Thông thường có nhữngcách phân loại sau đây: - Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách phân loại này, vốn lưu động của doanh nghiệp c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH NGUYỄN TRUNG ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Huế, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH NGUYỄN TRUNG ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Xuân Châu
Huế, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trịnh Nguyễn Trung Anh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các quý thầy giáo, cô giáo Trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Huế và tập thể Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Xăngdầu Thừa Thiên Huế; các chuyên gia tài chính đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập,nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè là điểm tựa tinh thần giúp tôi vượtlên khó khăn để hoàn thành khóa học
Tác giả luận văn
Trịnh Nguyễn Trung Anh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: TRỊNH NGUYỄN TRUNG ANH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10
Niên khóa: 2015 - 2017
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN XUÂN CHÂU
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ
1 M ục đích và đối tượng nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý vốnlưu động tại doanh nghiệp, luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý vốn lưuđộng tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016, thông qua đó đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu độngtrong thời gian tới
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện côngtác quản lý vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
2 Các p hương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó
sử dụng hệ thống các phương pháp luận bao gồm: Phương pháp phân tích và tổnghợp lý thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh
3 Các k ết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốnlưu động tại doanh nghiệp Đã phân tích đúng thực trạng góp phần đánh giá đúng vềnhững thành tựu, hạn chế cũng như là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chếtrong công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế Từ đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại Công tyXăng dầu Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 5
1.1 T ổng quan về công tác quản lý vốn lưu động 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp 5
1.1.2 Phân loại vốn lưu động 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp 8
1.1.4 Vai trò của công tác quản lý vốn lưu động 8
1.1.5 Mục tiêu của công tác quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp 9
1.2 N ội dung của công tác quản lý vốn lưu động 10
1.2.1 Quản lý vốn bằng tiền 10
1.2.2 Quản lý khoản phải thu 15
1.2.3 Quản lý hàng tồn kho 18
1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động 25
1.3.1 Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 25
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động 26 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 81.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn lưu động 28
1.4.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 28
1.4.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động 29
1.4.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 30
1.4.4 Mức đảm nhiệm vốn lưu động 30
1.4.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 30
1.5 Kinh nghi ệm quản lý vốn lưu động tại một số doanh nghiệp trong ngành xăng dầu 31
1.5.1 Kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu tại các Công ty Xăng dầu Khu vực 31
1.5.2 Bài học rút ra cho kinh doanh xăng dầu tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ 34
2.1 Gi ới thiệu khái quát về Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 34
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 34
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 35
2.1.3 Khái quát tình hình kinh doanh và tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016 37
2.2 Công tác t ổ chức thực hiện quản lý vốn lưu động tại công ty 39
2.2.1 Phân tích cấu trúc vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.39 2.2.2 Thực trạng quản lý vốn bằng tiền tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 44
2.2.3 Thực trạng quản lý các khoản phải thu tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 47
2.2.4 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 51
2.2.5 Thực trạng quản lý các khoản vốn lưu động khác tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92.2.6 Hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 56
2.3 Đánh giá chung công tác quản lý vốn lưu động của công ty 58
2.3.1 Thành tựu đơn vị đã đạt được trong quản lý vốn lưu động 58
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 59
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ 64 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 64
3.1.1 Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2016 - 2020 64
3.1.2 Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý vốn lưu động của công ty 65
3.1.3 Phương hướng công tác quản lý vốn lưu động của công ty 69
3.2 Các gi ải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty 71
3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý tiền mặt 71
3.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý khoản phải thu 77
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho 82
3.2.4 Đầu tư có trọng điểm về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực (nhất là đội ngũ quản lý) 86
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 88
1 Kết luận 88
2 Kiến nghị 89
2.1 Đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 89
2.2 Một số kiến nghị với chính sách của nhà nước 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Quyết định Hội đồng chấm luận văn
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn và nhận xét phản biện
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Xác nhận hoàn thiện luận văn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 38
Bảng 2.2 Kết cấu vốn của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016 40
Bảng 2.3 Tình hình tăng giảm vốn lưu động qua các năm 42
Bảng 2.4 Tình hình tăng giảm vốn bằng tiền 45
Bảng 2.5 Tình hình biến động các khoản phải thu 47
Bảng 2.6 Chi tiết khoản phải thu khách hàng 49
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý khoản phải thu 51
Bảng 2.8 Chi tiết hàng tồn kho 52
Bảng 2.9 Chi tiết hàng hóa tồn kho 53
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho 55
Bảng 2.11 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động 57
Bảng 3.1 Dự toán lịch thu tiền (Tuần thứ …/tháng…) 72
Bảng 3.2 Dự toán dòng tiền ra (Tuần …/tháng…) 73
Bảng 3.3 Dự toán vốn bằng tiền (Tuần thứ …/tháng…) 73
Bảng 3.4 Dự toán vốn bằng tiền lập lại (Tuần thứ …/tháng…) 74
Bảng 3.5 Bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu 79
Bảng 3.6 Các bước thu hồi khoản phải thu khách hàng nhóm 1 80
Bảng 3.7 Các bước thu hồi khoản phải thu khách hàng nhóm 2 81
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vòng luân chuyển của vốn lưu động 6
Hình 1.2 Mô hình Baumol xác định mức dự trữ vốn bằng tiền tối ưu 12
Hình 1.3 Mô hình quản lý tiền Miller Orr 13
Hình 1.4 Xác định mức dự trữ tồn kho trung bình tối thiểu 21
Hình 1.5 Sự biến động của tổng chi phí dự trữ tồn kho 22
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 35
Hình 2.2 Cấu trúc vốn giai đoạn 2014 - 2016 40
Hình 2.3 Kết cấu vốn lưu động giai đoạn 2014 - 2016 44
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn lưu động theo nghĩa rộng là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động, là nhữngtài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty Trong mỗi chu kỳ kinh doanh,chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoảnphải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt Nhiệm vụ đáp ứng đầy đủnhu cầu vốn cho vốn lưu động là yếu tố thúc đẩy sự chuyển hóa nhanh chóng giữacác hình thái tồn tại cơ bản của tài sản lưu động để liên tục sản sinh ra ngân quỹ.Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng theo cơ chế bao tiêu cung ứng Hiện nay doanh nghiệp nhà nước được giaoquyền tự chủ sản xuất kinh doanh, nhà nước giao vốn ban đầu cho doanh nghiệp,doanh nghiệp phải tự xác định nhu cầu, khả năng đảm bảo và tự tiến hành huy độngvốn Vì vậy, việc quản lý vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng trở nên vô cùngquan trọng đối với doanh nghiệp
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongviệc cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế, đảm bảo và thúc đẩy quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được cổ phần hóa từ doanhnghiệp nhà nước từ cuối năm 2011 Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế là doanhnghiệp trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vựckinh doanh xăng dầu, gas và các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn tỉnh Thừa ThiênHuế Do mặt hàng kinh doanh xăng dầu là sản phẩm thiết yếu, là chi phí đầu vàoquan trọng của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất, đặc biệt trong nhiềunăm gần đây dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng sâusắc và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trong tìnhhình hàng loạt các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh doanh thua lỗ dẫn tới phá sản,Chính phủ thắt chặt tiền tệ, thu hẹp hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Do đó vấn đề
về bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một trong số những vấn đề cầnđược quan tâm sâu sắc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Xét về mặt thực tiễn, việc áp dụng các lý thuyết, mô hình quản lý vốn lưu độngvào hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa rộng rãi và chưa theo mộtquy trình khoa học Vì vậy, đã có nhiều tác giả định hướng nghiên cứu về đề tài này ởnhiều công ty cụ thể, để giúp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty đó.Tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế, công tác quản lý vốn lưu động hiện nay vẫncòn chưa được thực hiện đầy đủ, khoa học Cho đến thời điểm này chưa có một côngtrình nghiên cứu nào về thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty Xăngdầu Thừa Thiên Huế Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lý thuyết và tìm hiểu thựctrạng để từ đó hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động của công ty là cần thiết trongbối cảnh hiện nay Với những kiến thức đã học được, cùng với quá trình làm việc vàtìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý tài chính tại công ty, tôi đã
chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ” để nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 M ục tiêu chung
Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn làm rõ thực trạngcông tác quản lý vốn lưu động tại công ty, thông qua đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại Công
ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 143.2 Ph ạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu vềcông tác quản lý vốn lưu động như quản lý vốn bằng tiền, quản lý các khoản phảithu và quản lý hàng tồn kho…
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý vốn lưuđộng tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu dựa trên thông tin và số liệu của công tygiai đoạn 2014 - 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Luận văn có sử dụng một số tài liệu, thông tin trong báo cáo tài chính và tàiliệu nội bộ từ các phòng ban của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế đặc biệt làPhòng Kế toán, Phòng Kinh doanh và Phòng Kinh doanh Vật tư, trong một số sáchbáo, tạp chí và thông qua phương tiện internet
Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, phân loại vàtổng hợp, kết hợp với các công cụ, kỹ thuật tính toán trên chương trình Excel vàphương pháp thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu, yếu tố của hoạt động quản lý
và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp Kết hợp với các phương pháp phân tích
sử dụng bảng biểu, đồ thị để phân tích thông tin, số liệu làm rõ vấn đề nghiên cứu
4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó
sử dụng hệ thống các phương pháp luận bao gồm:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tổng hợp lý thuyết là tóm tắtnhững hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý
và sử dụng vốn lưu động, đánh giá hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu độngtrong doanh nghiệp Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn về hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, biểudiễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được Phương pháp này được sử dụng để phânTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15tích thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động qua các năm và giữa cácdoanh nghiệp trong ngành với nhau.
Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉtiêu thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, sosánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng
về thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bảncủa luận văn được kết cấu bởi ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn lưu động tại
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu
Thừa Thiên Huế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại Công ty
Xăng dầu Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về công tác quản lý vốn lưu động
1.1.1 Khái ni ệm và đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn, hay có thể nói vốn lưuđộng của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn trongdoanh nghiệp [9, Tr 166]
Khi nghiên cứu về vốn lưu động trong doanh nghiệp thì chúng ta cũng tìm hiểuthêm về vốn lưu động ròng của một doanh nghiệp Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp
là phần giá trị tổng tài sản ngắn hạn trừ tổng nợ ngắn hạn [7, Tr 827]
Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng dương có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng chi trả đượccác nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình Ngược lại, nếu vốn lưu động ròng là một số âmđồng nghĩa với việc nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn Thực chất trong trườnghợp này là việc doanh nghiệp đang sử dụng một phần nợ ngắn hạn đầu tư vào tài sảndài hạn, điều này dẫn đến tình trạng hết sức nguy hiểm ảnh hưởng đến cán cân thanhtoán cũng như khả năng thanh khoản của doanh nghiệp Vì những khoản nợ ngắn hạn
có chung đặc điểm là thời hạn ngắn, phải hoàn trả tương đối gấp, trong khi khả năngchuyển hóa thành tiền của tài sản dài hạn lại rất chậm, thu hồi trong nhiều năm
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vốn lưu động có đặc điểm khá rõ nét là tốc độ luân chuyển nhanh Vốn lưuđộng hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinhdoanh [3], [14]
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn nên đặc điểm vậnđộng của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn.Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trìnhnày được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trìnhtuần hoàn, luân chuyển của vốn lưu động Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh,vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyểnsang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở vềhình thái vốn tiền tệ Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động cũnghoàn thành một vòng luân chuyển [3], [14].
Hình 1.1 Vòng luân chuy ển của vốn lưu động
1.1.2 Phân lo ại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốnlưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Thông thường có nhữngcách phân loại sau đây:
- Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách phân loại này, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được phân
thành 3 loại:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốnbằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoánngắn hạn, cho vay ngắn hạn…); các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…) [3], [4], [14].Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từngkhâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốnlưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
- Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này, vốn lưu động
có thể chia thành 2 loại:
+ Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiệnbằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, thành phẩm…
+ Vốn bằng tiền và khoản phải thu: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặttồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứngkhoán ngắn hạn, các khoản phải thu [3], [4], [14]
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn trữtiền và các loại vật liệu là bao nhiêu, có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp hay không, cũng như khả năng thu hồi khoản phải thu của doanhnghiệp là như thế nào
- Phân loại theo nguồn hình thành: Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có
thể hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay Cách phân loại theo nguồn hìnhthành cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Mỗimột nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơcấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn Từ đó có các quyết định trongviệc huy động và quản lý sử dụng vốn hợp lý hơn [3], [4], [14]
Phân loại vốn lưu động rất quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả vốn lưuđộng Thông qua phân loại vốn lưu động, người quản lý thấy được vốn lưu độngđang tồn đọng ở khâu nào, khoản mục nào hay cần bổ sung vốn lưu động ở khâunào, khoản mục nào để có lợi nhất Từ các cách phân loại trên, doanh nghiệp có thểxác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau Kếtcấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phầntrong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc phân loại vốn lưuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19động chỉ mang ý nghĩa tương đối, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, vốn lưu động luôn vận động, luân chuyển không ngừng từ khâu này sangkhâu khác, từ khoản mục này sang khoản mục khác.
1.1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có nhiềuloại, có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với
nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật
tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cungcấp [3], [11], [14]
- Các nhân tố về mặt sản xuất: Đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất;trình độ tổ chức quá trình sản xuất [3], [11], [14]
- Các nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo
các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữacác doanh nghiệp [3], [11], [14]
1.1.4 Vai trò c ủa công tác quản lý vốn lưu động
Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý củadoanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt độngtài chính của doanh nghiệp Nó được thực hiện thông qua một cơ chế, được hiểu làmột tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lýcác hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định Và công tác quản lý vốn lưu động là một trongnhững nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp [9, Tr 17]
Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần có
để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cầnthiết để cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thịtrường Những thành tố quan trọng của vốn lưu động đó là tiền, hàng tồn kho, khoảnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20phải thu Các nhà phân tích tài chính thường xem xét các khoản mục này do đó là yếu
tố đầu vào để có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chínhcủa doanh nghiệp Bất kỳ một thành tố nào không bảo đảm đều có tác động rất xấuđến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [3], [11], [14]
Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợcàng giảm Ngay cả khi doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu độngcũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư mộtcách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư
Trong cơ chế thị trường hiện nay, một trong những thế mạnh của doanh nghiệp
là khả năng luân chuyển vốn Khi thị trường có biến động, bên cạnh những thách thức
sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện Nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện khả năng về vốn lưuđộng thì có thể sẽ nắm bắt được cơ hội kinh doanh Ngược lại khi không có điều kiện,đặc biệt là không có đủ vốn lưu động thì nhiều khả năng sẽ mất cơ hội Như vậy việchuy động và sử dụng vốn lưu động đầy đủ, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp chủ độngứng phó với những biến động của thị trường
Với vai trò quan trọng như vậy nên trong kinh doanh, bất kỳ nhà quản lý nàocũng đều quan tâm đến công tác quản lý vốn lưu động Quản lý vốn lưu động tốt sẽgiúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được điều chỉnh một cách hài hoà
và vốn lưu động được sử dụng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc vốn lưu động đượcquay nhanh hơn và cơ hội tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp sẽ lớn hơn
1.1.5 M ục tiêu của công tác quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đa hóalợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa hoạtđộng hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp… song tất cả các mục tiêu đó đềunhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu Công tácquản lý vốn lưu động cũng không nhằm ngoài thực hiện mục tiêu đó
Mục tiêu của quản lý vốn lưu động là phải tính toán và kiểm soát chặt chẽ vốn bằngtiền, khoản phải thu, hàng tồn kho Tính toán để tìm ra một lượng dự trữ vốn bằng tiền vàhàng tồn kho tối ưu tránh hiện tượng tồn trữ nhiều gây lãng phí cũng như trường hợp tồnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21trữ ít thì sẽ không chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh Đối với khoảnphải thu thì xác định được mức phải thu hàng kỳ và có những biện pháp thu hồi hiệu quả.
Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liêntục không bị gián đoạn và đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, tăngtốc độ vòng quay của vốn lưu động, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Ngoài ra công tác quản lý vốn lưu động phải đưa ra những quyết định vềviệc nên đầu tư mỗi loại tài sản trong cấu trúc chung tài sản lưu động là bao nhiêu và cầnphải huy động nguồn tài trợ nào cho các khoản đầu tư đó [3], [11], [14]
Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng tài sản và chúng có đặcđiểm chuyển hoá thành tiền nhanh, vì thế tài sản ngắn hạn có tầm quan trọng đặc biệttrong việc đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Đi cùng với khả năngchuyển hoá thành tiền cao hơn thì so với tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn có khả năngsinh lời thấp nhất là tiền mặt tại quỹ Vì vậy nếu doanh nghiệp quản lý lỏng lẻo làm chocác khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên nhanh thì sẽ làm giảm vòng quay vốn lưuđộng qua đó làm giảm khả năng sinh lời chung của toàn bộ tài sản [3], [11], [14]
Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có rấtnhiều các mối quan hệ tài chính phát sinh Các nhà quản lý phải nghiên cứu, phân tích
và xử lý các mối quan hệ đó, hình thành các công cụ quản lý và đưa ra các quyết địnhtài chính đúng đắn và có hiệu quả góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện giá trị nên công tác quản lývốn lưu động là rất phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải có các biện pháp,quyết định để bảo đảm và không ngừng phát triển vốn
1.2 Nội dung của công tác quản lý vốn lưu động
1.2.1 Qu ản lý vốn bằng tiền
Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng (sau đây gọi chung là vốn bằng tiền) làmột bộ phận quan trọng cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp Quản lý vốn bằngtiền là nội dung chủ yếu trong quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp thông thường là để đápứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22khoản chi phí cần thiết Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó vớinhững nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực "đầu cơ" trong việc
dự trữ vốn bằng tiền để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷsuất lợi nhuận cao Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền vừa đủ còn tạo điềukiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn,làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp [3], [11], [14]
Quy mô vốn bằng tiền là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trongcác thời kỳ trước, song việc quản lý vốn bằng tiền không phải là một công việc thụđộng Nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền do đó không phải chỉ là bảo đảm cho doanhnghiệp có đầy đủ lượng vốn bằng tiền cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanhtoán mà quan trọng hơn là tối ưu hoá số vốn bằng tiền hiện có, giảm tối đa các rủi ro
về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếmlời Nội dung quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thông thường bao gồm:
- Hoạch định mức dự trữ vốn bằng tiền:
Mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý cần được xác định sao cho doanh nghiệp cóthể: Tránh được các rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay phải gia hạn thanhtoán nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn; Không làm mất khả năng mua chịu từnhà cung cấp (Trong trường hợp nhà cung cấp không tiếp tục cho mua chịu); Tậndụng được các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp [4], [11].Những phương pháp thường dùng để xác định mức dự trữ vốn bằng tiền:
+ Phương pháp đơn giản, thường dùng để xác định mức dự trữ vốn bằng tiềnhợp lý là lấy nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền trung bình hàng ngày nhân với số lượngngày cần dự trữ vốn bằng tiền
+ Phương pháp tổng chi phí tối thiểu (Mô hình Baumol)
Người ta cũng có thể sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong quản lývốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý của doanh nghiệp.Bởi vì giả sử doanh nghiệp có một lượng vốn bằng tiền và phải sử dụng nó để đápứng các khoản chi tiêu một cách đều đặn Khi lượng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp cóthể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao) để có lượng tiền mặtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23như lúc đầu Có hai loại chi phí cần được xem xét khi bán chứng khoán: Một là chiphí cơ hội của việc giữ vốn bằng tiền, đó chính là mức lợi tức chứng khoán doanhnghiệp bị mất đi; Hai là chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần, đóng vai trò như
là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng Trong điều kiện đó mức dự trữ vốn bằng tiềntối đa của doanh nghiệp chính bằng số lượng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủlượng vốn bằng tiền mong muốn bù đắp được nhu cầu chi tiêu vốn bằng tiền
Hình 1.2 Mô hình Baumol xác định mức dự trữ vốn bằng tiền tối ưu
Công thức tính như sau:
Cmax: Số lượng vốn bằng tiền dự trữ tối đa
T: Lượng vốn bằng tiền chi dùng trong năm
k: Chi phí cơ hội do giữ vốn bằng tiền trong kỳ
F: Chi phí cố định phát sinh để có được vốn bằng tiền
Mô hình Baumol được xây dựng dựa trên cơ sở giả định là không tính đến dòngthu tiền trong kỳ và nhu cầu chi dùng tiền trong kỳ là ổn định, không có hiện tượngđột biến thay đổi Chính vì vậy mô hình này cho ta thấy nếu lãi suất cao, doanhnghiệp càng giữ ít vốn bằng tiền và ngược lại, nếu chi phí cố định phát sinh để cóđược tiền càng cao thì họ lại càng giữ nhiều vốn bằng tiền Mô hình Baumol số dưvốn bằng tiền không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền một cáchTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24ổn định Nhưng điều này lại không luôn luôn đúng trong thực tế.
+ Mô hình quản lý tiền Miller Orr
Mô hình Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn vốn bằng tiền vớidòng tiền thu và dòng chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày Mô hình Miller - Orrliên quan đến cả dòng tiền thu và chi và giả định dòng tiền ròng (dòng tiền thu trừdòng tiền chi) có phân phối chuẩn Dòng tiền ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng,
ở mức cao nhất hoặc thấp nhất Tuy nhiên chúng ta giả định dòng tiền bằng không,tức là dòng tiền thu đủ bù đắp dòng tiền chi
Hình 1.3 Mô hình qu ản lý tiền Miller Orr
Công thức tính như sau:
Trong đó:
σ2: phương sai của dòng tiền hàng ngày
F: Chi phí cố định phát sinh để có được tiền
K: Chi phí cơ hội do giữ tiền trong kỳ
Z: Mức vốn bằng tiền tối ưu
L: Mức tồn quỹ tiền thấp nhất
+ Lập dự toán vốn bằng tiền:
Dự toán vốn bằng tiền là tập hợp các dự kiến về nguồn huy động và nhu cầu sửTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25dụng vốn bằng tiền Các bảng dự toán vốn bằng tiền được lập vừa tổng quát hàngnăm, vừa chi tiết cho từng quý, tháng và tuần Khi lập dự toán vốn bằng tiền phải dựđoán được các dòng tiền vào, dòng tiền ra trong kỳ.
Dự đoán các dòng tiền vào bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh; từ kếtquả hoạt động tài chính; dòng tiền đi vay và các luồng tăng vốn khác Trong các dòngtiền vào kể trên, dòng tiền từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất Nó được dự đoándựa trên cơ sở các khoản doanh thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ
Dự đoán các dòng tiền ra bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh nhưmua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tư theo kế hoạch của doanhnghiệp; các khoản chi trả tiền lãi phải trả, nộp thuế và các khoản chi khác
Trên cơ sở so sánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra, doanh nghiệp có thể thấyđược mức dư hay thâm hụt vốn bằng tiền Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằngthu chi như tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, đồng thời giảm tốc độ xuấtquỹ nếu có thể thực hiện được hoặc khéo léo sử dụng các khoản nợ đang trong quátrình thanh toán Doanh nghiệp cũng có thể huy động các khoản vay thanh toán củangân hàng Ngược lại, khi dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra thì doanh nghiệp cóthể sử dụng phần dư để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của mình [4], [11]
- Tổ chức quản lý, sử dụng các khoản thu chi vốn bằng tiền
Hoạt động thu chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hànggiờ; hơn nữa vốn bằng tiền là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao,
dễ dàng chuyển hoá sang các hình thức tài sản khác Vì vậy doanh nghiệp cần phải
có biện pháp quản lý, sử dụng vốn bằng tiền một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát,lợi dụng
Trang 26+ Doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụngcho từng trường hợp thu chi Thông thường các khoản thu chi không lớn thì có thể
sử dụng tiền mặt, song các khoản thu chi lớn cần sử dụng hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt
+ Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần xác định rõ đối tượng tạm ứng,mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời [4], [11]
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền
Bản thân tiền mặt không có khả năng sinh lợi Nếu có thể giảm lượng tiền mặtnắm giữ mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu hoặc các khía cạnh khác của hoạtđộng công ty, điều này sẽ cho phép làm giảm hoặc nợ, hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc cảhai, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn và thúc đẩy giá trị cổ phiếu công ty Vì vậy,
sử dụng vốn bằng tiền hiệu quả là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ đủ để duy trì
và giúp công ty hoạt động tốt
1.2.2 Qu ản lý khoản phải thu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thườngtồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu Khoảnphải thu là tất cả các khoản nợ phải thu, các giao dịch chưa được thanh toán hoặc bất
cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà khách hàng và các đối tác khác chưa thanh toán cho doanhnghiệp [4], [15]
Nội dung quản lý khoản phải thu trong doanh nghiệp thông thường bao gồm:
- Hoạch định khoản phải thu khách hàng:
Hoạch định khoản phải thu là quá trình các nhà quản lý xác định và lựa chọn mụctiêu của công tác quản lý khoản phải thu và vạch ra nhưng hành động cần thiết nhằmđạt được mục tiêu Việc hoạch định khoản phải thu thực chất là hoạch định chính sáchbán tín dụng và các chính sách cho nợ khác, bao gồm hoạt động xây dựng tiêu chuẩntín dụng, thiết lập điều khoản tín dụng và xây dựng chính sách thu hồi nợ [4], [15].Khi hoạch định các khoản phải thu cần phải quan tâm đến các nhân tố ảnhhưởng đến quy mô của các khoản phải thu, gồm có:
+ Khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng: Trong mộtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27số trường hợp để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thứcbán chịu (giao hàng trước, trả tiền sau) đối với khách hàng Điều này có thể làm tăngthêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng (chi phíquản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro…) Đổi lại doanh nghiệp cũng cóthể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
+ Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với doanh nghiệp sản xuất có tínhchất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn,cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn
+ Giới hạn của lượng vốn phải thu hồi: Nếu lượng vốn phải thu quá lớn thìkhông thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp
+ Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: Đối với cácdoanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sửdụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sảnphẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản [3], [4], [15]
Để thiết lập các điều khoản tín dụng và xây dựng chính sách thu nợ phù hợp,doanh nghiệp cần lưu tâm rằng trong chính sách tín dụng thương mại, nếu kháchhàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi đểtránh rủi ro Doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của kháchhàng Đồng thời cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợinhuận của doanh nghiệp
Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh: Mức độ uy tín của khách hàng, khảnăng trả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp; giá trị củatài sản dùng để bảo đảm tín dụng Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu, doanhnghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau: Số lượng sản phẩm hàng hoá,dịch vụ dự kiến tiêu thụ được; Giá bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ; Các chi phí phát sinhthêm do việc tăng các khoản nợ; Các khoản chiết khấu chấp nhận; Thời gian thu hồi nợbình quân đối với các khoản nợ; Dự đoán được số nợ phải thu ở khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Số nợ phải thu ở khách hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ
dự kiến và số vòng quay tiền bán chịu cho khách hàng
Npt= Dnx Kh
Trong đó:
Npt: Số nợ phải thu dự kiến trong kỳ
Dt: Doanh thu tiêu thụ dự kiến trong kỳ
Dn: Doanh thu tiêu thụ dự kiến bình quân ngày
Kh: Kỳ thu hồi nợ bình quân
Cũng cần thấy rằng không phải mọi sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp
đã cung cấp cho khách hàng đều là bán chịu Vì thế trong các công thức trên, doanh thutiêu thụ dự kiến trong kỳ chỉ tính tổng giá trị hàng hoá dịch vụ bán chịu cho khách hàng
sẽ phản ánh chính xác hơn số nợ dự kiến phải thu và kỳ hạn thu hồi nợ bình quân
- Tổ chức quản lý khoản phải thu khách hàng
Việc tổ chức thực hiện quản lý khoản phải thu bao gồm những công việc liênquan đến quản lý khoản phải thu sao cho hiệu quả, bao gồm những công tác sau:Phân tích các yêu cầu tín dụng, theo dõi quá trình quản lý khoản phải thu và đưa rachính sách thu nợ tối ưu nhất [4], [15]
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chếviệc phát sinh các khoản chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coitrọng các biện pháp sau đây:
+ Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu trong và ngoài doanhnghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn
+ Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng,giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơnhàng, bán nợ…)
+ Có chính sách bán nợ đúng đắn đối với từng khách hàng Khi bán nợ chokhách hàng phải xem kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29+ Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạnthanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suấtquá hạn của ngân hàng.
+ Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ (kháchquan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ,xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án kinh tế giải quyết theo thủ tụcphá sản doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý khoản phải thu:
Hoạt động quản lý khoản phải thu được thực hiện dưới sự điều hành của những
cá nhân và các bộ phận cụ thể, chuyên trách trong doanh nghiệp
Để đánh giá đo lường hiệu quả hoạt động quản lý khoản phải thu thì cần dựa vàomột số chỉ số, bao gồm: Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu [4], [15].+ Kỳ thu tiền bình quân: về nguyên tắc thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp càngtốt Tuy nhiên, để đánh giá sát với hiệu quả quản lý khoản phải thu thì phải căn cứvào phương thức thanh toán, chiến lược kinh doanh, tình hình cạnh tranh, đặc điểmcủa thị trường trong thời điểm hay từng thời kỳ cụ thể
Kỳ thu tiền bình quân = á ả ả ì â
á ợ ì â ộ à ỳ
+ Vòng quay khoản phải thu: thể hiện hình hình quản lý và thu nợ Nếu vòng quaykhoản phải thu càng cao thì việc quản lý và thu hồi nợ là tốt, doanh nghiệp có kháchhàng quen thuộc, ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn Tuy nhiên hệ số này quá cao cóthể do phương thức bán hàng cứng nhắc, khó cạnh tranh mở rộng thị trường
Vòng quay khoản phải thu = á ị ế đầ
Trang 30phẩm; Các thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh mà tỷtrọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau Trong các doanh nghiệp sản xuất tỷ trọngtài sản tồn kho dự trữ ở dạng nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ thường có tỷ trọng lớn.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tồn kho chủ yếu ngoài nguyênnhiên vật liệu ra còn có một phần lớn tồn tại ở dạng sản phẩm dở dang còn các doanhnghiệp kinh doanh thương mại thì hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa [3], [4], [11].
Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho là điều kiện đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục Đảmbảo cho doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, tránh tìnhtrạng bị động do sự biến động của nguồn cung cũng như sự biến động của giá cảnguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp Tuy nhiên nếu dự trữ nguyên vật liệuhàng hóa quá nhiều so với nhu cầu sẽ làm cho doanh nghiệp bị tồn đọng một lượngvốn lưu động lớn điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp phải chịu một lượng chi phí sửdụng vốn khá cao trả cho các tổ chức tín dụng hay việc tồn đọng vốn sẽ làm giảm
cơ hội đầu tư, kinh doanh khác của doanh nghiệp Việc quản lý tồn kho dự trữ trongcác doanh nghiệp là rất quan trọng Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúpcho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu hàng hoá để bán,đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố Tuỳ theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tố ảnh hưởng có đặc điểmriêng Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộcvào quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanhnghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp bao gồm 3 loại: Dự trữthường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất
có tính thời vụ); Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; Chu kỳ giao hàngquy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp;Thời gian vận chuyển nguyên liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp; Giá cả củacác loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng Đối với mức tồn kho dự trữbán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởng gồm: Đặc điểm và cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; Độ dài thời gianchu kỳ sản xuất sản phẩm; Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm, thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng các nhântố: Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Hợp đồng tiêu thụ sảnphẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng Khả năng xâm nhập và mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp [3], [4], [11].
Công tác hoạch định hàng tồn kho thường sử dụng các phương pháp quản lýhàng tồn kho dự trữ sau:
+ Phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ(Economic Odering Quantity)
Lượng tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến quy môvốn tồn kho dự trữ Vì vậy muốn quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn tồn kho dự trữphải bắt đầu từ việc xác định mức tồn kho dự trữ hợp lý của doanh nghiệp Mục tiêucủa việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự trữ tài sảntồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường
Việc lưu giữ một lượng hàng tồn kho làm phát sinh các chi phí Tồn kho cànglớn, vốn dự trữ tồn kho càng lớn thì không thể sử dụng cho mục đích khác và làmtăng chi phí cơ hội của số vốn này Việc tăng dự trữ tài sản tồn kho cũng thường đòihỏi tăng thêm các chi phí bổ sung như chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm hoặcnhững rủi ro do giảm chất lượng nguyên liệu hoặc sản phẩm tồn kho Nhưng mặtkhác lại làm giảm các chi phí thiệt hại ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, bánthành phẩm… Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét mức dự trữ hợp lý để giảm tớimức thấp nhất tổng chi phí dự trữ tồn kho Phương pháp quản lý dự trữ tồn kho theonguyên tắc trên được gọi là phương pháp tổng chi phí tối thiểu Muốn vậy doanhnghiệp phải xác định được số lượng hàng hoá tối đa mỗi lần cung cấp; số lần cungcấp trong kỳ; số lượng tồn trữ bình quân; tổng chi phí tối thiểu
Nội dung của phương pháp này như sau: Nếu coi việc bán hàng của doanh nghiệptrong kỳ là đều đặn thì việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu cho doanh nghiệpTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32trước đó cũng phải diễn ra đều đặn Giả định số lượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Qthì mức dự trữ trung bình sẽ là Q/2 Có thể biểu diễn điều đó tại Hình 1.4.
Hình 1.4 Xác định mức dự trữ tồn kho trung bình tối thiểu
Việc dự trữ tồn kho sẽ kéo theo 2 loại chi phí: Chi phí lưu kho và chi phíquá trình thực hiện đơn hàng Chi phí lưu kho bao gồm các chi phí bảo quản vật
tư, hàng hoá dự trữ; chi phí bảo hiểm; chi phí dự phòng giảm giá biến chất; chi phí
cơ hội của vốn bị lưu giữ; chi phí trả lãi tiền vay để mua hàng hoá dự trữ; chi phíhao hụt, mất mát…
Chi phí quá trình thực hiện đơn hàng là chi phí thực hiện việc cung cấp và giaonhận vật tư, hàng hoá theo hợp đồng, bao gồm các chi phí quản lý; giao dịch ký kếthợp đồng; chi phí vận chuyển hàng hoá
Các chi phí lưu kho thường khá lớn vì nếu vốn không bị lưu giữ trong tồn kho
dự trữ có thể sẽ được đầu tư vào các mục tiêu khác có khả năng sinh lợi cao hơn chodoanh nghiệp Tổng chi phí lưu kho được xác định theo công thức:
Trong đó:
F1: Tổng chi phí lưu kho
c1: Chi phí lưu kho đơn vị tồn kho dự trữ
Q: Số lượng vật tư, hàng hóa mỗi lẫn cung cấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Đối với các chi phí quá trình thực hiện đơn hàng được xác định bằng tổng cácchi phí thực hiện theo từng hợp đồng, công thức tính như sau:
Trong đó:
F2: Tổng chi phí quá trình thực hiện hợp đồng
c2: Chi phí đơn vị mỗi lần thực hiện hợp đồng
Qn: Khối lượng vật tư, hàng hóa cung cấp hàng năm theo hợp đồng
Tổng chi phí thực hiện hợp đồng sẽ giảm khi số lượng mỗi lần cung cấp tănglên Từ (1) và (2) có thể xác định tổng chi phí tồn kho dự trữ là F = F1+F2
F = (c1x ) + (c2x ) (1.3)Chính sách dự trữ tối ưu là phải đảm bảo tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dựtrữ của công ty Có thể minh hoạ sự biến động của tổng chi phí dự trữ tồn kho tạihình 1.5
Hình 1.5 S ự biến động của tổng chi phí dự trữ tồn kho
Số lượng vật tư, hàng hóa mỗi lần cung cấp để có tổng chi phí tối thiểu là:
Trang 34Số lần hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu tồn kho dự trữ là:
dự trữ bảo hiểm về nguyên vật liệu Công thức tính như sau:
Q = + Qdb
Trong đó:
Q: Mức dự trữ tồn khi trung bình
Qdb: Mức dự trữ bảo hiểm vật tư, hàng hóa
+ Phương pháp tồn kho bằng không
Ngoài quản lý dự trữ tồn kho theo phương pháp trên, ở một số nước người tacòn áp dụng phương pháp tồn kho bằng không (0) hay còn gọi là phương pháp "Kịpthời" (Just in time) Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấpcác chi phí tồn kho dự trữ đến mức tối thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phảicung ứng kịp thời cho doanh nghiệp các loại vật tư khi cần thiết Do đó có thể giảmđược các chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng Phương phápnày có ưu điểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ
sử dụng cho đầu tư mới; tuy nhiên phương pháp này lại làm tăng các chi phí phátsinh từ việc tổ chức giao hàng đối với các nhà cung cấp [3], [4], [11]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Tổ chức quản lý hàng tồn kho:
Trong công tác quản lý hàng tồn kho thì yêu cầu quan trọng nhất được đặt racho nhà quản lý là xác định được lượng vốn tồn kho tối ưu đảm bảo duy trì hoạt độngsản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục với chi phí dự trữ hàng tồnkho là thấp nhất Vì vậy các nhà quản lý phải xây dựng được kế hoạch sản xuất kinhdoanh trong kỳ một cách chính xác và chi tiết, qua đó xác định được nhu cầu hàngtồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và dựa vào đặc điểm,điều kiện thi công tại các công trình để xác định lượng vật liệu tồn trữ hợp lý tiếtkiệm mà vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Công tác quản lý hàng tồn kho là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các
dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho để đảm bảo dự trữ hàng tồn kho một cách hiệuquả và giảm chi phí Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc thực hiện những việc sau:+ Đặt mua hàng: Xác định được số lượng dữ trữ cần thiết sao cho không thừa,không thiếu và lập được dự trù mua hàng theo đúng thời điểm và đúng số lượng,đúng chủng loại
+ Nhận hàng: Đo lường và kiểm tra tình trạng hàng hóa hoặc nguyên liệutrước khi nhập kho theo hóa đơn hoặc vận đơn
+ Dự trữ hàng: Thực hiện việc lưu giữ hàng hóa hoặc nguyên vật liệu an toàn,đúng phương pháp đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
+ Kiểm tra hàng: Xác định kiểm tra hàng hóa hay nguyên vật liệu theo định kỳhay đột xuất khi cần thiết nhằm đảm bảo hàng hóa luôn ở tình trạng tốt và không bị thấtthoát, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc và phương pháp khi kiểm tra theo quy định.+ Ghi sổ sách hàng hóa: Tiến hành ghi chép và quản lý dữ liệu liên quan đếntoàn bộ hàng hóa nhập và xuất kho nhằm cập nhật thông tin để ra quyết định dự trữhiệu quả
+ Sắp xếp hàng hóa: Hàng hóa trong kho được sắp xếp theo nguyên tắc và trật
tự, khoa học nhằm làm hấp dẫn khách hàng đồng thời tạo thuận tiện cho việc quansát, kiểm kê, lấy hàng khi cần thiết
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí trong kinh doanhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36thông qua việc cân đối được nhu cầu hàng hóa nguyên vật liệu tốt hơn, hàng hóađược bảo vệ tốt hơn cũng như hạn chế được lãng phí Để đánh giá công tác quản lýhàng tồn kho thường xem xét các chỉ tiêu về số vòng quay hàng tồn kho, số ngàymột vòng quay hàng tồn kho.
+ Vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Nếu vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc quản lý hàng tồn khocàng tốt
Vòng quay hàng tồn kho = á ố à á
à ồ ì â
+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: là số ngày trung bình của một vòng quayhàng hóa tồn kho Nếu số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng cao thì hiệu quả quản
lý hàng tồn kho càng sụt giảm, một lượng vốn bị chôn lãng phí trong hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = à
ố ò à ồ
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động
1.3.1 Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là loại hàng hóa quan trọng nên các quốc gia đều có chính sách, chiếnlược và các biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và dự trữ xăng dầu Xăng dầu làmặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh
tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng củasản xuất, đồng thời là loại năng lượng có hạn, không thể tái sinh và chưa thể thay thếđược Sự biến động của xăng dầu trên thị trường thế giới ảnh hưởng rất mạnh mẽ đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tếquốc gia nói chung Tại Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng nhập khẩu đến 70%, chính
vì vậy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng chịu tác động mạnh từ các rủi ro từmôi trường kinh doanh trong nước và thế giới
Đặc điểm của sản phẩm xăng dầu là dễ cháy nổ, ảnh hưởng trực tiếp đến tínhmạng con người và tài sản nên việc bảo quản, dự trữ, vận chuyển… phải đáp ứng yêucầu về kỹ thuật và công nghệ và những điều kiện khác về môi trường… Vì vậy cácnước đều quy định xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện Nghị định sốTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3759/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại về các loại hàng hóa, dịch vụcấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Theo Nghị địnhnày, hàng hóa kinh doanh có điều kiện được hiểu là loại hàng hóa chỉ được kinhdoanh khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh, bao gồm các điều kiện về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộquản lý, cán bộ kỹ thuật… Các điều kiện cụ thể được cơ quan quản lý quy định riêngđối với từng mặt hàng Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải chịu sựquản lý chặt chẽ của nhà nước, không chỉ là cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị,nhân lực quản lý mà đặc biệt còn nằm ở góc độ giá bán, sản lượng cũng như chấtlượng xăng dầu.
Việc kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu,tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất nhập khẩu xăng dầu nguyên liệu, sảnxuất và pha chế xăng dầu; dịch vụ cho thuê kho, cảng, bảo quản, vận chuyển xăngdầu và phân phối xăng dầu Trong đó hoạt động phân phối xăng dầu là hoạt độngkinh doanh bao gồm hoạt động trực tiếp bán buôn, bán lẻ thông qua hệ thống các cửahàng và qua hệ thống đại lý, tổng đại lý Các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vựckinh doanh xăng dầu phải đầu tư cho mình một hệ thống các cửa hàng, trạm xăng trênmột địa bàn nhất định Chi phí để đầu tư xây dựng một cửa hàng xăng dầu như vậy làrất lớn bao gồm mặt bằng, nhà cửa kiến trúc cũng như máy móc thiết bị, hệ thống bồn
bể Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần một số vốn đầu tư ban đầu lớnmới có thể tham gia hoạt động kinh doanh
1.3.2 Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động
Trong quản lý vốn lưu động, yêu cầu nhà quản lý phải quan tâm đến nhiều vấn
đề như là sự ổn định của doanh thu lợi nhuận, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành,trình độ của nhà quản lý, quy mô của đơn vị và các nhân tố vĩ mô khác
1.3.2.1 Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận
Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô củavốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kếtquả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay Trong trường hợp này tỷ trọng củavốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại [3], [4], [11].Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 381.3.2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành
Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên đặc điểm cơ cấu vốn cũng chịu sựchi phối của cơ cấu tài sản Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chia ra tài sảnngắn hạn và tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là tài sản có thời gian thu hồi vốn dài
Do đó nó thường được đầu tư bằng vốn dài hạn (Vốn chủ sở hữu và vay nợ dàihạn) Ngược lại, tài sản ngắn hạn sẽ được đầu tư một phần của vốn dài hạn, cònchủ yếu là vốn ngắn hạn
Những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, quay vòng của vốn chậm thì cơcấu của vốn sẽ nghiêng về chủ sở hữu (hầm mỏ, khai thác, chế biến, ) Ngược lạinhững ngành nào có chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay của vốn nhanh (thương mại, dịch
vụ, …) thì vốn được huy động từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn [3], [4], [11]
1.3.2.3 Trình độ của nhà quản lý và quy mô của doanh nghiệp
Trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp mà cụ thể là trình độ của nhà quản
lý tài chính sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý vốn lưu động củadoanh nghiệp
Trình độ của nhà quản lý cũng thể hiện ở mức độ đánh giá rủi ro và chấp nhận sựrủi ro Trong kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm có nghĩa là phải chấp nhận sự rủi ro,nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi
ro càng nhiều nhưng lợi nhuận lại càng lớn) Do đó có thể có một số nhà quản lý sẵnsàng sử dụng nhiều nợ hơn để gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên các nhà quản lý cần phải cânnhắc kỹ trước khi ra quyết định tăng tỷ trọng vốn vay nợ bởi lẽ tăng mức độ mạo hiểm
và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽlàm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ tăng [3], [4], [11]
Quy mô, uy tín và vị thế của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô, hiệu quả củavốn lưu động trong doanh nghiệp
1.3.2.4 Các nhân tố có tính chất vĩ mô
- Sự phát triển kinh tế và sự phát triển của thị trường vốn.
Trong cơ chế thị trường, việc huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào Ở ViệtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Nam, trước đây các doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn từ ngân hàng hoặc từ các
tổ chức tài chính thì hiện nay, khi thị trường chứng khoán đang hình thành và pháttriển thì việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn Như vậy, khi nền kinh tế phát triển
và thị trường chứng khoán hoàn thiện thì chất lượng công tác quản lý vốn lưu động
sẽ được nâng cao lên một bước Các doanh nghiệp muốn vay vốn trên thị trườngvốn thì đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn nóichung và vốn lưu động nói riêng Và như thế, thị trường vốn đã vô hình chung thúcđẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn lưu động
- Sức cạnh tranh trên thương trường.
Trên thương trường, doanh nghiệp muốn tồn tại phải có lợi nhuận Muốn có lợinhuận doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó cóvốn lưu động Để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp phải có sức cạnh tranhhơn các doanh nghiệp khác, muốn như vậy thì doanh nghiệp phải có biện pháp đểkhông ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn lưu động
- Chính sách kinh tế của nhà nước.
Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động được thể hiện thông qua hiệu quả kinh
tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các chính sách kinh tế của nhà nướcnhư: chính sách thuế, chính sách lãi suất, chính sách kế toán…sẽ ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công tácquản lý vốn lưu động của doanh nghiệp [3], [4], [11]
1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động có nhiềuphương pháp khác nhau Một phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay làđánh giá bằng cách so sánh các chỉ tiêu tài chính qua từng giai đoạn, từng năm vớinhau, hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hay bình quân ngành Phầndưới sẽ tìm hiểu một số chỉ số phổ biến
1.4.1 T ốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độluân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm Vốn lưu động luânTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao vàngược lại Tốc độ luân chuyển vốn có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn bình quân (số ngày của một vòng quay).
Số lần luân chuyển vốn phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳnhất định, thường tính trong một năm
Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn vàchứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả
Tổng mức luân chuyển vốn phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thựchiện trong năm của doanh nghiệp Nó được xác định bằng tổng doanh thu mà doanhnghiệp thực hiện trong năm trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (bao gồm giảm giáhàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phảinộp cho ngân sách nhà nước) Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp khấu trừ thì tổng mức luân chuyển được xác định bằng doanh thutính theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng (đầu ra) của doanh nghiệp [3], [4], [11]
1.4.2 M ức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động có được do tăng tốc độ luân chuyển vốn mà khôngcần tăng thêm vốn lưu động hoặc tăng không đáng kể Mức tiết kiệm vốn lưu độngđược biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối
- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp
có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác Nói cáchkhác, với mức luân chuyển vốn không thay đổi (hoặc lớn hơn báo cáo) song do tốc độluân chuyển nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn
- Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp
có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăngkhông đáng kể quy mô vốn lưu động [3], [4], [11]