Indonesia là một nước quần đảo gồm 17.508 18.306 hòn đảo và 8.844 đảo lớn nhỏ với diện tích 1904,6 nghìn km2 , dân số là 258,3 triệu người xếp thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ,Hoa Kỳ. Indonesia là một quốc gia tôn giáo, trong đó chiếm vị trí chủ yếu là người đạo Hồi,chiếm tới 87,5% tổng dân số và được gọi là quốc đạo. Ngoài ra còn có một số đạo khác như đạo Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo… Indonesia là quốc gia nằm giữa lục địa châu Á và Châu Đại Dương,án ngữ trên con đường vận chuyển dầu mỏ nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là một vị chí chiến lược quan trọng và có tiềm năng về kinh tế. Nên Indonesia trở thành địa bàn tranh chấp giữa các nước đế quốc như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan. Đến cuối thế kỷ XVI, thực dân Hà Lan chiếm đóng và thống trị Indonesia. Năm 1821, thực dân Anh xâm chiếm Indonesia và tranh giành với Hà Lan mảnh đất béo bở này. Năm 1824, Hiệp ước London đi tới thỏa thuận cuối cùng, Anh nhường lại sự cai quản thuộc địa này cho Hà Lan. Với vị trí thuận lợi về kinh tế, Nhật Bản cũng tấn công Indonesia vào năm 1941. Và đến tháng 3 năm 1942, chính quyền thực dân Hà Lan đầu hàng phát xít Nhật. Sau khi Nhật BẢn bại trận và đầu hàng đồng minh trong thế chiến thứ 2, ngày 1781945, Indonesia đã gianh được độc lập và thành lập nước cộng hòa. Chưa chấm dứt ở đó, Hà Lan trở lại tái chiếm Indonesia. Người dân Indonesia phải trải qua các cuộc đấu tranh vũ và tới năm 1950 mới thực sự giành chủ quyền độc lập dân tộc.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 3Chủ đề: Chính sách phát triển ngành nông nghiệp của Indonesia
• Các thành viên:
- Nguyễn Thị Làn. Nguyễn Thường Lạng Giảng viên hướng dẫn :
Trang 4Nội Dung Chính
INDONESIA
I.Tổng quan
về quốc gia
Indonesia
II Nền nông nghiệp
Của Indonesia
III Chính sách phát triển nông nghiệp của Indonesia
IV Liên Hệ với ngành nông nghiệp
ở Việt Nam
Trang 5I Tổng Quan về quốc gia Indonesia.
Thông tin cơ bản
• Vị trí địa lý : Nằm ở Đông Nam Á, quần đảo nằm giữa
biển Ấn Độ Dương và biển Thái Bình Dương
• Tên đầy đủ: Cộng hòa Indonesia
• Diện tích (Km2): 1,919,440
• Tài nguyên thiên nhiên: Dầu, Niken, Thiếc, khí tự
nhiên, bauxit, gỗ xây dựng, đồng, đất phì nhiêu, vàng,
bạc, than đá
• Dân số ước lượng (2015): 255.461.700
• Mật độ: 124,66 người/km²
• GDP (PPP) (2016) Tổng số: 3.010.000 tỉ USD
Bình quân đầu người: 11.633 USD
• GDP (danh nghĩa) (2016) Tổng số: 936.955 tỷ USD
• Bình quân đầu người: 3.620 USD
• Đơn vị tiền tệ : Rupiah Indonesia (IDR)
• Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:
nông nghiệp: 38.9%
công nghiệp: 22.2%
dịch vụ : 47.9%
• Các ngành chính: Dầu và khí tự nhiên; sợi dệt, quần
áo, giầy dép; mỏ, xi măng, phân bón hóa chất, gỗ dán;
cao su; thục phẩm; du lịch
Trang 6II Nền nông nghiệp của Indonesia
• Đặc điểm nền nông nghiệp:
- Gần 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp.
- Lúa là cây lương thực chủ yếu.
- Indonesia là nước sản xuất nông nghiệp đứng thứ 10 trên thế giới, xuất khẩu một số lượng đáng kể cao su, chè, cà phê và các loại gia vị.
- Phát triển theo 2 mô hình trang trại quy mô lớn và theo hộ nhỏ
Trang 7II Nền nông nghiệp của Indonesia
• Một số điểm đáng lưu ý về ngành nông nghiệp của Indonesia.
- Một trong những nước có diên tích đất trồng trọt lớn nhất ASEAN.
- Số người tham gia vào sản xuất nông nghiệp: 49 triệu người
(2013),Đóng góp cho GDP cả nước: 13.5% (2013).
- Nước có sản lượng dầu cọ hàng đầu.
- Các nông sản chính là: lúa gạo, khoai mì, đậu phộng, đậu tương, cao
su, ca cao, chè, thuốc lá, cà phê, dầu cọ, dừa khô, thịt gia cầm, thịt
bò, thịt lợn và trứng, tôm, cá tươi.
- Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính: dầu cọ, cao su tự nhiên, ca cao, cà phê, gạo, khoai mì, ngô, hoa quả.
- Các mặt hàng nông sản nhập khẩu chính: lúa mì, đậu tương, thịt bò
- Các thị trường xuất khẩu chính : Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,
Singapore, Hàn Quốc, EU
Trang 8II Nền nông nghiệp của Indonesia
• Thủy hải sản:
- Một trong những nhà sản xuất
thủy sản hàng đầu thế giới, chỉ
sau Trung Quốc
- Năm 2011, Indonesia được FAO
xếp hạng là quốc gia đứng thứ 3
thế giới về sản lượng đánh bắt và
thứ 4 trên thế giới về sản lượng
nuôi trồng
- 85% sản lượng thủy sản được
tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ
chiếm 15% Tiêu thụ thủy sản
bình quân 30 kg/người/năm, tăng
10% kể từ năm 2006 Mục tiêu
sẽ tăng lượng tiêu thụ nội địa lên
31,5 kg/người/năm trong thời
gian tới
Trang 9II Nền nông nghiệp của Indonesia
• Các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Indonesia:
- Trồng trọt: Các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh: lúa gạo, khoai mì, đậu phộng, đậu tương, cao su và các sản phẩm từ cao su, ca cao, chè, thuốc lá, cà phê, dầu cọ, dừa khô, các sản phẩm lâm nghiệp, thảo dược, mía đường, dầu thực vật, ngũ cốc
- Chăn nuôi: thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn, thịt dê, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa
- Thủy sản: tôm, cá tươi, cua
Trang 10III Chính sách phát triển nông nghiệp của
Indonesia
*Chính sách phát triển nông nghiệp của Indonesia
- Tham vọng trở thành một trong 10 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2025 và một trong 6 cường quốc kinh tế vào năm 2050
- Năm 2010 chính phủ Indonesia đã ban hành “Quy hoạch 5 năm phát triển nông
nghiệp”
- Indonesia kiến tổ chức “lớp học đồng ruộng”
- Đẩy mạnh đầu tư vào trang trại cây công nghiệp, nhất là cây cọ và cao su
- Khuyến khích trồng cây quả xuất khẩu
- Xây dựng mô hình starup về nông nghiệp, tiêu biểu như: Xây dựng được hai startup
về nông nghiệp “hot” nhất Đông Nam Á hiện nay: IGrow và Cybreed
Trang 11IV Liên hệ với ngành nông nghiệp ở
Việt Nam
• Tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam
- Trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp liên tục tăng Trong 30 năm đổi mới
(1986 - 2016), nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và
ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo
hướng tích cực
- Hệ thống thủy lợi, đê điều tiếp tục được nâng cấp, đầu tư
- Hệ thống giao thông trong nông thôn từng bước được xây dựng đồng bộ
- Công việc tái cơ cấu nông nghiệp đã đạt được thành công bước
đầu Chương trình tái cơ cấu nông ngiệp được triển khai trên cơ sở phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước
và xuất khẩu
Trang 12IV Liên hệ với ngành nông nghiệp ở
Việt Nam
*So sánh nền nông nghiệp:
GDP của Việt Nam từ ngành nông nghiệp
Trang 13IV Liên hệ với ngành nông nghiệp ở
Việt Nam
• Tiềm năng hợp tác với Việt Nam:
+ Lợi ích:
- Indonesia là thị trường nông sản quan trọng của Việt Nam.Trong cơ cấu các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia, gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất
- Nhu cầu cho các sản phẩm nông nghiệp của Indonesia ngày càng tăng bởi vì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của đất nước này đang lớn mạnh
- Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Indonesia
- Nông nghiệp là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội khai thác tại Indonesia
- Hai nước đã thống nhất hợp tác về sản xuất lúa gạo, cao su, cà phê, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, chia sẻ những ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, hợp tác trao đổi về dịch bệnh trong chăn nuôi, hợp tác trong khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản, đẩy mạnh thương mại về gạo giữa hai nước, phối hợp xuất khẩu cao su và cà phê
Trang 14IV Liên hệ với ngành nông nghiệp ở
Việt Nam
• Tiềm năng hợp tác với Việt Nam:
+ Thách thức:
- Thị trường Indonesia là một thị trường cạnh tranh khi mà các nhà xuất khẩu chính của Indonesia là những nước lớn: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ
- Mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Indonesia còn chưa đa dạng
- Tiếp nữa, do người theo đạo Hồi chiếm đa số ở đảo quốc này nên đối với các mặt hàng thực phẩm phải có chứng chỉ Halal mới tiếp cận được toàn
bộ thị trường
Trang 15IV Liên hệ với ngành nông nghiệp ở
Việt Nam
• Tiềm năng hợp tác với Việt Nam:
+ Giải Pháp:
- Các DN cần cải thiện chất lượng nông sản, làm cho nó có có bản sắc riêng, tính năng tốt và mang lại giá trị cao cho người sử dụng hơn hẳn những sản phẩm cùng loại.đảm bảo những quy chuẩn hàng hóa của Indonesia để vươn lên nằm trong top những quốc gia xuất khẩu hàng đầu sang Indonesia
- Đa dạng hóa các mặt hàng khi đưa vào thị trường Indonesia
- Đối với vấn đề theo đạo, doanh nghiệp cũng có thể xin những chứng chỉ khác cũng do cơ quan chức năng của Indonesia cấp (BPOM) để nhập khẩu vào quốc gia này Tuy nhiên với những loại chứng chỉ này chỉ có thể tiếp cận 60% thị trường đảo quốc
=> Tóm lại, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hơn nữa thị trường Indonesia, thị hiếu, phong tục, tập quán nhất là với 1 đất nước mà chủ yếu người dân theo đạo Hồi để có thế xuất khẩu các mặt hàng phù hợp