1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch

32 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 18,35 MB

Nội dung

Nước là điều kiện để thực hiệncác quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điềukiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa.. Bên cạnh đ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

 

TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH CHỦ ĐỀ: QUY TRÌNH THU HOẠCH, BẢO QUẢN HẠT LÚA NHẰM GIẢM TỐI ĐA TỔN THẤT SAU THU HOẠCH Giáo viên hướng dẫn : HOÀNG THỊ TRÚC QUỲNH Nhóm thực hiện: Nhóm 13 1 Nguyễn Chi Bảo Hân 2005140134

2 Nguyễn Quốc Bảo 2005140021

3 Đỗ Như Hiền 2005140156

4 Phan Chánh Hiệp 2005140164

5 Phan Trần Anh Huy 2005140215

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

A.TỔNG QUAN VỀ HẠT LÚA 4

I.Nguồn gốc và lịch sử phát triển 4

II.Cấu tạo của hạt lúa 5

1.Vỏ lúa 5

2.Hạt lúa 6

3.Sự nảy mầm của hạt lúa 7

III.Vai trò của hạt lúa 8

B.KHÁT QUÁT QUY TRÌNH TRỒNG LÚA 8

I.Quy trình 8

1.Chuẩn bị đất 8

2.Gieo sạ 9

3 Bón phân 9

4 Quản lý nước 10

5 Phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh hại 10

II.Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cây lúa 10

1.Nước 10

2 Nhiệt độ 11

3 Ánh sáng 12

C.QUY TRÌNH THU HOẠCH 13

I.Xác định các thời kì chín của lúa 14

1.Xác định thời kì chín sữa 14

2.Xác định thời kì chín sáp 15

3.Xác định thời kì chín hoàn toàn 17

II.Xác định độ chín của lúa 17

III.Xác định thời tiết, khí hậu 17

IV.Xác định ngày thu hoạch 17

V.Xác định phương thức thu hoạch 18

VI.Thu hoạch lúa 18

1.Cắt lúa 18

2 Gom lúa bông 20

3 Tuốt lúa 21

4.Vận chuyển về sân để phơi hay máy sấy 22

Trang 3

D.BẢO QUẢN THÓC SAU THU HOẠCH 24

I Bảo quản bằng phương pháp làm khô 24

1 Phơi nắng tự nhiên 25

2 Sử dụng phương pháp sấy 26

3.Ảnh hưởng của quá trình làm khô đến chất lượng hạt 27

II Điều kiện an toàn trong bảo quản thóc 28

1.Thủy phần an toàn của thóc 28

2.Nhiệt độ an toàn của đống thóc 28

3.Tạp chất an toàn của thóc 29

III.Kho bảo quản lúa thóc 29

1.Kho bằng 29

2.Kho silo 30

IV.Những yêu cầu đối với việc theo dõi, kiểm tra định kì việc bảo quản lúa thóc 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

LỜI MỞ ĐẦU

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biểu trưng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước

mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới Trong đó ngành trồng lúa ở nước

ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới Nước ta không thể đứng đầu thế giới, không phải thiếu diện tích đất trồng mà do không kịp thời nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại Cùng với việc sản xuất và bảo quản lúa sau thu hoạch chỉ dựa vào kinh nghiệm của cha ông để lại nên đã gây những tổn thất đáng kể, dẫn đến số lượng và chất lượng không được đảm bảo

Trang 4

Với những tài liệu, thông tin trên sách báo và internet, nhóm chúng em đã tổng hợp

được “QUY TRÌNH THU HOẠCH, BẢO QUẢN HẠT LÚA NHẰM GIẢM TỐI ĐA

TỔN THẤT SAU THU HOẠCH” Nếu có thiếu sót gì mong cô và các bạn góp ý

Á và xuất hiện cách đây khoảng 8000 năm Người ta tìm thấy dấu vết của giống lúa cổ tại

ba địa điểm là Đông Nam Á; vùng Assam(Ấn Độ); vùng biên giới Thái Lan – Myanma vàvùng trung du Tây Bắc Việt Nam Tuy nhiên, gần đây các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm

Trang 5

thấy những hạt lúa nguyên thủy cùng các nông cụ cổ có niên đại khoảng 9000 năm Đầutiên, lúa được trồng ở Châu Á Sau đó những người du mục Ả Rập mang chúng đến Hy Lạp

cổ đại, từ đây Alexender đại đế mang chúng đến Ấn Độ và bắt đầu đi khắp thế giới Có một

số ý kiến khác về nguồn gốc cây lúa châu Á, xuất từ vùng Assam (Ấn Độ), giống lúa O.sativa dần tiến hóa thành giống O sativa India thích ứng với khí hậu khô hạn đặc trưng củakhí hậu vùng này Sau này, giống này phát tán dần về phía Đông Bắc qua Nepal, Myanma dichuyển theo bờ biển lên hạ lưu song Dương Tử và tiến hóa thành giống lúa O sativaJapoinica

Cây lúa trồng phát triền ở Châu Á được phát tán trên khắp thế giới bắng nhiều conđường khác nhau Lúa O.sativa Indica từ Ấn Độ phát tán trên khắp thế giới qua các nướcnước Trung Đông, Bắc Phi và phát triển tại Châu Âu( thời điểm khoảng 1000 năm trướccông nguyên) Từ một con đường khác, lúa Châu Á từ Ấn Độ được phát tán đến vùng ĐôngPhi Cây lúa trồng ở Tây Phi ngày nay lại không xuất phát từ Châu Á mà lại nhận từ cácgiống lúa phát triển ở từ Châu Âu Cây láu đến vùng Nam Mỹ nhờ người Châu Âu, nhữngngười Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đem các giống lúa ở Châu Âu đến cho người Nam

Mỹ Sau đó, cây láu được du nhập vào nước Mỹ một cách có chọn lọc từ các nước thuộcvùng Nam Á và Đông Á Ngày nay các nước phát triển trên một bình diện rộng khắp thếgiới với khoảng 100 quốc gia trồng lúa Vùng trong và tiêu thụ lúa chính vẫn là Châu Á, lànơi mà gạo đóng một vai trò không thể thay thế trong đời sống hàng ngày Ba nước xuấtkhẩu gạo lớn nhất trên thế giới là Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc Ở Việt Nam lúa đượctrồng ở cả ba miền với nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là giống lai năng suất cao,kháng sâu bệnh tốt Vùng trồng lúa lớn nhất Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng và đồngbằng Sông Cửu Long

II Cấu tạo của hạt lúa

1 Vỏ lúa

Trang 6

Hình : Cấu tạo hạt lúa

2 Hạt lúa

Bên trong vỏ lúa là hạt gạo Hạt gạo gồm 2 phần:

- Phần phôi hay mầm (embryo): nằm ở góc dưới hạt gạo, chổ đính vào đế hoa, ở vềphía trấu lớn

- Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột (phần gạochúng ta ăn hàng ngày) Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mỏng chứanhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B Khi xay xát (giai đoạn chà trắng) lớp nầy tróc rathành cám mịn

Hình: Cấu tạo hạt lúa

Trang 7

3 Sự nảy mầm của hạt lúa

Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn còn chứa một lượng nước nhất định từ 12-14% trọnglượng khô Khi ngâm trong nước, hạt hút nước và trương lên, ẩm độ trong hạt gia tăng đến25% thì có thể nẩy mầm được Khi ấy tinh bột trong phôi nhũ bị phân giải thành những chấtđơn giản để cung cấp cho mầm phát triển Thời gian hút nước nhanh hay chậm tùy theo hạtgiống cũ hay mới, vỏ trấu mỏng hay dầy, nhiệt độ nước ngâm cao hay thấp Nói chung,nhiệt độ không khí cao, nước ấm, hạt giống cũ hay vỏ hạt mỏng dễ thấm nước thì hạt hútnước nhanh, mau đạt tới ẩm độ cần thiết Ngâm quá lâu, hạt hút nhiều nước, các chất dinhdưỡng hòa tan và khuyếch tán ra ngoài môi trường làm tiêu hao chất dự trữ trong phôi nhũ,đồng thời làm cho nước ngâm bị chua, hạt bị thối và nẩy mầm yếu Hàm lượng nước tronghạt thích hợp cho quá trình nẩy mầm biến thiên từ 30-40% tùy điều kiện nhiệt độ Nhiệt độthích hợp cho hạt lúa nẩy mầm từ 27-370C Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ này,hạt lúa sẽ nẩy mầm yếu và thời gian nẩy mầm kéo dài

Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì mầm lúa sẽ phát triển xuyên qua vỏtrấu và xuất hiện ra ngoài: hạt nẩy mầm (germination) So với nhiều hạt giống khác thì hạtlúa nẩy mầm cần ít oxy hơn Trong điều kiện bình thường, sau khi mầm hạt phá vở vỏ trấuthì rễ mầm sẽ mọc ra trước, rồi mới đến thân mầm Tuy nhiên, nếu bị ngập nước (môitrường yếm khí) thì thân mầm sẽ phát triển trước Khi lá đầu tiên xuất hiện, thì các rễ thứcấp sẽ bắt đầu xuất hiện để giúp cây lúa bám chặt vào đất, hút nước và dinh dưỡng

Trang 8

Hình: Các thời kỳ nảy mầm của hạt lúa

III Vai trò của hạt lúa

Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉngười nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân Là nguồn cung cấp nănglượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu á,khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ

Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làmlương thực chính

Sản phẩm chính của cây lúa

Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực Từ gạo có thể nấu cơm, chế biếnthành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu Ngoài

ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo

Sản phẩm phụ của cây lúa

- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Aceton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh

- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh têphù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng

- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độncho phân chuồng, hoặc làm chất đốt

- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giày, các tông xây dựng, đồ giadụng( thừng, chão, mũ, giày dép, hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm…

Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác củacây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúacòn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được visinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau

B KHÁT QUÁT QUY TRÌNH TRỒNG LÚA

Trang 9

• Đối với vụ Hè thu:

- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm

- Phơi ải trong thời gian 1 tháng

- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳngmặt ruộng kèm theo

- Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn Tuỳ theo diệntích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn, trung bình hoặc nhỏ

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước

2 Gieo sạ

• Chuẩn bị hạt giống

- Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trongthời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp

- Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ

- Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm

- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%

Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ

• Biện pháp gieo sạ

- Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo

- Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha

- Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm

Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tíchtrống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều

3 Bón phân

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali

- Ở giai đoạn để nhánh và làm đòng, sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượngphân đạm cần bón

Trang 10

4 Quản lý nước

- Giai đoạn cây con: rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ

ẩm bề mặt ruộng

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ

từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm Trong giai đoạn này, thay nướctrong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm

- Giai đoạn chín: Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng(7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng

5 Phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh hại

Tùy từng giai đoạn thích hợp mà sử dụng các biện pháp hóa học, sinh hoc,… để tiêudiệt các loại cỏ dại và sâu bênh hại

II Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cây lúa

1 Nước

Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước”bao giờ cũng gắn liền với cây lúa Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập nước, tuynhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa nương ) sinh trưởnghoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước Lại có nhữnggiống lúa chịu được nước sâu, ở vùng Ðồng Tháp Mười những giống lúa cổ truyền có thểchịu ngập sâu đến 3 mét Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươiđem sấy thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá khôđốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thànhphần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa Nước là điều kiện để thực hiệncác quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điềukiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa Nước là một trong những nguồn vậtliệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phậnkhác nhau của cây lúa Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tốđiều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa Nước cũng gópphần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ

Trang 11

xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng Nhu cầu vềnước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác nhau:

- Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt

thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm ðạt 25-28% Nhữnggiống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy mầm và mọcđược

- Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm Trong điều

kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuậnlợi hơn Khi cây mạ được 3-4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khinhổ cấy

- Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước Nếu

ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt Ngược lại nếu mức nướctrong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu

ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh Người ta còn dùng nước để điều tiết sự ðẻ nhánh hữu hiệu củaruộng lúa

2 Nhiệt độ

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuậnlợi cho cây lúa phát triển Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cầnmột lượng nhiệt nhất ðịnh Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống ngắnngày cần một lượng tổng tích ôn là 2.500-3.0000C, giống trung ngày từ 3.000-3.5000C,giống dài ngày từ 3.500-4.5000C Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúanhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thờigian sinh trưởng Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại Ðối với vụ chiêm xuân ở nước ta, cácgiống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời giansinh trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn, vì vậyviệc dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bốtrí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét Với vụ mùa thì điềukiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy trong vụmùa ít thay đổi Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:

Trang 12

- Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30-350C,ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và cao nhất là 400C không có lợi cho quátrình cảy mầm và phát triển của mầm

- Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25-300C Với vụ hè thu và

vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển Với vụ chiêm xuân ở miền Bắcnước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm kéo dàithường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ cóthể bị chết rét Ðể chống rét cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủnilông cho mạ là biện pháp chống rét hữu hiệu nhất

- Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25-320C Nhiệt độ thấp dưới

160C hay cao hơn 380C đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa Diễnbiến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận chothời kỳ này

- Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại

cảnh, nhất là nhiệt độ Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-300C Với ngưỡng nhiệt

độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thờigian trỗ dễ gặp lạnh Trong ðiều kiện cây lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độthấp (dưới 170C) hoặc quá cao (trên 400C) đều không có lợi Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quácao hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao Thời kỳ làmhạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnhhưởng đến năng suất lúa

3 Ánh sáng

Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưasáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày) Giống như đại đa số các cây trồng khác,cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa Ðặcbiệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đếnquá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảmquang) Về cường ðộ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà tanhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa Cường độánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong năm và thời gian trong ngày Trong

Trang 13

ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11-13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8-9 giờsáng và 15-16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời điểm cực đại trong ngày.Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồngđều không có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường ðộánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánhthời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4-5 trở đi cónắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi Về thờigian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi làquang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông Nếu không cóđiều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được Nếu các cây trồnghàng nãm phân chia làm 3 loại theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánhsáng dài ngày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng)thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày.Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trìnhlàm đòng, trỗ bông của cây lúa Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụthuộc vào giống và vùng trồng Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứngrất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào cụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa.Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳthì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm.

C QUY TRÌNH THU HOẠCH

Thông thường trong ruộng lúa, toàn bộ các bông lúa không thể chín hoàn toàn cùngmột thời điểm, vì có bông lúa trỗ trước thì chín trước, bông lúa trỗ sau thì chín sau Thậmchí trong cùng một bông lúa, các hạt ở đầu bông chín trước, các hạt ở cuối bông chín sau.Hạt lúa ở các nhánh gié cấp I chín trước, hạt lúa ở nhánh giéo cấp II chín sau… Vì thế,không thể chờ tất cả các hạt lúa của bông lúa và các bông lúa trong ruộng lúa đều chín hoàntoàn mới thu hoạch, mà chỉ cần khoảng 85% số bông lúa có khoảng 80% số hạt chắc trênbông đã chín (màu hạt chín đặc trưng của giống lúa) và hầu hết các hạt chắc ở cổ bông lúa

đã chín sáp là có thể thu hoạch được Thu hoạch lúa có hai phương thức cơ bản là thu thủcông hay thu bằng máy móc Thu thủ công là phương thức cổ truyền và thích hợp với mọitình trạng của ruộng lúa như: Lúa đứng, lúa ngã, diện tích ruộng lớn hay nhỏ, nhưng năngsuất thu hoạch thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực nhân công thời vụ Thu hoạch bằng máy thì

Trang 14

năng suất lao động cao, nhưng chỉ áp dụng được ở những chân ruộng đất khô hoặc không bịlún Cho nên, tùy theo điều kiện nơi trồng lúa, tùy theo tình trạng ruộng lúa, chúng ta lựachọn phương thức thu hoạch lúa cho phù hợp để tăng năng suất lao động, góp phần hạ giáthành sản phẩm

I Xác định các thời kì chín của lúa

Muốn xác định được thời điểm thu hoạch lúa, chúng ta cần tìm hiểu các thời kỳ chíncủa lúa để có biện pháp theo dõi, đánh giá và kết luận chính xác thời điểm thu hoạch Người

ta chia giai đoạn chín của lúa thành ba thời kỳ nhỏ là chín sữa, chín sáp và chín hoàn toànnhư sau:

Hình : Hạt lúa ở giai đoạn chín sữa

Toàn thể ruộng lúa lúc này đang ở giai đoạn chín sữa Thời kỳ chín sữa kết thúc thìlượng chất khô trong hạt là 25%, lượng nước trong hạt là 75%

Trang 15

Hình : Ruộng lúa ở giai đoạn chín sữa

2 Xác định thời kì chín sáp

Thời kỳ chín sáp kéo dài 7-10 ngày, vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh

Hình : Vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh

Chất dịch lỏng trong hạt gạo dần dần đặc lại, hạt gạo cứng dần lên, vỏ hạt gạo vẫn cómàu xanh, nhưng vỏ ở lưng hạt gạo chuyển sang màu nâu nhạt

Trang 16

Hình : Hạt gạo cứng dần lên

Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng lên, lượng chất khô trong hạt đạt 50%, lượng nướctrong hạt giảm dần còn 50% Đó là thời kỳ chín sáp

Hình : Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng

Ruộng lúa ở giai đoạn chín sáp Cuối giai đoạn chín sáp, các hạt lúa ở đầu bống lúa

đã chuyển sang màu chín đặc trưng của giống lúa

Hình : Ruộng lúa ở thời kỳ chín sáp

Ngày đăng: 05/10/2017, 07:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình: Cấu tạo hạt lúa - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Cấu tạo hạt lúa (Trang 6)
Hình: Hạt lúa ở giai đoạn chín sữa - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Hạt lúa ở giai đoạn chín sữa (Trang 14)
Hình: Ruộng lúa ở giai đoạn chín sữa - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Ruộng lúa ở giai đoạn chín sữa (Trang 15)
Hình: Vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh (Trang 15)
Hình: Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng (Trang 16)
Hình: Hạt gạo cứng dần lên - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Hạt gạo cứng dần lên (Trang 16)
Hình: Ruộng lúa ở thời kì chin hoàn toàn    - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Ruộng lúa ở thời kì chin hoàn toàn (Trang 17)
Hình: Máy gặt lúa xếp dãy - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Máy gặt lúa xếp dãy (Trang 19)
Hình: Máy gặt đập liên hợp - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Máy gặt đập liên hợp (Trang 20)
Hình: Phơi lúa, thóc dưới nắng - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Phơi lúa, thóc dưới nắng (Trang 25)
Hình: Kho bằng - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Kho bằng (Trang 29)
Hình: Bên trong và bên ngoài kho silo - Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch
nh Bên trong và bên ngoài kho silo (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w