Điều kiện an toàn trong bảo quản thóc

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch (Trang 28 - 32)

1. Thủy phần an toàn của thóc

Thủy phần của thóc dưới thủy phần an toàn thì các quá trình hư hại như men mốc, tự bốc nóng, thóc bị vào hơi, những hoạt động sinh lý, sinh hóa làm giảm số lượng và chất lượng của thóc sẽ không xảy ra ở mức độ rất chậm.

- Đối với thóc giống bảo quản tạm trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng): thủy phần của thóc không lớn hơn 13% tương ứng với hoạt động nước hoặc độ ẩm tương đối không khí là 70%.

- Đối với thóc giống bảo quản lâu dài (trên 1 tháng đến 1 năm): thủy phần của thóc phải nhỏ hơn 12.5% tương ứng với hoạt động nước hoặc độ ẩm tương đối không khí là 60%.

- Đối với thóc giống bảo quản rất lâu dài (trên 1 năm): thủy phàn của thóc phải nhỏ hơn 10% tương ứng với hoạt động nước hoặc độ ẩm tương đối không khí là 55%.

Nhưng thủy phần an toàn của thóc còn phụ thuộc và liên quan chặt chẽ với môi trường: nhiệt độ môi trương càng cao thủy phần an toàn càng thấp và ngược lại nhiệt độ môi trường càng thấp thì thủy phần an toàn của thóc cho phép cao hơn.

- Trong mùa lạnh (nhiệt độ trung bình môi trường 20 - 25%) thì thủy phần an toàn cho phép là 12.5 - 13%.

- Trong mùa nóng (nhiệt độ trung bình môi trường 28 - 30%) thì thủy phần an toàn cho phép 12 - 12.5%.

Thủy phần ban đầu của thóc là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Nếu ban đầu nhập kho thóc có thủy phần vượt quá thủy phần an toàn thì trong quá trình bảo quản ta tốn rất nhiều công sức để xử lý, cứu chữa. Vì vậy cách tốt nhất là ngay từ lúc nhập kho phải đảm bảo phơi, sấy thật khô đạt tới thủy phần an toàn trong bảo quản.

2. Nhiệt độ an toàn của đống thóc

Nếu giữ được nhiệt độ đống hạt càng thấp thì các hoạt động không có lợi (vi sinh vật, sâu mọt, các biến đổi hóa học xảy ra trong hạt…) càng yếu càng chậm. Điều kiện lý tưởng nhất để bảo quản là luôn giữ nhiệt độ đống hạt thấp hơn 250C.

Với điều kiện khí hậu tự nhiên của nước ta không cho phép giữ được nhiệt độ đó trong mùa nóng nên nhiệt độ đống hạt an toàn hợp lý là không lớn hơn 350C.

3. Tạp chất an toàn của thóc

Tạp chất gồm tạp chất vô cơ (cát, sạn, đất, đá,…) và tạp chất hữu cơ (rơm, rác, hạt cỏ, xát sâu mọt, trấu hạt lép và các hạt lạ khác). Tiêu chuẩn thóc giống đã qui định hàm lượng tạp chất lẫn trong thóc giống và tổng hàm lượng tạp chất an toàn trong thóc để bảo quản không lớn hơn 0.5%.

Muốn bảo quản an toàn, ngoài điều kiện an toàn của bản thân đống hạt còn đòi hỏi một số điều kiện bên ngoài như điều kiện về nhà kho chứa thóc, chế độ kỹ thuật bảo quản, chế độ kiểm tra xử lý theo các phương pháp bảo quản khác nhau như bảo quản theo phương pháp thông thoáng tự nhiên, phương pháp bảo quản kín, phương pháp đóng bao, phương pháp để rời. Đối với thóc giống phương pháp bảo quản tốt nhất là phương pháp bảo quản kín.

III. Kho bảo quản lúa thóc

Một kho chứa thoán, khô ráo, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như côn trùng thì sau thời gian yêu cầu, chất lượng, số lượng của lúa, thóc vẫn không sụt giảm quá nhiều. Trái lại nếu nơi lưu giữ không đảm bảo yêu cầu, thì lúa, thóc vẫn sẽ nảy mầm, làm thiệt hại nguồn nông sản, đây là điều đi ngược lại với mục tiêu của quá trình bảo quản.

1. Kho bằng

Kho bằng:được sử dụng rộng rãi ở nước ta, do giá thành đầu tư ít và dễ thi công, lắp đặt. Nhưng mức độ bảo quản không cao, hay sự xâm nhiễm của các yếu tố không mong muốn dễ xảy ra do kho không kín. Trong kho bằng có thể bảo quản bằng các đóng bao hoặc đổ đống.

2. Kho silo

Kho silo: có kích thước đủ loại tùy thuộc vào yêu cầu của nơi bảo quản, lúa thóc được bảo quản ở nhiều tần cao nên tiết kiệm được diện tích từ đó tăng khả năng chứa, lưu trữ. Thường được ứng dụng ở các nhà máy hoặc khu chế xuất lớn vi cần vốn đầu tư cao. Nhưng đem lại hiệu quả cao ở việc khối lượng lưu trữ lớn và đảm bảo được độ kín tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Hình: Bên trong và bên ngoài kho silo

Nhưng đa phần dử dụng kho bằng cho việc bảo quản quy mô nhỏ hoặc đê tiết kiệm chi phí. Đối với kho silo dùng để bảo quản lâu và có quy mô, thường được sử dụng trong các nhà máy hoặc dùng để bảo quản lúa, thóc giống của địa phương.

Trước khi nhập lúa, thóc vào kho, thì kho phải được vệ sinh, phun hóa chất bảo vệ, hóa chất sát trùng lên thành kho, nền kho. Phải đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn của từng loại hóa chất. Ngoài ra các dụng cụ để lót cũng phải được vệ sinh, phơi khô, khử trùng để đảm bảo kho đúng yêu cầu.

Hơn hết, chất lượng kho phải được thị sát trước khi nhập lúa, thóc, để tính toán thời gian bảo quản tối đa, hoặc sử dụng các biện pháp cụ thể bảo đảm yêu cầu kĩ thuật của kho trước khi nhập lúa, thóc.

IV. Những yêu cầu đối với việc theo dõi, kiểm tra định kì việc bảo quản lúa thóc

• Kiểm tra định kì nhiệt độ và ghi nhận lại nhiệt độ đống hạt, từng khu vực chứa trong kho chứa, đối chiếu với yêu cầu kĩ thuật để có biện pháp xử lí nếu có xuất hiện điều bất thường.

• Độ ẩm: tương tự nhiệt độ, độ ẩm phải được giữ ở mức phù hợp, phải kiểm tra định kì để tránh việc nơi chứa có sự hư hỏng, hoặc nguyên nhân nào đó làm độ ẩm bị thay đổi ảnh hướng xấu đến chất lượng bảo quản.

• Mức độ nhiễm sinh vật (chủ yếu là nhiễm sâu mọt): đây cũng là một yếu tố cần được quan tâm chính. Việc bị nhiễm các loại sinh vật, hay sự phá hoại của các loài động vật vừa góp phần làm giảm chất lượng mà còn làm hao hụt lúa thóc sau thời gian bảo quản.

• Kiểm tra lúa, thóc có bị nảy mầm hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kiểm tra tổng bằng cảm quan của người bảo quản, dựa vào kinh nghiệm để xác định nguy cơ hoặc mối nguy hại tiềm ẩn bên trong đống lúa, thóc, su đó tiến hành kiểm tra chính xác để xác định sự nghi ngờ đó.

• Phải kiểm tra ngay sau khi có các yếu tố bất lợi không mong muốn như: mưa lớn liên tục, bão, … những yếu có có thể ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì nhà kho hoặc nơi chứa rất có thể bị hư hỏng sau các yếu tố thời tiết bất lợi kéo dài, nên để đảm bảo được sự kiểm soát và chất lượng trong suốt quá trình bảo quản cần kiểm tra tổng quát ngay sau khi trải qua các yếu tố như thiên tai hoặc thời tiết bất lợi kéo dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM [2] Trần Thị Thu Hà, Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2008

[3] Cao Văn hùng, Nguyễn Hữu Dương, Sấy và bảo quản thóc, ngô giống trong gia đình, NXB Nông nghiệp, 2006

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình thu hoạch, bảo quản hạt lúa nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch (Trang 28 - 32)