Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừatại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằmhoàn t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN TUẤN ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN VĂN HÒA
HUẾ - 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế: “Hoàn thiện công tác
thanh tra thu ế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế Thừa Thiên
Hu ế” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi và chưa được công bố
dưới bất kỳ hình thức nào Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả những tổchức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhưnghiên cứu đề tài
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Thầy giáo, PGS TS PhanVăn Hòa đã nhiệt tình dành nhiều thời gian và công sức, hướng dẫn tôi trong suốtquá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đạihọc Kinh tế, Đại học Huế cùng toàn thể quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban thuộc Cục thuế tỉnhThừa Thiên Huế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác
và và cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thiện luận văn này
Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẽ, động viên, nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp,bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Mặc dù tác giả đã
có nhiều cố gắng, nhưng luận văn hoàn thành không tránh khỏi những thiếu sót, hạnchế Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp tiếp tụcgiúp đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
TTH Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ KINH TẾ
Họ và tên học viên: Trần Tuấn Anh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Khóa: 2015 - 2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN VĂN HÒA
Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ
và v ừa tại Cục thuế Thừa Thiên Huế”
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành vàhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn caohơn năm trước Trong kết quả chung của ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế có phầnđóng góp không nhỏ của công tác thanh tra thuế Đặc biệt, tại Văn phòng Cục thuếtỉnh Thừa Thiên Huế nơi quản lý số thu thuế chiếm tỷ trọng lớn đối với các doanhnghiệp của tỉnh, công tác thanh tra thuế tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn cònnhững bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra thuế đối với các doanhnghiệp nhỏ và vừa, tác giả nghiên cứu đề tài này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừatại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế
TT Huế đến năm 2020
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp pháp thống kê mô tả để xác định các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động thanh tra thuế đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnhThừa Thiên Huế
Các vấn đề nghiên cứu được xem xét, giải quyết từ lý luận đến thực tiến Bêncạnh đó, Đề tài cũng vận dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm làm sáng tỏquan điểm cá nhân về các vấn đề nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo hàng năm công tácthuế và báo cáo thanh tra thuế hàng năm của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và cácChi cục thuế trong tỉnh.
4 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra thuếcác doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cục thuế Thừa Thiên Huế trên nhiều khía cạnh.Dựa vào các kết quả phân tích luận văn đã đưa ra các giải pháp và định hướng củangành thuế trong thời gian tới là thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, thanh tra theomức độ các vi phạm về thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục chữ viết tắt iii
Tóm lược luận văn khoa học thạc sĩ kinh tế iv
Mục lục vi
Danh mục bảng biểu ix
Danh mục sơ đồ x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5
1.1 Hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Vai trò, nguyên tắc và một số đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh tra thuế 7
1.1.3 Tổ chức thanh tra thuế 11
1.1.4 Thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp 13
1.2 Nội dung và phương pháp thanh tra thuế tại doanh nghiệp 14
1.2.1 Nội dung thanh tra thuế tại doanh nghiệp 16
1.2.2 Phân loại thanh tra thuế 18
1.2.3 Phương pháp thanh tra thuế 20
1.3 Quy trình thanh tra thuế đối với doanh nghiệp 23
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế đối với DN NVV 28
1.4.1 Hệ thống chính sách và pháp luật và cơ chế .28
1.4.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp 30
1.4.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra 30
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 81.4.4 Phối kết hợp với các cơ quan ban ngành 31
1.4.5 Ý thức của các doanh nghiệp 32
1.5 Đặc điểm của thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 33
1.5.1 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
1.5.2 Đặc điểm của thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 15
1.6 Kinh nghiệm thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước 33
1.6.1 Kinh nghiệm thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới 33
1.6.2 Kinh nghiệm thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ 37
2.1 Tình hình cơ bản của Cục Thuế Thừa Thiên Huế 37
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Thừa Thiên Huế 37
2.1.2 Tình hình cán bộ công chức của Cục thuế Thừa Thiên Huế 40
2.1.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Phòng thanh tra thuế trong cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Thừa Thiên Huế 42
2.2 Thực trạng công tác thanh tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 43
2.2.1 Thực trạng bộ máy tổ chức phục vụ công tác thanh tra thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 43
2.2.2 Nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 44
2.2.3 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 46
2.2.4 Lập kế hoạch thanh tra doanh nghiệp nhỏ và vừa 46
2.2.5 Thực trạng tổ chức thực hiện thanh tra tại trụ sở các doanh nghiệp nhỏ và vừa .49
2.2.6 Kết quả thanh tra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 50
2.2.7 Công tác phối hợp với các bộ phận và cơ quan liên quan đến công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .54
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92.3 Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác thanh tra thuế của Cục thuế TT
Huế 55
2.3.1 Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra 55
2.3.2 Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 57
2.4 Những khó khăn và tồn tại trong quá trình triển khai công tác thanh tra thuế các DN NVV tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 62
C H Ư Ơ N G 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 65
3.1 Định hướng công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp nhỏ và vừa 65
3.2 Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 67
3.2.1 Lập và thực hiện kế hoạch thanh tra thuế các DN NVV 67
3.2.2 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và hỗ trợ cho các DN NVV nộp thuế 69
3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra thuế DN NVV 70
3.2.4 Phối hợp các ban ngành có liên quan trong việc thanh tra thuế đối với DN NVV 71
3.2.5 Tăng cường hình thức thanh tra thuế tại cơ quan thuế và tập trung thanh tra theo chuyên đề 73
3.2.6 Tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra thuế các DN NVV 74
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình CBNV Cục Thuế tỉnh TT Huế năm 2016 41Bảng 2.2 Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra của Cục thuế tỉnh TT Huế giai
đoạn 2014-2016 45Bảng 2.3: Kế hoạch thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Cục thuế
tỉnh TT Huế giai đoạn 2014-2016 47Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Cục thuế TT Huế giai đoạn 2014-2016 48Bảng 2.6: Tình hình thực hiện thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Cục thuế TT Huế giai đoạn 2014-2016 50Bảng 2.7: Kết quả thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa của Cục thuế
TT Huế giai đoạn 2014-2016 51Bảng 2.8: Kết quả tập hợp hành vi vi phạm luật thuế của DN NVV qua thanh tra
thuế của Cục thuế TT Huế giai đoạn 2014-2016 53Bảng 2.9: Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra 56Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của CBCC Cục thuế về công tác thanh tra thuế các DN
NVV tỉnh Thừa Thiên Huế 58Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về công tác thanh tra
thuế của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 60Bảng 2.12: So sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá của CBCC Cục thuế với DN
NVV về công tác thanh tra thuế DN NVV tại Cục thuế tỉnh Thừa ThiênHuế 61
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình Thanh tra thuế 12
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Cục thuế Thừa Thiên Huế 39
Sơ đồ 2.2 Hệ thống tổ chức thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế 43
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn thu từ thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu của mỗiquốc gia Đây là biện pháp động viên bắt buộc của các thể nhân và các pháp nhântrích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư tài chính mang lạinộp vào Ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đất nước và thựchiện vĩ mô nền kinh tế quốc dân Thật vậy, nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đanghội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới Dòng vốn đầu tưcủa các doanh nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nướcdưới hình thức nộp thuế Hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần vào sự pháttriển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong quátrình chuyển dịch từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường
Bên cạnh những thành tựu mà các doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế ViệtNam, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập đó là tình trạng lợi dụng kẽ hở của cácchính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính chất phức tạp trong hoạt động kinhdoanh, khó kiểm soát để khai man, trốn lậu thuế, chậm nộp thuế Do đó, để tạo ramột môi trường đầu tư thật hấp dẫn thu hút nguồn vốn các doanh nghiệp, đồng thờiđảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng trởnên cấp thiết, trong đó tăng cường thanh tra thuế là nhiệm vụ trọng tâm không thểthiếu được trong công tác quản lý thuế
Hoạt động thanh tra thuế là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản
lý thuế, bởi thanh tra thuế là công tác giám sát của Cơ quan thuế đối với các hoạtđộng, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tụchành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của Người nộp thuế, nhằm đảm bảopháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội; Là mộttrong các chức năng cơ bản giúp Cơ quan quản lý thuế phát hiện, ngăn ngừa và xử
lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo tính công bằng trongthực thi pháp luật thuế, đồng thời làm cho Người nộp thuế luôn ý thức rằng có một
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại từ đó thúc đẩy Người nộp thuế tự giác tuân thủpháp luật thuế Thanh tra thuế cũng giúp phát hiện những bất hợp lý trong chính sáchthuế và pháp luật thuế để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm phát huy tốt nhấtvai trò của thuế trong việc đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mônền kinh tế Chính vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế, một trong nhữnghoạt động mà cơ quan thuế các cấp phải làm là thường xuyên hoàn thiện và nâng caohiệu quả công tác thanh tra thuế.
Thật vậy, trong những năm qua, ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế mặc dù đãhoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn nămtrước Mặc dù vậy, công tác thanh tra thuế tại Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn cònnhững hạn chế nhất định, cần nghiên cứu hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quảquản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây chính là một trong những nguyênnhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra thuế đối với loại hìnhdoanh nghiệp này Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra thuế đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thanh
tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế Thừa Thiên Huế” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừatại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế
TT Huế trong những năm đến
Trang 14- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác thanhtra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế Thừa Thiên Huế giai đoạn2014-2016
2016 Nghiên cứu ý kiến đánh giá năm 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tiếp cận
Hệ thống các yếu tố liên quan đến công tác thanh tra thuế Trên cơ sở đó xácđịnh rõ thực trạng hoạt động thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừatrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tácthanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới
* Phương pháp thu thập tài liệu
- Nguồn tài liệu thứ cấp: Thu thập từ sách, báo, tạp chí, các văn bản của các cơquan ban ngành trung ương đến địa phương (Chính phủ - Bộ Tài Chính – Tổng CụcThuế) và các tài liệu do Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục thống kê tỉnh ThừaThiên Huế cung cấp có liên quan đến đề tài như báo cáo tổng kết và các số liệukhác
- Nguồn tài liệu sơ cấp: Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng công tácthanh tra thuế các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài
sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông tin sơ cấp ý kiến đánh giá của các
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15đối tượng điều tra Điều tra 30 CBNV Cục thuế có liên quan đến công tác thanh trathuế đối với các doanh nghiệp và 30 người đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa cóliên quan đến thanh tra thuế.
* Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh: Các phương pháp này dùng
để so sánh thực hiện với kế hoạch, so sánh theo thời gian và so sánh theo khônggian để thấy được mức độ biến động và phát triển của hiện tượng ở những địa điểmkhác nhau
- Phương pháp đánh giá cho điểm: Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giácho điểm để đánh giá hoạt động thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừatại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung nghiên cứu và Phần kếtluận, kiến nghị Phần nội dung nghiên cứu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra thuế đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa;
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiCục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế;
Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanhtra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Thanh tra thu ế
* Thanh tra: Thanh tra với vai trò là danh từ chung có thể được hiểu là một
thực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về thanh tra để chỉ cơ quan, tổ chức thanhtra hoặc bộ phận, lĩnh vực thanh tra nhất định
Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ
chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luậtquy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cánhân, doanh nghiệp khác
* Thanh tra thu ế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế nhằm mục
đích kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được coqquan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúngsai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lýcác vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sáchthuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
Nói tóm lại, thanh tra thuế là một loại hình thanh tra chuyên ngành, theo đó cơquan thuế thực hiện hoạt động thanh tra đối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp
và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, xử lý các vi phạmpháp luật thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, đồng thời đề xuấthoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 171.1.1.2 Phân bi ệt kiểm tra thuế và thanh tra thuế
Trong thực tế, người ta thường hay nhầm lẫn giữa khái niệm kiểm tra thuế vàthanh tra thuế Do đó, cần phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hoạt động kiểmtra thuế và thanh tra thuế trong CQT
Về mặt lý luận, kiểm tra thuế và thanh tra thuế là hai hoạt động không thểthiếu được của công tác lãnh đạo, quản lý của CQT nhằm đảm bảo pháp luật về thuếđược thực thi đúng đắn và hiệu quả Thanh tra và kiểm tra thuế có những điểmgiống nhau và khác nhau chủ yếu sau:
*Giống nhau: Thanh tra thuế đều giống nhau ở tính mục đích Thông quathanh tra thuế nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện hoặc phòng ngừanhững vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lýNhà nước, từ đó tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân Như sau:+ Về mục đích: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế.+ Về cách thức tiến hành: Xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phântích, đánh giá, phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật về thuế
+ Về nội dung: đều xem xét doanh thu, chi phí, lợi nhuận
+ Về phương pháp: đều phải phân tích xác định rủi ro, truy lần lại việc xử lý
dữ liệu, tính toán lại và xác minh
*Khác nhau:
+ Về đối tượng: Thanh tra áp dụng cho các đối tượng có ngành nghề kinhdoanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chức phức tạp, hoặc khi có dấuhiệu vi phạm pháp luật về thuế, hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc theo yêucầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp
+ Về phạm vi: Nội dung kiểm tra thường đơn giản và dễ dàng nhận thấy, ngược lạinội dung thanh tra thường đa dạng phức tạp hơn Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ có ýnghĩa tương đối vì trên thực tế có những vụ, việc kiểm tra không hoàn toàn đơn giản.+ Về biện pháp áp dụng: thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn.+ Về hình thức tổ chức: Đoàn có thể tổ chức thành các Tổ để đi sâu vào từngnội dung thanh tra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18+ Về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đềcần phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, chonên thường phải sử dụng nhiều thời gian hơn so với thanh tra Thời gian thanh trathường là không quá 30 ngày, kiểm tra thường không quá 5 ngày.
+ Về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên phải cónghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vựcthanh tra hướng đến Có như vậy mới có khả năng đi sâu tìm hiểu vụ việc, thu thậpđược thông tin, chứng cứ, xác minh, đối chiếu, phân tích, đánh giá tình hình đi đếnkết luận chính xác, khách quan Đối với hoạt động kiểm tra, do nội dung hoạt độngkiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra nên nói chung trình độ nghiệp vụ kiểm tra khôngnhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra Sở dĩ có sự phân biệt kiểm tra thuế vàthanh tra thuế là để làm rõ ý nghĩa về mặt lý luận ngoài ra còn làm rõ về mặt thựctiễn trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành để tránh sự chồng chéo giữa thanh tra vàkiểm tra, giảm phiền hà cho các tổ chức cá nhân là đối tượng thanh tra và kiểm tra,nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra
Tóm lại, kiểm tra thuế và thanh tra thuế là hai khái niệm khác nhau nhưng cóliên hệ qua lại, gắn bó và đều là những hoạt động không thể thiếu trong công tácquản lý thuế
1.1.2 Vai trò, nguyên tắc và một số đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh tra thuế
1.1.2.1 Vai trò ho ạt động thanh tra thuế
Công tác thanh tra thuế có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp
đỡ đối tượng nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị mình khi thựchiện luật thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thihành công vụ
Mặt khác, hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau
vì vậy mỗi sắc thuế điều tiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có nhữngphương pháp quản lý thu thuế khác nhau Về cơ bản mỗi sắc thuế khi được banhành đều đã được nghiên cứu kỹ và chuẩn bị chu đáo nhưng do đặc điểm nền kinh
tế nước ta đang ở thời kỳ chuyển đổi và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19giới nên không trách khỏi những khiếm khuyết, bất cập Do vậy, thanh tra thuế lànơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sốngđộng các hoạt động diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sungcác chính sách cho phù hợp.
Thanh tra thuế là phương tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm phápluật thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế
Thanh tra thuế là một hoạt động phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đếnngười nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh vàthu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Nhìn chung, qua việc thanh tra thuế giúp cơ quan thuế phát hiện kịp thờinhững người nộp thuế thực hiện không đúng và không đủ các thủ tục hành chínhthuế từ đó chấn chỉnh và phát hiện những khiếm khuyết, những thủ tục không phùhợp với thực tế để kiến nghị bổ sung hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp luật thuế
1.1.2.2 Nguyên t ắc hoạt động thanh tra thuế
Để công tác thanh tra thuế đạt chất lượng, cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Thanh tra thuế phải trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đếnNNT; đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT; xác minh và thu thập chứng
cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế Trong quá trình thanh tra thuếphải tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công khai, dânchủ, khi kết luận một vấn đề phải có chứng lý, không được suy diễn
- Thanh tra thuế phải thực hiện đúng quy trình
- Việc tiến hành thanh tra thuế phải thực hiện theo kế hoạch và nội dung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20- Căn cứ vào mục đích của từng cuộc thanh tra thuế để ra quyết định thành lậpđoàn thanh tra có trình độ kỹ năng nghiệp vụ phù hợp.
1.1.2.3 Các n ội dung về thanh tra thuế
Dựa vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn vàmục tiêu quản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch thanh tra và trình cấp thẩmquyền phê duyệt để tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuế Thanh tra thuế độtxuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạmpháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền giao
* Theo nội dụng và phạm vi thanh tra thuế có hai hình thức là thanh tra toàndiện và thanh tra hạn chế
Thanh tra toàn diện: Là hình thức thanh tra tổng hợp về mọi sắc thuế thu nhập,GTGT, TTĐB và các sắc thuế khác trên cơ sở tờ khai thuế hàng năm Đây là loạihình thanh tra sâu và phạm vi rộng cho phép kết luận về những vấn đề mà NNTchưa tuân thủ pháp luật thuế Thanh tra toàn diện liên quan đến:
+ Nhiều sắc thuế - nghĩa là thanh tra tổng hợp các sắc thuế thu nhập, GTGT,TTĐB và các sắc thuế khác theo pháp luật thuế
+ Nhiều kỳ tính thuế - đối với những sắc thuế nộp tờ khai năm thì thời kỳkiểm tra là những kỳ tính thuế gần nhất và chỉ khi có các phát hiện trong quá trìnhthanh tra thấy cần thiết mới mở rộng phạm vi thanh tra
+ Phạm vi thanh tra không hạn chế, các cuộc thanh tra dạng này sử dụngcác kỹ thuật chọn mẫu thích hợp và sẽ quyết định mở rộng phạm vi thanh tra vàthời kỳ kiểm tra khi các kết quả của công tác đánh giá rủi ro hoặc các phát hiệntrong quá trình thanh tra chứng minh sự cần thiết
+ Nhóm trọng điểm-phần lớn đối tượng của thanh tra toàn diện là các NNT lớn.+ Địa điểm tiến hành - thường ở trụ sở của NNT chứ không ở CQT
+ Thời gian cuộc thanh tra-thời gian thanh tra toàn diện NNT lớn là 30 ngày
và thời gian thanh tra toàn diện NNT vừa là 10 đến 15 ngày
Thanh tra hạn chế: Là loại thanh tra bị hạn chế về phạm vi, có thể là thanhtra hoàn thuế GTGT, thanh tra dự án về hạng mục chi phí hoặc một chỉ tiêu nào
đó trên bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo lỗ lãi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21+ Một cách khác để xác định thanh tra hạn chế là công việc thanh tra chỉhạn chế đối với một số chỉ tiêu nhất định và không bao gồm các phép thử hay cácbước tuần tự thanh tra cần thiết cho phép cán bộ thanh tra đánh giá được tổng thểmức độ tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế của NNT bị thanh tra Thôngthường thanh tra bao gồm việc rà lại các chứng từ liên quan trực tiếp đến vấn đềđược kiểm tra Loại hình thanh tra này thường được bắt đầu từ một trong nhữngnguồn sau:
• Đề xuất của bộ phận rà soát các tờ khai;
• Một dự án hay chương trình liên quan đến vấn đề cụ thể cần được kiểm tra;
• Hướng dẫn của cán bộ thanh tra cấp cao hơn;
• Thanh tra 1 NNT khác về 1 vấn đề cụ thể.
* Theo địa điểm tiến hành thanh tra có hai hình thức là thanh tra tại trụ sở
CQT và thanh tra tại trụ sở NNT.
Kiểm tra tại bàn: Việc kiểm tra tại bàn có thể áp dụng đối với bất kỳ tờ khai
thuế nào, bao gồm kiểm tra các chỉ tiêu thu nhập, chi phí hoặc hoàn thuế.
Kiểm tra tại bàn không cần đến tận cơ sở NNT Phạm vi thanh tra thường hạnchế chỉ để xác minh một số vấn đề cụ thể đã được cán bộ rà soát tờ khai lưu ý hoặcđược lưu chuyển qua các khâu
Kiểm tra tại bàn thực hiện đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong tờkhai cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo dữliệu thông qua việc yêu cầu NNT mang đến và xuất trình sổ sách, chứng từ muavào, bán ra tại CQT Thông thường kiểm tra tại bàn đối với NNT qui mô lớn hoàntất trong 3 ngày, đối với NNT qui mô vừa là 1 ngày Kiểm tra tại bàn bao gồm:+ Một sắc thuế hoặc một chỉ tiêu - chỉ kiểm tra hoặc xác minh một sắc thuếnhư thuế lợi tức, thuế lương, thuế khấu trừ tại nguồn Kiểm tra tại bàn cũng được ápdụng để kiểm tra một hạng mục chi phí hoặc chỉ tiêu nào đó trên tờ khai
Trang 22liệu thông qua việc yêu cầu NNT mang đến, xuất trình sổ sách, chứng từ mua vào,bán ra tại CQT.
+ Nhóm NNT trọng điểm - cả nhóm NNT lớn và vừa
+ Địa điểm tiến hành - CQT
+ Thời gian/độ dài cuộc kiểm tra tại bàn đối với NNT quy mô lớn hoàn tấttrong 3 ngày, đối với NNT vừa là 1 ngày
Thanh tra tại trụ sở của NNT: Thanh tra thuế tại trụ sở NNT là một công cụ
chủ yếu trong chương trình thanh tra của CQT Thời gian cần thiết để thực hiệncông việc này là từ một vài ngày cho đến vài tuần tuỳ thuộc bản chất của cuộc thanhtra, kiểm tra, và hoặc quy mô và tính phức tạp của hoạt động của NNT được thanhtra, kiểm tra Thanh tra tại trụ sở NNT thường là việc kiểm tra chi tiết nhưng cũng
có lúc chỉ là việc kiểm tra một phần sổ sách kế toán thông thường của NNT ngay tạitrụ sở làm việc của NNT Thanh tra tại trụ sở NNT có thể được tiến hành bởi mộtcán bộ thanh tra hoặc một đoàn thanh tra, kiểm tra
Quy trình thanh tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt buộc phảituân thủ khi thực hiện một quyết định thanh tra thuế, một chương trình thanh tra haymột kế hoạch kiểm thanh tra cụ thể Ngoài công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm vàcông tác báo cáo thực hiện kết quả thanh tra thì thanh tra bao gồm một loạt các bướclô-gic với nhau từ lúc cán bộ thanh tra nhận hồ sơ cho đến khi hoàn thành
Công tác thanh tra thuế thực hiện theo các quy trình do Tổng cục Thuế banhành Quy trình thanh tra thuế được ban hành theo quyết định 1404/QĐ-TCT ngày28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ( và quyết định 2605/QĐ-TCT củaTổng cục trưởng Tổng cục Thuế ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung quy trìnhThanh tra thuế ) Nội dung của các quy trình thanh tra đang áp dụng trên toàn hệthống ngành thuế toàn quốc được tóm lược theo hai sơ đồ sau:
1.1.3 Tổ chức thanh tra thuế
Hệ thống thanh tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổchức CQT Hoạt động thanh tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức cấp trungương và địa phương Bộ phận thanh tra ở trung ương chịu trách nhiệm xây dựng kế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23hoạch thanh tra quốc gia, chuyển tải các mục tiêu của kế hoạch cho các cán bộthanh tra địa phương và giám sát việc thực hiện kế hoạch Thanh tra của trung ươngchịu trách nhiệm chung về việc xây dựng kế hoạch thanh tra quốc gia hàng năm, các
cơ quan địa phương sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào liên quan đến các NNT
mà họ quản lý để xây dựng kế hoạch thanh tra quốc gia Các cơ quan địa phươngchịu trách nhiệm thanh tra NNT qui mô lớn và vừa
Sơ đồ 1.1: Quy trình Thanh tra thuế
QUY TRÌNH THANH
TRA
LẬP KẾ HOẠCH
THANH TRA NĂM
Bước 1 Thu thập, khai
thác thông tin dữ liệu
Bước 1 Chuẩn bịthanh tra
Bước 2 Công bốQuyết định thanh tra
thuếBước 3 Phân công công việc và lập nhật ký thanh
tra thuế.
Bước 4 Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra.
Bước 5 Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra
Bước 6 Lập Biên bảnthanh tra thuế
Bước 7 Công bố côngkhai Biên bản thanh
tra
XỬ LÝ KẾT QUẢ SAUTHANH TRA
Bước 1 Báo cáo Lãnhđạo bộ phận thanh trakết quả thanh tra
Bước 2 Thủ trưởng CQT
ký kết luận thanh tra; QĐ
xử lý truy thu thuế; QĐ
xử phạt vi phạm HC
Bước 3 Ban hành Kết luận thanh tra; QĐ xử lý truy thu thuế; QĐ xử phạt vi phạm HC
Bước 5 Nhập kết quả vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 241.1.4 Thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp
Trong quản lý thuế, trên thế giới có hai phương thức chủ yếu là kiểm tra trướckhi chấp nhận và tự khai tự nộp:
- Kiểm tra trước khi chấp nhận là phương thức mà trong đó tờ khai thuế phảiđược kiểm tra soát xét ở một mức độ nhất định trước khi thông báo chính thức sốthuế phải nộp của NNT
- Tự khai tự nộp là phương thức mà trong đó tờ khai thuế được chấp nhậnngay Sau đó các tờ khai thuế sẽ được chọn mẫu để thanh tra, kiểm tra Mặc dù cònnhững tranh luận nhất định, phương thức tự khai tự nộp được xem là một phươngthức có nhiều ưu điểm hơn và được áp dụng ngày càng rộng rãi với mục đích cảithiện tính tuân thủ thông qua việc thu được tiền thuế sớm hơn, thực hiện mộtchương trình thanh tra có trọng tâm Hệ thống tự khai tự nộp nhấn mạnh đến sự tựgiác tuân thủ của NNT nhưng nó phải đi kèm với một hệ thống thanh tra thuế chặtchẽ và các hình phạt nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm Do đó, một trong nhữngvấn đề cốt lõi để bảo đảm tính tuân thủ hệ thống tự khai tự nộp là việc thanh tra thuế
có hữu hiệu hay không Việc thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp nhằm thỏamãn các mục tiêu sau:
- Phát hiện các hành vi ẩn lậu thuế và thu hồi số thuế bị ẩn lậu
- Thúc đẩy sự tự giác tuân thủ Bởi lẽ khi NNT hiểu rằng nếu sai phạm trong việckhai thuế thì sẽ bị phát giác và bị phạt, họ sẽ quyết định lựa chọn việc tuân thủ luật thuế
- Thu thập thông tin cho việc hoàn thiện hệ thống Với các dữ liệu thu thậpđược qua quá trình thanh tra thuế sẽ hình thành được một thống cơ sở dữ liệu phục
vụ cho việc phát triển các công cụ đánh giá rủi ro sai lệch thuế, đồng thời điều chỉnhnhững điểm chưa rõ ràng trong luật định Thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tựnộp, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra là một vấn đề hết sức quan trọng Nó quyếtđịnh sự thành công của các mục tiêu đề ra cho hoạt động thanh tra thuế Cụ thể là:+ Nếu chọn các đối tượng có rủi ro sai lệch thuế thấp để kiểm tra sẽ tốn kémthời gian mà không phát hiện được các trường hợp ẩn lậu thuế, không thu hồi đượccác khoản thuế bị ẩn lậu
+ Nếu các đối tượng được chọn để kiểm tra theo một khuôn mẫu cố định, một
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25số NNT có thể không bao giờ được chọn để kiểm tra, đều này sẽ không khuyếnkhích được sự tuân thủ.
+ Việc thu thập thông tin để đánh giá mức độ tuân thủ luật thuế, xây dựng cơ
sở dự liệu chuẩn cũng như phát triển các công cụ đánh giá rủi ro theo luật định vàhoàn thiện các quy định thuế đòi hỏi cách thức lựa chọn các đối tượng thanh traphải tính toán để có được các kết quả phù hợp
1.2 Đặc điểm của thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN NVV là những DN có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu
DN NVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêunhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàngThế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồnvốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn
20 đến 100 tỷ Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người laođộng được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi
là Doanh nghiệp vừa
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa để áp dụng chế độ kế toán theo
QĐ 15/2006 hay 48/2006: căn cứ vào tiêu chí TỔNG NGUỒN VỐN hoặc SỐ LAOĐỘNG theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP:
I Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Số lao động 10 người trở xuống
- Doanh nghiệp nhỏ: Tổng nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống hoặc Số lao động
từ trên 10 người đến 200 người
- Doanh nghiệp vừa: Tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc
Số lao động từ trên 200 người đến 300 người
II Khu vực Thương mại và dịch vụ:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Số lao động 10 người trở xuống
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26- Doanh nghiệp nhỏ: Tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng trở xuống hoặc Số lao động
từ trên 10 người đến 50 người
- Doanh nghiệp vừa: Tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc
Số lao động từ trên 50 người đến 100 người
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, DN NVV có thể giữ những vai tròvới mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:+ DN NVV giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ vàvừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở ViệtNam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%) Vì thế, đónggóp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể
+ DN NVV giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điềuchỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định
Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế
+ DN NVV làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa cóquy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động
+ DN NVV tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanhnghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng
để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
+ DN NVV là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớnthường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ vàvừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngânsách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương
+ DN NVV đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia
1.2.2 Đặc điểm của thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chútrọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển Các hỗ trợ mangtính thể chế để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinhdoanh thuận lợi, những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp, và những hỗ trợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27về tín dụng, và những hỗ trợ khác.
Do loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, vốn nhỏ, công tác tàichính của doanh nghiệp chưa được chú trọng, kinh doanh nhiều đa dạng nhiềungành nghề, tính tuân thủ, am hiểu pháp luật thuế chưa cao nên với công tác thanhtra thuế đẩy mạnh cải cách và đổi mới các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ qua đógiúp người nộp thuế hiểu rõ, đầy đủ chính sách thuế để thực hiện kê khai thuế đúng,
đủ theo quy định Khuyến khích người nộp thuế thường xuyên rà soát việc kê khaithuế của mình, phát hiện các sai phạm, để kê khai bổ sung điều chỉnh, hạn chế đượcthất thu thuế và tăng tính tuân thủ, giảm áp lực cho công tác thanh tra thuế
1.3 Nội dung và phương pháp thanh tra thuế tại doanh nghiệp
1.3.1 Nội dung thanh tra thuế tại doanh nghiệp
- Thanh tra thuế là một trong các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuếnhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế,bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời làm cho người nộpthuế luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tựgiác tuân thủ pháp luật thuế Vì vậy, nội dung cơ bản của thanh tra thuế là thanh traviệc chấp hành pháp luật thuế của NNT, trong đó bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Thanh tra hồ sơ pháp lý, tính trung thực của các tài liệu của NNT có liênquan tới pháp luật thuế như: Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp-mã số thuế
…nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế Cần tiếnhành việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây làkhâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế để tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế,đối tượng chịu thuế, bỏ sót nguồn thu Việc kiểm tra tính pháp lý của các tờ khaithuế gốc, các báo cáo tài chính, các hợp đồng kinh tế gốc, hồ sơ tài liệu đã đủ chữ
ký của người có thẩm quyền hay chưa, sổ sách, chứng từ, hóa đơn có đủ tính chấtpháp lý hay không, … nhằm đảm bảo hồ sơ thanh tra là đủ cơ sở pháp lý để tiếnhành thanh tra, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hợp pháp khi thanh tra
- Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ Việcthực hiện chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ có liên quan chặt chẽ đến việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28tính thuế, khai thuế và nộp thuế của NNT Thanh tra việc tổ chức thực hiện luật kếtoán, chuẩn mực kế toán của NNT, kiểm tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý
và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán,chế độ ghi chép cập nhật sổ sách… Xác định tính hợp lý, trung thực của từng loạichứng từ, hóa đơn có liên quan như: hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từthu, chi… nhằm đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn việc hạch toánsai để trốn-tránh thuế Do đó, đây là một nội dung quan trọng, đòi hỏi công chứclàm công tác thanh tra thuế phải am hiểu Luật kế toán, chuẩn mực kế toán
- Thanh tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế là việc kiểm tracăn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, sốthuế nợ, số thuế được miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của NNT Đồng thời,xác định đúng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế đúng với quy định của từngsắc thuế là bước quan trọng để xác định mức thuế phải nộp, tránh bỏ sót nguồn thu.Kiểm tra căn cứ tính thuế thực hiện thông qua việc xem xét, đối chiếu các sổ sách
kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu có liên quan: tờ khai, bảng kê mua vào bán
ra, tờ khai tự quyết toán, … NNT tự tính so với các quy định hiện hành và thực tếsản xuất kinh doanh để phát hiện số thuế đơn vị khai thiếu, số thuế ẩn lậu… Đây làmột khâu rất quan trọng trong quy trình thanh tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắmvững nội dung quy định của các sắc thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện, đồngthời cần thông thạo nghiệp vụ kế toán
- Thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của NNT là xác địnhxem NNT có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp tờ khai và tiền thuếtheo luật quản lý thuế hay không, nếu nợ đọng thì xác định nguyên nhân nợ để đônđốc thu nợ Kiểm tra nội dung này cần kiểm tra số thuế phải nộp trên Tờ khai vàGiấy nộp tiền vào NSNN xem có nộp nhầm, nộp thừa vào các tài khoản khác khônghay chưa nộp?
Xác định chính xác nội dung thanh tra rất quan trọng, làm tiền đề để CQT tiếnhành thanh tra NNT Tùy theo tính chất, yêu cầu quản lý thuế theo từng thời kỳ vànguồn lực mà CQT đặt giới hạn, trọng tâm nội dung thanh tra cho phù hợp Xác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29định đúng nội dung trọng tâm, trọng điểm từng cuộc thanh tra dựa trên cơ sở phântích rủi ro là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế, nâng cao hiệu quảcông tác quản lý thuế.
1.3.2 Phân loại thanh tra thuế
Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn khi tiến hành thanh tra thuế và mục tiêu củathanh tra thuế, có thể phân loại như sau:
- Dựa vào tính kế hoạch của thanh tra thuế: Nếu xét theo tính kế hoạch, có thểphân thanh tra thuế thành hai loại: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất
Thanh tra theo kế hoạch đã được được phê duyệt: căn cứ vào nguồn lực hiện
có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, CQTxây dựng kế hoạch thanh tra và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chứcthực hiện theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt Loại hình thanh tra này có ưuđiểm là việc thanh tra được lập kế hoạch từ trước trên cơ sở phân tích rủi ro NNTnên được chuẩn bị chu đáo từ khâu phân tích thông tin đến khâu thanh tra thực tế
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi: CQT phát hiện NNT có dấu hiệu vi
phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan chức năng
có thẩm quyền giao Thanh tra đột xuất giúp CQT kịp thời phát hiện ra bằng chứng
vi phạm pháp luật của NNT, giúp CQT nắm được lập tức tình trạng sản xuất kinhdoanh, việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT có thường xuyên, tự giác không
- Theo quy mô và phạm vi tiến hành thanh tra: Theo tiêu chí này, thanh trathuế được chia thành hai loại là thanh tra toàn diện và thanh tra theo chuyên đề.Thanh tra toàn diện: là loại hình thanh tra tổng hợp, toàn diện tình hình tuân thủpháp luật thuế của DN mà DN đó có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có trách nhiệmquản lý Thanh tra toàn diện là hình thức thanh tra được tiến hành một cách đồng bộđối với tất cả các sắc thuế: TNDN, GTGT, TTĐB và các loại thuế khác trong kỳ kêkhai thuế Thanh tra toàn diện thường chỉ được thực hiện đối với một hoặc hai kỳ kêkhai thuế thuế gần nhất trừ trường hợp phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu khôngtuân thủ có giá trị trọng yếu Các cán bộ thanh tra cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu vàmức độ công việc thanh tra và số các kỳ tài chính cần thanh tra sẽ được mở rộng khi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30các phát hiện của Đoàn thanh tra yêu cầu phải mở rộng phạm vi thanh tra.
Thanh tra theo chuyên đề: giới hạn phạm vi thanh tra ở một sắc thuế, một hoặcmột số kỳ tính thuế, hoặc theo một số chuyên đề chuyên sâu hoặc một khía cạnh hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhất định, giá cả sản phẩm hoặc một tài khoản nhất định.Loại hình thanh tra này thường được bắt nguồn từ đề xuất của bộ phận kiểm soát hồ
sơ khai thuế, hoặc do CQT cấp trên chỉ đạo, hoặc theo yêu cầu của cơ quan chứcnăng Thanh tra theo chuyên đề không bao gồm các phép thử hay các bước tuần tựthanh tra cần thiết cho phép công chức làm công tác thanh tra đánh giá được tổng thểmức độ tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế của NNT được thanh tra Thanhtra theo chuyên đề tốn ít nguồn lực hơn thanh tra toàn diện, giúp CQT tìm ra các gianlận, sai sót, chống thất thu thuế theo từng lĩnh vực chuyên sâu, chuyên ngành, nhằmtăng tính tuân thủ của NNT trong các ngành, lĩnh vực thanh tra theo chuyên đề
- Theo địa điểm tiến hành thanh tra thuế: Theo tiêu chí này, thanh tra thuếđược chia thành hai loại là thanh tra tại CQT và thanh tra tại cơ sở NNT:
Thanh tra tại trụ sở CQT có địa điểm tiến hành tại trụ sở CQT Thanh tra tạitrụ sở cơ quan thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánhgiá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủpháp luật thuế của người nộp thuế Thanh tra tại trụ sở cơ quan thuế là việc so sánh,đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của người nộp thuế, phân tích so sánh thôngtin về người nộp thuế qua các kỳ với nhau và với các biến động của ngành để xácđịnh mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế Theo hình thức thanh tra tranày, mà CQT không đến làm việc trực tiếp tại cơ sở NNT mà tiến hành các bướckiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật của NNT ngay tại trụ sở CQT, dựa trên những
dữ liệu, thông tin và hồ sơ hiện có của mình về NNT trên hệ thống để kiểm tra tínhđúng, sai trong việc thực thi luật thuế về các nội dung: sự khớp đúng của hồ sơ khaithuế; tính đầy đủ của hồ sơ; sự sai sót trong tính toán số thuế phải nộp….Quá trìnhthanh tra CQT có thể thông báo yêu cầu NNT lên làm việc tại trụ sở CQT để đốichiếu số liệu, sổ sách và giải trình những chênh lệch, nghi vấn của CQT Kết thúcthanh tra CQT yêu cầu NNT phải chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ cho đúng quy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Thanh tra tại cơ sở NNT: Đây là hình thức thanh tra mà CQT kiểm tra, xem xét,
rà soát lại toàn bộ chứng từ, hồ sơ có liên quan đến tình hình tuân thủ pháp luật củaNNT tại cơ sở của NNT mà CQT nghi ngờ có những rủi ro về thuế lớn, có dấu hiệugian lận, trốn thuế cần phải thu thập những bằng chứng thực tế, xác đáng để kết luận.Khi thanh tra tại cơ sở NNT, công chức làm công tác thanh tra các tài liệu không có ởCQT mà chỉ có ở doanh nghiệp để xác minh, đối chiếu hồ sơ, chứng từ nhằm tìm rabằng chứng thanh trao đổi với NNT, quan sát, đánh giá, yêu cầu cung cấp thông tin Thực hiện việc thanh tra tại cơ sở NNT cho CQT bằng chứng xác thực, kết luậnthanh tra khách quan hơn; Cuộc thanh tra được tiến hành đầy đủ, toàn diện và thu thậpđược những chứng cứ xác đáng Hình thức này cho phép công chức làm công tác thanhtra tiếp cận trực tiếp với tài sản, máy móc, tài liệu sổ sách chứng từ, quỹ tiền mặt thựctế… tại doanh nghiệp, có thể quan sát, thẩm định, ra biên bản trực tiếp
1.3.3 Phương pháp thanh tra thuế
Phương pháp thanh tra thuế được hiểu là cách thức, biện pháp mà CQT ápdụng khi tiến hành thanh tra thuế nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Có một sốphương pháp thanh tra chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro là phân tích những dấu hiệu,
xu hướng phát triển có khả năng gây thất thu thuế và không tuân thủ pháp luật thuế.Phân tích rủi ro cần một khối lượng lớn thông tin lịch sử và dữ liệu tài chính củaNNT nhằm mục đích đối chiếu
Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro là phương pháp CQT áp dụng kỹthuật phân tích rủi ro về thuế của NNT; trong thanh tra thuế ở các nội dung tínhthuế, khai thuế, nộp thuế nhằm đánh giá, phát hiện những NNT có rủi ro về thuế caonhất để đưa vào diện thanh tra Để phân tích được rủi ro về thuế, CQT phải thu thập,lưu giữ các thông tin có hệ thống về NNT, từ những thông tin này CQT tiến hànhđánh giá mức độ rủi ro, xếp hạng rủi ro theo các mức độ từ cao xuống thấp dựa trêncác tiêu chí xác định rủi ro Những NNT bị xếp hạng rủi ro cao sẽ phải tiến hànhthanh tra trước; nếu rủi ro rất cao thì phải thanh tra kỹ lưỡng hơn Đối với nhữngNNT có độ rủi ro thấp, thường xuyên chấp hành tốt pháp luật thuế, không nợ thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32quá hạn, số thuế nộp thường xuyên cao và ổn định thì ít tiến hành thanh tra.
Phân tích chiều dọc: là sự phân tích diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong bản cânđối kế toán bằng tỷ lệ % trên tổng tài sản và diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong báocáo thu nhập bằng tỷ lệ % trên doanh thu Phân tích theo chiều dọc có thể sử dụngcho một năm, có thể sử dụng cho một giai đoạn nhiều năm Qua phân tích xu hướngbiến đổi cơ cấu trong nhiều năm có thể xác định được các thay đổi căn bản trong xuthế, các bất hợp lý trong cơ cấu, xác định tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành lêntổng để thấy được sự biến đổi của các tiêu chí so với tỷ trọng có tính phổ biến trongtừng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cónguy cơ xảy ra rủi ro về thuế
Phân tích chiều ngang: là phân tích diễn biến của từng chỉ tiêu trong bản cânđối kế toán, báo cáo thu nhập qua một số năm Sự phân tích này cho thấy xu hướngbiến đổi của từng chỉ tiêu qua các năm Từ đó phát hiện những bất hợp lý hoặcnhững bất thường trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế
Phân tích tỷ suất: là phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mục trong báocáo tài chính Tỷ suất tài chính thường được phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc sốlần Tỷ suất thường rất có ích khi so sánh chính người nộp thuế này qua các thời kỳkhác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các người nộp thuế khác hoặc số liệu chuẩncủa ngành Các tỷ suất thường được áp dụng: Các hệ số thanh khoản; các tỷ suất
sinh lời; các tỷ suất đòn bẩy; các tỷ suất hiệu; các tỷ suất về thuế.
Phân tích mức độ tuân thủ về kê khai-nộp thuế của NNT: là phân tích tìnhhình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế; tỷ lệ nợ đọng trên tổng số thuế phải nộp, mức độchấp hành các quyết định của CQT về truy thu, xử phạt thuế, lịch sử hành vi viphạm về thuế… Phương pháp phân tích mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế cho phépcán bộ thanh tra có thể đánh giá được khả năng tuân thủ của NNT đến đâu, từ đóxác định được mức độ rủi ro cao hay thấp của NNT
Sau đó CQT chấm điểm đối với từng loại rủi ro của NNT theo từng tiêu chíkhác nhau và tổng hợp điểm số Thông thường NNT được chọn để thanh tra là
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33những NNT có tỷ lệ rủi ro cao về thuế Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi rokhông đưa vào kế hoạch thanh tra tràn lan mọi NNT, mà có sự lựa chọn, cân nhắcNNT rủi ro để đưa vào diện thanh tra theo các tiêu chí xác định rủi ro, phân tích vàđánh giá mức độ rủi ro, ảnh hưởng của rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý rủi ro nhằmgiảm thiểu tác động tiêu cực của nó đến hiệu quả thanh tra thuế cũng như hiệu quảquản lý thuế Áp dụng phân tích rủi ro trong thanh tra thuế, CQT sẽ xác định đượcchính xác tương đối mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, tạo sự công bằng choNNT, do đó khuyến khích NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.
Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đây là phương pháp nghiệp vụ được cán
bộ công chức thanh tra sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộcthanh tra thuế Nội dung của phương pháp này là việc tiến hành so sánh, đối chiếucác nội dung cần thanh tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nộidung thanh tra Cụ thể là đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được thanh tra với cácquy định, chuẩn mực hoặc đối chiếu với các đơn vị khác cùng ngành nghề, quy môsản xuất kinh doanh; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổnghợp và sổ chi tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ kế toán, đối chiếu giữa số liệubáo cáo thống kê với thực tế về hiện vật; đối chiếu giữa nội dung tài liệu, báo cáoquyết toán, sổ sách chứng từ với các chuẩn mực chung của ngành; cũng như nộidung thu, chi thực tế với chính sách, chế độ quy định
Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết: Trình tự hạch toán kế toán
phải theo nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp Tuy nhiên trong công tác thanh trathuế phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu là đi từ tổng hợp đến chi tiết Trước tiênCBTT cần xem xét tổng quát về số liệu tổng hợp, sau đó mới kiểm tra số liệu chitiết và đối chiếu với số tổng hợp Kiểm tra số liệu chi tiết đi sâu vào số liệu của từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết Việckiểm tra số liệu được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh
tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp như bảng cân đối kế toán, kết quả kinhdoanh, bảng cân đối số phát sinh tài khoản
Phương pháp này giúp cho cán bộ công chức làm công tác thanh tra nắm được
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34những vấn đề chính, phát hiện được những mâu thuẫn và những bất thường trênnhững số liệu tổng hợp, sau đó nếu thấy nghi ngờ sẽ đi vào thanh tra sâu số liệu chitiết để đảm bảo tính khớp đúng của số liệu Phương pháp này giúp cán bộ côngchức làm công tác thanh tra tránh bị sa vào những việc vụn vặt hoặc sa lầy, khôngđúng trọ tâm, trọng điểm.
Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc: Chứng từ gốc là cơ sở pháp lý cho mọi
số liệu, tài liệu về tài chính, kế toán của NNT, là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tratình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT Số liệu, tài liệu kế toán phản ánh cáchoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đều phải được ghi chép, tính toán trên cơ sở
số liệu của chứng từ gốc Kiểm tra chứng từ gốc là việc xem xét tính hợp pháp, hợp
lý của hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ gốc Kiểm tra chứng từ gốc có ýnghĩa quan trọng trong thanh tra thuế vì chứng từ gốc là thông tin cơ sở, là căn cứ pháp
lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở của mọi số liệu
kế toán và kê khai, tính nộp thuế của NNT
Các phương pháp kiểm tra bổ trợ: Bên cạnh các phương pháp thanh tra chủyếu được sử dụng nêu trên, thanh tra thuế còn sử dụng các phương pháp, kỹ năngkiểm tra như quan sát, phỏng vấn, thẩm tra và xác minh
Tóm lại, qua tổng hợp các phương pháp thanh tra thuế ta thấy phương phápthanh tra thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro là phương pháp tiếp cận mới, áp dụngphân tích rủi ro trong thanh tra thuế, CQT sẽ xác định được chính xác mức độ tuânthủ pháp luật thuế của NNT
1.3.4 Quy trình thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
Thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêngđều có nội dung và tuân theo quy trình thanh tra đối tượng nộp thuế được quy địnhtrong Luật quản lý thuế
Để chuẩn hoá hoạt động thanh tra thuế và hướng dẫn cán bộ thuế tiến hànhthanh tra đảm bảo các nguyên tắc của thanh tra thuế, Tổng cục thuế đã ban hànhQuy trình thanh tra thuế Hiện nay, hoạt động thanh tra thuế được tổ chức tiến hànhtheo Quy trình thanh tra ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày05/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế (nay đã ban hành Quyết định số
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 351404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 thay thế).
Quy trình thanh tra thuế gồm 3 phần cơ bản: lập kế hoạch thanh tra năm, tổchức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế và xử lý kết quả sau thanh tra
* Lập kế hoạch thanh tra năm:
Bước 1 Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế
a Bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra đượcxây dựng dựa trên nguyên tắc:
- Đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của NNT gồm:
+ Lịch sử tuân thủ khai thuế, tính thuế
+ Lịch sử tuân thủ nộp thuế
+ Mức độ tuân thủ qua kết quả thanh tra
- Đánh giá sự biến động về kê khai thuế của NNT qua các năm
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT
b Nguồn dữ liệu phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu ngành Thuế hiện có Cụ thểbao gồm các nguồn dữ liệu sau đây:
Thông tin đăng ký thuế
Thông tin từ các tờ khai thuế (GTGT, TNDN)
Thông tin về tình hình thực hiện tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT
Thông tin từ Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Thông tin về kết quả thanh tra
Bộ phận thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin vềngười nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu của ngành thuế, của các cơ quanthuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Uỷban chứng khoán; Cục quản lý giá và của các cơ quan khác có liên quan: Kiểmtoán Nhà nước; Thanh tra chính phủ; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hộingành nghề kinh doanh; thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyềnhình, báo chí
Bước 2 Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra
Khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanh tra thuế, bộ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36phận thanh tra thuế phải dựa vào các căn cứ : Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro vềthuế và thang điểm từng tiêu chí; Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàngnăm của Cơ quan Thuế.
Bước 3 Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm
1 Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 năm trước, Lãnh đạo bộ phận thanh traphải trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt kế hoạch thanh tra năm sau
2 Chậm nhất đến ngày 30 tháng 12 năm trước Thủ trưởng Cơ quan Thuếduyệt xong kế hoạch thanh tra năm sau
Bước 4 Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra
Từ ngày 15/09 đến ngày 20/09 của năm thực hiện kế hoạch thanh tra, Lãnhđạo bộ phận thanh tra tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra; xácđịnh rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kếhoạch thanh tra
Các trường hợp thanh tra đột xuất không phải lập kế hoạch:
- Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm tra thuế đề nghị chuyển sanghình thức thanh tra
- Thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo
- Thanh tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế hoặctheo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên
* Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế
Bước 1 Chuẩn bị thanh tra
- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, Lãnh đạo bộ phận thanh tra
dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từngđoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt
- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế kýQuyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giao trực tiếp Quyếtđịnh thanh tra cho người nộp thuế hoặc gửi bằng thư bảo đảm có hồi báo cho Cơquan Thuế biết người nhận Quyết định thanh tra
Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, người nộp thuế có văn bản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37đề nghị hoãn thời gian tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáoLãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra thông báo cho ngườinộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận hoãn thời gian thanh tra.
Bước 2 Công bố Quyết định thanh tra thuế
Thời hạn công bố Quyết định thanh tra chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanh tra thuế
Bước 3 Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế
- Sau ngày công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phân công vàgiao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra theo nội dung Quyết định thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra và mỗi thành viên trong đoàn thanh tra có trách nhiệmlập nhật ký thanh tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra từ khi công
bố Quyết định thanh tra đến khi có kết luận thanh tra
Bước 4 Thực hiện thanh tra các nội dung trong Quyết định thanh tra
1) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra được quyền yêu cầungười nộp thuế cung cấp và tiếp nhận các tài liệu, chứng từ kế toán; sổ sách kế toán;các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; báo cáo giải trình liên quan đến nội dungthanh tra
2) Phương pháp áp dụng trong thanh tra là so sánh, đối chiếu giữa tài liệu dongười nộp thuế cung cấp với hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế gửi Cơ quan Thuế để:
- Xem xét tính hợp pháp của các tài liệu người nộp thuế đã cung cấp
- Đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán,báo cáo tài chính, báo cáo giải trình để phát hiện tăng, giảm so với Hồ sơ khai thuế.3) Kết thúc từng nội dung thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra phải lậpBiên bản xác nhận số liệu thanh tra với người được người nộp thuế uỷ quyền làmviệc với đoàn thanh tra
4) Trưởng đoàn thanh tra có quyền thực hiện một số biện pháp trong quá trìnhthực hiện thanh tra: Quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu liênquan đến nội dung thanh tra để đảm bảo nguyên trạng tài liệu; kiểm kê tài sản khiphát hiện giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế có sự chênh lệch, bất hợp lý;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Khi xét thấy cần có sự đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kếtluận kết quả thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tratrình Thủ trưởng cơ quan Thuế quyết định trưng cầu giám định.
Bước 5 Thay đổi nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra
Trong quá trình thanh tra, cần thiết phải thay đổi, bổ sung nội dung đã ghitrong Quyết định thanh tra, thì Trưởng đoàn phải báo cáo rõ lý do thay đổi, bổ sungnội dung thanh tra kèm theo dự thảo Quyết định thay đổi, bổ sung nội dung thanhtra để Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết địnhthay đổi, bổ sung nội dung thanh tra
Bước 6 Lập Biên bản thanh tra thuế
- Sau thời hạn kết thúc thanh tra và trước thời hạn công bố công khai Biên bảnthanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập Biên bản thanh tra thuế
- Trong quá trình dự thảo Biên bản thanh tra, nếu có vướng mắc về việc ápdụng chính sách chế độ thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phậnthanh tra bằng văn bản để xin ý kiến xử lý Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Lãnhđạo bộ phận thanh tra báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để xử lý
Bước 7 Công bố công khai Biên bản thanh tra
- Biên bản thanh tra phải được Trưởng đoàn thanh tra công bố công khai trướcthành viên đoàn thanh tra và người nộp thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày kết thúc thanh tra
- Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thì chậm nhất 05ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai Biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế rathông báo yêu cầu người nộp thuế ký Biên bản thanh tra Nếu người nộp thuế vẫnkhông ký Biên bản thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Lãnh đạo bộ phậnthanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lýtruy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo đúng thời hạnquy định
* Xử lý kết quả sau thanh tra
- Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyếtđịnh xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đểbáo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế.
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Lãnh đạo bộ
phận thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải ký kết luận thanh tra; Quyết định xử
lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho bộ phận thanh tra, cán bộ thanh trathuế thuộc cơ quan Tổng cục thuế và Cục thuế thanh tra thuế đối với người nộp thuế.Mọi hoạt động thanh tra thuế của cơ quan thuế đều phải tuân theo quy trình này
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế đối với DN NVV
1.4.1 Hệ thống chính sách và pháp luật và cơ chế
Hệ thống về thuế là nền tảng cho hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế vàthực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Một hệ thống văn bản quy phạm phápluật về thuế đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ
là cơ sở pháp lý quan trọng trước hết giúp người nộp thuế hiểu và thực hiện đúngnghĩa vụ thuế Đồng thời, đó cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra thuế đivào khuôn khổ, tuân theo đúng những chuẩn mực, quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm mà pháp luật thuế quy định
Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tụchành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế đặcbiệt người nộp thuế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hệ thống kế toán chưa đầy đủ.Bên cạnh đó, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật về thuế cũng tácđộng rất lớn đến việc chấp hành pháp luật thuế của cả cơ quan thuế và người nộpthuế Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung có thể phù hợp với tìnhhình kinh tế xã hội, với các chính sách vĩ mô của Nhà nước nhưng lại có mặt trái là
dễ gây chồng chéo, phức tạp, khó nắm bắt Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khảnăng tuân thủ của người nộp thuế và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế nóichung và thanh tra thuế nói riêng
Để quản lý thu thuế, người ta thường áp dụng một trong hai cơ chế: Cơ quanthuế tính và ra thông báo nộp thuế hoặc DN NVVtự khai tự nộp thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40+ Cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế
Căn cứ vào tờ khai thuế do người nộp thuế kê khai để kiểm tra và tính thuế,sau đó thông báo số thuế phải nộp cho người nộp thuế Người nộp thuế có tráchnhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thông báo trong thời gian quy định Cơ chế nàyđảm bảo việc tính toán chính xác số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước củangười nộp thuế Chính cơ chế này đã tạo nên gánh nặng về nghiệp vụ cho cơ quanthuế, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thanh tra thuế và người nộp thuế làmthất thu ngân sách nhà nước, mang tính áp đặt và không phát huy được trách nhiệm
và nghĩa vụ của người nộp thuế Nên, công tác thanh tra thuế gặp nhiều khó khăn,hiệu quả thu thuế thấp
+ Cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh của mình
để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạnquy định của pháp luật thuế Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khainộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm của người nộp thuế
Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuếhiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủpháp luật thuế của người nộp thuế Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, bộ máyquản lý thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền hỗ trợ ngườinộp thuế; xử lý tờ khai và kế toán thuế, thu nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanhtra thuế Trong đó chức năng thanh tra thuế là chức năng trọng tâm
Chỉ khi người nộp thuế nhận thức rằng cơ quan thuế đang thực hiện cácchương trình thanh tra thuế và nếu có gian lận về thuế, họ sẽ bị cơ quan thuế pháthiện và xử lý, người nộp thuế mới có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng nghĩa vụthuế Trong cơ chế tự khai tự nộp, công tác thanh tra không phải để tăng số thu thuế
mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những vi phạm Trên thực
tế các doanh nghiệp phần lớn đều biết và tuân thủ Luật thuế của Việt nam vì thế khi
cơ chế và chính sách pháp luật của Việt Nam không minh bạch, chính xác thì hoạtđộng thanh tra thuế sẽ không nhận được sự hợp tác từ các đối tượng nộp thuế là các
Trường Đại học Kinh tế Huế