giao an tin 8 sach moi chuan kien thuc ky nang 2017 2018

76 1.1K 2
giao an tin 8 sach moi chuan kien thuc ky nang 2017  2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 01 Ngày soạn: 1982017 Ngày giảng: 8A1: 218 8A2: 218 8A3: 238 8A4:288 Tiết 1 Bài 1 MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp. 2. Kĩ năng: Biết đưa ra quy trình các câu lệnh để thực hiện một công việc nào đó. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới Năng lực giao tiếp II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách để con người ra lệnh cho máy tính GV: Máy tính là công cụ giúp con người làm những công việc gì? HS: Máy tính là công cụ giúp con người xử lý thông tin một cách hiệu quả. GV: Nêu một số thao tác để con người ra lệnh cho máy tính thực hiện. HS: Một số thao tác để con người ra lệnh cho máy tính thực hiện như: khởi động, thoát khỏi phần mềm, sao chép, di chuyển, thực hiện các bước để tắt máy tính… GV bổ xung khi thực hiện những thao tác này => ta đã ra lệnh cho máy tính thực hiện. ? Để điều khiển máy tính con người phải làm gì. Con người điều khiển máy tính thông qua các lệnh. 1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông qua lệnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về Rôbốt nhặt rác ? Con người chế tạo ra thiết bị nào để giúp con người nhặt rác, lau cửa kính trên các toà nhà cao tầng? HS: trả lời Rôbốt Giả sử ta có một Rôbốt có thể thực hiện các thao tác như: tiến một bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng. GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 1 ở SGK5 HS: Quan sát GV: Ta cần ra lệnh như thế nào để chỉ dẫn Rôbốt di chuyển từ vị trí hiện thời => nhặt rác => bỏ rác vào thùng. HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ xung, ghi bảng HS: ghi bài ? Nếu thay đổi trình tự các bước trên, rô bốt nhặt được rác không? HS: không. GV: nhận xét, kết luận. 2. Ví dụ Rôbốt nhặt rác: Các lệnh để Rôbốt hoàn thành tốt công việc: Tiến 2 bước. Quay trái, tiến 1 bước. Nhặt rác. Quay phải, tiến 3 bước. Quay trái, tiến 2 bước. Bỏ rác vào thùng. Củng cố: GV: Con người làm gì để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc? HS: trả lời IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài kết hợp SGK Làm bài tập 18 SGK Chuẩn bị phần còn lại. Ngày soạn: 2382017 Ngày giảng: 8A1: 258 8A2: 258 8A3: 258 8A4:258 Tiết 2 Bài 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH( tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được viết chương trình là viết các lệnh chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán. Biết ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình. Biết vai trò của chương trình dịch. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết chương trình đơn giản. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc. 4. Năng lực hướng tới Năng lực giao tiếp II. CHUẨN BI 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Con người làm gì để điều khiển máy tính? Cho ví dụ cụ thể? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu viết chương trình và ra lệnh cho máy tính làm việc GV: Để điều khiển ro bot ta phải làm gì? HS: Để điều khiển Rôbốt ta phải viết các lệnh. GV: Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. GV: Chương trình máy tính là gì? HS: Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. GV: Nhận xét và bổ xung viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn. 3. Viết chương trình, ra lệnh cho máy tính làm việc. + Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình GV: Hướng dẫn để máy tính có thể xử lí, thông tin đưa vào máy phải đuợc chuyển đổi dưới dạng một dãy bit (dãy số gồm 0 và 1) HS: nghe GV: Để có một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được cần qua 2 bước: Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình. Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được. HS: nghe và ghi bài 4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. Củng cố: GV: Hãy cho biết lí do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính? HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ xung. IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài kết hợp SGK; Làm bài tập 2,3,48SGK Chuẩn bị bài mới. Tuần 2 Ngày soạn: 2682017 Ngày giảng: 8A1: 288 8A2: 288 8A3: 308 8A4:318 Tiết 3 LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắt để viết chương trình, câu lệnh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm quen với các chương trình đơn giản. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao cần viết chương trình để điều khiển máy tính? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động GV: Mở chương trình đơn giản trong SGK10 và kết hợp trên máy chiếu và hỏi: ? Tên của chương trình là gì ? Công cụ có sẵn nào được sử dụng trong chương trình ?Dòng chữ nào sẽ được in ra màn hình HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ xung giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về chương trình GV: Ví dụ minh hoạ một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Program CT_dau_tien; Uses Crt; Begin Writeln(‘Chao cac ban’); End. HS: quan sát ? Chương trình gồm bao nhiêu câu lệnh HS: Chương trình gồm có 5 câu lệnh. GV: nhận xét, bổ xung mỗi lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo thành từ các chữ cái. GV:? Theo các em trong thực tế chương trình nhiều nhất bao nhiêu câu lệnh? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ xung thực tế chương trình có đến hàng nghìn câu lệnh thậm chí có hàng triệu câu lệnh. 1. Ví dụ về chương trình: Ví dụ minh hoạ một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Program CT_dau_tien; Uses Crt; Begin Writeln(‘Chao cac ban’); End. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình GV: Câu lệnh được viết từ những kí tự nhất định. Kí tự này tạo thành bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình. HS: nghe GV:?Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình gồm những gì? HS: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình bao gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác, dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy. GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng mỗi câu lệnh trong chương trình gồm các kí tự và kí hiệu được viết theo một quy tắt nhất định. Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắt, chương trình dịch sẽ nhận biết được và thông báo lỗi. HS: nghe và ghi bài 2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắt viết các lệnh tạo thành một chương trinh hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. Hoạt động 3: Tìm hiểu từ khoá và tên của chương trình GV: Hướng dẫn học sinh các từ như: Program, Uses, Begin gọi là các từ khoá. Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình. Ngoài từ khoá, chương trình còn có tên của chương trình. HS: lắng nghe Đặt tên chương trình phải tuân theo những quy tắc nào? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng. HS: ghi bài 3. Từ khoá và tên: Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình. Quy tắc: + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau; + Tên không được trùng với các từ khóa + Tên không được bắt đầu bằng chữ số, không chứa dấu cách,... Củng cố: GV: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình gồm những gì? ? Em hãy phân biệt từ khóa và tên HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ xung. IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài kết hợp SGK Trả lời các câu hỏi 1,213 SGK Ngày soạn: 2982017 Ngày giảng: 8A1: 19 8A2: 318 8A3: 318 8A4:19 Tiết 4: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cấu trúc của chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. Biết cách khởi động, dịch chương trình 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết cấu trúc của một chương trình. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc. 4. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Ngôn ngữ lập trình gồm những thành phần cơ bản nào? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình GV: Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc chung của chương trình gồm: Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để khai báo Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện. HS: lắng nghe GV phân tích cấu trúc trên ví dụ cụ thể Program vd; Begin Write(‘Chao ban’); Readln End. HS: quan sát GV: Nếu bỏ đi câu lệnh khai báo tên chương trình thì chương trình trên có còn đúng không? HS trả lời GV: nhận xét, bổ xung phần khai báo có thể có hoặc không. Nếu có phần khai báo phải được đặt trước thân chương trình. 4. Cấu trúc của một chương trình Pascal: Cấu trúc chung của chương trình gồm: Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện. Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện. Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về ngôn ngữ lập trình GV: hướng dẫn học sinh khởi động chương trình: Màn hình T.P xuất hiện. Từ bàn phím soạn chương trình tương tự word. Sau khi đã soạn thảo xong, nhấn phím Alt+F9 để dịch chương trình. Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 HS: nghe và làm theo 5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình: Ví dụ về Pascal. Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để dịch chương trình. Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 Củng cố: ? Hãy nêu cấu trúc của chương trình Pascal GV: mở rộng kiến thức bài bằng các câu hỏi: ? Dùng ngôn ngữ Pascal có các ưu điểm gì ? Nêu khái niệm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc và tên của một vài ngôn ngữ lập trình loại này. HS: trả lời GV: Nhận xét, kết luận IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài kết hợp SGK, làm bài tập 3,4,5,613SGK Chuẩn bi bài mới tiết sau thực hành Tuần 3 Ngày soạn: 292017 Ngày giảng: 8A1: 49 8A2:49 8A3:59 8A4:79 Tiết 5 Bài thực hành 1. LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal, nhận diện màn hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh. 2. Kĩ năng: Khởi động, thoát khỏi được chương trình Turbo Pascal Thực hiện được thao tác mở bảng chọn, chọn lệnh 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ( Kiểm tra trong quá trình thực hành) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal ? Nêu cách để khởi động Turbo Pascal. HS: trả lời GV: Hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm máy tính HS: quan sát và làm theo ? Nêu cách để thoát khỏi chương trình Pascal. HS: trả lời GV: nhận xét và bổ xung Ta có thể sử dụng tổ hợp phím Alt + X để thoát khỏi Turbo Pascal 1. Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal: Khởi động: Nháy đúp biểu tượng Free Pascal IDE trên màn hình nền Thoát khỏi chương trình: Chọn Menu File => Exit. Hoạt động 2: Nhận biết các thành phần: thanh bảng chọn, tên tệp đang mở, con trỏ, dòng trợ giúp phía dưới màn hình GV: Hướng dẫn nhấn phím F10 để mở bảng chọn. Để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn ta sử dụng phím nào? HS: trả lời Để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn, ta sử dụng phím mũi tên sang trái và sang phải. GV: nhận xét và bổ xung nhấn phím Enter để mở một bảng chọn GV: yêu cầu học sinh quan sát các lệnh trong từng bảng chọn. HS: quan sát 2. Nhận biết các thành phần: thanh bảng chọn, tên tệp đang mở, con trỏ, dòng trợ giúp phía dưới màn hình. Hoạt động 3: Soạn thảo chương trình đơn giản GV: Hướng dẫn học sinh gõ chương trình và cách lưu chương trình, chạy và dịch, soát lỗi của chương trình trên máy chiếu: Program CT_dau_tien; Uses CRT; Begin Clrscr; Writeln(‘chao cac ban’); Writeln(‘ Toi la Turbo Pascal’); end. HS: quan sát và lắng nghe GV: yêu cầu học sinh đọc phần lưu ý HS: đọc phần lưu ý GV: Yêu cầu học sinh dịch và chạy chương trình vừa soạn thảo. Nhấn phím F9 để dịch chương trình. Tiến hành sửa lỗi nếu có. Nhấn Ctrl + F9 để chạy chương trình Nhấn Alt + F5 để xem kết quả HS: thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên GV: quan sát và đôn đốc giúp đỡ những học sinh còn chậm. 3. Soạn thảo chương trình đơn giản. Program CT_dau_tien; Uses CRT; Begin Clrscr; Writeln(‘chao cac ban’); Writeln(‘ Toi la Turbo Pascal’); end. Nhấn phím F9 để dịch chương trình. Nhấn Ctrl + F9 để chạy chương trình Nhấn Alt + F5 để xem kết quả Củng cố: GV: chấm điểm những em hoàn thành tốt những yêu cầu của bài thực hành. HS: nghe IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Xem trước phần còn lại tiết sau thực hành: “ Bài thực hành số 1 (tiếp) Ngày soạn:592017 Ngày giảng: 8A1:89 8A2:79 8A3:79 8A4:89 Tiết 6 Bài thực hành 1. LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết lệnh in ra màn hình: writewriteln Biết là viết chương trình phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình. 2. Kĩ năng: Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi chương trình đơn giản 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình thực hành 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Chạy, chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi GV: Yêu cầu học sinh mở chương trình soạn thảo của tiết trước. Thực hiện: + Xóa dòng lệnh Begin, chạy chương trình và quan sát lỗi ? Em nêu lỗi mà chương trình thông báo là lỗi gì? + Xóa End, chạy chương trình và quan sát lỗi HS: thực hành GV: lấy một số bài làm mẫu và gọi học sinh nhận xét HS: nhận xét GV nhận xét, chốt kiến thức. HS: nghe 4. Dịch và chạy chương trình đơn giản. Bỏ Begin: Lỗi 36: BEGIN expected Bỏ End: Lỗi 10: Unexpected end of file. Khi soạn thảo phải tuân thủ quy định của chương trình Hoạt động 2. Tổng kết GV: Nêu các bước thực hiện 1 chương trình Pascal? HS: trả lời GV nhận xét, chốt kiến thức. HS: nghe và ghi bài GV: Lưu ‎ý lưu chương trình trước khi biên dịch chương trình. ? Để đưa thông tin ra màn hình, sử dụng lệnh nào? HS: trả lời GV nhận xét và giới thiệu thêm: Lệnh clrscr để xóa màn hình kết quả, Dấu chấm phẩy dùng để phân cách lệnh 5. Tổng kết Các bước thực hiện: Khởi động Turbo Pascal Soạn thảo chương trình Biên dịch chương trình Chạy chương trình Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường Lệnh writewriteln dùng để đưa thông tin ra màn hình. Lệnh clrscr để xóa màn hình kết quả Dấu chấm phẩy dùng để phân cách lệnh Củng cố: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành. Chấm điểm những em thực hành tốt nhất. IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Về nhà học bài Đọc trước bài mới Ngày soạn:992017 Ngày giảng: 8A1:119 8A2:119 8A3:139 8A4:149 Tiết 7 Bài 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu. Biết một số phép toán với kiểu dữ liệu số 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép toán với kiểu dữ liệu số. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ( không) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu. GV: giới thiệu để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau. HS: lắng nghe ? Các kiểu dữ liệu thường được xử lí như thế nào. HS: trả lời GV: nhận xét và bổ xung các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản. GV: giới thiệu một số kiểu dữ liệu thường dùng: số nguyên, số thực, xâu kí tự GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ ứng với từng kiểu dữ liệu? HS: lấy ví dụ +Số nguyên: Số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện… Số thực: Chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn toán. Xâu kí tự: “ chao cac ban” GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng 1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau. Một số kiểu dữ liệu thường dùng: Số nguyên. Số thực. Xâu kí tự Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép toán với dữ liệu kiểu số. GV: giới thiệu một số phép toán số học trong Pascal như: cộng, trừ, nhân, chia. Phép DIV: Phép chia lấy phần dư. Phép MOD: Phép chia lấy phần nguyên. HS: nghe, ghi nhớ GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa => Quy tắt tính các biểu thức số học. HS: nghiên cứu GV: lưu ý các quy tắc phép toán, ghi bảng Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước. Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước. Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thư tự từ trái sang phải. HS: nghe và ghi bài. 2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal: +: phép cộng. : Phép trừ : Phép nhân. : Phép chia. Div: phép chia lấy phần nguyên. Mod: phép chia lấy phần dư. Củng cố: GV: yêu cầu học sinh làm bài tập SGK 26 HS: làm bài tập 1 GV: goi học sinh nhận xét và bổ xung: Có thể nêu các ví dụ sau đây: a. Dữ liệu kiểu số và dữ liệu kiểu xâu kí tự. Phép cộng được định nghĩa trên dữ liệu số, nhưng không có nghĩa trên dữ liệu kiểu xâu. b. Dữ liệu kiểu số nguyên và dữ liệu kiểu số thực. Phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư có nghĩa trên dữ liệu kiểu số nguyên, nhưng không có nghĩa trên dữ liệu kiểu số thực. c. HS: làm bài tập 2 1. Dãy chữ số 2010 có thể thuộc kiểu dữ liệu số nguyên, số thực hoặc kiểu xâu kí tự. Tuy nhiên, để chương trình dịch Turbo Pascal hiểu 2010 là dữ liệu kiểu xâu, chúng ta phải viết dãy số này trong cặp dấu nháy đơn (’). GV: goi hs khác nhận xét, bổ xung, ghi điểm. GV: hướng dẫn thêm cách viết chương trình trên máy tính var a: real; b: integer; begin writeln(123); writeln(123); a:=2010; b:=2010; end. HS: chú ý làm theo. IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài kết hợp SGK Làm bài tập 3,426SGK Ngày soạn:1292017 Ngày giảng: 8A1:159 8A2:149 8A3:149 8A4:159 Tiết 8 Bài 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh. Biết được sự giao tiếp giữa người và máy tính. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn 4. Năng lực hướng tới: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3 và 4 SGK 26 Đáp án: Bài 3: Lệnh Writeln(5+20=,20+5); in ra màn hình hai xâu ký tự 5+20 và 20+5 liền nhau: 5+20 = 20+5, còn lệnh Writeln(5+20=,20+5); in ra màn hình xâu ký tự 5+20 và tổng của 20+5 như sau: 5+20=25. Hai lệnh Writeln(100); và Writeln(100); không tương đương với nhau vì một lệnh in ra màn hình xâu ký tự biểu diễn số 100 còn lệnh kia in ra màn hình số 100. Bài 4: a) ab+cd b) axx+bx+c c) 1xa5(b+2) d) (aa+b)(1+c)(1+c)(1+c) 3. Bài mới Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các phép so sánh GV: Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số. HS: nghe ? Hãy nêu kí hiệu của các phép so sánh. HS: trả lời GV: nhận xét và bổ xung kết quả của phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai. HS: nghe + GVgiới thiệu kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal. HS: chú ý lắng nghe, ghi bài. 3. Các phép so sánh: Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số. Kí hiệu Phép so sánh = Bằng < Nhỏ hơn > Lớn hơn Khác = Lớn hơn hoặc bằng Hoạt động 2: Tìm hiểu sự giao tiếp giữa người và máy GV: Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp hoặc tương tác người – máy. HS: nghe GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => nêu một số trường hợp tương tác giữa người và máy. HS: nghiên cứu và trả lời Thông báo kết quả tính toán: là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình. Nhập dữ liệu: Một trong những sự tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu. Tạm ngừng chương trình Hộp thoại: hộp thoại được sử dụng như một công cụ cho việc giao tiếp giữa người và máy tính trong khi chạy chương trình GV: nhận xét, bổ xung, kết luận, ghi bảng. HS: nghe và ghi bài 4. Giao tiếp người – máy tính: a) Thông báo kết quả tính toán b) Nhập dữ liệu c) Tạm ngừng chương trình d) Hộp thoại Củng cố: GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 5 SGK 26 Các biểu thức toán tương ứng: a. a) ; b) ; c) ; d) GV: quan sát và gọi học sinh lên làm trực tiếp trên máy chiếu, HS khác theo dõi và nhận xét. HS: làm và nhận xét, bổ xung GV: Nhận xét, ghi điểm. IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài kết hợp SGK Làm bài tập 6,726 SGK Ngày soạn:1692017 Ngày giảng: 8A1:189 8A2: 189 8A3:209 8A4:219 Tiết 9 Bài thực hành 2. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết cách chuyển biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau. Biết sử dụng phép toán DIV và MOD 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chuyển biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal Soạn thảo chương trình đơn giản Rèn luyện kĩ năng sử dụng phép toán DIV và MOD 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình thực hành 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal GV:yêu cầu HS thực hiện chuyển các biểu thức toán học sang biểu thức trong Pascal bài tập sau: a) 15 x 4 – 30 + 12; b) 15 + 5 18 3 + 1 5 + 1 c) (10 + 2)2 (3 + 1) d) (10 + 2)2 24 ; (3 + 1) HS: làm bài tập GV: gọi hs nhận xét lẫn nhau HS: nhận xét GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng. 1. Bài tập 1a a. 15430+12 b. (15+5)(3+1)18(5+1) c. (10+2)(10+2)(3+1) d. ((10+2)(10+2) 24)(3+1) Hoạt động 2: Khởi động Turbo Pascal và gõ chương trình để tính các biểu thức trên GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS khởi động phần mềm và gõ chương trình vào phần mềm. HS: thực hành GV: Hướng dẫn HS cách lưu chương trình. Chọn Menu File => Save để lưu chương trình HS: lưu chương trình. 2. Bài tập 1b, 1c Hoạt động 3: Tìm hiểu các phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư với số nguyên. Sử dụng các câu lệnh tạm ngừng chương trình GV: Hướng dẫn học sinh mở tệp mới và gõ chương trình ở SGK 27 HS: Thực hành GV: hướng dẫn học sinh cách dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét về các kết quả đó. HS: Thực hành + Nhấn F9 để dịch và sửa lỗi chương trình (nếu có). + Nhấn Ctrl + F9 để chạy chương trình và đưa ra nhận xét về kết quả. GV: Thêm các câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh writeln trong chương trình trên. Dịch và chạy chương trình. Quan sát chương trình tạm dừng 5 giây sau khi in từng kết quả ra màn hình. HS: thực hành Thêm câu lệnh Readln vào chương trình (Trước từ khoá end). Dich và chạy chương trình. Nhấn phím Enter để tiếp tục HS: quan sát và thực hành GV: quan sát và đôn đốc giúp đỡ những em chưa làm được. 3. Bài tập 2 a. Mở tệp, gõ chương trình b. Dịch và chạy chương trình c. Thêm lệnh Delay Lệnh Delay(tg) dùng tạm dừng chương trình trong tg giây sau khi in từng kết quả ra màn hình. d. Thêm lệnh readln Lệnh readln dùng để tạm dừng màn hình quan sát kết quả Củng cố: GV nhận xét và đánh giá tiết thực hành. Chấm điểm những em thực hành tốt bài thực hành. HS: nghe IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Về nhà đọc trước phần còn lại tiết sau thực hành: Bài thực hành số 2. Ngày soạn:1992017 Ngày giảng: 8A1:229 8A2: 219 8A3:219 8A4:229 Tiết 10 Bài thực hành 2. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN( tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm ngừng chương trình. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lệnh in dữ liệu ra màn hình. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra 15 phút). Đề bài: Câu 1(4 điểm) Từ khóa là gì? Lấy VD? Câu 2:(6 điểm) Viết các biểu thức toán dưới đây với các kí hiệu trong Pascal: a) (ab – cd)2 b) ax3 + bx2+c ; d) 1x – 2 – a5(b+2)2 d) (a+b)2 + (1+c)2 Đáp án: Câu 1( 4 điểm) Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng từ khóa này cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.(2 điểm) VD: Program, begin, uses,….( 2 điểm) Câu 2( 6 điểm) a. (ab – cd) (ab – cd) ; b. axxx+bxx+c ; c. 1x – 2 – a5(b+2)(b+2) d. (a+b)(a+b)+(1+c)(1+c). 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách in dữ liệu ra màn hình GV: Yêu cầu học sinh mở lại tệp chương trình CT2.pas và sửa 3 câu lệnh cuối ở trong sách giáo khoa trước từ khoá End. Dịch và chạy chương trình sau đó quan sát kết quả. HS: thực hiện GV: Cho HS thực hành gõ bài tập sau và chạy chương trình quan sát kết quả: Program vidu; uses crt; Begin clrscr; writeln(10e+38); writeln(10e+38); readln end. HS: Thực hiện yêu cầu GV: quan sát học sinh thực hành. 1. Bài tập 3 Kết quả in ra màn hình đẹp, ngắn gọn hơn Hoạt động 2. Tổng kết GV: Em hãy viết các kí hiệu phép toán trong Pascal? HS: Các kí hiệu phép toán: +, , , , Div, Mod GV: Lệnh nào dùng để tạm ngừng chương trình? HS: trả lời GV: Câu lệnh Pascal writeln(:n:m) dùng để điều khiển cách in số thực. Trong đó: + n là độ rộng in số + m là chữ số thập phân HS: nghe và ghi bài. 2. Tổng kết Các kí hiệu phép toán: +, , , , Div, Mod Lệnh tạm ngừng chương trình: Delay, readln Câu lệnh Pascal writeln(:n:m) dùng để điều khiển cách in số thực. Củng cố: GV: Củng cố bài thực hành, nhận xét và đánh giá tiết thực hành, chấm điểm những em thực hành tốt HS: nghe IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Xem bài trước, tiết sau học bài mới Ngày soạn:2392017 Ngày giảng: 8A1:259 8A2: 259 8A3:279 8A4:289 Tiết 11 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về kiểu dữ liệu, các phép toán với kiểu dữ liệu số, các phép so sánh và giao tiếp giữa người và máy. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép toán trong ngôn ngữ Pascal. 3. Thái độ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học, giáo dục học sinh tính sáng tạo, tích cực trong học tập, lòng yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: BÀI TẬP GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 SGK 25 HS: làm bài tập GV: gọi học sinh lên bảng chữa bài HS: chữa bài GV: gọi học sinh khác nhận xét và bổ xung ghi bảng HS: ghi bài GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5SGK25 HS: làm bài tập GV: gọi học sinh lên bảng chữa bài HS: chữa bài GV: gọi học sinh khác nhận xét và bổ xung ghi bảng HS: ghi bài GV: hướng học sinh làm bài tập 7 SGK25 HS: làm bài tập GV: gọi học sinh lên bảng chữa bài HS: chữa bài GV: gọi học sinh khác nhận xét và bổ xung ghi bảng HS: ghi bài 1.Bài tập 4 SGK25 Phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh trong Pascal sau đây: Writeln(‘ 5+20’, ‘20+5’); Lệnh này in ra màn hình hai xâu kí tự (‘ 5+20’, ‘20+5’) liền nhau 5+20=20+5 Writeln(‘ 5+20=’, 20+ 5) Lệnh này in ra màn hình xâu kí tự ‘5+20’ và tổng của 20+5 như nhau 5+ 20=25. Bài tập 525 a. ab +cd b. axx+bx+c c. 1x –a5(b+2) d. (aa+b)(1+c)(1+c)(1+c) Bài tập 7 SGK25 a. đúng b. Sai c. Đúng d. Đúng khi x>=25 ngược lại thì sai. Hoạt động 2: THỰC HÀNH GV: hướng dẫn học sinh thực hành bài tập theo mẫu sau trên máy tính Uses crt; Begin Clrscr; Writeln(‘163=’,163); Delay(500); Writeln(’16 div 3=’,16 div 3);Delay(500); Writeln(’16 mod 3=’,16 mod 3);Delay(500); Writeln(’16 mod 3=’,16 –(16 div 3)3;Delay(500); Writeln(’16 div 3=’,16 –(16 mod 3))3;Delay(500); Readln End. HS: thực hành GV: quan sát, giúp đỡ học sinh, nhận xét, ghi điểm những học sinh làm thực hành tốt nhất 2. Thực hành Củng cố: nhận xét tiết học Củng cố lại kiến thức trong bài học HS: nghe IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Về nhà ôn lại tất cả các kiến thức đã học Đọc trước bài mới. Ngày soạn:2692017 Ngày giảng: 8A1:299 8A2: 289 8A3:289 8A4:299 Tiết 12 – Bài 4 SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết khái niệm biến, khai báo biến trong chương trình Tupo Pascal. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lệnh trong máy tính. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động GV: trong toán học em đã biến biến số( gọi tắt là biến)là một đại lượng có thể nhận các giá trị khác nhau và thường được dùng trong biểu diễn hàm số, các biểu thức Yêu cầu học sinh quan sát biểu thức SGK và kết hợp trên máy chiếu và khảng định trong lập trình biến cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. HS: quan sát, lắng nghe Hoạt động 2: Biến là công cụ trong lập trình GV: Giới thiệu về biến trong chương trình và ghi bảng HS: ghi bài GV: Yêu cầu học sinh quan sát ví dụ HS: quan sát GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 2.25 SGK29 minh họa trực quan việc lưu trữ 15 và 5 trong các ô nhớ với tên tương ứng x và y. HS: quan sát GV: Hướng dẫn học sinh làm VD1 SGK29 HS: làm như môn toán GV: nhận xét, kết luận như hình 1.25 1. Biến là công cụ trong lập trình Trong lập trình biến được dùng để lưu dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến VD: Để in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình, ta sử dụng lệnh pascal như sau: Writeln(15+5); Ta có thể sử dụng hai biến x và y lưu giá trị các số thập phân vào (15 và 5) khi đó ta sử dụng lệnh: Writeln( x + y); để in kết quả ra màn hình. Hoạt động 3: Khai báo biến GV: lưu ý học sinh khai báo biến và ghi bảng HS: nghe và ghi GV: giới thiệu việc khai báo biến HS: nghe và ghi bài GV: Lấy ví dụ 2 SGK30 HS: chú ý GV: ở ví dụ trên đâu là từ khóa, đâu là tên? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung. GV: lưu ý cú pháp khai báo biến có thể khác nhau. HS: lưu ý GV: Nêu cú pháp khai báo biến HS: chú ý, ghi bài Các biến trong chương tình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo chương trình Việc khai báo biến gồm: + Khai báo tên biến + Khai báo dữ liệu kiểu biến Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. VD: Var m,n:integer; S, dien tích:real; Thong_bao:string; Trong đó: Var là từ khóa của Pascal dùng để khai báo biến m,n là tên các biến có kiểu số nguyên (Integer) S, dientich là tên các biến có kiểu số thực (Real) Thong _ báo là biến có kiểu xâu Cú pháp khai báo biến: Var tên biến: kiểu dữ liệu; Củng cố: GV:? Qua bài học trên em cần nắm được những kiến thức nào HS: trả lời GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1 SGK32 HS: làm bài tập GV: gọi học sinh chữa bài HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung a. Hợp lệ b. Không hợp lệ c. Hợp lệ d. Không hợp lệ IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Xem bài trước, tiết sau học bài mới Ngày soạn:3092017 Ngày giảng: 8A1: 210 8A2:210 8A3: 410 8A4:510 Tiết 13 – Bài 4 SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết cách khai báo hằng trong chương trìnhTupo Pascal? 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lệnh khai báo trong máy tính. 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cú pháp khai báo biến? VD? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 3: Sử dụng biến trong chương trình GV: Với sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu các thao tác có thể thực hiện với các biến HS: trả lời GV: nhận xét, ghi bảng HS: ghi bài GV: lưu ý thêm HS: chú ý ghi bài GV: ở câu lệnh gán có dạng như thế nào? HS: trả lời GV: bổ xung, ghi bảng GV: lấy ví dụ HS: chú ý GV: khi gán giá trị cho biến còn có thể thực hiện như thế nào? HS: trả lời GV: nhận xét và lấy ví dụ HS: chú ý GV: yêu cầu học sinh lấy ví dụ HS: lấy ví dụ GV: nhận xét, bổ xung. 3. Sử dụng biến trong chương trình Các thao tác vó thể thực hiện với các biến là: + Gán giá trị cho biến + Tính toán với các biến Kiểu dữ liệu của giá trí được gán cho biến thường phải trùng với kiểu của biến và khi được gán một giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xóa đi. Giá trị biến có thể thay đổi. Câu lệnh gán có dạng: Tên biến Biểu thức cần gán giá trị cho biến Trong đó dấu biểu thị phép gán VD: i i; x y; x cb; Việc gán giá trị cho biến còn có thể thực hiện bằng câu lênh nhập dữ liệu Tùy theo ngôn ngữ lập trình, kí hiệu của câu lệnh gán cũng có thể khác nhau VD: trong pascal kí hiệu phép gán là dấu kép:= để phân biệt với dấu = phép so sánh: x:= 12; x:=y; x:=(a+b)2;x:=x+1; Hoạt động 4: Tìm hiểu khai báo hằng trong Pascal GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết:Hằng là gì? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung GV: lưu ý khi khai báo hằng HS: chú ý GV: lấy ví dụ HS: chú ý GV: qua ví dụ trên em nào hãy nêu cú pháp khai báo hằng? HS: nêu GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng GV: lấy ví dụ HS: quan sát GV: chú ý khi sử dụng hằng rất hiệu quả SGK32 HS: đọc bài GV: lưu ý thêm không thể dùng câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng( như đối với biến) ở bất kì vị trí nào trong chương trình GV: lấy VD HS: Lưu ý 4. Hằng Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình Cần phải khai báo tên của hằng trước khi sử dụng nó. Hằng phải được gán giá trị ngay sau khai báo. VD: khai báo hằng trong pascal: Const pi = 3.14; Bán kính = 2; Cú pháp khai báo hằng: Const tên hằng = giá trị; Trong đó: Const là khóa để khai báo chương trình các hằng Pi, bán kính được gán giá trị tương ứng 3.14 và 2. VD: để tính chu vi của hình tròn, ta có thể dùng câu lệnh Chuvi:=2pibankinh; VD: câu lệnh gán sau đây của chương trình là không hợp lệ: Pi:=3.1416; Bankinh:=bankinh+2; Củng cố: GV: qua bài học trên em cần nắm được những kiến thức nào? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung. GV: yêu câu học sinh làm bài tập 432 SGK HS: làm bài tập GV: gọi học sinh chữa bài HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Về nhà làm bài tập còn lại trong SGK32,33 Xem bài trước, tiết sau học bài mới Ngày soạn:3092017 Ngày giảng: 8A1: 210 8A2:210 8A3: 410 8A4:510 Tiết 14 Bài thực hành 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu làm quen được với cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình. 2. Kĩ năng: Gõ chương trình có sẵn vào máy tính Dịch lỗi và chạy chương trình 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giaó viên: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Lí thuyết GV: em hãy nêu cú pháp khai báo biến với các kiểu dữ liệu khác nhau HS: trả lời GV: yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về khai báo biến HS: lấy ví dụ GV: nhận xét, bổ xung. Cú pháp khai báo biến: Var< danh sách biến>: < kiểu dữ liệu>; Trong đó: Danh sách biến là danh sách một hoawdj nhiều tên biến được cách nhau bởi dấu phẩy. Kiểu dữ liệu là một trong các kiểu dữ liệu của Pascal Hoạt động 2: Thực hành GV: yêu cầu học sinh đọc bài 1 HS: đọc GV: hướng dẫn học sinh viết chương trình HS: quan sát GV: yêu cầu học sinh khởi động máy và gõ chương trình SGK35. HS: thực hành GV: quan sát và đôn đốc học sinh GV: lưu ý trong một chương trình chỉ cần khai báo một lần từ khóa var. GV: ghi chú dùng khi người lập trình muốn đánh dấu, ghi nhớ đoạn chương trình đó làm gì, chúng được đặt ở giữa cặp dấu {} và (). Khi chạy chương trình chương trình sẽ bỏ qua ghi chú. HS: nghe GV: yêu cầu học sinh lưu chương trình tên Tinhtien.pas sau đó dịch và sửa lỗi nếu có. HS: lưu và sửa lỗi GV: yêu cầu học sinh chạy chương trình với bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau (1000,2),(3500,2),(18500,3) HS: thực hành Bài tập 135 Program tinh_tien; Uses crt; Var soluong:integer; Dongia,thanhtien:real; Thongbao:string; Const phi=10000; Begin Clrscr; Thongbao:=’tong so tien phai thanh toan:’); { Nhap don gia va so luong hang} Write(‘dongia=’); readln(dongia); Write(‘soluong=’); readln(soluong); Thanhtien:=soluongdongia+phi; (In ra so tien phai tra) Writeln(thong bao,thanhtien:10:2); Readln End. Củng cố: GV: yêu cầu học sinh chạy bộ dữ liệu(1,35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình lại có kết quả sai. HS: thực hành và đoán lí do GV: nhận xét, bổ xung, ghi điểm IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Nghiên cứu trước bài thực hành 2 SGK35 Ngày soạn:7102017 Ngày giảng: 8A1: 910 8A2:910 8A3: 1110 8A4:1210 Tiết 15 Bài thực hành 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu làm quen được với cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình. 2. Kĩ năng: Gõ chương trình có sẵn vào máy tính Dịch lỗi và chạy chương trình 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giaó viên: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 3: Thực hành( tiếp) GV: Yêu cầu học sinh đọc và làm bài 2 SGK35 HS: đọc và làm GV: hướng dẫn học sinh thực hành bài tập 2 HS: chú ý GV: yêu cầu học sinh mở máy và thực hành bài 2 vào máy tính HS: thực hành GV: quan sát đôn đốc học sinh thực hành HS: thực hành GV: yêu cầu học sinh lưu chương trình tên Hoandoi.pas sau đó dịch và sửa lỗi nếu có. HS: lưu và sửa lỗi Bài 2 35 Program hoán_ doi; Var x,y,z: integer; Begin Read(x,y); Writeln(x,’ ‘,y); Z:=x; X:=y; Y:=z; Writeln(x, ‘ ‘,y); Readln End. Củng cố: GV: củng cố lại những kiến thức về cú pháp và khai báo biến. HS: nghe GV: yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau: Bài 1: Hãy chọn câu khai báo đúng sau các câu sau đây: A. Const x = y = 5; B. var y: real; C. Const m: integer; D. Const n = 8; Đáp án: B và D. HS: làm bài tập GV: gọi học sinh chữa bài tập HS: chữa GV: nhận xét, ghi điểm IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Về nhà làm bài tập.17,3.18 SBT25 Về nhà chuẩn bị trước bài tiếp theo. Ngày soạn:10102017 Ngày giảng: 8A1: 1210 8A2:1210 8A3: 1210 8A4:1310 Tiết 16 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết khai báo biến và sử dụng biến trong chương trình 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết một số chương trình đơn giản 3. Thái độ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học, giáo dục học sinh tính sáng tạo, tích cực trong học tập, lòng yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy tính máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chứ lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Bài tập GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 2 SGK 32 HS: đọc và làm bài tập GV: gọi học sinh lên chữa bài tập HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung, ghi điểm GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK 32 HS: đọc và làm bài tập GV: gọi học sinh lên chữa bài tập HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung, ghi điểm GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 SGK 32 HS: đọc và làm bài tập GV: gọi học sinh lên chữa bài tập HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung, ghi điểm Bài tập 232 Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng và cho một vài ví dụ về khai báo biến và hằng: Mặc dù cùng phải khai báo trước khi có thể sử dụng trong chương trình, sự khác nhau giữa biến và hằng là ở chỗ giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, còn giá trị của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình. VD: Khai báo biến Var m,n:Integer VD: khai báo hằng Const Pi = 3.14; hoặc bankinh=2; Bài tập 332 Không gán lại giá trị 3.1415 cho Pi trong phần thân chương trình vì giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Bài tập 5 SGK33 Các lỗi: Thừa dấu = ở dòng 1(chỉ cần dấu:) Thừa dấu: ở dòng 2(chỉ cần dấu =) Thiếu dấu; ở dòng 4 Khai báo dữ liệu của biến n không phù hợp khi chia hai số nguyên, kết quả luôn luôn là số thực, cho dù có chia hết hay không chia hết. Do đó cần phải khai báo biến b là biến có kiểu dữ liệu số thực. Củng cố: GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 SGK 32 HS: đọc và làm bài tập GV: gọi học sinh lên chữa bài tập HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung, kết luận a. Tính S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h) là các số tự nhiên được nhập từ bàn phím Các biến a và h là kiểu số nguyên, Biến S kiểu số thực. Cả bốn biến a,b,c,d là các kiểu số nguyên. b. Tính kết quả của c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b. Cả 4 biến a,b,c,d là kiểu số nguyên. IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài và ôn bài làm bài tập còn lại trong SGK Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 17 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết khai báo biến và sử dụng biến trong chương trình 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết một số chương trình đơn giản 3. Thái độ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học, giáo dục học sinh tính sáng tạo, tích cực trong học tập, lòng yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy tính máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chứ lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Bài tập GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 4.7 SBT 31 HS: đọc và làm bài tập GV: gọi học sinh lên chữa bài tập HS: chữa bài GV: nhận xét, bổ xung, ghi điểm bài tập 4.7 SBT 31 Tìm chỗ sai trong các lệnh khai báo sau và chỉnh sửa cho đúng a. Var Start,begin: real; Sử dụng từ khóa begin để đặt cho tên biến. b. Const x:=3.14; y:=1000; Thừa các dấu: khi khai báo và gán giá trị cho hằng. c. var a:=5; Thừa dấu: khi khai báo hằng và thay cho từ khóa var phải là const; const a=5; d.const ten_lop = ‘ 8A 2’ Thay hằng không hợp lệ( có dấu cách) e.var xep_loai, diem:integer, thuc1,thuc2:real; Khai báo từng kiểu dữ liệu riêng cần sửa là: var xeploai:integer; diem:real; f. var nguyen1,nguyen1: integer, thuc1, thuc2: real; Cần dấu chấm phẩy sau mỗi kiểu dữ liệu khác nhau Var nguyen1,nguyen2:integer; thuc1,thuc2: real; g. const 3ban = ‘phan’, ‘Tuan’, ‘Thanh’; Tên hằng không hợp lệ( bắt đầu bằng chữ số) h. const c = 16.8 Giá trị hằng xâu phải đặt trong cặp dấu nháy đơn. Hoạt động 2: Thực hành GV: yêu cầu học sinh mở máy và đánh nội dung bài tập 4.9 trong SBT HS: mở máy và thực hành GV: quan sát, đôn đốc học sinh HS: thực hành GV: yêu cầu sửa lỗi nếu có và chạy chương trình HS: Kiểm tra lỗi và chạy chương trình bài tập 4.9 32 Chương trình Pascal tính chu vi và diện tích của hình tròn với bán kính được nhập vào từ bàn phím: Program hinh_tron; Var ban_kinh,chu_vi,dien_tich:real; Const Pi = 3.14; Begin Write(‘cho biet ban kinh:’); Readln( ban_kinh); Chu_vi:=2piban_kinh; Dien tich:=piban_kinhban_kinh; Writeln(‘C=’,chu_vi,’S=’,dien_tich); Readln End. Củng cố: GV: Hãy phân biệt hằng, biến trong chương trình bằng cách đánh dấu vào bảng sau: Hằng Biến Không phải hằng hoặc biến Pi x 3.14 x Ban_kinh x Chu_vi x Dien_tich x 2 x IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Học bài và ôn bài tiết sau kiểm tra một tiết TIẾT 18 KIỂM TRA LÝ THUYẾT I. MỤC TIÊU Đánh giá kết quả học tập của hs trong bài 1, 2, 3, 4 Kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh về lập trình Pascal II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Gv: GA, để kiểm tra 2. Chuẩn bị của Hs: Giấy làm bài kiểm tra III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 1 tiết Đề + đáp án theo ngân hàng đề nhà trường IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ Nhắc học sinh về nhà xem trước nội dung bài mới Ngày soạn: Ngày giảng: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Tiết 19 – Bài 5 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết khái niệm về bài toán và xác định bài toán 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định bài toán 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình. 4. Năng lực hướng tới Năng lực giao tiếp II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ (Không) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong phần khởi động và trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu một vài bài toán em đã từng gặp và từng giải quyết trong cuộc sống thường ngày HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung Hoạt động 2: Xác định bài toán GV: Với sự chuẩn bị bài ở nhà hãy trả lời câu hỏi sau: ?Bài toán là gì HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng GV: Lấy ví dụ và tự lấy ví dụ HS: theo dõi và lấy ví dụ. GV: lưu ý thêm HS: lắng nghe GV: lấy ví dụ HS: quan sát GV: lấy ví dụ 2 và gọi học sinh trả lời câu hỏi: điều kiện cho trước là gì? kết quả thu được là gì? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung, kết luận GV: lấy ví dụ 3 và gọi học sinh trả lời câu hỏi: điều kiện cho trước là gì? kết quả thu được là gì? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung, kết luận GV: qua những ví dụ trên hãy cho biết xác định bài toán là gì? HS: trả lời GV: nhận xét, kết luận 1. Bài toán và xác định bài toán Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. VD: Lập bảng cửu chương, lập bảng điểm của các bạn trong lớp… để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán tức là xác định các điều kiện cho trước và kết quả thu được VD: Để tính diện tích tam giác: a. Điều kiện cho trước: một cạnh và một đường cao tương ứng với cạnh đó Kết quả thu được: diện tích hình tam giác. b. Bài toán tìm đường đi tránh các điểm tắc nghẽn giao thông: Điều kiện cho trước: vị trí điểm tắc nghẽn giao thông và các con đường có thể đi từ vị trí hiện tại tới vị trí cần tới. Kết quả thu được: đường đi từ vị trí hiện tại tới vị trí cần tới mà không đi qua điểm nghẽn giao thông. c. Bài toán nấu một món ăn: Điều kiện cho trước: các thực phẩm hiện có Kết quả thu được: một món ăn Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải các bài toán. Củng cố: GV: qua tiết học này em cần nắm được những nội dung gì? HS: trả lời GV: củng cố lại nội dung bài học HS: nghe IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ về nhà học bài đọc phần còn lại Tiết 20 Bài 5 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH( t) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết quá trình giải bài toán trên máy tính 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định bài toán 3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình. 4. Năng lực hướng tới Năng lực giao tiếp II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ (Không) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 3: Quá trình giải bài toán trên máy tính GV: giới thiệu về quá trình giải bài toán trên máy tính HS: lắng nghe và ghi bài GV: Với sự chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng. HS: ghi bài GV: Lưu ý và ghi bảng HS: chú ý và ghi bài Máy tính chỉ có thể thực hiện các công việc tiếp nhận, xử lí, biến đổi, tính toán, lưu trữ và biểu diễn thông tin thành dạng cần thiết dưới dạng cần thiết dưới sự chỉ dẫn của con người thông qua các câu lệnh cụ thể. Dãy hữu hạn các thao thác cần thực

Tuần 01 Ngày soạn: 19/8/2017 Ngày giảng: 8A1: 21/8 8A2: 21/8 8A3: 23/8 8A4:28/8 Tiết - Bài MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH I MỤC TIÊU: Kiến thức: - Biết người dẫn cho máy tính thực công việc thông qua lệnh - Biết chương trình cách để người dẫn cho máy tính thực nhiều công việc liên tiếp Kĩ năng: - Biết đưa quy trình câu lệnh để thực công việc Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp II CHUẨN BỊ: Chuẩn bị GV: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: (không) Bài Hoạt động giáo viên học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách để người lệnh cho máy tính GV: Máy tính công cụ giúp người làm Con người lệnh cho công việc gì? máy tính nào? HS: Máy tính công cụ giúp người xử lý thông tin cách hiệu Con người dẫn cho GV: Nêu số thao tác để người lệnh cho máy tính thực thông máy tính thực qua lệnh HS: Một số thao tác để người lệnh cho máy tính thực như: khởi động, thoát khỏi phần mềm, chép, di chuyển, thực bước để tắt máy tính… GV bổ xung thực thao tác => ta lệnh cho máy tính thực ? Để điều khiển máy tính người phải làm Con người điều khiển máy tính thông qua lệnh Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ Rô-bốt nhặt rác ? Con người chế tạo thiết bị để giúp Ví dụ Rô-bốt nhặt rác: người nhặt rác, lau cửa kính nhà cao tầng? HS: trả lời Rô-bốt - Giả sử ta có Rô-bốt thực thao tác như: tiến bước, quay phải, quay trái, nhặt rác bỏ rác vào thùng GV: yêu cầu học sinh quan sát hình SGK/5 HS: Quan sát GV: Ta cần lệnh để dẫn Rô-bốt di chuyển từ vị trí thời => nhặt rác => bỏ rác vào thùng Các lệnh để Rô-bốt hoàn HS: trả lời thành tốt công việc: GV: Nhận xét, bổ xung, ghi bảng - Tiến bước HS: ghi - Quay trái, tiến bước - Nhặt rác - Quay phải, tiến bước - Quay trái, tiến bước ? Nếu thay đổi trình tự bước trên, rô bốt nhặt - Bỏ rác vào thùng rác không? HS: không GV: nhận xét, kết luận * Củng cố: GV: Con người làm để dẫn cho máy tính thực công việc? HS: trả lời IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK - Làm tập 1/8 SGK - Chuẩn bị phần lại Ngày soạn: 23/8/2017 Ngày giảng: 8A1: 25/8 8A2: 25/8 8A3: 25/8 8A4:25/8 Tiết - Bài MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH( tiếp) I MỤC TIÊU Kiến thức: - Biết viết chương trình viết lệnh dẫn máy tính thực công việc hay giải toán - Biết ngôn ngữ lập trình ngôn ngữ dùng để viết chương trình - Biết vai trò chương trình dịch Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ viết chương trình đơn giản Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực số công việc Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp II CHUẨN BI Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị học sinh: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: ? Con người làm để điều khiển máy tính? Cho ví dụ cụ thể? Bài mới: Hoạt động giáo viên học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu viết chương trình lệnh cho máy tính làm việc GV: Để điều khiển ro bot ta phải làm gì? Viết chương trình, HS: Để điều khiển Rô-bốt ta phải viết lệnh lệnh cho máy tính làm việc GV: Viết chương trình hướng dẫn máy tính thực công việc hay giải toán cụ thể GV: Chương trình máy tính gì? + Viết chương trình HS: Chương trình máy tính dãy lệnh mà hướng dẫn máy tính thực máy tính hiểu thực hiện công việc hay GV: Nhận xét bổ xung viết chương trình giúp giải toán cụ thể người điều khiển máy tính cách đơn giản hiệu Hoạt động 2: Chương trình ngôn ngữ lập trình GV: Hướng dẫn để máy tính xử lí, thông tin đưa Chương trình vào máy phải đuợc chuyển đổi dạng dãy bit ngôn ngữ lập trình (dãy số gồm 1) HS: nghe GV: Để có chương trình mà máy tính thực Ngôn ngữ dùng để viết cần qua bước: chương trình máy * Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình tính gọi ngôn ngữ lập * Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính trình hiểu HS: nghe ghi * Củng cố: GV: Hãy cho biết lí cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính? HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ xung IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK; Làm tập 2,3,4/8/SGK - Chuẩn bị Tuần Ngày soạn: 26/8/2017 Ngày giảng: 8A1: 28/8 8A2: 28/8 8A3: 30/8 8A4:31/8 Tiết - LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I MỤC TIÊU: Kiến thức: - Biết ngôn ngữ lập trình gồm thành phần chữ quy tắt để viết chương trình, câu lệnh Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ làm quen với chương trình đơn giản Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Năng lực sử dụng ngôn ngữ II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị học sinh: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức lớp 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: ? Tại cần viết chương trình để điều khiển máy tính? Bài Hoạt động giáo viên học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động GV: Mở chương trình đơn giản SGK/10 kết hợp máy chiếu hỏi: ? Tên chương trình ? Công cụ có sẵn sử dụng chương trình ?Dòng chữ in hình HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ xung giới thiệu Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ chương trình GV: Ví dụ minh hoạ chương trình đơn giản Ví dụ chương trình: viết ngôn ngữ lập trình Pascal Program CT_dau_tien; Ví dụ minh hoạ chương Uses Crt; trình đơn giản viết Begin ngôn ngữ lập trình Writeln(‘Chao cac ban’); Pascal End Program CT_dau_tien; HS: quan sát Uses Crt; ? Chương trình gồm câu lệnh Begin HS: Chương trình gồm có câu lệnh GV: nhận Writeln(‘Chao cac ban’); xét, bổ xung lệnh gồm cụm từ khác End tạo thành từ chữ GV:? Theo em thực tế chương trình nhiều câu lệnh? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ xung thực tế chương trình có đến hàng nghìn câu lệnh chí có hàng triệu câu lệnh Hoạt động 2: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình GV: Câu lệnh viết từ kí tự định Ngôn ngữ lập trình gồm Kí tự tạo thành bảng chữ ngôn ngữ gì? lập trình Ngôn ngữ lập trình tập HS: nghe hợp kí hiệu quy tắt GV:?Bảng chữ ngôn ngữ lập trình gồm viết lệnh tạo thành gì? chương trinh hoàn chỉnh HS: Bảng chữ ngôn ngữ lập trình bao thực máy gồm chữ tiếng Anh số kí hiệu tính khác, dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng câu lệnh chương trình gồm kí tự kí hiệu viết theo quy tắt định - Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắt, chương trình dịch nhận biết thông báo lỗi HS: nghe ghi Hoạt động 3: Tìm hiểu từ khoá tên chương trình GV: Hướng dẫn học sinh từ như: Program, Từ khoá tên: Uses, Begin gọi từ khoá - Từ khoá từ dành riêng ngôn ngữ lập trình - Từ khoá từ dành riêng - Ngoài từ khoá, chương trình có tên của ngôn ngữ lập trình chương trình HS: lắng nghe - Đặt tên chương trình phải tuân theo quy - Quy tắc: tắc nào? + Tên khác tương ứng HS: trả lời với đại lượng khác GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng nhau; HS: ghi + Tên không trùng với từ khóa + Tên không bắt đầu chữ số, không chứa dấu cách, * Củng cố: GV: Bảng chữ ngôn ngữ lập trình gồm gì? ? Em phân biệt từ khóa tên HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ xung IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK - Trả lời câu hỏi 1,2/13/ SGK Ngày soạn: 29/8/2017 Ngày giảng: 8A1: 1/9 8A2: 31/8 8A3: 31/8 8A4:1/9 Tiết 4: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ( Tiếp theo) I MỤC TIÊU: Kiến thức: - Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo phần thân - Biết cách khởi động, dịch chương trình Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ nhận biết cấu trúc chương trình Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực số công việc Năng lực hướng tới: - Năng lực hợp tác II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị học sinh: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: ? Ngôn ngữ lập trình gồm thành phần nào? Bài Hoạt động giáo viên học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung chương trình GV: Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc Cấu trúc chương chung chương trình gồm: trình Pascal: * Phần khai báo: gồm câu lệnh dùng để - Cấu trúc chung chương khai báo trình gồm: * Phần thân chương trình: gồm câu lệnh * Phần khai báo: gồm câu mà máy tính cần phải thực lệnh dùng để: khai báo tên HS: lắng nghe chương trình khai báo thư GV phân tích cấu trúc ví dụ cụ thể viện Program vd; * Phần thân chương trình: gồm Begin câu lệnh mà máy tính cần Write(‘Chao ban’); phải thực Readln End HS: quan sát GV: Nếu bỏ câu lệnh khai báo tên chương trình chương trình có không? Hoạt động giáo viên học sinh Nội dung HS trả lời GV: nhận xét, bổ xung phần khai báo có không Nếu có phần khai báo phải đặt trước thân chương trình Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ ngôn ngữ lập trình GV: hướng dẫn học sinh khởi động chương Ví dụ ngôn ngữ lập trình: Ví dụ Pascal trình: - Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để -Màn hình T.P xuất dịch chương trình -Từ bàn phím soạn chương trình tương tự Để chạy chương trình, ta nhấn tổ word hợp phím Ctrl+F9 -Sau soạn thảo xong, nhấn phím Alt+F9 để dịch chương trình Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 HS: nghe làm theo * Củng cố: ? Hãy nêu cấu trúc chương trình Pascal GV: mở rộng kiến thức câu hỏi: ? Dùng ngôn ngữ Pascal có ưu điểm ? Nêu khái niệm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc tên vài ngôn ngữ lập trình loại HS: trả lời GV: Nhận xét, kết luận IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK, làm tập 3,4,5,6/13/SGK - Chuẩn bi tiết sau thực hành Tuần Ngày soạn: 2/9/2017 Ngày giảng: 8A1: 4/9 8A2:4/9 8A3:5/9 8A4:7/9 Tiết - Bài thực hành LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL I MỤC TIÊU Kiến thức: - Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal, nhận diện hình soạn thảo, cách mở bảng chọn chọn lệnh Kĩ năng: - Khởi động, thoát khỏi chương trình Turbo Pascal - Thực thao tác mở bảng chọn, chọn lệnh Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực số công việc Năng lực hướng tới - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ( Kiểm tra trình thực hành) Bài Hoạt động giáo viên học sinh Nội dung Hoạt động 1: Làm quen với việc khởi động thoát khỏi Turbo Pascal ? Nêu cách để khởi động Turbo Pascal Làm quen với việc HS: trả lời khởi động thoát khỏi GV: Hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm Turbo Pascal: máy tính HS: quan sát làm theo - Khởi động: Nháy đúp ? Nêu cách để thoát khỏi chương trình Pascal biểu tượng Free Pascal HS: trả lời IDE hình GV: nhận xét bổ xung Ta sử dụng tổ hợp phím Alt + X để thoát - Thoát khỏi chương trình: khỏi Turbo Pascal Chọn Menu File => Exit Hoạt động 2: Nhận biết thành phần: bảng chọn, tên tệp mở, trỏ, dòng trợ giúp phía hình 10 Tiết 30 GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG GEOGEBRA I MỤC TIÊU Kiến thức: - Học sinh biết tính toán đa thức, phân thức đại số, giải phương trình bất phương trình bậc ẩn với Geogebra Kĩ năng: - Biết sử dụng phần mềm Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Sử dụng công nghệ thông tin II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: (không) Bài Hoạt động giáo viên Nội dung học sinh Hoạt động 1: Khởi động GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 2.7 hình 2.28 SGK/93 trả lời câu hỏi HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung, ghi bảng HS: ghi Hoạt động 2: Các phép toán đa thức GV:giới thiệu phép toán Các phép toán đa thức đa thức - Nháy nút gạch ngang để thiết lập chế độ HS: nghe ghi tính toán xác - Nhập phép cộng, trừ, nhân đa thức: nhập biểu thức dòng lệnh cửa số CAS có kết GV: lấy ví dụ phần mềm VD: x^2*y-y*(x^2+y^2)+(1/3x^2*yHS: quan sát, làm theo x)*(1+x) kết quả: 1/3x3y-y3+1/3x2y-x2-x GV: ý, lấy ví dụ - Cần ghi đầy đủ phép nhận hai biến HS: nghe, quan sát đa thức viết lệnh VD: 2xy phải viết 2x*y 62 GV:giải thích khai triển biểu thức có chứa tích lũy thừa HS: nghe - Khai triển biểu thức có chứa tích lũy thừa: sử dụng lệnh Expand[] - Phân tích đa thức thành tích biểu thức biểu thức: sử dụng lệnh Factor[]cho việc phân tích số hữu tỉ lệnh iFactor[]đối với số vô tỉ - Các phép chia đa thức: sử dụng lệnh DIV(tính thương), Mod(tính số dư)và Dvison(tính thương dư) hai đa GV: giới thiệu với học sinh bảng thức làm việc đa thức - Bảng số lệnh làm việc đa HS quan sát thức: SGK/94 Hoạt động 3: Các phép tính phân thức đại số GV: giới thiệu phép tính Các phép tính phân thức đại số phân thức đại số - ta nhập công thức cần tính toán dòng HS: ý, ghi lệnh cửa sổ CAS nhìn thấy GV: hướng dẫn học sinh dấu lũy kết SGK/95 thừa phần mềm tự động tính - Dấu lũy thừa dùng với kí hiệu ^ toán… - Khi hình thể HS: ý - Với phép tính phân thức đại số, phần mềm tự động tính toán, khai triển rút gọn - Phải thêm dấu ngoặc đơn tử mẫu đa thức viết lệnh * Củng cố: GV: Củng cố lại kiến thức trọng tâm HS: nghe IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Về nhà làm tập 1,2 SGK/101 63 Tiết 31 GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG GEOGEBRA I MỤC TIÊU Kiến thức: - Học sinh biết giải phương trình bất phương trình bậc ẩn phần mềm Geogebra Kĩ năng: - Biết sử dụng phần mềm Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Sử dụng công nghệ thông tin II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: (không) Bài Hoạt động giáo viên Nội dung học sinh Hoạt động 4: Giải phương trình bất phương trình bậc ẩn GV: Giới thiệu để giải phương trinh - Để giải phương trinh bất phương bất phương trình phần mềm, ghi trình ta sử dụng lệnh Solve bảng Solution HS:lắng nghe, ghi bảng GV: Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa - Ý nghĩa cú pháp:SGK/95 cú pháp HS: nêu - Lưu ý: lệnh Solve Solution GV: nhận xét, bổ xung SGK/95 dùng để giải phương trình, GV: Lưu ý thêm với học sinh lệnh bất phương trình bậc cao có nhiều Solve Solution ẩn số HS: lưu ý, ghi vào Hoạt động 5: Quan hệ toán học công cụ tạo quan hệ toán học GeoGebra GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK Quan hệ toán học công cụ hình 2.29 SGK/96 trả lời câu tạo quan hệ toán học GeoGebra hỏi sau: - Được chia làm hai loại: tự phụ ? Các đối tượng chia làm thuộc loại? ? Hình vuông ABCD xây dựng từ điểm ban đầu 64 HS: nghiên cứu trả lời HV:? Chúng ta sử dụng công cụ để vẽ hình vuông HS: trả lời GV: nhận xét, bổ xung a Công cụ tạo điểm GV: hướng dẫn học sinh vẽ SGK/96 tạo điểm A, tạo điểm A nằm đường, tạo điểm A giao điêm HS: ý, làm theo GV: Hướng dẫn học sinh quan sát công cụ đoạn thẳng, đường thẳng, tia b Công cụ đoạn thẳng, đường thẳng, HS: quan sát làm theo tia GV: Giới thiệu công cụ vẽ đường song song, vuông góc, phân giác, trung trực chức hướng C Công cụ vẽ đường song song, dẫn thao tác vẽ vuông góc, phân giác, trung trực HS: ý, làm theo GV: hướng dẫn học sinh tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh d Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng HS: theo dõi làm theo nhập * Củng cố: GV: yêu cầu học sinh vẽ tam giác ABC có chiều cao AH HS: vẽ vào máy tính GV: gọi hs nhận xét GV: Nhận xét, bổ xung IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Về nhà làm tập 3,4 SGK/102 65 Tiết 32 GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG GEOGEBRA I MỤC TIÊU Kiến thức: - Học sinh biết công cụ biến đổi hình học Geogebra - Biết công cụ đường tròn cách vẽ số hình đặc biệt Kĩ năng: - Biết sử dụng phần mềm Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Sử dụng công nghệ thông tin II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: (không) Bài Hoạt động giáo viên Nội dung học sinh Hoạt động 6: Công cụ biến đổi hình học GeoGebra GV: Hướng dẫn máy chiếu hai công Các công cụ biến đổi cụ, chức thao tác thực phép hình học GeoGebra biến đổi hình học GeoGebra - Công cụ, chức thao HS: quan sát tác:SGK/98 GV: Ví dụ ứng dụng công cụ hình 2.31 2.32 SGK/98 HS: làm theo a Vẽ hình thang cân biết cạnh GV: theo dõi, đôn đốc học sinh vẽ vào máy đáy cạnh bên tính phần mềm b Vẽ hình bình hành biết HS: thực hành cạnh tâm GV: nhận xét, bổ xung Hoạt động 7: Công cụ đường tròn cách vẽ số hình đặc biệt GV: Hướng dẫn máy chiếu hai công cụ Công cụ đường số đường tròn cách vẽ số hình đặc biệt cách vẽ số hình đặc biệt phần mềm GeoGebra - Công cụ, chức năng, thao tác: HS: quan sát SGK/99 GV: Ví dụ ứng dụng công cụ hình 2.33, 2.34,2.35 SGK/99+100 Ví dụ: HS: làm theo a Vẽ hình vuông biết GV: theo dõi, đôn đốc học sinh vẽ vào máy cạnh( không dụng công cụ đa giác 66 tính phần mềm HS: thực hành GV: nhận xét, bổ xung đều) b Vẽ hình thang cân biết trước cạnh đáy cạnh bên c Chia ba đoạn thẳng * Củng cố: GV: chiếu tập yêu cầu học sinh làm tập 3,4 SGK/101 HS: Làm tập GV: gọi học sinh nhận xét, bổ xung HS: nhận xét GV: bổ xung, kết luận IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Về nhà làm tập 5,6,7 SGK/102 67 Tiết 33: BÀI TẬP I MỤC TIÊU Kiến thức: - Học sinh biết lập trình đơn giản Kĩ năng: - Biết sử dụng cú pháp lệnh Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Sử dụng công nghệ thông tin II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: (không) Bài Hoạt động giáo viên Nội dung học sinh Hoạt động 1: Bài tập GV: Hướng dẫn học sinh làm Bài tập 3.20/26 tập 3.20 sách tập Hãy viết chương trình nhập từ bàn phím họ, HS: đọc làm tập tên, ngày sinh em in thông báo hình GV: hướng dẫn học sinh khai báo Program ten_em; chương trình Var crt; HS: ý Var hoten,ngaysinh: string; GV: hướng dẫn học sinh viết Begin phần thân chương trình Clrscr; HS: Viết Write(‘ Nhập họ tên cua ban:’); GV: gọi hs lên bảng chữa readln( hoten); HS: lên bảng chữa Write(‘Nhập ngày sinh ban:’); GV: nhận xét bổ xung readln(ngaysinh); HS: nghe Writeln(‘chaoban’,hoten); Writeln(‘ngay sinh cua ban la:’,ngaysinh); Readln End GV: Hướng dẫn học sinh làm Bài tập 4.13/33 SBT tập 4.13 sách tập Program HCN; HS: đọc làm tập uses crt; Var a,b, CV,S: read; 68 GV: hướng dẫn học sinh khai báo chương trình HS: ý GV: hướng dẫn học sinh viết phần thân chương trình HS: Viết GV: gọi hs lên bảng chữa HS: lên bảng chữa GV: nhận xét bổ xung HS: nghe Begin Clrscr; Write(‘ Nhap cac kich thuoc hinh chu nhat:’); readln(a,b); Write(‘Nhap gia tri b:’); readln(b); CV=2*a+2*b; S:=a*b; Writeln(‘chu vi hinh chu nhat la:’); readln(CV); Writeln(‘dien tich hinh chu nhat la:’); readln(S); Readln End Hoạt động 2: Thực hành GV: yêu cầu học sinh mở máy tính gõ hai tập vào máy tính HS: thực hành GV: quan sát đôn đốc học sinh HS: thực hành GV: yêu cầu học sinh sửa lỗi có HS: sửa lỗi GV: yêu cầu học sinh lưu với tên: họ tên.pas, bai lưu tên HCN.pas HS: lưu chạy chương trình * Củng cố: GV: chốt lại kiến thức cần ghi nhớ tập HS: nghe IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Về nhà làm tapaj.15,6.15 SBT 69 Tiết 34 BÀI TẬP( tiếp) I MỤC TIÊU Kiến thức: - Học sinh biết lập trình đơn giản Kĩ năng: - Biết sử dụng cú pháp lệnh Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học Năng lực hướng tới - Sử dụng công nghệ thông tin II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên: máy tính, máy chiếu Chuẩn bị HS: SGK, ghi III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: Kiểm tra cũ: (không) Bài Hoạt động giáo viên Nội dung học sinh Hoạt động 1: Bài tập GV: Hướng dẫn học sinh làm Bài tập 3.20/26 tập 5.15 sách tập/43 Bố phan làm hàng ngày xe máy, HS: đọc làm tập xăng có giá 14.500 đồng/lít tháng bố Phan x đồng mua xăng Khi giá xăng lên 19.000 đồng/ lít, bố phan thêm để mua xăng GV: hướng dẫn học sinh viết a Hãy viết thuật toán tính số tiền mà bố thuật toán phan để mua xăng HS: ý làm theo Gọi số tiền bố phan để mua xăng theo giá y Ta có số tiền x, y tỉ lệ thuận với giá xăng 14500, 19000 Suy y = 19000x/14.500 Từ suy số tiền bố phan thêm a =y-x Thuật toán: INPUT: x OUTPUT: a(số tiền chi xăng giá mới) Bước 1: Nhập x Bước 2: y 19000x/14500.a y-x Bước 3: in a Kết thúc thuật toán GV: hướng dẫn học sinh viết b Viết chương trình Pascal chương trình 70 HS: Viết GV: gọi hs lên bảng chữa HS: lên bảng chữa GV: nhận xét bổ xung HS: nghe Program Mua_xăng; Var x,y:real; Begin Clrscr; Write(‘ so tien bo mua xang gia cu:’); readln( x); Y:= 19000*x/14500; Writeln(‘so tien bo mua xang voi gia moi la:’,y:15:0); Writeln(‘so tien bo phai bo chi them mua xang la:’,y-x:15:0); Readln End GV: Hướng dẫn học sinh làm Bài tập 6.12/52 SBT tập 5.15 sách tập/43 a Chương trình cho kết sai HS: đọc làm tập ba số a,b,c thỏa mãn a,b,c Ví dụ a=5,b=6,c=7 Khi m=6 giá trị lớn GV: hướng dẫn học sinh sửa b Cách sửa Xóa từ khóa else thay chương trình dấu chấm phẩy chương trình là: HS: Viết Var a,b,c,m: Integer; GV: gọi hs lên bảng chữa Begin HS: lên bảng chữa Clrscr; GV: nhận xét bổ xung Write(‘ Nhap cac số a,b,c:’); readln(a,b,c); HS: nghe m:=a; If a100 dùng vòng lặp Bước i i+1;SUM in kết SUM SUM+1 Quay lại bước Bước 3: Tăng biến i thêm gán biến Bước Thông báo giá trị Sum = Sum+i SUM kết thúc thuật toán Bước 4: in giá trị Sum HS: làm * Kết thực SUM=5050 GV: gọi học sinh nhận xét HS: Nhận xét GV: bổ xung, ghi điểm * Củng cố: GV: nhắc lại kiến thức cần nhớ HS: nghe IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Về nhà ôn tập tiết sau kiểm tra Học kỳ I 74 TIẾT 36: KIỂM TRA LÝ THUYẾT I MỤC TIÊU - Kiểm tra kiến thức học sinh học kỳ I II CHUẨN BỊ Chuẩn bị GV: Máy chiếu, máy tính Chuẩn bị HS: bút III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra học kỳ Đề + đáp án theo ngân hàng đề nhà trường IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Nhắc học sinh nhà xem trước nội dung 75 TIẾT 36- KIỂM TRA THỰC HÀNH I MỤC TIÊU - Kiểm tra kiến thức học sinh viết chương trình lập trình Pascal học kỳ I II CHUẨN BỊ Chuẩn bị GV: Máy chiếu, máy tính Chuẩn bị HS: Máy tính III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra thực hành Đề + đáp án theo ngân hàng đề nhà trường IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Nhắc học sinh nhà xem trước nội dung 76 ... BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK; Làm tập 2,3,4 /8/ SGK - Chuẩn bị Tuần Ngày soạn: 26 /8/ 2017 Ngày giảng: 8A1: 28/ 8 8A2: 28/ 8 8A3: 30 /8 8A4:31 /8 Tiết - LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP... BÀI, LÀM VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK - Làm tập 1 /8 SGK - Chuẩn bị phần lại Ngày soạn: 23 /8/ 2017 Ngày giảng: 8A1: 25 /8 8A2: 25 /8 8A3: 25 /8 8A4:25 /8 Tiết - Bài MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH(... VIỆC Ở NHÀ - Học kết hợp SGK - Trả lời câu hỏi 1,2/13/ SGK Ngày soạn: 29 /8/ 2017 Ngày giảng: 8A1: 1/9 8A2: 31 /8 8A3: 31 /8 8A4:1/9 Tiết 4: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ( Tiếp theo)

Ngày đăng: 06/10/2017, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan