thú vịcần được tìm hiểu, đánh giá Việc nghiên cứu thể tài này sẽ giúp cho chúng ta

có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, khách quan và công bằng hơn về một dòng vănhọc lâu nay vốn chưa thực sự được quan tâm đúng mức ở Việt Nam

Di Li là một nhà văn trẻ đã gây tiếng vang trên văn đàn với tư cách làmột trong những tác giả tiên phong và thành công với dòng văn học trinh thám– kinh dị Sáng tác của chị đã được bạn đọc yêu mến và tìm đọc, được một sốnhà nghiên cứu - phê bình văn học tìm hiểu và đánh giá cao Tiểu thuyết của

Di Li đã kết hợp được các đặc trưng nghệ thuật cơ bản của truyện trinh thám truyện kinh dị để tạo ra một thể tài văn học mới mẻ, hấp dẫn Có thể nói, đây

-là cây bút nữ đầu tiên sáng tác thành công thể tài văn học này ở Việt Nam.Nghiên cứu tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li, chúng tôi mong muốnkhông chỉ góp phần nhận diện, khẳng định giá trị của tác phẩm, đóng góp củanhà văn vào thành tựu chung của văn học nước nhà mà còn để nhận thức rõhơn các khuynh hướng sáng tác đa dạng phong phú của văn xuôi trẻ Việt Namđương đại Mặc dù tác phẩm của Di Li chưa được giảng dạy trong nhà trườngnhưng là một giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT, sau khi thực hiện đề tàinày, chúng tôi mong muốn có thêm tư liệu tham khảo để giảng dạy tốt hơnphần văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường

2 Lịch sử vấn đề

Di Li là cây bút trẻ đầy bản lĩnh và cá tính khi dám mạnh dạn đi vàomột con đường sáng tác hấp dẫn những cũng rất chông gai, đó là văn họctrinh thám, kinh dị - hai thể tài đòi hỏi sức tưởng tượng phi thường Hai cuốntiểu thuyết “Trại Hoa Đỏ” và “Câu lạc bộ số 7” của Di Li với sự kết hợp giữa

Trang 7

chất trinh thám và kinh dị đã thực sự gây bất ngờ với độc giả cũng như giớinghiên cứu phê bình Đến nay, trước một kiểu loại sáng tác mới mẻ của mộttác giả còn trẻ tuổi, vẫn chưa có nhiều những bài viết nghiên cứu về tác phẩmcủa Di Li Đây là một khoảng trống mà chúng tôi mong muốn được lấp đầy.

Theo khảo sát của chúng tôi, mới chỉ có một số bài báo phân tích, đánhgiá về tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li Nhìn chung các bài viết đềukhẳng định sự đổi mới của Di Li trong tiểu thuyết là sự kết hợp giữa trinhthám và kinh dị Tuy nhiên, vấn đề tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Lichưa ai đặt ra như một đối tượng nghiên cứu thực sự Dẫu sao, những nhậnxét của các tác giả đã cho chúng tôi những gợi ý quý báu để đi vào nghiêncứu

Nhà văn Trần Thanh Hà trong một bài báo nghiên cứu về truyện trinhthám của Việt Nam đã nhận xét: “Truyện trinh thám, cũng như truyện kinh dị,rùng rợn, đều đã có ở Việt Nam từ thế kỷ trước với những tác phẩm của Thế

Lữ, Hồ Dzếnh(bút danh Lưu Thị Hạnh) Nhưng gần đây, hai thể loại nàykhông phát triển Di Li là nhà văn nữ đầu tiên tạo nên hình thức kết hợp giữatrinh thám và kinh dị”

Tiểu thuyết Câu lạc bộ số 7 thu hút được khá nhiều sự quan tâm của

các nhà văn, nhà phê bình Nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong bài viết giớithiệu mở đầu tiểu thuyết này đã đánh giá: “Di Li có một phẩm chất vô cùngquan trọng trong sáng tạo thể loại trinh thám, đó là sự kiên nhẫn hay khả năng

mai phục Kiên nhẫn gieo những chi tiết quan trọng một cách tưởng vô tình và

rải rác trong từng trang sách nhưng với một ý đồ rõ ràng và thông minh.Chính điều đó làm nên hiệu quả là diễn biến của vụ án hoàn toàn diễn ra như

nó ở ngoài đời chứ không phải sự sắp đặt của tác giả Yếu tố này làm nên sựhồi hộp cho tác phẩm” Lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Việt Hà trong trangbìa sách tiểu thuyết này thì nhận định: “Văn chương trinh thám của người Việt

vốn đã khẳng định được chân diện của mình Với Câu lạc bộ số 7, sự xác tín

đó càng rõ nét Một cuốn tiểu thuyết lãng mạn trẻ trung đẫm đầy ly kỳ,

Trang 8

được viết dưới một chủ đề khá lạ ở ta Những tội ác mang màu sắc nghi lễ tôn

giáo, cho dù đấy chỉ là một tà giáo Sau Trại Hoa Đỏ, Di Li đích thực là một

khuôn mặt hiếm hoi của thể loại tâm lý hình sự xã hội Việt Nam” Cũng trong

lời giới thiệu ở trang bìa sách tiểu thuyết Câu lạc bộ số 7, đạo diễn Quốc

Trọng đã có nhận xét: “Câu chuyện khiến người đọc bị cuốn theo một cách

mê mụ bởi các chi tiết và tình huống Chính sự đan cài khéo léo các tình tiếttưởng chừng vô nghĩa đã khiến độc giả luôn bị nhầm lẫn trong việc đoán địnhcâu chuyện Tội ác, một khi được nhào nặn với đức tin bệnh hoạn và mùquáng, sẽ trở thành thảm họa của cộng đồng Căng thẳng Hồi hộp Trộn lẫnkhông khí đôi phần ma mị dường như vẫn là phong cách mang đậm chất Di Li

trong Câu lạc bộ số 7”.

Tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ được nhà văn Trần Thanh Hà tâm đắc giới

thiệu: “Trinh thám đòi hỏi bản lĩnh và sự tính toán chi li, người không bản lĩnhchỉ lừa được độc giả trong vài quãng Di Li lừa độc giả cho đến khi kết thúc.Nói theo một hình tượng trong tác phẩm, Di Li là người giỏi chơi ma trận và đãchơi thắng”

Trong bài viết Một vài đặc điểm tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di

Li (Tạp chí Văn nghệ quân đội, 01/2017), tác giả Trần Thị Vân đánh giá:

“Điểm làm nên sức hấp dẫn nhất của tiểu thuyết trinh thám là sự bất ngờ, kịch

tính Tiểu thuyết của Di Li cũng không ngoại lệ Với Trại Hoa Đỏ và Câu lạc

bộ số 7, yếu tố bất ngờ và kịch tính thể hiện rõ nét trong cách sắp đặt các chi

tiết của tác giả và ở cái kết Di Li thường đưa người đọc từ bất ngờ này đếnbất ngờ khác, có những khi tưởng chừng như các sự kiện không hề có sự liênquan với nhau, nhưng đến cuối cùng lại có mối liên hệ vô cùng mật thiết, làm

cơ sở để soi sáng cho vấn đề đã được nói đến”

Như vậy, có thể thấy, dù đã có một số ít bài báo nghiên cứu, bài viếtđánh giá về tác phẩm của Di Li, nhưng chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức độkhái lược và tính chất giới thiệu

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

Trang 9

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các phương diện cốt truyện,tình huống truyện, hình tượng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật,không gian và thời gian nghệ thuật trong hai tiểu thuyết trinh thám - kinh dị

“Trại Hoa Đỏ” và “Câu lạc bố số 7” của Di Li Tuy nhiên, phong cách là mộtchỉnh thể, cho nên luận văn có lúc phải mở rộng sự quan tâm đối chiếu đếnmột số phương diện khác trong sáng tác của các nhà văn đương thời

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến ba mục tiêu:

Thứ nhất, xác định cơ sở lý thuyết cho việc giải quyết đề tài, từ đó phântích làm rõ những đặc trưng nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết trinhthám - kinh dị của Di Li

Thứ hai, nhận diện cá tính sáng tạo độc đáo của Di Li trong sự so sánh

mở rộng với các tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kinh dị ở Việt Nam Từ đó,khẳng định tài năng, đóng góp của Di Li trên văn đàn đương đại

Thứ ba, thông qua phân tích, khẳng định giá trị của tác phẩm và cá tínhsáng tác của nhà văn Di Li, chúng tôi mong muốn góp phần nhận diện vàkhẳng định giá trị các khuynh hướng sáng tác trong văn xuôi trẻ Việt Namhôm nay

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết trinh thám - kinh dị “Trại Hoa Đỏ” và “Câulạc bộ số 7” của Di Li

- So sánh mở rộng tới một số tác phẩm thuộc thể tài truyện trinh thám, truyệnkinh dị ở Việt Nam như tác phẩm của Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Lan Khai

- Phân tích và đánh giá những giá trị của tác phẩm, cá tính sáng tạo của nhà văn

Di Li

Trang 10

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, đối tượng của đề tài, luận văn, chúngtôi sử dụng đồng bộ các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại: sử dụngphương pháp này để phân tích tiểu thuyết của Di Li ở các yếu tố của thể tàitrinh thám – kinh dị

- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: sử dụng phương pháp này để tiếp cận,cắt nghĩa, lí giải tiểu thuyết của Di Li một cách khoa học, hệ thống

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, xã hội học): sử dụngphương pháp này để nghiên cứu tiểu thuyết của Di Li đặt trong mối quan hệvới các ngành khoa học liên quan, giải quyết các vấn đề tâm lí học, phápluật.v.v

- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số thao tác nghiên cứu văn học quenthuộc như so sánh, thống kê, liệt kê: sử dụng các thao tác này nhằm đưa ranhững cứ liệu và định lượng để nhận định, đánh giá vấn đề, làm sáng tỏ cácluận điểm

5 Phạm vi nghiên cứu

Do khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu haitiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li là “Trại Hoa Đỏ” (NXB Công an nhândân, năm 2009) và “Câu lạc bộ số 7” (NXB Lao động, năm 2016) Trong quátrình thực hiện luận văn, chúng tôi còn so sánh đối chiếu với những tác phẩmtruyện trinh thám và truyện kinh dị khác khi cần thiết

6 Cấu trúc của luận văn

Gồm 3 phần:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung: chia làm 3 chương

+ Chương 1: Tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li trong văn xuôitrẻ Việt Nam đương đại

Trang 11

+ Chương 2: Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật trong tiểu thuyếttrinh thám - kinh dị của Di Li

+ Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

- Phần kết luận

- Phần tài liệu tham khảo

7 Đóng góp của luận văn

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu toàn diện, hệ thống về tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li

- Ban đầu xác lập một số đặc trưng nổi bật của thể tài tiểu thuyết trinh thám kinh dị

- Khẳng định ưu điểm và hạn chế của tác phẩm cũng như đóng góp của nhà vănvào thành tựu của văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT TRINH THÁM – KINH DỊ CỦA DI LI

TRONG VĂN XUÔI TRẺ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Giới thuyết về truyện trinh thám

Truyện trinh thám là tập hợp những tác phẩm văn học xoay quanh một

vụ án, một hành trình điều tra Câu chuyện được tổ chức theo sự vận độngtuyến tính, trong đó thám tử, tội phạm và tất cả các nhân vật liên quan đếnhành trình kiếm tìm không nằm ngoài định hướng làm sáng tỏ điều bí ẩn Thểtài văn học này bùng nổ trong xã hội phương Tây, bắt nguồn từ Mỹ, nở rộ ởAnh, Pháp và sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như Nga, Nhật,Trung Quốc Văn học trinh thám bắt đầu từ phương Tây, có mầm mống từKinh Thánh với truyền thuyết về Abel và Cain, về Daniel…, được tiếp tụctrong các truyện bí hiểm đậm chất duy lí thời kì Khai Sáng (tiêu biểu là tácphẩm “Zadig” của Voltaire), và đến thế kỉ XIX, văn học trinh thám chính thứckhai sinh với các sáng tác của nhà văn Mĩ E.A Poe Nhiều tác phẩm đã trở

thành niềm đam mê của đông đảo bạn đọc, như Bí mật của Marie Roget, Mi cũng là một con người của E.A.Poe, Dải băng lốm đốm, Thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle, Mười người da đen nhỏ của Agatha Christie, Độc giả thứ 7, Đề thi đẫm máu của Lôi Mễ, Người đàn bà ở đầu dây điện thoại của Shizuko Natshuki.v.v Ở Việt Nam, đó là Bàn tay sáu ngón, Kỳ Phát giết người, Chiếc gối đẫm máu của Phạm Cao Củng, Mảnh trăng thu của Bửu Đình, Vàng máu của Thế Lữ, cùng những tác phẩm thuộc thể tài truyện phản gián - tình báo như Ông cố vấn của Hữu Mai, X30 phá lưới của Đặng

Thanh.v.v

Truyện trinh thám chủ yếu gắn với nhu cầu giải trí của độc giả Nhiềunhà văn trinh thám đã coi nhẹ yếu tố văn chương để tập trung vào những tình

Trang 13

tiết gay cấn, li kỳ như một phương thức câu khách Đây cũng là lí do khiếntruyện trinh thám dù thu hút đông đảo số lượng độc giả nhưng vẫn bị xếp vàokhu vực cận văn học, văn học bình dân Tuy nhiên, trong tiến trình vận độngphát triển, văn học trinh thám đã có nhiều thay đổi để tiếp tục con đườngchinh phục độc giả với những đòi hỏi thẩm mỹ khắt khe hơn.

Bàn về văn học trinh thám, TS Nguyễn Văn Tùng đã nhận định rằng:

Sự ra đời của văn học trinh thám đáp ứng nhu cầu của nhân loại nhằm nângcao thức thức tự vệ, khả năng phát hiện và chống lại cái ác; rèn cho conngười tư duy loogic, khả năng phán đoán chính xác và phản ứng nhanh [theo

Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm, NXB Giáo dục Việt Nam,

tr162]

Là thể tài văn học thứ yếu, tiểu thuyết trinh thám (policier) trong cáchgiải thích thuần túy nhất, là không phải tiểu thuyết đen, tiểu thuyết phản giánhoặc tiểu thuyết li kì, giật gân (thriller), mà là tiểu thuyết trinh thám về ẩnngữ, trong đó người đại diện có một không hai là Agatha Christie đã sản sinh

ra những tác phẩm làm say mê nhất và có nhiều đổi mới nhất trong văn học.Việc xuất bản mới đây những tác phẩm cuối cùng của ba “nữ hoàng về tội ác”P.D.James, E.Georgeet, R.Rendell đã mang lại cho văn học bằng chứng về cácbậc thầy của thể tài này Nếu, kể từ Tiểu thuyết Mới, tính hiện đại dường như

đã tước đi từ tiểu thuyết khuynh hướng trần thuật của nó, thì tiểu thuyết trinhthám, ngược lại, đã cáng đáng trọn vẹn cái chức năng đầu tiên và cơ bản nàycủa văn học, ở điểm là ngày nay dường như chỉ còn duy nhất các nhà văn tiểuthuyết trinh thám là những người còn biết kể những gì một câu chuyện muốnkể

Trung tâm của một tiểu thuyết trinh thám không phải là tội ác mà làcuộc điều tra: “Cái chết thật đáng tò mò, bạn có thấy thế không? Khi conngười chết vì bệnh tật, đó thật là tàn nhẫn, vô lí, nhưng đó lại là cái chết thực

sự Khi họ chết vì các tội ác, vì bọn giết người, bọn ám sát, cái chết lại trở nên

Trang 14

trừu tượng Giống như là giải pháp về cái bí ẩn đã xảy ra từ trước Giống như

ta đang sống trong tiểu thuyết trinh thám vậy” (Chủ nhật rực rỡ, phim của

Franỗois Truffaut, 1983) Trong tiểu thuyết trinh thám, cái chết không xuấthiện như là sự phi lí, quá đáng, không thể tưởng tượng được, mà nó, giốngnhư trong một phương trình, một ẩn số thích hợp để cấp cho nó một giá trị.Cái chết đó xui nên cuộc điều tra về ý nghĩa mà không gây sợ hãi hoặc làmxáo trộn

Sự sâu sắc của tiểu thuyết trinh thám là không được có ở đó bất cứ mộtcái nhìn, một ý thức hệ, một chủ nghĩa tượng trưng nào coi đó như là ý nghĩa

và sự phong phú của truyện kể; truyện kể trinh thám là chính nó ở sự sáng tỏthực sự của nó, trong chừng mực mà nó bị phụ thuộc vào một ẩn ngữ Những

“tiểu thuyết đen”, như các tác phẩm của James Ellroy, Ed McBain, Lieberman,đều được biểu lộ qua một trạng thái căng giữa những khả năng bất tận củatính mơ mộng, có thể nhập vào những luận đề về con người, thế giới, xã hội,Chúa trời, với sự lôgic thuần túy mang tính tự sự và tuyến tính của tiểu thuyết

trinh thám Bởi vì tiểu thuyết trinh thám không phải là gì khác hơn là “truyện

kể vị truyện kể”, cũng giống như “nghệ thuật vị nghệ thuật” Trong truyệntrinh thám, không có gì là “cho không” cả: mọi thứ được viết ra đều có một lí

do tồn tại- giống như thế giới của tiểu thuyết trinh thám bị chi phối bởi một

“nguyên lí về lí do đầy đủ”: “Chẳng có gì xảy ra mà không có lí do đầy đủ,nghĩa là không có gì xảy ra mà không thể được đối với người hiểu biết tươngđối các sự vật để mang lại một lí do đủ xác định tại sao nó lại như vậy, mà

không phải khác đi” (Leibniz, Những nguyên lí của Tự nhiên và của Ân sủng, 1714).

Là công trình của lí tính, tiểu thuyết trinh thám trình bày ngay tức thìnhư một cuộc điều tra về sự thật Nhưng cái sự thật đó không cư trú ở ngoài -văn bản, phó mặc cho độc giả và cho những kiến giải của họ: trong một cuốntiểu thuyết trinh thám, tất cả đều được nói ra, nói đúng ra, là để tưởng tượng.Không hề có một “khoảng trống”, một sự bí ẩn nào, trừ cái người biết ai đã

Trang 15

giết người Nhưng ngay cả sự bí ẩn đó cũng không phải chỉ có một, bởi vì sựgiải quyết chỉ được thấy ở đâu đó trong những gì đã được miêu tả và đãđược biết đến Khuynh hướng tự nhiên của độc giả là tin rằng sự thật cầnphải được sáng tạo, nó nằm ở những chỗ sâu xa của truyện kể và rằng sự lígiải phải có những nỗ lực mới đưa được ra ánh sáng Vậy mà, sự thật thì vẫnluôn luôn ở đó, nó không bị lộ ra, nhưng là hồi ức độc giả sẽ nhớ lại, vào lúccuối truyện rằng văn bản đã giấu nó ngay từ đầu Mối liên quan với sự thật

và nguyên lí của lí do đầy đủ đã tổ chức nên điều đó (toàn bộ những gì đượcviết ra đều bị phụ thuộc vào cốt truyện, cốt truyện ở đây là lí do cuối cùng)

đã khiến tiểu thuyết trinh thám là một phản - tiểu thuyết

1.1.2 Giới thuyết về truyện kinh dị

Khi công chúng bắt đầu chán chê các loại tiểu thuyết, nhất là tiểuthuyết hiện thực vốn đã chiếm ưu thế từ năm 1860 thì họ bắt đầu tìm kiếmnhững thể tài mới Dĩ nhiên là vẫn còn nhiều người đọc các loại tiểu thuyết

ấy, nhưng riêng những độc giả tinh tế, sâu sắc và đòi hỏi cao hơn thì lạimuốn có một cái gì đó khác với việc miêu tả trung thực thế giới khách quanhay những con người trong đời thực Văn học loại này phụ thuộc quá nhiềuvào logic, lý trí và những chuẩn mực của xã hội nên nhiều khi đã tỏ ra đơnđiệu và cứng nhắc

Tất cả những ai khao khát một sự thật sâu sắc và một điều gì đó như là

sự tiết lộ đều quay sang thể tài kinh dị với nhiều hy vọng Họ linh cảm rằngchỉ có thể tài này mới có thể đáp ứng được những nguyện vọng sâu kín nhấtcủa họ Yếu tố kinh dị có thể được nuôi bằng sự hoang tưởng, đôi khi là sựcuồng loạn, nhưng nó luôn được nuôi bằng niềm hy vọng của độc giả

Hầu hết các giới đều phản đối các nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị.Những người có thần kinh mạnh mẽ thì không thích những chi tiết ma quái

vì họ luôn nhớ là ngày xưa ở trường, người ta đã dạy họ rõ ràng là một vớimột là hai Những người theo đạo Thiên Chúa giáo thì ngờ rằng các nhà văn

Trang 16

viết truyện kinh dị đã về phe với quỷ dữ Những kẻ cầu tiến thì trách móccác nhà văn, cho rằng họ không quan tâm đến những vấn đề chính trị và giớitrí thức nửa mùa thì chỉ coi truyện kinh dị là một thứ sách đọc thêm để rènluyện phong cách viết văn… Thế nhưng số còn lại, dù là số ít, vẫn ủng hộcác nhà văn viết truyện kinh dị: đó là những kẻ hiếu kỳ, những người hay lo

sợ, những kẻ nhiệt thành hăng hái, những kẻ không mang đầu óc thủ cựu…Nói tóm lại, đó là tất cả những ai muốn tìm kiếm một điều gì đó khác vớinhững cái đã thấy trong đời thường

Thật tiếc khi người ta cho là yếu tố kinh dị gắn liền với sự điên rồcuồng loạn hay những trò phù thủy Thực ra, kinh dị là một hiện thực đượcnhìn dưới một con mắt khác Yếu tố kinh dị cho phép các nhà văn đề cập cácvấn đề liên quan đến chúng ta, miêu tả bằng những từ ngữ cụ thể, nhữnghình ảnh sinh động rút từ những chuyện xảy ra trong đời sống thường ngày:thời gian, định mệnh, thế giới bên kia, bộ mặt của Chúa Trời, sự cứu rỗi,tình yêu… Các nhà nghiên cứu thần học và triết học cũng đã đề cập đến cácvấn đề này một cách sâu sát hơn nhưng tiếc thay, hiểu được họ chỉ có nhữngngười có trình độ nhận thức cao hoặc có đầu óc cao siêu như họ Các nhàvăn viết truyện kinh dị trái lại dùng những hình ảnh, những biểu tượng,những phép liên tưởng… đôi khi cũng hơi mạo hiểm, để làm cho mọi ngườihiểu được điều họ muốn nói Họ thường khắc họa bằng những hình ảnhthông thường bên ngoài: một bông hồng với sự liên tưởng đến mùa xuân,đến một thiếu nữ, đến máu hay lòng ham muốn Điều quan trọng là phảinhìn bông hoa ấy theo một cách riêng biệt nào đó Các nhà văn không hềthay đổi đối tượng phản ánh Họ chỉ nhân lên ý nghĩa và quyền lực của cácđối tượng ấy Họ không hề bóp méo thế giới khách quan mà chỉ đưa ra mộtcách nhìn mới về cái thế giới ấy

Chỉ có yếu tố hoang đường, kỳ bí và yếu tố thần tiên là liên kết vớiyếu tố kinh dị Tất cả những cái còn lại đều là đối kháng hoặc xa lạ với nó

Trang 17

Nếu văn học về khoa học viễn tưởng có một nền tảng khoa học với các giảthuyết về sự tồn tại của sinh vật ở các hành tinh khác, sự tồn tại của các quyluật sinh học khác… thì văn học kinh dị chỉ quan tâm đến một điều: thể xác

và linh hồn của con người ở ngay trên hành tinh này mà thôi Ngược với cácnhà văn khác, tư tưởng của các nhà văn viết truyện kinh dị thường là phi lý:

tư tưởng ấy không hề lưu tâm đến cái gì khác ngoài những nguyên tắc vànhưng phương thức thuộc về lĩnh vực thơ ca Một nhà văn viết thể tài nàythường chỉ chú ý đến những điều kỳ diệu của cái thế giới bên trong của conngười Họ xem nhẹ cái mà người ta gọi là thực tại Một nửa cuộc đời mình,con người dùng để ngủ và họ chỉ thức trong một nửa còn lại Thế nhưngPascal đã từng tự hỏi: “Không biết là một nửa cuộc đời mà chúng ta ngỡrằng mình thức kia có phải cũng là một loại giấc ngủ hơi khác biệt với giấcngủ thực hay không, cái giấc ngủ mà trong đó chúng ta thức mà vẫn nghĩrằng mình đang ngủ” Các nhà văn viết truyện kinh dị cũng thế Lẫn lộn giữamộng và thực, thích mộng hơn thực, họ mạnh dạn và hăm hở lao vào khámphá cái thế giới xa lạ, kỳ bí và rùng rợn, sản phẩm của chính cái trí tưởngtượng vô cùng phong phú của mình

Sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng những người đọc tiểu thuyết kinh dị luônbằng lòng với những gì mà các nhà văn viết theo thể tài ấy đem đến cho họ

Dù nhàm chán cái đơn điệu của các loại tiểu thuyết khác, và say mê tìmkiếm một cái gì đó mới hơn, thế nhưng người đọc cũng không muốn nhữngchi tiết thường gặp trong các cuốn tiểu thuyết kinh dị làm xơ cứng tâm hồnmình Lúc đầu, công chúng dễ dàng bị lôi cuốn bởi các yếu tố rùng rợn, maquái… Thế nhưng dần dà, họ trở nên quen thuộc với những thứ đó Loại tiểuthuyết đen (roman noir) khi mới xuất hiện đã tạo ra những cơn sốt trong giớiđộc giả Thế nhưng dần dần, nó trở nên quen thuộc đến độ người ta có thể rút

ra một “công thức chung” như “cách thức làm bánh” cho kết cấu của mộtcuốn tiểu thuyết loại này: Một lâu đài cổ xưa mà một nửa đã đổ nát; Một bàgià chết treo với nhiều nhát dao đâm ở cổ; Một hành lang dài có nhiều cánh

Trang 18

cửa trổ ra mà đa số là những cánh cửa bí mật; Ba xác chết đẫm máu; Trộm,cướp thao túng; Một liều lượng vừa đủ những lời thì thầm, những tiếng rên latắt nghẹn và những tiếng động kinh hoàng… Tất cả những “vật liệu” trênđược trộn kỹ vào nhau, thêm “mắm, muối, gia vị” rồi chia làm ba phần hay baquyển Thế là có một cuốn tiểu thuyết đen dành cho tất cả những ai muốn giảitrí trước khi đi ngủ.

Đồng thời, tiểu thuyết kinh dị càng khó gây được sự chú ý của độc giảhơn Những hồn ma vật vờ, những con quỷ hung tợn, những ngôi nhà mồ âm

u, những khu nghĩa trang hoang vắng lạnh lẽo… mà người ta đã gặp đầy dẫytrong các quyển tiểu thuyết càng lúc càng khó tạo “ép-phê” hơn Một lớp độcgiả mới được hình thành, tinh thế, sâu sắc và đòi hỏi cao hơn Họ chờ đợinhững tác phẩm mới không những chỉ đơn giản kéo căng các dây thần kinhcủa họ mà còn phải làm cho họ chao đảo thật sự và trở nên sâu sắc bằng cách

đi tìm ở đó những sợi dây bí ẩn làm rung lên những nỗi kinh hoàng mà trước

đó họ chưa bao giờ biết tới

Các nhà văn viết truyện kinh dị có cái chung là đều xây dựng tác phẩmcủa mình dựa trên yếu tố rùng rợn Tuy vậy, ở mỗi người, kết cấu truyện, cáchxây dựng nhân vật, cách mô tả các sự kiện, cách sử dụng các chi tiết gây rùngrợn, phong cách viết… lại mang những sắc thái hoàn toàn riêng biệt Các tácgiả tên tuổi trong làng văn học kinh dị rất đông đảo: Hoffmann, Edgar Poe,Hitchcock, Mérimée, Maupassant, Villiers de L’Isle - Adam, AlexandreDumas, Walpole, Maturin, Samuel, Beckett… nhưng nổi bật nhất làHoffmann, Edgar Poe, Hitchcock và Prosper Mérimée

Hoffmann (nhà văn Đức, thế kỷ 18) đến với văn học kinh dị ngoài ýmuốn, mặc dù ở lĩnh vực này, ông đã đạt được nhiều thành công rực rỡ.Hoffmann không thuộc những người ngay từ lúc mới trưởng thành đã thẳngthừng tuyên bố: “Hoặc văn chương hoặc không gì cả” Trong các truyện kinh

dị của mình, Hoffmann rất ít sử dụng những chi tiết kỳ diệu, sự xuất hiện của

Trang 19

các oan hồn, ma cà rồng hay người sói… Yếu tố kinh dị trong truyện của ôngnằm ở nội tâm: ông miêu tả những hoang tưởng tồn tại một cách oan nghiệttrong ý thức của con người rồi được bộc lộ trong những giấc mơ, những cơn

mê sảng, những ảo giác hay những cơn sợ hãi cuống cuồng Hoffmann khôngnhằm vào yếu tố siêu nhiên như các nhà đạo đức và các nhà văn có tầm cỡtrước ông đã làm Trái lại, ông tiếp tục phân tích con người, nhưng trong mộtlĩnh vực hoàn toàn khác Cuốn “Rượu thuốc của con quỷ” là quyển sách cógiá trị nhất của Hoffmann vì nó mang cả hai chủ đề được coi là chính yếu củaông: sự điên loạn và thế lực của cái ác Truyện viết về một thầy dòng tên làMédord Bị giằng xé giữa trời cao và hỏa ngục, Médord đã uống một thứ rượuthuốc của quỷ và trở thành một kẻ bị quỷ ám phạm vô số tội sát nhân trong vôthức của mình Các truyện nổi tiếng khác của ông là: “Công chúa Brambila”,

“Cái bình vàng”, “Thầy Bọ chét”, “Thái ấp”, “Hồn ma cưới vợ”… Ông khôngchỉ thành công rất lớn ở Đức mà còn ở các nước khác như Anh, Pháp, Mỹ…Nhiều nhà văn trong và ngoài nước thuộc các thể hệ sau ông đã chịu ảnhhưởng rất nhiều từ những truyện kinh dị của Hoffmann

Nếu ở thế kỷ 18, Hoffmann đã giữ một địa vị gần như là độc tôn tronglĩnh vực văn học kinh dị thì sang thế kỷ 19, nhà văn người Mỹ Edgar Poe(1809 – 1849) chính là kẻ “kế vị” Tuy là kẻ “hậu bối”, song Edgar Poe đãgần như vượt hẳn Hoffmann vì ông đã đáp ứng đúng lúc cái thị hiếu của côngchúng ở những năm 1860 về truyện kinh dị: khoa học hơn, nhưng rùng rợnhơn Ở các truyện kinh dị của Poe, tất cả đều có vẻ đúng liều lượng, được tínhtoán chi li, được sắp xếp kỹ càng để đạt tới một cứu cánh Cốt truyện của Poemới đọc sơ qua thì có vẻ điên rồ, hoang đường và phi lý Thế nhưng dướinhững con mắt tinh đời, truyện của ông thực sự là những tác phẩm mang giátrị nhân bản và giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc So với Hoffmann thì có lẽ ởthời đại thực nghiệm, Poe được ưa chuộng hơn và trên thực tế, “Những truyệnkinh dị” của ông đã làm hồi hộp không biết bao nhiêu là độc giả trên toàn thếgiới “Con mèo đen”, “Bọ rầy vàng”, “Vụ án mạng ở đường Morgue”, “Mặt

Trang 20

nạ tử thần đỏ”… lă những truyện được biết đến nhiều nhất trong số câc truyệnkinh dị của Edgar Poe.

Hitchcock được nhắc đến rất nhiều trong lăng văn học bởi câc truyệnkinh dị được ông tuyển rải râc từ câc tâc giả khâc vă giới thiệu lại Câc tuyểntập năy thường mang những tựa đề rất “giật gđn”: “Những truyện ghí rợn”,

“Những truyện gđy sợ hêi”, “Những truyện không nín đọc ban đím”…

Ngoăi “Carmen”,… nhă văn Phâp Prosper Mĩrimĩe (1803 – 1870) cònđược biết đến qua những truyện kinh dị: “Tượng thần Vệ nữ ở Ille”, “Lokis”,

“Những linh hồn trong lò luyện tội”, “Rắn thần Djoumane” Trong số câc tâcphẩm trín, Mĩrimĩe coi “Tượng thần Vệ nữ ở Ille” lă kiệt tâc của mình vẵng quả đê không lầm vì truyện ấy đê được công chúng hoan nghính nồngnhiệt

Nói về văn học kinh dị, mỗi người, mỗi giới đều có những ý kiến khâcnhau: người khen kẻ chí; người tân thănh, kẻ phản đối Dù sao đi nữa, quanhững bước thăng trầm của mình, văn học kinh dị đê luôn từng bước tiến tới

sự hoăn thiện Cuộc đời vô cùng phong phú, đa dạng, con người theo bướctiến của xê hội ngăy căng có nhiều suy nghĩ mới lạ thì thiết tưởng văn họccũng phải đa dạng, phong phú theo thì mới phản ânh đúng cuộc sống, tđm tưtình cảm của con người vă đâp ứng được những nguyện vọng, nhu cầu ngăycăng lúc căng nhiều của họ Có người cho rằng văn học kinh dị câc tâc dụngxấu, nhất lă đối với giới trẻ Trong một chừng mực năo đó thì điều năy cũngđúng Đúng lă không nín đọc văn học kinh dị một câch bừa bêi nhưng tríntinh thần đổi mới tư duy hiện nay, thiết nghĩ cũng không nín nhận xĩt nó mộtcâch thô thiển hăm hồ vă coi đó lă một thể tăi văn học đâng bị chối bỏ vă đăothải

1.1.3 Truyện trinh thâm – kinh dị trong văn học Việt Nam hiện đại

Ở Việt Nam, truyện trinh thâm vă truyện kinh dị đê có từ thế kỉ trướcvới những tâc phẩm của tâc giả Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Hồ Dzếnh (bútdanh Lưu Thị Hạnh), Bùi Huy Phồn, Lí Văn Trương Nhưng trong thời kì

Trang 21

văn học hậu hiện đại, hai thể tài này hầu như không phát triển Nhà văn Di Li

là người đầu tiên tạo nên hình thức kết hợp giữa trinh thám và kinh dị Điều

đó đã tạo nên những tác phẩm có sức hấp dẫn lớn với độc giả trong và ngoàinước Cốt truyện hấp dẫn li kì gợi sự tò mò cho độc giả đi tìm kiếm, giải “mậtmã” và tìm kết quả cho vụ án Tiêu biểu là tiểu thuyết “Trại Hoa Đỏ” và “Câulạc bộ số 7” đã gây được tiếng vang Truyện trinh thám và truyện kinh dị làhai thể tài riêng biệt trong loại hình tác phẩm tự sự ở mỗi thể tài ấy đều đã cónhững tác giả tác phẩm xuất sắc trong kho tàng văn học thế giới nói chung vàvăn học Việt Nam nói riêng Truyện kinh dị (hay còn gọi là giả tưởng kinh dị)

ở phương Tây còn gọi là “tiểu thuyết đen" đã có những tác phẩm xuất sắc

Edgar Poe, ở phương Đông đã có Bồ Tùng Linh với Liêu trai chí dị, ở Việt

Nam ngay trong kho tàng văn học dân gian đã có những tác phẩm mang sắc

màu kinh dị như trong Việt điện u linh, truyện cổ tích Hà ô lôi (cổ tích

Nguyễn Đổng Chi), truyện người lấy ma, truyện tinh con chuột hóa thànhngười chồng gặp gỡ người vợ khi người chồng đi xa

Những truyện ma quỷ trong văn học dân gian Việt Nam đã mang sắc

màu kinh dị Trong văn học viết có Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, tác phẩm của Thế Lữ như "Vàng và máu", đặc biệt trong “Truyện đường rừng” của Lan Khai có “Ai hát giữa rừng khuya''…

Truyện trinh thám cũng đạt được những thành tựu xuất sắc Tác giả tiêubiểu của truyện trinh thám Việt Nam được bạn đọc biết đến nhiều là Phạm

Cao Củng với Vết tay trên trần (1936), Cái kho nhà họ Đặng, Ba viên ngọc bích (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người, Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Đôi hoa tai của bà chúa (1942) Các nhà văn

khác như Thế Lữ, Lê Văn Trương, Bùi Huy Phồn đã viết một số tác phẩm

có tiếng vang trong văn đàn trước năm 1945

Nhưng có sự kết hợp hài hòa đặc trưng và những phẩm chất nghệ thuậtcủa cả hai thể tài này để tạo ra một thể tài văn học mới là truyện trình thám và

Trang 22

kinh dị là không nhiều Di Li là một trong số tác giả đã thành công khi kếthợp những phẩm chất nghệ thuật và sắc thái thẩm mỹ khác nhau để tạo ranhững sáng tạo nghệ thuật độc đáo vừa lôi cuốn trí tuệ của người đọc đi tìmlời giải cho những vụ án tồn tại đến những câu đố hóc hiểm vừa pha trộn sắcthái kì ảo ma quái tạo cảm giác hãi hùng cho độc giả Như vậy, truyện trinhthám và những “câu đố” trí tuệ, truyện kinh dị là những “cú huých” mạnh mẽđến kinh hoàng cho cảm xúc của tâm hồn Khi cả hai phẩm chất nghệ thuật

ấy được kết hợp lại thì hiệu quả nghệ thuật được nhân đôi…

Trong văn học đương đại Việt Nam, truyện trinh thám và truyện kinh

dị có những tác phẩm: Sát thủ online và Có tiếng người trong gió của Nguyễn Xuân Thủy, Phiên bản, Cô mặc sầu và Hồ sơ một tử tù của Nguyễn Đình Tú, Trại Hoa Đỏ, Tầng thứ nhất, Điệu van địa ngục và Câu lạc bộ số 7 của Di

Li Di Li là nhà văn đầu tiên có sự kết hợp hai thể tài trinh thám và kinh dịtrong sáng tác của mình

Tại Trung tâm văn hóa Pháp - L’Espace đã diễn ra buổi tọa đàm “Vănhọc trinh thám Việt Nam và tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Di Li” Nhà

văn nữ ra mắt công chúng tiểu thuyết trinh thám Câu lạc bộ số 7 - tác phẩm

mới nhất của cô Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều gương mặt tên tuổitrong giới văn nghệ như: nhà văn Nguyễn Quang Thiều, nhà phê bình PGS -

TS Văn Giá, nhà văn Võ Thị Xuân Hà, đạo diễn Quốc Trọng, nhà phê bìnhPhạm Xuân Nguyên…

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Chúng ta đã đọc văn học trinh thám từ rất lâu Nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi trả lời câu hỏi như thế nào là trinh thám? Theo tôi khi mà xã hội của chúng ta có nhiều mặt trái, khiến con người ta không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu thì đó là điều kiện để văn học trinh thám phát triển Trinh thám không chỉ là câu chuyện

về một vụ án, nó còn là câu chuyện nhiều lớp lang, đòi hỏi con người ta phải

tư duy logic một cách cao độ".

Trang 23

Dưới con mắt của một nhà phê bình, PGS.TS Văn Giá cho rằng: “Văn học trinh thám có lịch sử từ thế kỷ 19 ở phương Tây và bắt đầu từ những năm 1930 ở Việt Nam Đó là một thể tài nhằm để chỉ một nội dung mà người

ta cố tình giấu đi, cố tình bưng bít Công việc của các nhà trinh thám là phải lật tẩy chúng Để xây dựng tiểu thuyết trinh thám người ta có thể đi theo lối

kể truyện hình sự, hoặc kinh dị Từ những năm 1930, Thế Lữ đã viết truyện trinh thám Nhưng bao giờ ông cũng dùng khoa học để giải thích những câu chuyện của mình Ngày nay, có nhiều vấn đề mà ngay cả khoa học cũng không giải thích được, đó là một điều kiện để trinh thám phát triển".

Sau một số ý kiến trao đổi, tranh luận, nhà văn Di Li đã có những chia

sẻ về cuốn tiểu thuyết Câu Lạc bộ số 7 Sau tiểu thuyết Trại Hoa

Đỏ đến Câu lạc bộ số 7, người đọc tiếp tục theo chân cảnh sát điều tra Phan

Đăng Bách đi phá một vụ án giết người liên hoàn vô cùng nghiêm trọng.Bảy cô gái xinh đẹp liên tục chết vì những lý do bất ngờ Những cái chếtđược ngụy trang khéo léo dưới hình thức những vụ tai nạn Nhưng đằng sau

đó là cả một âm mưu man rợ của nhóm người thuộc thể vô tính Chúng bị

ám ảnh bởi một mẫu người hoàn hảo và giết bảy cô gái trẻ để đánh cắp các

bộ phận trên người họ nhằm tạo ra những mẫu người hoàn hảo ấy

Chia sẻ về quá trình sáng tác, Di Li cho rằng đây là tác phẩm quan

trong nhất của cô Câu lạc bộ số 7 được Di Li sáng tác từ năm 2009 cho đến

2015, là cuốn tiểu thuyết tiêu tốn khá nhiều thời gian và bút lực của nhà văn

Theo chị, trong nền văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nóichung, ăn khách nhất là tiểu thuyết lãng mạn chứ không phải là tiểu thuyếttrinh thám Di Li đầu tư viết tiểu thuyết trinh thám bởi nó là thế mạnh của cô

và nữ nhà văn đã say mê thể tài tiểu thuyết này từ khi còn nhỏ

1.1.4 Sự kết hợp hài hòa truyện trinh thám và truyện kinh dị trong sáng tác của

Di Li

Trang 24

Nhà văn trẻ Di Li đã rất sáng tạo khi kết hợp truyện trinh thám và kinh

dị trong tiểu thuyết “Trại Hoa Đỏ” và “Câu lạc bộ số 7” Trong đó, yếu tố li kìhấp đã dẫn dắt người đọc lạc vào mê cung của trí tuệ Với tiểu thuyết “TrạiHoa Đỏ”, Di Li được coi là người đầu tiên của Việt Nam khai mở một thể tàivăn học mới, kết hợp giữa trinh thám và kinh dị Không những được độc giảyêu mến, trở thành bestseller và tái bản, “Trại Hoa Đỏ” còn được đánh giácao tại các nước trong khu vực Báo chí Hàn Quốc, Nhật Bản ca ngợi Di Linhư là nữ nhà văn đang được yêu mến hàng đầu tại Việt Nam

Truyện trinh thám và truyện kinh dị là hai thể tài độc lập Sự kết hợpgiữa chúng ở Việt Nam thực ra đã xuất hiện từ trước năm 1945 với một sốtruyện ngắn của Thế Lữ, tiêu biểu là truyện ngắn "Vàng và máu" Nhưng có

lẽ, Thế Lữ cũng chưa hề có ý thức rõ ràng về sự kết hợp hai thể tài văn họcnày vào trong sáng tác của mình Bởi sau khi trình làng một số truyện ngắn có

sự kết hợp yếu tố trinh thám và yếu tố kinh dị thì Thế Lữ không sáng tác tiếp

và không để lại một tác phẩm lớn nào Chỉ đến tác phẩm của Di Li, chúng tamới được chứng kiến thích thú với sự giao thoa của hai thể tài kể trên trongnhững tác phẩm dày dặn, gây tiếng vang lớn trên văn đàn, được công chúng

văn học tìm đọc Ở Trại Hoa Đỏ và Câu lạc bộ số 7, cốt truyện trinh thám vẫn

đóng vai trò chủ đạo, tâm điểm là những vụ án, từ đó xuất hiện bộ ba nhân vậtquen thuộc của tiểu thuyết trinh thám Thế giới cũng như ở Việt Nam: thủphạm - nạn nhân - thám tử Tình huống căng thẳng giàu kịch tính, quá trìnhphá án là quá trình giải "câu đố" trí tuệ đầy khó khăn Thủ pháp nghệ thuậtquen thuộc của tiểu thuyết trinh thám cũng được sử dụng dày đặc như: nhữngtình huống đánh lạc hướng để người đọc nhầm lẫn cho việc xác định thủphạm, gây tò mò háo hức; thủ phạm với mặt nạ đẹp đẽ hoặc quái dị để có thểlàm người đọc vừa sợ hãi vừa hiếu kì Nhưng những cốt truyện, nhân vật,tình huống truyện đậm sắc thái trinh thám ấy được đặt trong không gian vàthời gian nghệ thuật rùng rợn, bí hiểm thậm chí ma quái Với những hoàncảnh nghệ thuật đậm sắc thái kinh dị ấy, người đọc không chỉ thích thú hứng

Trang 25

khởi khi đi tìm lời giải đố cho "câu đố trí tuệ" của vụ án mà còn được trải quanhiều cung bậc cảm xúc thẩm mĩ khác nhau gắn với cái bi - cái hài, cái cao cả

- cái thô kệch Và đặc biệt có những khoảnh khắc phải rùng mình bởi sợ hãiđến kinh hoàng Ở đây, Di Li đã sử dụng "con thuyền" kinh dị để chở cốttruyện trinh thám không chỉ đến với trí tuệ, sự nhận thức bừng sáng của độcgiả sau khi khám phá vụ án thành công mà còn đáp ứng một nhu cầu thẩm mĩrất phổ quát của con người Á Đông: tò mò, hiếu kì với những chuyện lạ, hiệntượng lạ vốn không bình thường, không phổ biến trong đời sống quanh ta Ví

dụ như tâm lí thích nghe truyện ma, đọc truyện ma của người Việt Nam Dùtin hay không tin, mọi người vẫn thích thú Đặc biệt trong thế giới quanh tavẫn còn có những hiện tượng kì bí dị thường, khoa học chưa thể cắt nghĩarành rọt Và đây, chính là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng cho thể tài truyệnkinh dị phát triển

Như vậy, Di Li là một trong số rất ít những nhà văn trẻ hiện nay đã thànhcông khi kết tinh được đặc trưng nội dung và nghệ thuật, cũng như thế mạnhcủa hai thể tài truyện trinh thám và truyện kinh dị vào trong tác phẩm đặcsắc của mình

1.2 Nhà văn Di Li và những sáng tác đặc sắc trong văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại

1.2.1. Tiểu sử

Di Li là một nhà văn nữ và là một dịch giả Việt Nam Cô được đánhgiá là cây bút nữ đang nổi với dòng văn học trinh thám - kinh dị, được xem

là hiện tượng của văn học Việt Nam khi rất thành công với thể tài tiểu thuyết

trinh thám kinh dị Trại Hoa Đỏ là tiểu thuyết đầu tay của cô Sau khi cuốn tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ được phát hành năm 2009, báo Yomiuri của Nhật Bản

cũng đưa tin về sự kiện này Cuốn sách mới đây của chị phát hành vào8.3.2013 “Adam và Eva” - chỉ viết về hai giới và những chuyện về tình yêu,hôn nhân - đã lọt vào nhiều danh sách tác phẩm bán chạy

Trang 26

Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh ngày 3 tháng 6 năm 1978tại Hà Nội Cô từng theo học tại trường Phổ thông trung học Việt Đức, tốtnghiệp Cử nhân tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Thạc

sĩ Quản lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Hiện cô là giảng viêntiếng Anh trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội Di Li là hội viênHội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hội viên Hội Nhàvăn và Dịch giả châu Á Thái Bình Dương Mặc dù vậy, không chỉ viết văn,viết báo và dịch thuật, cô còn là một chuyên viên tư vấn trong lĩnh vựcquảng cáo & PR, là giảng viên bộ môn Quan hệ công chúng Tất cả kiếnthức và kinh nghiệm của cô hầu hết đều là tự học

Ngay từ khi trên ghế nhà trường, Di Li đã là một cô học trò “nhất quỷnhì ma”, thậm chí còn là “trùm sò” của những cô cậu “nhất quỷ nhì ma” ấy.Trong “Nhật ký mùa hạ” - kể về tuổi thơ, tuổi học trò, tuổi sinh viên của mình

- Di Li đã kể lại những trò chơi rất nghịch ngợm Thế nhưng, cũng chẳng đứatrẻ hàng xóm nào đọc nhiều sách như Di Li Từ 8 tuổi, Di Li đã đọc Nam Cao,Nguyễn Công Hoan, Tự Lực Văn Đoàn và tiếp tục đọc hầu hết tủ sách củangười cha vốn ham đọc Di Li còn đi thuê truyện ở ngoài và đọc cả những tiểuthuyết “diễm tình ba xu” ở cửa hàng cho thuê

Thời sinh viên, cô học song song hai bằng đại học cùng lúc, lại họcthêm ngoại ngữ thứ ba Vậy mà Di Li vẫn có thời gian làm thêm, làm đủ việc

để tự lập cuộc sống Khi thì thấy Di Li làm điện hoa, lúc lại làm tour guide, tổchức sự kiện, song song đó là viết báo, dịch bài Tốt nghiệp đại học, Di Liđược nhận vào làm giảng viên Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch HàNội và đến nay đã hơn 10 năm cô đứng trên bục giảng Di Li còn là giảngviên thỉnh giảng cho một số trường như Đại học Hòa Bình (dạy môn “Kỹnăng viết trong quan hệ công chúng), Đại học Văn hóa (dạy môn “Tiếng Anhtrong văn học”)

1.2.2 Quá trình sáng tác

Trang 27

So với những người viết cùng lứa như Trang Hạ, Phong Điệp, HoàngAnh Tú thì Di Li bước vào nghiệp văn khá muộn Phải tới sau khi tốt nghiệpđại học, cô mới sáng tác Năm 2000, truyện ngắn “Hoa mộc trắng” - tác phẩmđầu tay của Di Li - ra đời, tiếp sau đó là những sáng tác chậm, đăng rải ráctrên các báo Những truyện ngắn đầu tiên ấy được tập hợp trong cuốn “Tầngthứ nhất” - xuất bản năm 2007 Liền sau đó là tập “Điệu Valse địa ngục” - tậphợp 10 truyện ngắn sáng tác cùng năm.

Với tiểu thuyết “Trại Hoa Đỏ”, Di Li được coi là người đầu tiên củaViệt Nam khai mở một thể tài văn học mới, kết hợp giữa trinh thám và kinh

dị Không những được độc giả yêu mến, trở thành bestseller và tái bản, “TrạiHoa Đỏ” còn được đánh giá cao tại các nước trong khu vực Báo chí HànQuốc, Nhật Bản ca ngợi Di Li như là nữ nhà văn đang được yêu mến hàngđầu tại Việt Nam

Cùng năm 2009, Di Li cho ra mắt tiếp tập truyện ngắn “7 ngày trên samạc” và cuối năm, tập bút ký du lịch “Đảo thiên đường” ra đời, một lần nữalại gây được tiếng vang

Từ năm 2010 đến 2012, Di Li tiếp tục “tấn công” văn đàn bằng 8 cuốnsách “Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường”, “Cocktail thị thành”, “ThápBabel trên đỉnh thác Ánh trăng”, “Chiếc gương đồng”, “Nhật ký mùa hạ”,

“Chuyện làng văn”, “San hô đỏ”, “The Black Diamond” (tập truyện ngắn dochính tác giả và một số dịch giả khác dịch sang tiếng Anh) Điều lạ là mỗicuốn một thể tài: Hài hước, kinh dị, trinh thám, tình cảm lãng mạn, thiếu nhi

và phiếm đàm

Chỉ trong vòng 6 năm, Di Li đã xuất bản tới 23 đầu sách (gồm cả sáchchuyên ngành, sách dịch) Hiếm ai có sức sáng tác tác phẩm dày như Di Li.Cuốn “Adam và Eva” mới ra mắt chỉ viết về hai giới và những chuyện về tìnhyêu, hôn nhân đã lọt vào danh sách bán chạy của Vinabook và nhà thơ LêMinh Quốc cho rằng: “Di Li đã tỏ ra hiểu sành sỏi và cảm nhận lịch lãm về

Trang 28

phẩm chất, tính cách, tính nết, tâm tính của giới Di Li liếc mắt sang giới màyrâu, đôi lúc, tôi có cảm giác như cô đi guốc trong bụng họ”.

Có thể nói, Di Li là một nhà văn trẻ nhưng đầy bản lĩnh, cá tính và đãsớm thu hái được nhiều kết quả đáng nể Phải chăng, đó là thành quả lao độngnghệ thuật sáng tạo và kiên trì của tác giả Nhà văn Di Li đã trao đổi với

chúng tôi suy nghĩ về nghề văn: “Quan niệm của tôi là làm bất cứ nghề gì cũng phải có sự chuyên nghiệp Định nghĩa về sự chuyên nghiệp rất đơn giản,

ấy là khi ta thấy người làm nghề làm công việc của mình một cách dễ dàng, điêu luyện, thiện nghệ, không phạm sai lầm Từ việc đan rổ rá, làm xiếc cho đến ca sĩ trên sân khấu hay viết văn, đều phải khiến cho người ngoài nhìn vào thấy anh là kẻ điêu luyện Để có được sự dễ dàng khi viết, nghĩa là nhà văn viết một cách không nhọc mệt mà vẫn cho ra đời những tác phẩm xuất sắc, thì đồng nghĩa với việc anh phải lăn lộn với vốn sống thực tế và đọc nhiều đến nỗi cái vốn nhà văn có là 100 thì chỉ nên viết ra 1 Như vậy, giống như người làm xiếc trên dây, khán giả thấy nghệ sĩ đi thăng bằng trên không thiện nghệ như một trò chơi, thì cần phải hiểu rằng để đạt được 5 phút vinh quang

đó, người nghệ sĩ đã đổ mồ hôi và nước mắt trên sàn tập đến cả 10 năm trời Cuối cùng thì một nhà văn chuyên nghiệp có thể không phải lúc nào cũng có tác phẩm đỉnh cao, nhưng dứt khoát không thể viết bất cứ thứ gì ở mức trung bình khá”…

1.2.3 Sáng tác của Di Li trong văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại

Trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam đương đại, chúng ta thấy xuất hiệnhàng loạt những cây bút trẻ xuất sắc, có nhiều cách tân nghệ thuật và nhữngđóng góp đáng ghi nhận vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà.Những cây bút trẻ đã gây được nhiều tiếng vang trên văn đàn có thể kể đếnnhư: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Uông Triều, Nguyễn Bình Phương,

Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân.v.v Và trong

Trang 29

đội ngũ ấy, Di Li là một nhà văn trẻ có dấu ấn đặc biệt với phong cách và con đường sáng tạo riêng rất ấn tượng.

Với tinh thần dấn thân, dám tìm tòi, đổi mới, dám thử thách chínhmình, văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng,

đa dạng về bút pháp nghệ thuật, có những đóng góp to lớn vào thành tựuchung của nền học đương đại nước nhà Có thể nói, văn xuôi trẻ đương đạiđang có một cuộc bùng nổ với nhiều khuynh hướng sáng tác, nhiều cá tínhsáng tạo độc đáo và sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật Nguyễn Bình Phương

có hành trình bền bỉ đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm phong phú và phứctạp của con người, đó cũng là một hành trình đi xa nhất vào cõi vô thức củacon người Nguyễn Ngọc Tư da diết, nồng hậu, ám ảnh với không gian vănhóa và cuộc sống miền sông nước Nam Bộ Đỗ Bích Thúy có một “vùngđất” riêng trong trang văn của mình với không gian văn hóa miền núi caophía Bắc và những nỗi niềm đau đáu, những vẻ đẹp mời gọi Nguyễn Đình

Tú đầy bạo liệt, thô nhám trước các vấn đề thời sự nóng hổi Phong Điệpphác dựng bức tranh đô thị, con người đô thị, xung đột nổi bật trong đờisống đô thị Việt Nam đương đại Uông Triều quay về khai thác và luận giảicác vấn đề lịch sử dân tộc, đất nước.v.v……

Mỗi người một dáng vẻ, một giọng điệu, những gương mặt trẻ bướcđầu đã tạo được ấn tượng bởi những lạ lẫm trong khám phá hiện thực, bởinhững táo bạo trong cách phơi trải tâm hồn, với cách viết đầy ngẫu hứngluôn có sự kết hợp giữa tài năng thiên bẩm và vốn tri thức văn hóa mới mẻ

Họ được sống trong một môi trường văn hóa có nhiều ưu thế hơn so với cácthế hệ đàn anh, với sự giao lưu văn hóa toàn cầu và sự bùng nổ của côngnghệ thông tin Điều đáng ghi nhận ở thế hệ này là ý thức vươn tới nhữngthể nghiệm mới mẻ, lạ hóa cách viết truyền thống Nhu cầu “viết khác đi”dường như là nhu cầu chung của thế hệ này, cho dù những thể nghiệm đó cóthể là thành công hay thất bại Tác phẩm của lớp nhà văn này, dù đề cập đếnvấn đề gì (cuộc sống chật chội trong những căn phòng ở đô thị hay bản nănggốc của con người) thì cuối cùng cũng là để cho người đọc thấy rằng họ

Trang 30

mang trách nhiệm nói hộ những vấn đề, những câu chuyện của thế hệ mình.

Họ viết về thế hệ của mình với biết bao hoang mang, hoài nghi giằng xé rồivẫn khát khao hướng thiện vươn lên, chia sẻ trải nghiệm về sự đổ vỡ củamột xã hội tiêu dùng và sự lên ngôi của văn hóa đại chúng Họ làm nên mộtdiện mạo văn xuôi dầy trẻ trung, mới mẻ và đa sắc đa thanh

Giữa bề bộn những gương mặt tác phẩm đa bút pháp, đa phong cáchnhư thế, Di Li đã khai phá một con đường riêng đầy mới mẻ và độc đáo chomình – đó là tiểu thuyết trinh thám kinh dị.;;;;

Di Li là một trong những cây bút trinh thám hiếm hoi của văn đàn ViệtNam Khác với nhiều cây bút cùng trang lứa, Di Li bước vào nghiệp sáng táckhá muộn Thế nhưng chị được xem cây bút sung sức của văn học trẻ đươngđại Việt Nam Giống như tính cách thích tự do, khám phá của mình, ngườiđẹp làng văn cũng không đóng đinh ở bất kỳ thể tài nào Chị "chu du" từtruyện ngắn, tiểu thuyết sang bút ký, dịch thuật, ký sự chân dung, tản văn ;

từ hài hước, tình cảm lãng mạn đến kinh dị, trinh thám, thiếu nhi và cả phiếm

đàm Trong đó có nhiều cuốn tạo được tiếng vang như Đảo thiên đường, Điệu Valse địa ngục, đặc biệt là Trại Hoa Đỏ - cuốn tiểu thuyết đánh dấu tên tuổi

của một nữ nhà văn Việt Nam liều lĩnh thử sức ở thể tài trinh thám, kinh dị và

đã thành công Trại Hoa Đỏ không chỉ đem về cho Di Li giải Ba cuộc thi viết

tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống

2007 - 2010", mà cuốn sách còn trở thành best-seller, được xuất bản tại nhiềunước trong khu vực và được báo chí Hàn Quốc, Nhật Bản giới thiệu, đánh giácao

Có thể nói, ngay từ khi mới xuất hiện với những tác phẩm đầu tiên, Di

Li đã để lại một dấu ấn đặc sắc với bạn đọc Đến nay, với một thể tài độc đáo

và hấp dẫn, với một phong cách đã dần được định hình, Di Li đã và đangkhẳng định được vị trí cũng như những đóng góp của mình vào văn xuôiđương đại nước nhà Với những thành tựu ban đầu, con đường văn học trinhthám kinh dị của Di Li sẽ còn đầy rộng mở, hứa hẹn

Trang 31

Tiểu kết chương 1

Trong đời sống văn xuôi trẻ đương đại, giữa rất nhiều các nhà văn tàinăng, giữa nhiều phong cách và con đường sáng tạo, Di Li đã khẳng địnhđược dấu ấn và vị trí của mình khi tìm ra một con đường sáng tạo riêng, đó làtiểu thuyết trinh thám kinh dị

Truyện trinh thám thực chất là "câu đố" lớn về trí tuệ gắn với vụ án, vàtruyện kinh dị thực chất là mượn cái kì ảo hoang đường để vừa tượng trưngcho cuộc giao tranh vĩnh hằng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội loài người,vừa lấy hiện tượng ma quái huyền ảo ấy làm phương tiện để chuyển tải nhữngthông điệp nhân văn đến bạn đọc Trong sáng tác của mình, Di Li đã thànhcông khi kết hợp được những đặc trưng và thế mạnh của hai thể tài văn học

ấy, làm nên đặc sắc riêng cho tác phẩm

Văn học trinh thám kinh dị là một lĩnh vực còn mới mẻ, hấp dẫn và hứahẹn nhiều triển vọng cho đời sống sáng tác ở Việt Nam Cho đến nay, chưa cónhiều nhà văn Việt Nam đi theo và thành công trên con đường này Với các

tác phẩm tiểu thuyết trinh thám kinh dị như Trại Hoa Đỏ và Câu lạc bộ số 7,

Di Li có lẽ là một trong ít những nhà văn đầu tiên đã có sự kết hợp đặc trưngcủa thể tài trinh thám và kinh dị vào trong thể tài văn học tổng hợp của riêngmình Đây là một sự mở đường, tiên phong và bước đầu đã có những thànhcông nhất định

Trang 32

Chương 2 CỐT TRUYỆN, TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM - KINH DỊ CỦA DI LI 2.1 Cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

2.1.1 Khái niệm Cốt truyện

Cốt truyện chỉ sự phát triển của hành động, của tiến trình các sự việccác biến cố trong tác phẩm Thông thường, nó diễn ra theo một trình tự: Thắtnút, phát triển hành động (sự biến, cao trào), mở nút Tuy nhiên, đây là kếtcấu của cốt truyện truyền thống, cũng có những tiểu thuyết không theo trình

tự nhưng vẫn đều bao gồm những phần này

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm

2000), cốt truyện được định nghĩa là: “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chứctheo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản,quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự

sự và trữ tình” [19, tr99] Theo đó, có thể tìm thấy ở một cốt truyện haiphương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộtính cách nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tínhcách; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xungđột xã hội Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tínhcách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiệnphản ánh xung đột xã hội, có sức mạnh và lôi cuốn người đọc Cốt truyện làmột hiện tượng phức tạp Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hếtsức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn họccủa mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn

Cốt truyện kinh dị (hay ở Việt Nam còn gọi là truyện ma) thường đơn

giản, ít có diễn biến li kì phức tạp Trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, ở Chuyện người con gái Nam Xương, chất huyền ảo kinh dị nằm ở phần kết của

tác phẩm, khi nhân vật nữ chính Vũ Thị Thiết tự tử và sau đó có cuộc gặp gỡvới người chồng trên sông vào rằm tháng 7

Trang 33

Cốt truyện trinh thám thì có mức độ phức tạp cao hơn nhiều, bởi xuấtphát từ hiện thực với đầy ắp những chi tiết mà thủ phạm tạo ra để che giấutội ác của mình, và thám tử không dễ dàng khi xác định chính xác để bắtđược thủ phạm vụ án Có thể ví cốt truyện trinh thám như một sợi chỉ mỏngmanh, bị đứt quãng nhiều đoạn, mà nhân vật thám tử phải nối những đoạnđứt quãng ấy tạo nên sự liền mạch, lần theo dấu vết tưởng chừng mơ hồ nhất

Đặc điểm nổi bật của thể loại trinh thám là kể về việc điều tra một vụ

án, cho nên dù có kể theo cách nào thì cuối cùng câu chuyện cũng phải chỉ

ra thủ phạm gây án, nguyên nhân gây án một cách rõ ràng dựa trên nhữngchứng cứ duy lí xác thực Về điều này, tiến sĩ Triết học người Pháp LaurenceDevillairs đã chỉ ra rằng: “Trung tâm của một tiểu thuyết trinh thám khôngphải là tội ác mà là cuộc điều tra Trong tiểu thuyết trinh thám, cái chết khôngxuất hiện như là sự phi lý, quá đáng, không thể tưởng tượng được, mà nógiống như trong một phương trình, một ẩn số thích hợp để cấp cho nó một giá

trị” (theo Trần Thanh Hà, Văn học trinh thám, Báo Thể thao & Văn hóa,

2009) Như vậy, có thể thấy rằng, một tác phẩm trinh thám có cốt truyệnkinh điển nhất vẫn là cốt truyện kiểu vụ án

Dường như nắm rõ quy luật và đặc trưng này của thể loại mình đangtheo đuổi, Di Li đã triển khai tác phẩm theo mô thức truyền thống – đó là cốttruyện vụ án

Ở Trại Hoa Đỏ, đó là chuỗi án mạng xảy ra ở một nông trang kì bí Diên

Vĩ được chồng tặng một trang trại nằm giữa vùng núi hẻo lánh Ngay khibước chân đến đây, cô đã có dự cảm chẳng lành Một bộ tộc kỳ dị, những con

Trang 34

người kỳ dị, những vụ sát hại bí ẩn và truyền thuyết về việc phải chiếm đoạt

và sát hại một trinh nữ để có được kho báu của dòng họ Quách khiến chuỗingày ở Trại Hoa Đỏ trở thành một chuyến đi kinh hoàng… Đại úy Phan ĐăngBách, một khách mời của trang trại, tình cờ trở thành thám tử điều tra nhữngcái chết bí ẩn ở Trại Hoa Đỏ Cùng thời điểm ấy, người bạn thân nhất của anh

bị sát hại khi đang điều tra một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Chôn chặtnỗi đau, anh âm thầm tìm kiếm kẻ giết bạn Nhiều giả thiết và nghi ngờ đổdồn về lão thầy mo bí ẩn, hung tợn Kết thúc tác phẩm, tất cả ngỡ ngàng trongbất ngờ đến kinh ngạc, thủ phạm không ai khác lại chính là Trần Hoàng Lưu -người chồng của Diên Vĩ

Ở Câu lạc bộ số 7, đó là câu chuyện về mảng đề tài rất ít được đề cập

đến trong văn học - đề tài giới tính thứ tư Đó là chuỗi bảy vụ án mạng tưởngchừng chỉ là những tai nạn thông thường nếu như nạn nhân là các thiếu nữxinh đẹp không có cùng một điểm chung là trước khi chết đều bước chân lênchiếc taxi mang thương hiệu Hoa Sen Cả phòng cảnh sát hình sự, trong đó cóPhan Đăng Bách và Mai Thanh (những nhân vật chính đã được xây dựng từ

“Trại Hoa Đỏ”) đau đầu vì không tìm thấy bất cứ dấu vết sinh học, tang chứngnào để lại hiện trường, cũng như không thể tìm ra động cơ của những vụ giếtngười Cảnh sát điều tra dần tiếp cận với một hội kín gồm những thành viên

tự xưng theo tên của người nổi tiếng như Đức Phật, Chúa Jesus, IsaacNewton, Chopin, Immanuel Kant Thực chất đây là một giáo phái của nhữngngười không bị hấp dẫn về mặt tình dục Họ không cần đàn ông cũng chẳngcần đàn bà mà hạnh phúc với sự đơn độc của mình Mọi chuyện sẽ chẳng dẫntới tội ác nếu giáo chủ của phái không phải là người có tư tưởng sai lầm.Hắn cho rằng ái tình không tồn tại trên thế giới, tình dục là một thứ bẩn thỉucần phải thanh lọc Vì thế, giáo phái dựng lên một thánh nhân trinh nữ từnhững bộ phận khác nhau của các cô gái Nguyên nhân sâu xa cái chết củabảy thiếu nữ dần được hé lộ Những bí mật, hận thù hay các mối quan hệ phứctạp chồng chéo cũng được lý giải Trên hành trình đi tìm sự thật, vì côngviệc, thiếu tá Phan Đăng Bách cũng liên quan trực tiếp tới

Trang 35

các vụ việc Người yêu của anh - Mỹ Lâm - là một nạn nhân của giáo phái,

bị lấy đi trái tim đang rung động yêu thương Anh quyết tâm tìm ra nguyênnhân, tóm toàn bộ giáo phái và chứng minh tình yêu là quà tặng tuyệt vời màtạo hóa ban tặng con người

Như vậy, trong cả hai tiểu thuyết của mình, hai cốt truyện mà Di Li xâydựng đều trải qua các tiến trình của một vụ án với sáu bước: Hiện trường xảy

ra tội ác (có thể miêu tả trước hoặc sau sự xuất hiện của nạn nhân); Xác chết;Thám tử - người điều tra; Thủ phạm giả định; Quá trình truy tìm thủ phạm;Thủ phạm lộ bộ mặt thật trong một kết thúc bất ngờ

Thành công của tác giả trong việc kiến tạo và triển khai cốt truyện của

cả hai tiểu thuyết này là sự công phu, chặt chẽ, logic, kín kẽ, đặc biệt là sự bấtngờ Điều đó khiến cho độc giả buộc phải nhập theo câu chuyện để đi đếncùng một cách vừa tò mò, vừa hồi hộp và thích thú

2.1.2.2 Cốt truyện cấu trúc “sóng đôi”

Cốt truyện trong hai tiểu thuyết của Di Li vừa tuân thủ theo sáu bướctruyền thống nhưng đồng thời còn được lồng ghép vào trong những môitrường, không gian huyền ảo, ma quái và đan xen những tình tiết hoặc bất ngờgây choáng váng, hoặc trộn hòa cái ảo với cái thực mang màu sắc kinh dị,hoặc đan cài cái thật với cái giả gây tò mò cho người đọc, cho nên đã tạo ra sựhấp dẫn riêng Tác giả đã tạo ra một cấu trúc cốt truyện “sóng đôi” với sựsong hành cả yếu tố li kì của truyện trinh thám với yếu tố hoang đường củatruyện kinh dị

Để làm rõ điều này, chúng tôi thống kê tổng hợp và xây dựng thành haibảng phân tích biểu hiện cấu trúc “sóng đôi” trong hai tiểu thuyết

Trang 36

Cốt truyện cấu trúc “sóng đôi” trong Trại Hoa Đỏ

của truyện trinh thám

Yếu tố hoang đường của truyện kinh dị

thần, tay lạnh ngắt-Người phụ nữ thắt cổ,

nhưng có vẻ như khôngphải tự tử

- Gió lùa hun hút trong phòng củaHuy dù các cửa đã đóng chặt

- Ngôi nhà kín đáo như hang động,tối om, ẩm mốc và có mùi chếtchóc

- Người phụ nữ thắt cổ ngay cửahang, chỗ bức tượng hình ngườicụt đầu

- Huy: mắt toàn tròng trắng, cổ cóvết cứa sâu

- Người đàn bà thắt cổ tự tử: đôi mắtchòng chọc nhìn đám đông xungquanh, vẻ khó chịu và căm ghét

- Người phụ nữ thắt cổ tự tử tronghang: đôi bàn chân thòi ra tím táidưới bộ váy dân tộc, mái tóc xổtung phất phơ

Bách: rú lên khi giật cửa bước vào;chiếc xe chặn đường biến mất mộtcách quái đản như bị phù phép

Trang 37

và suýt chút nữa bị rơi xuống vực

Thủ phạm

giả định

Lão thầy mo: đứng tách

ra khỏ đám đông, ánhmắt quái đản, kỳ quặc

Lão thầy mo: đôi môi dếch lên nụ cười rợn tóc gáy

có đem bán

Lão thầy mo da mặt xám như chìchuyển sang tím tái, đột nhiên lănquay ra đất cấm khẩu

Vĩ vừa thoát chết, chạyđến chồng (Lưu) nhưgặp cứu tinh, bất thầnnhìn thấy cánh tay chảymáu đen và mùi lạ vừagặp

Diên Vĩ gọi tìm con nhưng thấygiọng mình vọng lại âm âm từ vách

đá, rền rĩ và ai oán như giọngngười khác

Cốt truyện cấu trúc “sóng đôi” trong Câu lạc bộ số 7

của truyện trinh thám

Yếu tố hoang đường của truyện kinh dị

Trang 38

xảy ra

tội ác

-Một vụ chết đuối không chút dấu

tích-Một vụ sát hại ngay hành lang

ngôi nhà nạn nhân-Một vụ giết người trên tầng áp mái

bên là dòng sông đục ngầucuộn chảy, một bên là cánhđồng nhấp nhô bia mộ đen sì

Xác chết

- Trần Mỹ Anh đi taxi Hoa Sen,

sau đó thi thể được phát hiện nằmngay trên đường đi

- Lê Hoàng Mai cũng đi taxi Hoa

Sen, thi thể tìm thấy ở một khúcsông Hồng

- Hoàng Cẩm Tú lại đi taxi Hoa

Sen, thi thể tìm thấy dưới mộtthung lũng

- Mai Thủy Lê bị đâm chết bên

hành lang

- Mỹ Lâm bị giết chêt tầng áp mái

của chung cư

- Linh Đan bị giết ngay trong

phòng

-Khuôn mặt Trần Mỹ Anh tímtái với đôi mắt mở to còngiữ nguyên vẻ kinh hoàng-Khuôn mặt Lê Hoàng Maiphù nề không còn nhận dạngđược

-Khuôn mặt Hoàng Cẩm Túdập nát đầy máu

-Xác Linh Đan úp xấp mặt, tai

Bách: Cái vật mắc vào chânanh từ từ trồi lên, đó là xáccon mèo đen đã cứng đờ vớiđôi mắt tròn xoe như nhìnanh; đôi mắt người bạn trên

Trang 39

thường dùng linh tính nhờ linh bia mộ bỗng mỉm cườihồn người bạn mách bảo nhếch lên giễu cợt như

muốn nói Vũ Phương Đăngkhông phải thủ phạm

Vũ Phương Đăng: chơi với nhiều Vũ Phương Đăng: gào rú

cô gái trẻ đẹp vì được hâm mộ, lên, mắt long sòng sọc, thầnkhi bị hỏi thì lo ngại, không trả sắc tái nhợt; nhiều lần anhThủ phạm

giả định

lời, luống cuống, bật khóc, bỏ chạy và biến mất

thấy hình ảnh các nạn nhânhiện về, khi thì trần truồng phù nề giữa nhà, khi thì máitóc bê bết đu đưa dưới cửa

sổ, khi thì dập dềnh trongbồn tắm tóc phủ kín mặtGiám định không phát hiện một Bách choáng váng sau khiQuá trình

truy tìm

thủ phạm

minh chứng nào; Hãng taxi cungcấp dữ liệu các cuộc đón trảkhách nhưng không hề phát hiện

có sự liên quan nào với án mạng

phanh gấp bởi bị một taxivọt lên, trong thoáng chốcanh thấy vụt hiện nhân ảnhtài xế với cảm giác kinhhoàng lạnh gáy

Thủ phạm Bách đóng giả Veleriya 382 để Căn phòng sào huyệt của

lộ bộ mặt lọt vào thánh địa kì quái ở căn giáo phái bệnh hoạn nhungthật trong hầm dưới cánh đồng hoang nhúc trăm bóng đen đội mũ

ngờ

Qua phân tích hệ thống tình tiết trong cốt truyện của tác phẩm, có thể thấy tác giả đã khéo léo đan xen cái li kì của truyện trinh thám với cái hoang

Trang 40

đường của truyện kinh dị, khiến cho người đọc vừa có tâm lí tò mò muốn lí giải và khám phá, vừa có cảm giác kinh sợ ghê rợn và hồi hộp.

Nhà văn tỏ ra rất tinh tế và kĩ lưỡng trong việc lựa chọn và miêu tả cácchi tiết cụ thể Ở đó, có sự pha trộn kết hợp giữa các yếu tố như màu sắc, âmthanh, ánh sáng, hình ảnh, chuyển động, mùi vị… một cách rất hiệu quả Màusắc trong tác phẩm của Di Li thường gắn với máu me, có tính chất tạo ấntượng về cái chết, như: màu đen kì bí của bóng đêm, màu đỏ quái lạ của trangtrại hoa, màu đỏ bầm máu của trời chiều, màu vàng ệch quái đản của mặtngười, màu xanh lè như dạ quang của ánh mắt, màu đỏ sẫm như máu củahoàng hôn.v.v Đồng thời, tác giả thường miêu tả những hình ảnh ghê sợ, có

sự trộn hòa thực - ảo đầy bí ẩn, như: bức tượng cụt đầu, thái dương tuôn đầymáu, bóng đen vụt qua trước mặt, giấc mơ về người chết, ánh mắt người chếtnhếch lên chế giễu, mái tóc và gương mặt người chết,.v.v Những âm thanhtác giả sử dụng thường là những thứ tiếng gây cảm giác kinh hãi, ám ảnh,như: tiếng sáo ma quái, tiếng rú, tiếng gào, tiếng sấm sét, tiếng hú hét, tiếngthở dài, tiếng thì thào.v.v Ánh sáng trong tác phẩm Di Li thường mờ ảo đầyhuyền hoặc, như: lờn lợt, u ám, loang lổ, mờ sương.v.v Những chuyển độngbất chợt khó lường và bí ẩn trong lúc nửa đêm, gần sáng, trong sương mù tạocảm giác vừa tò mò vừa sợ hãi cho người đọc Mùi vị bao trùm là thứ cảmgiác về sự ẩm mốc, tanh tưởi, mùi xác thối Tất cả những yếu tố đó đan xen,tạo nên một thế giới riêng, một môi trường hoàn chỉnh vừa mang tính hiệnthực vừa mang tính kì ảo Nếu như cốt truyện trinh thám đem đến những câuchuyện chặt chẽ, logic, li kì, thì những yếu tố hoang đường của truyện kinh dịgiúp cho câu chuyện được đặt vào một thế giới đầy bí ẩn, hấp dẫn với ngườiđọc Đây là thành công của sự sáng tạo đầy bản lĩnh của Di Li trên con đườngtiểu thuyết của mình

Trong hai tác phẩm “Trại Hoa Đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”, cốt truyện cónhững tương đồng nhưng vẫn có những khu biệt nhất định Cả hai cốt truyệnđều tuân thủ sáu bước của kiểu cốt truyện “vụ án” truyền thống - đã trở thànhmẫu mực trong câu chuyện trinh thám nổi tiếng thế giới như Shelock Home

Ngày đăng: 06/10/2017, 17:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tiểu thuyết trinh thám Trại Hoa Đỏ của Di Li- NXB Lao động 2. Tiểu thuyết trinh thám Câu lạc bộ số 7 của Di Li- NXB Lao động 3. Truyện trinh thám Phạm Cao Củng - NXB Công an Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trại Hoa Đỏ "của Di Li- NXB Lao động2. Tiểu thuyết trinh thám "Câu lạc bộ số 7 "của Di Li- NXB Lao động3. "Truyện trinh thám Phạm Cao Củng
Nhà XB: NXB Lao động2. Tiểu thuyết trinh thám "Câu lạc bộ số 7 "của Di Li- NXB Lao động3. "Truyện trinh thám Phạm Cao Củng "- NXB Công an Nhân dân
4. Richard Appoghanesi – Chris Gatta (2006), Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại, (Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Bùi Nam Sơn hiệu đính), NXB Trẻ, TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại
Tác giả: Richard Appoghanesi – Chris Gatta
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2006
5. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Bộ VHTTTT – Trường Viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin
Năm: 1992
6. Roland Barthes (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại
Tác giả: Roland Barthes
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
7. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí văn học, số 7/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cốt truyện trong tự sự
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2008
8. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
9. Lê Huy Bắc (2003), Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
10. Nguyễn Duy Bình (2003), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề văn học và ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Duy Bình
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2003
11. Wayne Booth (2008), Khoảng cách và điểm nhìn (Đào Duy Hiệp dịch), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoảng cách và điểm nhìn
Tác giả: Wayne Booth
Năm: 2008
12. J. L. Borges, Về truyện trinh thám, (Ngô Tự Lập dịch), http://www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về truyện trinh thám
13. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 2004
14. Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2008
15. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
16. Trần Thiện Đạo (2008), Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc
Tác giả: Trần Thiện Đạo
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
17. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học & Trung tâm nghiên cứu Quốc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học & Trung tâm nghiên cứu Quốc học
Năm: 2002
18. Alain Gheerbrant, Jain Chevalier (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Lưu Huy Khánh, Nguyễn Xuân Giao, Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Alain Gheerbrant, Jain Chevalier
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1997
19. Lê Bá Hán – Nguyễn Khắc Phi – Trần Đình Sử đồng chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Nguyễn Khắc Phi – Trần Đình Sử đồng chủ biên
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2000
20. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
21. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
22. Kate Humberger (2008), Hư cấu tự sự (hoặc truyện kể ngôi thứ ba) (Phùng Kiên dịch), TCVHNN, số 6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hư cấu tự sự (hoặc truyện kể ngôi thứ ba)
Tác giả: Kate Humberger
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w