Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
345,5 KB
Nội dung
Soạn ngữ văn 9 Đức Phong Tuần26 - Bài 25, 26 Tiết 126: MâY Và SÓNG A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử - Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dưng các hình ảnh thiên nhiên. B. Tổ chức các hoạt động dạy và học. Giới thiệu bài mới: - Mở đầu: mở băng bài hát : “mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tí, từ đó gợi dẫn học sinh vào bài mới: + Đó là một giai điệu đẹp trong bản trường ca bất tận về tình mẹ con - Hỏi: kể tên những văn bản đã được học từ lớp 6,7,8,9 về tình mẹ con? => Tình mẹ con là đề tài vĩnh hằng của văn học nghệ thuật. Mây và sóng của R. Ta gor (ấn độ) là một trong những bài thơ hay về đề tài này) Rabindranath Tagore (1861-1941) * Giải Nobel văn học 1913 * Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và họa sĩ Ân Độ * Nơi sinh: Calcutta (Ấn Độ) * Nơi mất: Calcutta (Ấn Độ) LVC – K9 - 2 Rabindranath Tagore (1861-1941) 1 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung - Hướng dẫn học sinh đọc chú thích (sgk) ? Tóm tắt những nét chính về Ta gor? - Học sinh trả lời - Giáo viên chốt lại 5 chi tiết về nhà thơ (đưa lên máy) - Đưa ảnh, bút tích tập thơ. * Giáo viên giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm: - Tagore được trao giải vì những vần thơ tuyệt diệu, mang những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt khác thường. Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân loại, là chiếc gạch nối giữa những truyền thống văn hóa Ấn Độ và văn hóa hiện đại Phương Tây. Thi phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lời dâng (Gitanjali).Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học Ấn Độ (sau Sakuntala của Kalidasa(*), nhà thơ lớn Ấn Độ thế kỉ thứ V). Đang ở Mỹ, R. Tagore không đến Thụy Điển nhận giải, chỉ gửi một bức điện cảm ơn ngắn. Nhà thơ hiến số tiền nhận từ giải thưởng cho ngôi trường của mình để miễn học phí cho học sinh. Thời kì sau Lời dâng R. Tagore bắt đầu được tôn vinh ở Tổ quốc của mình như một vị thánh. - Từ năm 45 đến 59 tuổi, R. Tagore lần lượt đi thăm các nước Nhật, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Liên Xô; năm 1929 ông đã đến thăm Sài Gòn 3 ngày. Năm 68 tuổi R. Tagore bắt đầu vẽ tranh và triển lãm ở Münich, New York, Paris, Moxcva và nhiều nơi khác.80 tuổi R. Tagore qua đời sau hai năm bị mù, để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá.Ca khúc Chúa là linh hồn tất cả chúng sinh viết năm 1911 trở thành quốc ca Ấn Độ từ năm 1950. - ở Việt Nam, R. Tagore được dịch khá nhiều. Năm 2004 Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã tổ chức xuất bản R. Tagore. Tuyển tập tác phẩm - bao gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn của R. Tagore và các công trình nghiên cứu về ông. - Ta- go là một nhà thơ đã gặp nhiều điều không may trong cs gia đình. Trong 6 năm, từ 1902 đến 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái thứ 2 (1904), cha và anh (1907) và con I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản. 1. Tác giả : Ta gor (1861 - 1941) - Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn độ từng đến VN (1929, ghé thăm Sài Gòn) - Để lại gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ phong phú :văn, thơ, nhạc, hoạ, kịch… - Nhà thơ đầu tiên của Châu Á nhận giải thưởng Nô ben văn học với tập “Thơ dâng” - 1913 - Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết, chất triết lí thâm trầm. - Thơ của ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. LVC – K9 - 2 2 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong trai đầu (1907). Phải chăng đó là một nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành một trong những đề tài quan trọng trong thơ Ta- go, trong đó có tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. - Hồi ức kỉ niệm về những người thân yêu vẫn còn đọng lại trong ông những xúc cảm dạt dào, và nó đã sống dậy mănh liệt trong lòng thi nhân để toả sáng thành hình tượng mây, sóng và em bé trong bài thơ đẹp này. - Bài thơ “mây và sóng” được viết bằng tiếng Băng gan, được chính tác giả dịch ra tiếng Anh, đưa vào tập “Trăng non” (trẻ thơ). Tập thơ viết về trẻ em trong sáng, hồn nhiên và chân thực là tặng vật vô giá của Ta gor dành cho tuổi thơ. GV hướng dẫn hs đọc: - Đây là một bài thơ văn xuôi (không theo luật thơ nào, không có vần). Tuy vậy bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng, mạch lạc, giàu nhạc điệu. Cần đọc với giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc. - GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc nốt. Nhận xét cách đọc. ? Bài thơ là lời của ai nói với ai? - Tác giả tưởng tượng ra em bé đang thủ thỉ kể chuyện với mẹ. Hình ảnh người mẹ không xuất hiện trực tiếp, mẹ chỉ là đối tượng để em bé biểu cảm, thổ lộ tình cảm một cách tự nhiên, một mạch trong lời kể chuyện của mình, trong suốt bài thơ. Lời của em bé gồm mấy phần?Các phần đó có gì giống nhau và khác nhau? - Lời em bé gồm 2 phần có nhiều nét giống nhau. + Số dòng thơ, lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh. + Trình tự kể giống nhau: gồm có 3 ý: Thuật lại lời kể rủ rê của M và S, thuật lại lời từ chối và tưởng tượng ra trò chơi của mình. - Khác nhau: ý và lời không trùng lặp. Mây và sóng đều là những hình ảnh thiên nhiên kì thú, quyến rũ nhưng mây ở trên cao, sóng ở dưới thấp, chúng mang vẻ đẹp khác nhau. Và chính 2. Tác phẩm a.Xuất xứ: - viết bằng tiếng Ben gan- in trong tập “Si su” - Trẻ thơ, xuất bản năm 1909 và dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. b. Đọc: - Thể loại: thể thơ văn xuôi tự do (trữ tình). Câu thơ dài ngắn khác nhau, nhưng vần có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp điệu bên trong của lời thơ. c. Kết cấu, bố cục bài thơ. - Bài thơ là lời của em bé nói với mẹ, như một lời thủ thỉ, tâm tình. - Lời em bé gồm 2 phần với nhiều nét giống nhau. +Phần đầu: Từ đầu đến : xanh thẳm. + Phần 2: còn lại. - Mỗi phần của em bé đều gồm: 3 ý(Lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng, lời từ chối và lí do từ chối của em bé, nêu lên trò chơi của bé (tự nghĩ ra để chơi cùng với mẹ) LVC – K9 - 2 3 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong vì thế, sự hấp dẫn của trò chơi ở những người sống “trên mây” và sống “trong sóng” cũng không giống nhau. Trò chơi em bé nghĩ ra, do vậy cũng khác nhau, và ta thấy hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ được hiện lên qua lời kể của em bé cũng có sự phát triển rõ nét hơn, da diết hơn. ? Nếu giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? - Ý thơ sẽ không được trọn vẹn vì cả bài thơ có 2 lượt thoại của em bé trong câu chuyện kể với mẹ. Lượt thoại ở phần hai là đợt sóng lòng dâng lên lần thứ hai của em bé chứ không phải là phần hai trong bố cục của một tác phẩm. => Đó là dụng ý nghệ thuật: tạo tình huống có thử thách góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: Dù trong tình huống thử thách nào thì cũng không bao giờ em muốn rời mẹ, tình thương yêu mẹ đã khiến em vượt qua và chiến thắng mọi cám dỗ. Hoạt động 2: Đọc, hiểu chi tiết văn bản. - GV định hướng hs: có thể phân tích theo các ý trong lời thoại của em bé. Hãy theo dõi vào cả hai phần của bài thơ, cho biết: Em bé tưởng tượng ra mây và sóng nói với em những gì? ? Cuộc sống mà mây và sóng gợi ra cho em bé là cuộc sống như thế nào? Nó có hấp dẫn không? Vì sao? - Thế giới mà mây và sóng vẽ ra cho em bé thật vô cùng hấp dẫn. Mây là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên ở tầng cao, trong bầu trời mênh mông bát ngát. Cuộc sống của Mây là cuộc sống vui chơi suốt ngày trong ánh sáng thiên nhiên rực rỡ sắc màu, tràn đầy niềm vui và rất phù hợp với tuổi thơ. Được vui chơi trong những sắc mầu lấp lánh như thế thì thích biết mấy ! Nếu như M là hình ảnh ở tầng cao trên bầu trời thì S lại là hình ảnh ở dưới thấp trên mặt biển. S cũng có một sức hấp dẫn riêng với em bé. Bởi niềm vui của sóng là bất tận(ca hát sớm chiều, bước đi lang thang, vô định về những miền đất lạ). Sóng lại mời gọi em bé bằng âm thanh rì rào và tiếng ca hát sớm chiều không dứt… ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ qua hai lời mời gọi của M và S? - Ta gor đã chọn hai hình ảnh thiên nhiên đẹp, giầu chất thơ, phù hợp với tâm lí tuổi thơ. Đó là những hình ảnh vừa có ánh sáng và màu sắc tươi tắn(sớm vàng, trăng bạc), vừa gợi được ý niệm về thời gian(sớm, khuya).Chi tiết miêu tả sóng biển rất hợp với đặc tính của sóng biển(triền miên, rì rào, không bao giờ lặng). => Viễn cảnh mà M và S vẽ ra trước mắt em bé thật hấp dẫn và - Lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé. II. Đọc hiểu chi tiết văn bản. 1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng. - Cuộc sống của mây và sóng: + Vui chơi từ sớm… chiều tà + Chơi… bình minh vàng . trăng bạc. + Ca hát từ sáng sớm -hoàng hôn. + Ngao du nơi này, nơi nọ… => Hình ảnh thơ đẹp, giàu chất thơ, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: lung linh sắc màu, rộn rã âm thanh => Thế giới kì diệu: thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ với những trò chơi hấp dẫn tuổi thơ. - Cách hoà nhập cuộc chơi : +Giơ tay lên trời LVC – K9 - 2 4 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong thật khó chối từ. ?Không chỉ vẽ ra những điều kì diệu, M và S còn hướng dẫn em bé hoà nhập với cuộc chơi ấy như thế nào? - Con hãy đến bên bờ trái đất và giơ tay lên trời là con sẽ được nhấc bổng lên mây - Con hãy đến gần bờ biển “nhắm mắt lại sóng sẽ cuốn con đi”. => Thật đơn giản, dễ dàng, có khó gì ? Chỉ cần giơ tay lên, chỉ cần nhắm mắt lại….… là được hoà nhập vào thế giới kì diệu đó. (Cô thiếu nữ Na Ta sa trong “Chiến tranh và hoà bình” của L. Tôn xtôi cũng tưởng tượng ra trong một đêm trăng nào đó: cứ ôm lấy hai đầu gối là người ta có thể bay bổng lên trời). Điều kì diệu ở đây là tất cả đều diễn ra trong một chớp mắt. => quả thực, lời mời gọi buông xuống hai lần và cả hai lần đều đầy mãnh lực. Dường như sẽ biến ngay cái ước mơ được bay cao, được đi xa của em bé thành hiện thực. Thực chất đây cũng là một lời mời gọi đầy hấp dẫn nữa. ? Trước lời mời gọi của thiên nhiên, của M và S, em bé có thái độ thế nào? Tại sao em không từ chối ngay? (HS thảo luận) Nhưng l àm thế nào mình lên đó được? Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được? Em đọc được hàm ý nào của em bé qua 2 lần hỏi trên? - Ban đầu, em bé hỏi cách đi theo M và S cũng có nghĩa là em rất thích, rất muốn đi theo M và S, em muốn nhờ M và S chỉ dẫn cho em đến với cuộc chơi. - Em không từ chối ngay vì cuộc sống của M và S thật đẹp như đã nói ở trên, lại phù hợp với tuổi thơ đang cần được vui chơi thoả thích. Và hơn thế nữa, được bay cao theo M, được đi xa với S, em sẽ thực hiện được cái khát khao mà tuổi thơ hằng ấp ủ là muốn tìm hiểu những điều mới mẻ, lạ kì. Đó cũng là ước mơ, cái khát vọng của con người. muốn được khám phá cái thế giới mà mình chưa được đặt chân đến bao giờ. Chuyển: Thiên nhiên vẫn đẹp, vẫn tràn đầy hấp dẫn nhưng cuối cùng, em bé đã chối từ mây và sóng để ở lại với mẹ với một lí do thật dễ thương khiến cho mây và sóng cũng mỉm cười với em. - Mẹ mình đang đợi ở nhà- làm sao có thể rời mẹ mà đến được? - Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được? => Lời từ chối đầy lưỡng lự băn khoăn, luyến tiếc (tôi làm thế nào rời mẹ tôi được?). Từ chối đấy nhưng lại là hỏi đấy: Liệu có cách nào nữa không để bé vừa được đi theo S lại vẫn được ở bên mẹ. Rõ ràng lúc này, tình yêu với thiên nhiên và Ty với mẹ đều có sức cuốn hút mạnh mẽ với em để em phải băn khoăn chọn lựa. Và tiếng gọi của M và S, tiếng gọi của thiên nhiên quyến rũ lắm, nhiều mãnh lực lắm nhưng cũng phải chững lại trước tiếng gọi của trái tim, trước tình mẹ con thiết tha, đằm thắm. => Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy. Đó chính là “Sức níu giữ của tình mẫu tử” + Nhắm mắt lại => đơn giản, dễ dàng => Lời mời gọi hấp dẫn buông xuống 2 lần đầy mãnh lực- tiếng gọi của thế giới ước mơ. 2. Lời từ chối của em bé. - Ban đầu: + Nhưng làm thế nào? -> Hỏi cách đi theo mây và sóng => em rất thích hoà nhập vào cuộc chơi kì thú => thoả mãn khát khao hiểu biết, khám phá của tuổi thơ. - Cuối cùng: + Làm sao có thể rời mẹ? => không thể rời mẹ => Sức níu giữ của tình mẫu tử.(Tình mẹ yêu con và con yêu mẹ) => Thấm đẫm tính nhân văn. LVC – K9 - 2 5 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong ? Trong bài thơ này, em bé đã chối từ M và S để ở lại với Mẹ. Theo con, em bé có cách xử sự khác không? => Có thể có rất nhiều cách(em mời mẹ để mẹ cùng em đi theo M và S …) song có lẽ cách xử sự của em bé trong bài thơ là hợp lí nhất. Bởi con người có thật nhiều ham muốn. Nhưng không phải bao giờ cũng thực hiện được hết những ham muốn của mình và buộc người ta phải chọn lựa. Và khi buộc phải chọn lựa thì em đã chọn mẹ của mình. Vì mẹ là người đã sinh ra em, sưởi ấm em trong vòng tay ôm ấp dịu dàng, nuôi nấng em bằng dòng sữa ngọt ngào. Vậy thử hỏi trên đời này còn có điều gì quý giá với em hơn là người mẹ thân yêu? Có gì hạnh phúc hơn với tuổi thơ là được quấn quýt trong vòng tay ấp yêu của mẹ. - Và cũng là thế giới “M và S” trong một bài thơ khác, Tagor đã thể hiện rất xúc động tình cảm của một em bé với người đã mang nặng đẻ đau, nuôi nấng em từ lúc lọt lòng. “ Bé có hàng đống vàng, đống ngọc Thế nhưng bé đã đến nơi này Như một kẻ ăn xin Nhưng không phải tự nhiên bé đến. Bé cải trang như vậy Một cậu bé ăn xin trần trụi Cố ra vẻ thảm hại vô cùng Để có thể đến xin Cả kho báu tình thương của mẹ”. Bé có cả đống vàng đống ngọc. Nhưng bé chỉ cần xin kho báu tình thương của mẹ. Vì với bé, tình thương của mẹ còn quý hơn vàng, hơn ngọc. Đó là tiếng nói chung của những em bé trong thơ Ta Gor và cũng là tiếng nói của tất cả trẻ thơ trên trái đất này. Chuyển: Từ chối thiên nhiên, từ bỏ mọi thú vui để được ở lại bên mẹ trong ngôi nhà thân thiết. Trong ngôi nhà ấy, em đã tưởng tượng ra những trò chơi khác như thế nào?Hãy đọc thầm lời bé nói với mẹ về những trò chơi do em tưởng tượng ra? Trò chơi được miêu tả như thế nào? Có gì đặc biệt? ? Nêu cảm xúc của em về những hình ảnh thơ được miêu tả? (HS thảo luận – trình bày) (Chú ý nêu cảm nhận về cái hay của câu thơ: Con sẽ lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ”.) - Phải nói rằng trò chơi của em thật bất ngờ, độc đáo. Đó là trò chơi của M, của S trong chính ngôi nhà của mình. Một trò chơi chỉ có thể có trong trí tưởng tượng thật trong sáng, thật hồn nhiên của trẻ thơ. + Ở trò chơi thứ nhất, em sẽ là mây bay bồng bềnh, mẹ sẽ là vầng trăng hiền dịu, mái nhà của họ sẽ là bầu trời xanh. Với trò chơi này, em vẫn có được TN(mây, trăng và trời xanh) lại vẫn có những gì ruột thịt nhất với mình(đó là mẹ, là con, là mái nhà thân thiết). + Ở trò chơi thứ hai, em làm sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Làn sóng vỗ chính là tiếng con cười giòn tan vào lòng mẹ. Hồn nhiên quá ! đáng yêu quá ! và cũng rất đỗi thân thương. Trong TY mênh 3. Trò chơi của bé. + Con là mây, mẹ là trăng + Con là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ + Hai tay con nâng mặt mẹ + Con lăn, lăn mãi…. cườ vang… LVC – K9 - 2 6 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong mông của Mẹ, em bé bỏng như làn sóng nhỏ trong biển rộng bao la. Chỉ có ở bên mẹ em mới có được niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn đến như thế. Nếu theo sóng, em sẽ có cuộc sống vui tươi, ca hát sớm chiều nhưng sẽ phải xa vòng tay ấp iu của Mẹ. Còn với trò chơi này, em vẫn có sóng, vẫn có biển và vẫn được quấn quýt bên mẹ thân yêu, vẫn được ngập tràn trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của tình mẫu tử. ( Nguyên Hồng diễn tả cảm giác hạnh phúc ngây ngất của bé Hồng khi được sà vào lòng mẹ: phải bé lại và lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy hết người mẹ một sự êm dịu vô cùng”. => Cả hai nhà thơ đều muốn nói với ta rằng: Trên đời này, tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ. => Có thể thấy rằng: cả hai trò chơi đều thật đặc sắc. Nó vừa gần gũi thân quen, lại vừa bay bổng, diệu kì. Vừa thân thiết ruột thịt lại vừa mới mẻ lạ lùng. Và em đã háo hức bước vào cuộc chơi lí thú của mình trong cái thế giới của riêng em. Thế giới của trí tưởng tượng, thế giới của truyện cổ tích. Thế giới ấy cũng đẹp, cũng hấp dẫn, cũng diệu kì chẳng kém gì thế giới của M và S. Và hạnh phúc biết bao, trong thế giới ấy, bên cạnh em lúc nào cũng có mẹ thân yêu. Em sẽ thực hiện được ước mơ bay cao, đi xa của mình trong thế giới ấy. Và chính mẹ là người đã chắp cánh cho ước mơ của em bay bổng lên bầu trời cao xanh, vươn xa ra ngoài biển rộng. Theo con, có thể đảo ngược vị trí chẳng hạn : Mẹ là mây, con là trăng, mẹ là sóng, con là bến bờ kì lạ » được không? => Trí tưởng tượng thật bay bổng nhưng vẫn có trình tự, lô gíc và còn đầy ý nghĩa. - Em là M, mẹ là mặt trăng – vì hình ảnh đám mây bao quanh vầng trăng chính là hình ảnh con đang vòng tay ôm quanh cổ mẹ. Mẹ là vầng trăng hiền dịu toả sáng cuộc đời con. - Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ vì em là bé bỏng, mẹ là lớn lao. Bên mẹ, em sẽ được đắm mình trong một biển tình thương bao la, rộng lớn như sóng biển vỗ vào bờ ngàn năm không nghỉ. Và cái bến bờ kì lạ kia chính là lòng mẹ bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng đón em, đưa em đến những bến bờ xa lạ . =>Có thể thấy rằng: mỗi chi tiết nhỏ của bài thơ không phải vô tình, ngẫu nhiên mà đầy dụng ý. Ta gor đã lồng vào đó nhiều ý nghĩa thật sâu xa. Đó là cái tài của tác giả. Và tài năng được thể hiện rõ nhất trong bài thơ này là một trí tưởng tượng phong phú. Trong thần thoại, người ta có thể bay cao, đi xa đến bất cứ nơi nào. Có thể thực hiện được mọi ước mơ không thành trong hiện thực. Trong phút chốc, Mẹ và con đã là M và mặt trăng trên bầu trời cao, rồi bỗng chốc lại trở thành S và mặt biển ở dưới thấp, - Hoà quyện cùng thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẹ con, tràn ngập niềm hạnh phúc vô biên. - Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng qua trí tưởng tượng ngây thơ càng trở nên lung linh, gợi nhiều liên tưởng. - Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi, bất diệt. - Câu kết: kết lại nội dung của toàn bài, nâng bài thơ lên một tầm ý LVC – K9 - 2 7 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong rồi thoắt cái lại trở về mái nhà thân thương của họ. ? Trí tưởng tượng ấy được nâng cao và thể hiện rõ nhất trong một câu thơ. Đó là một câu thơ hay nhất, đẹp nhất của bài thơ. Hãy phát hiện xem, đó là câu thơ nào? Tại sao nói đó là câu thơ hay nhất? - Câu kết: Và không ai trên thế gian này biết được mẹ con ta ở chốn nào? => Có thể nói đó là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó vừa kết lại nội dung của toàn bài, vừa nâng bài thơ lên một tầm ý nghĩa mới. Vẫn là mẹ đấy, con đấy, vẫn là mái nhà của họ đấy. Nhưng trong trò chơi của em bé, trong trí tưởng tượng của em, trong cái thế giới chỉ có em và mẹ thì họ đã đi xa, xa lắm. Họ đã bay lên cao với M và mặt trăng, họ đã đi xa với sóng và biển. Và chẳng có ai trên đời này biết được mẹ con họ đang ở đâu. => Như vậy, 3 câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo của em bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của con, của sự hoà hợp thương yêu là của hai mẹ con, giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người. Nhưng câu thơ còn mang chiều sâu khái quát triết lí về hình thương yêu mẹ con, hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng cũng vô cùng lớn lao, thiêng liêng và vĩnh hằng như vũ trụ, thiên nhiên và kì diệu thay, điều đó lại do chính con người, chính bé tạo nên. *Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập. ?Hãy cảm nhận và hình dung lại những gì chúng ta đã cùng nhau phân tích để rút ra những gía trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. -Nghệ thuật: Xuyên suốt bài thơ là trí tưởng tượng phong phú, là những hình ảnh thơ trong sáng và độc đáo đến bất ngờ, giàu ý nghĩa tượng trưng.Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé. - Nội dung: Bài thơ là tiếng hát ca ngợi tình mẫu tử. Là niềm khao khát của trẻ thơ được sống chan hoà trong thiên nhiên, trong vòng tay thương yêu của mẹ. ? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa? (Thảo luận) (Tính triết lí sâu sắc) Sau bài học này, các con hãy yêu mẹ nhiều hơn và càng thêm trân trọng những gì đẹp đẽ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. (Có thể đưa bài tập sau lên trước phần tổng kết) 1. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung cảm xúc của nghĩa mới : tình mẫu tử ởkhắp nơi thiêng liêng, bất diệt. III. Tổng kết . 1. Nghệ thuật - Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại. - Xây dựng các hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng - gợi tả - tưởng tượng phong phú. 2. Nội dung: - Thơ Ta Gor thấm đẫm tính nhân văn: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. - Tính triết lí sâu sắc: + Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng là một trong những tình cảm cao đẹp và gần gũi nhất trong cs con người. Nó có thể biến thành sức mạnh, điểm tựa vững chắc trong cs giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham LVC – K9 - 2 8 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong cả bài thơ? A. Tình yêu sâu nặng, tha thiết của con với mẹ B. Ngợi ca tình mẹ con thiêng liêng bất diệt C. Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ thơ D. Cả 3 ý trên đều đúng. 2. Ý kiến nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? A. Thơ văn xuôi, lời kể đan xen đối thoại, phép lặp biến hoá, phát triển. B. HÌnh ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng; phép lặp biến hoá. C. Thơ văn xuôi, lời kể xen đối thoại; phép lặp biến hoá, phát triển, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng D. HÌnh ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng; phép lặp biến hoá và phát triển. - ĐÁp lại: (câu 1: ý D; câu 2 : ý C) muốn quyến rũ nhất thời. + Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng (như em bé đã tạo dựng hạnh phúc cho mình trong bài thơ) - Bài thơ còn cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo. Chính sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh cho sự sáng tạo không ngừng của con người. IV. Luyện tập: Đọc lại diễn cảm bài thơ và nêu cảm nhận về tình yêu mẹ của em bé trong bài thơ. H ư ng d n h c bài.ớ ẫ ọ - Bài tập về nhà: Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích bài thơ. - Sưu tầm những câu thơ ca ngợi tình mẫu tử. - Soạn bài : “Ôn tập về thơ, nghĩa tường minh và hàm ý”. ================== LVC – K9 - 2 9 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong PHÂN TÍCH BÀI THƠ : “MÂY VÀ SÓNG” A. MỞ BÀI. - Tagor là nhà thơ, nhà văn hoá lỗi lạc của ấn độ. Thơ của ông là tiếng hát tràn ngập tình yêu thương con người,. Và có lẽ tình yêu với trẻ thơ là một đề tài được ông nâng niu nhất. - Và điều nổi bật nhất trong các bài thơ viết về trẻ em của ông là tính hồn nhiên, sự vô tư rất đỗi trong sáng của các em. - Bài thơ “Mây và sóng”là sự tưởng tượng của nhà thơ được sống dậy qua hồi ức về hai đứa con thân yêu còn nhỏ tuổi đã qua đời liền trong 3 năm, và nỗi đau đó đã khơi nguồn cảm xúc cho bài thơ này. B. thân bài. - Bài thơ kể về câu chuyện của em bé nói với mẹ, em đã nói những chuyện gì? - Em bé đã kể với mẹ câu chuyện tưởng tượng của em với M và S. Chuyện M và S rủ em đi chơi, em thích lắm, muốn đi lắm, nhưng em thương mẹ, muốn gần mẹ nên em nghĩ ra “cái trò chơi M và S” để được ở nhà chơi cùng mẹ. 1) Lời mời gọi của M và S. Em bé tưởng tượng ra mây nói với em những gì? Những hình ảnh thơ nào thể hiện điều đó? - Em bé nhìn lên trời cao và tưởng tượng ra lời mời gọi của mây: “ Chúng ta vui chơi từ tinh mơ cho đến hết ngày Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc.” Cuộc sống mà mây gợi ra cho em bé là cuộc sống như thế nào? Nó có hấp dẫn không? Vì sao? => Mây là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên ở tầng cao, trong bầu trời mênh mông bát ngát. Cuộc sống của Mây là cuộc sống vui chơi suốt ngày trong ánh sáng thiên nhiên rực rỡ sắc màu, tràn đầy niềm vui và rất phù hợp với tuổi thơ. Được vui chơi trong những sắc mầu lấp lánh như thế thì thích biết mấy ! Vì thế cuộc sống của M rất hấp dẫn và đầy sức quyến rũ. Em bé tưởng tượng ra lời mời gọi của S như thế nào? “ Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu” - Nếu như M là hình ảnh ở tầng cao trên bầu trời thì S lại là hình ảnh ở dưới thấp trên mặt biển. S cũng có một sức hấp dẫn riêng với em bé. Bởi niềm vui của sóng là bất tận(ca hát sớm chiều, bước đi lang thang, vô định về những miền đất lạ). Sóng lại mời gọi em bé bằng âm thanh rì rào và tiếng ca hát sớm chiều không dứt… Em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ qua hai lời mời gọi của M và S? Ta gor đã tìm được hai hình ảnh thiên nhiên đẹp, giầu chất thơ, phù hợp với tâm lí tuổi thơ. - Lựa chọn những hình ảnh vừa có ánh sáng và màu sắc tươi tắn(sớm vàng, trăng bạc), vừa gợi được ý niệm về thời gian(sớm, khuya). - Chi tiết miêu tả sóng biển rất hợp với đặc tính của sóng biển(triền miên, rì rào, không bao giờ lặng). => Viễn cảnh mà M và S vẽ ra trước mắt em bé thật hấp dẫn và thật khó chối từ. Có thể hiểu lời mời gọi của M và S ở đây là lời mời gọi của thiên nhiên đầy quyến rũ. Trước lời mời gọi quyến rũ ấy, em bé có thái độ gì? => Phần 2 2) Thái độ của em bé Trước lời mời gọi của thiên nhiên, của M và S, em bé có thái độ gì? Vì sao em có thái độ đó? - Làm thế nào tôi lên trên ấy được? Làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ? - Thái độ ban đầu của em được thể hiện qua 2 câu hỏi. Hỏi cách đi theo M và S cũng có nghĩa là em rất thích, rất muốn đi theo M và S. Vậy vì sao embé muốn đi theo M và S? Vì cuộc sống của M và S thật đẹp. Đó là cuộc sống chan hoà với một thiên nhiên rực rỡ sắc mầu và tràn ngập âm thanh. Một cuộc sống tự do vui vẻ và thoả sức đùa giỡn, vui chơi. Một cuộc sống phù hợp với tuổi thơ - tuổi cần được chơi, cần được vui – cái tuổi luôn muốn được vui chơi thoả thích. Và hơn thế nữa, M ở trên trời cao, S ở ngoài biển xa. Được bay cao LVC – K9 - 2 10 [...]... xếp các tác phẩm đó theo các giai đoạn văn học - 194 5 - 195 4: Đồng chí - 195 5 - 196 4: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò - 196 5 - 197 5: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - 197 5- nay: Ánh trăng, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Sang thu * Kết luận chung: - Các tác phẩm thơ ca Việt Nam từ sau CMT8 194 5 đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình ảnh... mẹ, là tuổi thơ, là quê hương đất nước… Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca: hình Soạn ngữ văn 9 Viếng lăng Bác Viễn Phương Đức Phong 197 6 Sang thu Hữu Thỉnh Sau 197 5 Nói con Sau 197 5 với Y Phương Mây và Ta gor sóng Trong tập trăng non ( 190 9 ) nhỏ của đời mình vào cuộc ảnh đẹp giản dị, đời chung những so sánh ẩn dụ sáng tạo Tám Lòng thành kính và niềm Giọng điệu trang... tựu của thơ Việt Nam từ sau CMT8 194 5 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ B Tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1 : I Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ đã học và sắp xếp theo từng giai đoạn cụ thể 1 Lập bảng thống kê các bài thơ đã học Tác phẩm Tác giả Thời gian Thể loại Đồng chí Chính Hữu 194 8 Thơ do Tiểu đội Phạm xe Tiến không Duật kính 196 9 Tự do LVC – K9 - 2 Nội dung Nghệ thuật tự Tình... câu thơ ca ngợi tình mẫu tử LVC – K9 - 2 13 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong Tiết 127: ÔN TẬP THƠ A Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình ngữ văn lớp9 - Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp9 và các lớp dưới - Bước đầu hình... chuyển nhẹ nhàng a Giọng điệu trang trọng Thỉnh mà rõ rệt của đất trời sang và tha thiết, nhiều hình ảnh thu ẩn dụ đẹp và gợi cảm 2 Mùa xuân nho nhỏ b Viễn Phương b 197 7 3 Viếng lăng Bác c Chế Lan Viên c. 198 0 4 Sang thu d Thanh Hải d. 196 2 LVC – K9 - 2 b Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc khi vào lăng viếng Bác c Ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru với cuộc sống của con người d Tiếng lòng tha... chuyển nhẹ nhàng a Giọng điệu trang trọng Phương mà rõ rệt của đất trời sang và tha thiết, nhiều hình ảnh thu ẩn dụ đẹp và gợi cảm 2 Mùa xuân nho nhỏ b Hữu Thỉnh b 197 6 3 Viếng lăng Bác c Thanh Hải c. 196 2 4 Sang thu Chế Lan Viên d. 198 0 LVC – K9 - 2 b Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc khi vào lăng viếng Bác c Tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với cuộc đời; ước nguyện được cống hiến cho đất nước... I.Điều kiện sử dụng hàm ý ý 1 Ví dụ 1: (sgk trang 90 ) ?Nêu hàm ý của câu in đậm Vì sao chị 2 Nhận xét: Dậu không nói thẳng với con mà phải - Hàm ý trong câu: “con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa dùng hàm ý thôi” là : Học sinh thảo luận, trả lời + Sau bữa ăn này con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa + Mẹ đã bán con LVC – K9 - 2 18 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong => Đây là điều đau lòng chị Dậu không... của câu in đậm là : “Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão” Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình Vả lại lần nói thứ hai này có thêm LVC – K9 - 2 19 Soạn ngữ văn 9 Đức Phong yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm) Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu) 3... điệu mang nét riêng tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có 14 Soạn ngữ văn 9 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận Bếp lửa Bằng Việt Đức Phong 7 chữ - Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống 196 3 thất ngôn trường thiên Khúc hát Nguyễn ru Khoa những Điềm em bé 197 1 Tám tiếng -hát ru Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng... nước Ánh Trăng Nguyễn Duy 197 8 Năm tiếng - Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu - Từ đó, gợi nhắc người đọc Con cò Chế Lan Viên 196 2 Tự do Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 198 0 năm chữ Cảm xúc trước mùa . đó theo các giai đoạn văn học. - 194 5 - 195 4: Đồng chí - 195 5 - 196 4: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò - 196 5 - 197 5: Khúc hát ru những em bé lớn trên. trong cs gia đình. Trong 6 năm, từ 190 2 đến 190 7, ông đã mất 5 người thân: vợ ( 190 2), con gái thứ 2 ( 190 4), cha và anh ( 190 7) và con I. Đọc, tìm hiểu chung