1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thời hiệu hưởng quyền và miễn trừ nghĩa vụ dân sự

29 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 564,93 KB

Nội dung

Giới thiệu khái quát: - Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiệ

Trang 1

NHÓM 11

Đề tài: Thời hiệu hưởng quyền và

thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân

sự

Trang 2

I Giới thiệu khái quát

II Thời hiệu hưởng quyền và thời hiệu miễn trừ

nghĩa vụ dân sự III Những điểm tiến bộ về thời hiệu của BLDS

2015 so với BLDS 2005

Trang 3

I Giới thiệu khái quát:

- Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện

vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự (Điều 155 Bộ luật dân sự)

- Có 4 loại: thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Trang 4

II Thời hiệu hưởng quyền và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ

dân sự

1.Thời hiệu hưởng quyền:

Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, chủ

Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2005)

Trang 5

- Thời hiệu hưởng quyền là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân sự cho chủ thể, nhưng không phải bất cứ quyền dân sự nào cũng có thể xác lập theo thời hiệu mà chỉ trong những trường hợp pháp luật quy định.

( Điều 239,241,242,243,244,247 BLDS 2005)

Trang 6

Ví dụ: Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú đường Trần Văn Quang, quận Tân Bình, TP.HCM) là người phụ nữ người thu mua ve chai đồng nát

Trang 7

Chị có mua một chiếc loa cũ trị giá 100.000 đồng, nhưng khi về nhà thi chị thấy trong đó có 524 tờ yên Nhật, mệnh giá 10.000 yên/tờ (tương đương 5.240.000 yên Nhật), quy ra tiền Việt là 864.150 triệu đồng Ngày 21/3/2014, vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng mang số tiền giao nộp cho Công an phường 10, quận Tân Bình, sau đó bàn giao lại cho Công an quận Tân Bình thụ lý.

Trang 8

Ngày 24-4-2015 Công an Q.Tân Bình nhận được đơn của bà Phạm Thị Ngọt (quê Quảng Nam, ngụ xã Xuân Thới Đông, Hóc Môn) Theo bà Ngọt thì bà nói đây là số tiền của chồng bà (người Nam Phi, từng dạy tiếng anh ở Nhật) Nhưng do không có

đủ chứng cứ, cơ quan công an đã ra quyết định trả 5 triệu yên cho chị Hồng Như vậy, sau một năm thời hiệu hưởng quyền dân sự kết thúc, chị Hồng được hưởng quyền dân sự số tiền 5 triệu yên

Trang 9

2 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ

đó (Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Dân

sự năm 2005)

Trang 10

3 Cách tính thời hiệu hưởng quyền và miễn trừ nghĩa vụ

dân sự:

- Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu

Trang 11

4 Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ

nghĩa vụ dân sự

Trang 12

Điều 157 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự như sau:

1 Trong trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theothời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới

có hiệu lực.

2 Thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật;

b) Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản.

3 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong các việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Nhà nước, trừ trường hợp pháp uật có quy định khác.

Trang 13

III Những điểm tiến bộ về thời hiệu của BLDS 2015 so với

BLDS 2005

Trang 14

1.Thời hiệu

Trang 15

BLDS 2005 BLDS 2015

Điều 154 Thời hiệu

Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn

đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân

sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết

việc dân sự.

Điều 149 Thời hiệu

1 Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì

phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2 Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết

vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Trang 16

2 Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ

dân sự

Trang 17

BLDS 2005 BLDS 2015

Điều 157 Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ

dân sự

1 Trong trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân

sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu

đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có

b) Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản.

3 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện

nghĩa vụ dân sự đối với Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định

khác.

Điều 152 Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân

sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu

đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.

Bãi bỏ quy định: “Các trường

hợp không được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và miễn trừ nghĩa vụ dân

sự”

Trang 18

3 Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân

sự

Làm rõ quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau:

- Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.

- Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên

quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của

Tòa án.

Trang 19

 Như vậy, trong BLDS 2015 quy định rõ hơn, cụ thể hơn, những sự thay đổi của thời hiệu phải có quyết định, hiệu lực pháp luật.

Trang 20

* Nhận xét:

Pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận quyền yêu cầu của chủ thể dân sự trong thời hạn luật định mà chưa có quan điểm rõ ràng, thống nhất hậu quả về nội dung quan hệ dân sự khi hết thời hiệu Việc hết thời hiệu yêu cầu không đồng nghĩa chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ, bên có nghĩa vụ không được miễn trừ nghĩa vụ, trong khi bên có quyền không còn quyền yêu cầu Tòa án công nhận, bảo vệ quyền dân sự Đây có thể là một trong những nguyên nhân gia tăng sự phức tạp trong thực tiễn giao lưu dân sự (đặc biệt trong các tranh chấp liên quan đến sở hữu, hợp đồng và thừa kế)

Trang 21

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

1. Đối với quyền và nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà có sự giải

quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu sau khi việc giải quyết đó chấm dứt

2. Thời hạn bảo hành do các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán đã hết, bên

bảo hành không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành thì thời hạn bảo hành được coi là thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ

Trang 22

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1 Gia đình bà Năm có 3 người con là A, B, C (trong đó A, C là con gái, B là con trai) đều đã có gia đình, tuy nhiên B mất cách đây khá lâu Tháng 9/2005, bà Năm qua đời Theo di chúc bà để lại thì toàn bộ số tài sản của bà chia đều cho 3 con, trong đó bao gồm chị D là vợ anh B do làm ăn thua lỗ, chơi bời nhậu nhẹt, C thiếu nợ rất nhiều C mới thông đồng với A ép chị D làm giấy tờ từ chối nhận

di sản mà bà Năm để lại Chị D nhất quyết không đồng ý Nhưng do bị ép buộc, hăm dọa thì đến tháng 4/2006, chị đồng ý làm giấy từ chối nhận di sản.

Vậy giấy tờ từ chối nhận di sản của chị D có hiệu lực không, và nếu không thì thời điểm nào chị nhận được số tài sản ấy?

Trang 23

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

2 A đã mua nhà của B Đó là ngôi nhà B được thừa kế Khi mở thừa kế, B cũng không biết C là người đồng thừa kế của ngôi nhà đó Thời điểm A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà là 11 năm sau thời điểm mở thời kế Hỏi hợp đồng mua bán giữa

A và B có hiệu lực không?

Trang 24

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

3 Anh Sơn ra nước ngoài tu nghiệp trong 2 năm Trước khi đi, anh Sơn có lập văn bản ủy quyền cho Tuấn quản lý chiếc xe của mình trong thời gian mình đi tu nghiệp Sau khi tu nghiệp, anh Sơn được công ty nước ngoài tuyển dụng nên định cư luôn ở đó Sau 13 năm kể từ ngày đi tu nghiệp, anh Sơn có điều kiện về thăm họ hàng ở Việt Nam(vào năm 2013), nhân lần này anh Sơn yêu cầu anh Tuấn trả lại xe cho mình để bán nhưng anh Tuấn không đồng ý vì năm 2012 anh Tuấn đã làm thủ tục đăng ký sở hữu chiếc xe đó.

Vậy anh Tuấn có phải trả xe cho anh Sơn không?

Vì sao? Xác định thời hiệu hưởng quyền của anh Tuấn.

Trang 25

ĐÁP ÁN CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1. Đúng, vì theo quy định tại điều 158 BLDS 2005 “Nếu có sự kiện làm gián đoạn

thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu và có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một sự kiện làm gián đoạn thời hiệu làm gián đoạn thời hiệu hưởng quyền dân sự.”

2. Sai, vì thời hạn trong thời hiệu phải là khoảng thời gian cho pháp luật quy định

Trang 26

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1 Theo khoản 2 và 3 Điều 642 BLDS 2005: 

“Khoản 2: Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cáo cho những người

thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã,

phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.”

“Khoản 3: Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”

Ngoài ra, chị D làm giấy trong tình trạng bị ép buộc và không tự nguyện, nên giấy không có hiệu lực ( theo điều 132 BLDS 2005)

Như vậy, kể từ ngày mở khối tài sản đó( ngày bà Năm mất,

chị D đã có quyền sử dụng khối tài sản đó)

Trang 27

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

2 Theo điều 645 BLDS, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa

kế C đã hết quyền khởi kiện chia di sản thừa kể, B trở thành người thừa kế duy nhất đối với ngôi nhà sau 10 năm kể từ ngày mở thừa kế.Vì vậy, hợp đồng giữa A và B có hiệu lực

Trang 28

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

3 Anh Tuấn không phải trả lại xe cho anh Sơn nếu trong suốt 13 năm anh Sơn chưa hề yêu cầu anh Tuấn tả xe lại lần nào và anh Tuấn đã làm thủ tục

sở hữu chiếc xe đó Theo khoản 1, điều 247 BLDS 2005 thì kể từ ngàyquản

lý xe của anh Sơn, sau 10 năm anh Tuấn có thể xác lập quyền sở hữu chiếc

xe đó.

Ngày đăng: 01/10/2017, 18:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a) Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật; - Thời hiệu hưởng quyền và miễn trừ nghĩa vụ dân sự
a Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật; (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w