1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập học kì dân sự 1 thời hiệu, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân

24 304 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT NỘI DUNG BÀI:I – Khái quát chung về thời hiệu: 1 – Thời hạn pháp lý: - Khái niệm thời hạn - Đặc điểm pháp lý của thời hạn - Phân loại thời hạn 2 – Khái niệm, đặc điểm của thời

Trang 1

KHÁI QUÁT NỘI DUNG BÀI:

I – Khái quát chung về thời hiệu:

1 – Thời hạn pháp lý:

- Khái niệm thời hạn

- Đặc điểm pháp lý của thời hạn

- Phân loại thời hạn

2 – Khái niệm, đặc điểm của thời hiệu:

a ) Khái niệm thời hiệu

b ) Đặc điểm pháp lý của thời hiệu

II – Các loại thời hiệu:

1 – Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

a ) Các thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

b) Phương thức tính thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễntrừ nghĩa vụ dân sự

2 – Thời hiệu khởi kiện:

a ) Các thời hiệu khởi kiện

b ) Phương thức tính thời hiệu khởi kiện

c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện

3 – Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

a ) Các thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

b ) Phương thức tính thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dânsự

III – Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật:

1 – Hoàn thiện về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

2 – Hoàn thiện về thời hiệu khởi kiện

3 – Hoàn thiện về thời hiệu giải quyết việc dân sự

Trang 3

A – LỜI MỞ ĐẦU

Để xã hội phát triển thì phải ổn định được các quan hệ xã hội trong lĩnh vựcdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động Những tranhchấp, phát sinh trong lĩnh vực này phải được giải quyết kịp thời, nếu để lâu mâuthuẫn phát triển, việc giải quyết sẽ khó khăn hơn Vì vậy, việc xác định đúng thờihiệu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểcũng như trong hoạt động giải quyết các tranh chấp cảu Tòa án Nhiều vụ án trênthực tiễn là bài học “đau đớn” cho các đương sự vì không nhận thức đầy đủ về ýnghĩa thời hiệu Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã có những quy định cụ thể và toàndiện hơn về vấn đề thời hiệu so với Bộ luật dân sự năm 1995, qua đó tạo điều kiệncho các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên những quyđịnh này còn nhiều bất cập tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn chothực tiễn áp dụng, ảnh hưởng không ít đến quyền và lợi ích của các đương sự Bài

viết này của em xin trao đổi một số vấn đề về đề tài :”Thời hiệu” Bài viết của em

còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô!

Em xin chân thành cảm ơn!

B – NỘI DUNG

Trang 4

CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI HIỆU

1 – Thời hạn pháp lý.

a ) Khái niệm thời hạn pháp lý:

Theo từ điển Tiếng Việt thời hạn có thể hiểu là: “khoảng thời gian diễn ra

sự kiện“ hoặc “hạn định thời gian định trước cho kế hoạch“ Như vậy nếu như thời

gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học không có bắt đầu và kết thúc, thời giantrôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người thì thời hạn lại là khoảng thời gianxác định có bắt đầu và kết thúc Nó mang tính khách quan của thời gian bên cạnh

đó, nó cũng mang tính chủ quan của người định ra điểm đầu và điểm cuối

Theo quy định của BLDS 2005, thời hạn là sự kiện pháp lý đặc biệt làm phátsinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Đến một thời điểm nhất địnhnào đó, theo quy định của luật dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý (thời hiệuhưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụviệc dân sự )

Điều 149 BLDS 2005 quy định: “Thời hạn là khoảng thời gian được xác

định từ thời điểm này đến thời điểm khác và thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng sự kiện có thể sảy ra.”

Trong giao lưu dân sự thời hạn có vai trò quan trọng trong việc xác lậpquyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia Thời hạn còn được xác địnhvới tư cách là một sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứtquyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp trong luật định hoặc docác bên thỏa thuận

b ) Đặc điểm pháp lý của thời hạn:

- Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểmkhác

Theo quy định của BLDS 1995 thì thời hạn được tính theo dương lịch, làkhoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác Thời hạn có

Trang 5

Đến BLDS 2005 có bổ sung thêm là thời hạn có thể được tính bằng phút Do đó,thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn bắt đầu từ thờiđiểm đã xác định

- Thời hạn trong giao dịch dân sự có thể do pháp luật quy định, do cơ quannhà nước ấn định hoặc các bên tự thỏa thuận

Thời hạn trong quy định của pháp luật là khoảng thời gian định hướng cho sựthỏa thuận của các bên Đó có thể là khoảng thời gian tối thiểu hoặc tối đa mà cácbên đương sự không được phép rút ngắn hoặc kéo dài khoảng thời gian đó Ví dụ:thời gian chuộc lại tài sản đã bán do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá

5 năm đối với bất động sản và 1 năm đối với động sản

- Thời hạn trong giao dịch dân sự vừa mang tính khách quan vừa mang tínhchủ quan

Dưới góc độ triết học, thời gian là một khái niệm thể hiện trình tự biến đổicủa thế giới vật chất thời gian luôn mang tính khách quan không có bắt đầu và kếtthúc, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Còn thời hạn là khoảngthời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác Do vậy xét về tínhchất thời hạn vừa mang tính khách quan của thời gian nói cung, vừa mang tính chủquan của người định ra điểm đầu và điểm cuối

c) Phân loại thời hạn:

- Dựa vào việc xác định thời hạn do chủ thể nào quy định thì thời hạn đượcphân thành:

Thời hạn do Luật định: là thời hạn pháp luật quy định bắt buộc đối với

các chủ thể tham gia giao dịch, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn đó Vídụ: thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Thời hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định: thời hạn cho

phép các bên trong giao dịch khắc phục các sai phạm về hình thức của giao dịch

Thời hạn do các chủ thể tự xác định: thời hạn thuê tài sản, thời hạn

thực hiện công việc gia công…

Trang 6

- Dựa vào tính xác định thì thời hạn được phân thành:

Thời hạn xác định: là loại thời hạn được quy định rõ rang bằng cách

xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc

Thời hạn không xác định: là thời hạn trong đó chỉ quy định một cách

tương đối khoảng thời gian mà không xác định được một cách chính xác thời

gian đó Trong trường hợp này, luật thường sử dụng các thuật ngữ: “kịp thời”, ” khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu”…

2 - Khái niệm, đặc điểm của thời hiệu :

a) Khái niệm thời hiệu:

Trong giao lưu dân sự chủ thể tham gia quan hệ dân sự được hưởng cácquyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự Việc thực hiện không đúng, khôngđầy đủ nghĩa vụ của bên này sẽ xâm phạm lợi ích của bên kia Khi đó, bên có quyền

và lợi ích bị xâm phạm có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ Tuy nhiên,cùng với thời gian thì việc bảo vệ quyền và lợi ích khó hơn Bởi vậy, pháp luật quyđịnh một khoảng thời hạn nhất định cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích Thời hạn này được gọi là thờihiệu

Điều 154 BLDS 2005 quy định :” Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy

định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.”

Thời hiệu là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác lập quyền vànghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ dân sự Thời hiệu là căn cứ pháp lý làm phátsinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự Thời hiệu giúp cho việc ổn định cácquan hệ dân sự trong việc xác lập quyền hợp pháp của các chủ thể trong trường hợpnhất định Thời hiệu còn tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn cho Tòa án trongviệc thụ lý những vụ án dân sự mà khó tìm được chứng cứ chứng minh nó đã xảy ra

Trang 7

quá lâu Thời hiệu giúp nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của các chủthể, từ đó sớm ổn định các quan hệ dân sự.

b) Đặc điểm pháp lý của thời hiệu:

- Thời hiệu do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc tuân thủ:

Khác với thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định và sự tồn tại của thời hiệukhông phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người có quyền và lợi ích liên quan.Bởi vậy, thời hiệu mang tính chất bắt buộc tuân thủ, các bên không đượcphép thỏa thuận để xác định về thời hiệu hay làm thay đổi quãng thời gian

mà pháp luật quy định cho thời hiệu Mọi thỏa thuận của các bên tham giaquan hệ dân sự nhằm thay đổi thời hiệu hoặc cách tính thời hiệu đều bị xem

là vô hiệu và việc áp dụng thời hiệu cũng mang tính bắt buộc đối với cơ quan

có thẩm quyền và Tòa án trong việc xem xét, giải quyết các yêu cầu khởikiện

- Thời hiệu mang tính định lượng và định tính liên tục, trừ các trường hợp do phápluật quy định:

Thông thường thời hiệu là khoảng thời gian có tính liên tục từ khi bắt đầucho đến khi kết thúc Tuy nhiên, một số trường hợp nếu chưa có sự kiện nhấtđịnh xảy ra thì khoảng thời gian diễn ra các sự kiện không được tính vào thờihiệu hoặc thời hiệu được tính lại từ đầu

- Thời hiệu là cơ sở để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và làđiều kiện để Tòa án thụ lý vụ việc dân sự:

Một trong những quyền của chủ thể được thực hiện nhằm bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình đó là quyền khởi kiện, yêu cầu và việc còn thờihiệu là điều kiện cần để yêu cầu chủ thể thực hiện được quyền khởi kiên, yêucầu của mình Khi không còn thời hiệu thì thực tế chủ thể đó có quyền, lợiích hợp pháp cần bảo vệ, chủ thể đó cung cấp được các tài liệu chứng minhcho yêu cầu của mình là đúng thì tòa án cũng không có cơ sở pháp lí để giảiquyết các yêu cầu đó

Trang 8

- Nội dung của chế định pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của mỗi nước, cụ thể làphụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của nước đó:

Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ mật thiết, tác độnglẫn nhau Pháp luật là vấn đề thuộc kiến trúc thượng tầng còn kinh tế - xã hộithuộc vấn đề cơ sở hạ tầng, bởi vậy pháp luật phải phù hợp với điều kiệnkinh tế- xã hôi Chế định thời hiệu là một bộ phận cảu hệ thống pháp luật, tấtnhiên những quy định của nó phải phù hợp với trình độ kinh tế - xã hội

- Hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vi hẹp hơn so với các loại thờihạn khác :

Kết thúc khoảng thời gian trong thời hiệu sẽ hoặc chỉ làm phát sinh một hoặccác hậu quả pháp lý trong bốn hậu quả pháp lý sau: chủ thể được hưởngquyền dân sự, chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, chủ thể bị mất quyềnkhởi kiện vụ án dân sự, chủ thể bị mất quyền yêu cầu giải quyết các côngviệc dân sự Như vậy, hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vihẹp hơn so với các loại thời hạn khác

CHƯƠNG II: CÁC LOẠI THỜI HIỆU:

1)Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

a) Các thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

- Thời hiệu hưởng quyền dân sự:

Khoản 1 Điều 155 BLDS quy định: “Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời

hạn mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể được hưởng quyền dân sự.” Theo quy định

này thì quyền dân sự phát sinh do thời hiệu không do quyền khởi kiện (mặc dùquyền khởi kiện cũng là một quyền dân sự để đảm bảo các quyền dân sự khác) Cácquyền dân sự được xác lập theo thời hiệu trong BLDS 2005 là các quyền sở hữu đốivới tài sản Ví dụ: xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được ai là chủ

sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên đối với gia súc, vật nuôi dưới nước bị thất lạc…

Trang 9

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 157 BLDS 2005 thời hiệu hưởng quyền

dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu Nhà nước không có căn cứ pháp luật:

Điều đó có nghĩa là dù một người có chiếm hữu tài sản không có căn cứ phápluật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với tài sản thuộc sở hữu của nhà nướctrong thời gian bao lâu đi chăng nữa thì cũng không làm dịch chuyển quyền sở hữutài sản đó từ nhà nước sang mình được vì quyền sở hữu của nhà nước được bảo vệmột cách tuyệt đối

Thứ hai: Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản:

Về nguyên tắc, thời hiệu chỉ áp dụng đối với quan hệ tài sản Thời hiệukhông áp dụng đối với quyền nhân thân không gắn với tài sản Quy định này xuấtphát từ bản chất của quyền nhân thân là luôn gắn liền với mỗi cá nhân, không thểchuyển giao cho chủ thể khác dưới bất cứ hình thức nào, và không thể là đối tượngtrong các giao dịch dân sự

Tuy nhiên, đối với những lợi ích tuy phát sinh từ quyền nhân thân, gắn vớiquyền nhân thân nhưng có thể khai thác một cách độc lập, không ảnh hưởng đếntính bất khả xâm phạm của quyền nhân thân, không trái pháp luật và đạo đức xã hội( thù lao quyền tác giả, lợi ích mang lại do uy tín, hình ảnh ) thì vẫn áp dụng thờihiệu

- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

“Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó

thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.” (khoản 2 điều

155 BLDS 2005) Như vậy có thể thấy thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ là thời hiệu

chấm dứt quyền yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ đã không thực hiện yêu cầu, mặc

dù có khả năng làm việc đó

Trang 10

Cần lưu ý rằng trong thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, người có quyền cóthể khởi kiện nếu nghĩa vụ không được thực hiện sau khi người đó đã trực tiếp yêucầu người có nghĩa vụ.

Thời hiệu hưởng miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thựchiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Ví dụ: các nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí đối với nhà nước thì dù có sự kiện gì xảy racũng không làm miễn trừ nghĩa vụ đó

b ) Phương thức tính thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

- Bắt đầu thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính kể từ thờiđiểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng củathời hiệu Như vậy, thời hiệu được xác định là “ngày” và về nguyên tắc hai loại thờihiệu này không gián đoạn bởi bất cứ lý do gì, nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thờihiệu được tính lại từ đầu

- Kết thúc thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

Thời điểm có hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

là sau khi quãng thời gian được quy định trong thời hiệu kết thúc Khác với thờihiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể hưởng quyền khi kết thúc thời hạn luậtđịnh thì trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ được miễn trừnghĩa vụ tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn Khi một chủ thể tham gia quan

hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó thì họ phải thực hiện nghĩa vụtrong thời hạn pháp luật quy định Nếu hết thời hiệu thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụchấm dứt

- Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

Để thúc đẩy quá trình giao lưu dân sự, khuyến khích việc chuyển giao tài sản

và các quyền về tài sản để khai thác một cách hiệu quả nhất, pháp luật đã quy định

về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ dân sự Theo quy định

Trang 11

tại khoản 2 điều 158 BLDS 2005 chỉ khi có hai sự kiện sau đây xảy ra mới làm

gián đoạn tính liên tục của thời hạn, đó là:

Thứ nhất: có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối vớiquyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu

Thứ hai: quyền và nghĩa vụ đang áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền vànghĩa vụ liên quan tranh chấp

c ) Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễntrừ nghĩa vụ dân sự

Trong thực tế việc áp dụng các quy định này vẫn còn gây ra nhiều cách hiểu khácnhau, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự

Khoản 2 điều 158 BLDS 2005 quy đinh một trong những sự kiện làm gián

đoạn thời hiệu là “có sự giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa

vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu “ Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bảnhướng dẫn cụ thể về việc đó nên khi áp dụng vẫn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau

Ví dụ: A tranh chấp với B chiếc xe máy mà A chiếm giữ không có pháp luậtnhưng ngay tình do không chứng minh được quyền chiếm hữu hợp pháp của mìnhnên A làm đơn gửi tới viện kiểm sát tố cáo hành vi của B Trong một thời gian dài,Viện kiểm sát mời A đến làm việc, hướng dẫn A kiện ra tòa Khi thụ lý, Tòa chorằng có một số quyền lợi dân sự của A đã hết thời hiệu khởi kiện A cho rằng vụviệc của mình có sự giải quyết của Viện kiểm sát, tức là đã có sự kiện làm giánđoạn thời hiệu nên phải tính lại thời hiệu từ đầu Còn Tòa cho rằng Viện kiểm sátkhông phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết dân sự nên việc A được Viện kiểmsát mời đến làm việc không phải là sự kiện làm gián đoạn thời hiệu

Trong trường hợp trên, việc Viện kiểm sát tham gia giải quyết vụ việc cóphải là sự kiện làm gián đoạn thời hiệu khởi kiện hay không vẫn đang gây ra nhiều

ý kiến tranh cãi?

Trang 12

Bên cạnh đó,quy định “Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” vẫn gây ra nhiều tranh cãi

Ví dụ: Điều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu để yêu cầu người thừa kế

thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mởthừa kế Bên cạnh đó, lại có quy định thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không ápdụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp khác dopháp luật quy định Giả sử A có người cha chết đã chết sau 4 năm Sau 4 năm, cơquan thuế yêu cầu A phải trả nợ thuế cho cha, nếu không sẽ khởi kiện Như vậy,trong trường hợp này, sẽ có 2 cách tính thời hiệu khác nhau: Thứ nhất, cơ quan thuếkhông khởi kiện người con được vì đã hết thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa

kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại Thứ hai, cơ quan thuế vẫn kiệnđược vì thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với các nghĩa vụ nhà nước Như vậy,trong trường hợp trên nên hiểu theo cách nào là đúng?

2)Thời hiệu khởi kiện:

a)Các thời hiệu khởi kiện:

Khoản 3 Điều 155 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn

mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.” BLDS 2005 không quy định các thời hiệu khởi kiện chung cho các loại

quan hệ pháp luật dân sự chung như các quan hệ pháp luật dân sự một số nước màquy định các thời hạn khác nhau cảu thời hiệu khởi kiện đối với từng loại quan hệpháp luật dân sự cụ thể Các thời hiệu khởi kiện theo quy định BLDS 2005 baogồm:

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạmcác điều kiện về chủ thể, ý chí của hình thức giao dịch là một năm kể từ

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w