Nhóm giải pháp về Marketing và Phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 80 - 83)

- Thứ ba: Cơ sở vật chất của chi nhánh Ngân hàng

3.2.2. Nhóm giải pháp về Marketing và Phát triển sản phẩm

3.2.2.1. Giải pháp Marketing

Chính sách Marketing không chỉ có tác dụng với các Doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với Ngân hàng. Một chính sách Marketing tốt sẽ giúp cho các DN hiểu hơn về dịch vụ tài trợ XNK, khuyến khích họ sử dụng dịch vụ. Marketing tốt không chỉ có tác động khuyến khích lượng khách hàng sẵn có trung thành với dịch vụ mà còn giúp Ngân hàng khai thác được lượng khách hàng tiềm năng.

Để công tác Marketing có hiệu quả, BIDV Ba Đình cấn thực hiện tốt các công việc sau.

Công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng phải được thực hiện đồng bộ ở các phòng ban. Các phòng ban nghiệp vụ liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin khách hàng đang giao dịch và đối tác của họ để bộ phận marketing lên kế hoạch tiếp cận khách hàng mới và có chính sách tiếp thị duy trì khách hàng cũ,. Bên cạnh đó phải tăng cường chăm sóc khách hàng bằng phong cách phục vụ, tác phong làm

việc, lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng và có những tư vấn hổ trợ khách hàng kịp thời về nghiệp vụ.

Chủ động tìm kiếm, tham gia các cuộc hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp, làm đầu mối tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị với các hiệp hội, ngành hàng như dệt may, thủy sản, lương thực thực phẩm,.. nhằm mở rộng quan hệ với khách hàng, tiếp thị các doanh nghiệp mới. Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, các buổi hội thảo chuyên đề về các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng, giúp các doanh nghiệp nắm vững và cập nhật lại kiến thức về kinh doanh quốc tế, phương thức tiếp cận có hiệu qủa vốn tài trợ của ngân hàng, tạo sự đồng cảm trong giao dịch ngân hàng.

Tăng cường giới thiệu các sản phẩm, quảng bá thương hiệu ngân hàng dưới hình thức phát hành các brochure quảng cáo, cẩm nang hướng dẫn khách hàng, đưa thông tin về sản phẩm và hoạt động của Ngân hàng lên website,..

Có định hướng khách hàng mục tiêu để quảng cáo và tiếp thị tập trung hơn nữa, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ động tiếp cận, lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh,...

3.2.2.2. Phát triển sản phấm

Việc phát triển sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng DN là rất cần thiết

Hiện nay, BIDV Ba Đình chưa thực hiện tài trợ XNK dưới các hình thức như phát hành thư bảo lãnh với người nước ngoài, thuê mua tài chính... Thời gian tới Ngân hàng cần nghiên cứu tiến hành và đưa vào thực tế sử dụng.

Song song với nghiên cứu các sản phẩm mới, BIDV cần áp dụng tốt hình thức tín dụng bảo lãnh và tín dụng trả góp.

Về tín dụng trả góp: Đối với các doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài, thời gian sử dụng khá lâu nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn lớn. Để giúp cho các doanh nghiệp này chi nhánh cấp tín dụng cho họ theo đó các doanh nghiệp này được phép trả dần theo số tiền vay theo định kỳ. Sở hữu không nhất thiết phải cùng vốn trung và dài hạn để cho các doanh nghiệp này vay mà có thể dùng vốn ngắn hạn (nguồn vốn mà chi nhánh có ưu thế nhất) để cho vay vì các doanh nghiệp sẽ trả định kỳ theo thoả thuận với chi nhánh.

Về nghiệp vụ bảo lãnh: Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 196 QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 về việc "Quy chế và nghiệp vụ bảo lãnh cho các ngân hàng". Quyết định số 196 QĐ-NH14 hướng dẫn thực hiện các loại bảo lãnh dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo đảm thanh toán, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, đảm bảo hoàn trả vốn vay.

Trong những năm vừa qua thực hiện các loại hình bảo lãnh theo quyết định 196, các ngân hàng thương mại đã bảo lãnh cho rất nhiều doanh nghiệp tham gia đấu thầu thực hiện hợp đồng.... giúp cho việc triển khai thực hiện dự án, thu hút vốn và công nghệ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Bên cạnh những mặt được đó, qua hơn 8 năm thực hiện quy chế bảo lãnh theo quyết định 196 NH - QĐ14 đã bộc lộ một số tồn tại bất hợp lý. BIDV Ba Đình cần phải có nhận thức đúng về hình thức tín dụng bảo lãnh.

Đây là hình thức tín dụng có tầm quan trọng trong việc giải quyết vấn đề vốn và đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hoá, nhưng mặt trái của nó là gây ra hậu quả nghiêm trọng nêu không hiểu đúng bản chất và tính phức tạp của loại hình tín dụng này. Mức chi phí dịch vụ bảo lãnh hiện nay trung bình khoảng 1,5%/năm, khá

cao vì ngân hàng không phải bỏ vốn, nhưng xét về mặt giá trị thì mức phí này thấp hơn so với lãi suất tín dụng, trong khi về mức rủi ro cho vay và bảo lãnh là như nhau. Chưa kể ngân hàng phải bỏ ra một tỷ lệ vốn nhất định từ nguồn vốn kinh doanh để trích lập quỹ bảo lãnh nhằm phòng ngừa rủi ro.

Do đó, khi BIDV Ba Đình áp dụng hình thức bảo lãnh XNK thì cần lưu ý các điều trên và thực hiện quy trình nghiêm ngặt như một khoản cho cho vay cùng loại:

+ Thẩm định và lập đủ hồ sơ tín dụng

+ Phân kỳ kế hoạch thu nợ

+ Kiểm tra quản lý vốn như quy trình tín dụng

+ Tổ chức hạch toán nội bảng và ngoại bảng đầy đủ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w