0
Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 36 -40 )

Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam với tiền thân ban đầu là Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính), được thành lập vào ngày 26/04/957, theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi mới thành lập, Ngân hàng gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng trải qua nhiều lần đổi tên như sau:

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (26/04/1957-24/06/1981)

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (24/06/1981-14/11/1990) Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (từ 14/11/1990).

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV-Bank for Investment and Development of Viet Nam) có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau:

• Giai đoạn 1957- 1990: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển BIDV Ngày 26 tháng 4 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định 177- TTg thành lập “Ngân hàng kiến thiết Việt Nam” tại Bộ Tài Chính thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản”. Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do Nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và hỗ trợ công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Từ 1957-1981, ngân hàng là một cơ quan của Bộ tài chính. Thời điểm này, hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay,

nặng về đánh giá và quản lý trước và trong khi cung ứng vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn. Ngân hàng không mang bản chất của một “ngân hàng”.

Ngày 24 tháng 6 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259-CP về việc chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt nam trực thuộc Bộ Tài chính thành “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với quyết định này ngân hàng được tổ chức thành một doanh nghiệp quốc doanh, nhiệm vụ mới của ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.

Ngày 14 tháng 11 năm 1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thay thế cho Ngân hàng Đầu tư và Kiến thiết cũ. Bây giờ ngân hàng có chức năng huy động vốn trung, dài hạn trong nước và ngoài nước. Nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển.

• Giai đoạn 1991-1997: Đây là giai đoạn ra đời và tìm hướng đi cho Sở giao dịch.

Căn cứ và Điều lệ tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 349 QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ quyết định 76/ QĐ -TCCB ngày 28/3/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc thành lập Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

Trong thời gian này, Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một đơn vị phụ thuộc thực hiện cho vay, nhận gửi từ trên xuống. Mọi hoạt động của Sở giao dịch đều mang tính bao cấp thực hiện theo chỉ thị (Sở giao dịch chủ yếu cho vay đối với các dự án phát triển kinh tế do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương chỉ định). Lỗ, lãi không tự hạch toán, và không tự chịu trách nhiệm và chủ yếu do ngân hàng mẹ đỡ đầu.

Giai đoạn 1998 đến nay: Đây là giai đoạn BIDV phát triển và từng bước khẳng định vị thế của mình.

Năm 1998- 1999, mặc dù đã chính thức được tách ra nhưng Sở giao dịch vẫn còn mang dấu ấn của sự bao cấp, chỉ thị. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Sở như: nợ, lợi nhuận, dư nợ, lương, chi phí đều do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đề ra và áp đặt cho Sở.

Trong 10 năm đổi mới (1990-2000), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ

về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV.

Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như yêu cầu khách quan của quá trình toàn cầu hóa, BIDV đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng nhiều thách thức phải đối mặt. Nhằm phát triển và đạt được những thành công hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động là điều tối cần thiết.

Với nhận thức đó, BIDV đã cho khai trương chi nhánh cấp 1 Ba Đình. Chi nhánh Ba Đình hình thành trên cơ sở sự phát triển của Điểm giao dịch Ba Đình, phân tách thành chi nhánh riêng từ chi nhánh cấp 1 Quang Trung.

- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

- Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Ba Dinh Branch

- Tên gọi tắt: BIDV – Ba Dinh Branch

- Địa chỉ trụ sở chính: 18 Núi Trúc, Ba Đình, Quận Ba Đình, Hà Nội

- Nhiệm vụ: cung cấp vốn và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng cho khu vực dân doanh, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với quyết tâm trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đồng thời là chi nhánh có hiệu quả hoạt động cao nhất của toàn hệ thống, ngay từ khi mới được thành lập, BIDV – Ba Đình đã đẩy nhanh tốc độ hoạt động, không ngừng đầu tư về mọi mặt, nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra những sản phẩm mới nhất của BIDV đến với khách hàng. Với những nỗ lực đó, đến nay chi nhánh đã có 2 phòng giao dịch với gần 100 cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 36 -40 )

×