Nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 83 - 85)

- Thứ ba: Cơ sở vật chất của chi nhánh Ngân hàng

3.2.3.Nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán quốc tế

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, cũng tìm ẩn rủi ro. Chúng ta chỉ có thể tìm giải pháp hạn chế rủi ro chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn được rủi ro được. Để có được giải pháp hạn chế rủi ro, chúng ta phải biết nguyên nhân rủi ro phát sinh từ đâu.

Nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ, rủi ro ắt hẳn sẽ xảy ra. Đây là nguyên nhân mà chúng ta rất khó có thể lượng hoá được. Để hạn chế được điều này chúng ta cần phải biết rõ về khách hàng cũng như uy tín của khách hàng.

Một nguyên nhân chủ quan nữa có thể đưa đến rủi ro là do trình độ quản lý doanh nghiệp yếu kém, không thể dự đoán được khả năng biến động của thị trường. Ngoài ra, sự thay đổi về pháp luật, thể chế chính trị, biến động nền kinh tế,.. đưa đến tình trạng kinh doanh không hiệu qủa và mất khả năng thanh toán.

Trong tình huống này, dù DN có muốn hoàn trả nợ cho Ngân hàng cũng không thế nào thực hiện và rủi ro kinh doanh trong tài trợ XNK sẽ xảy ra. Nên BIDV Ba Đình cần phối hợp chặt chẽ với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), Công ty quản lý tài sản Việt Nam để tăng cường hợp tác xử lý nợ xấu.

Ngoài những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan trong tín dụng thông thường, tín dụng tài trợ XNK còn chịu ảnh hưởng lớn của hai nhân tố lãi suất và tỷ giá của các đồng tiền giao dịch. Sự biến động thường xuyên của hai nhân tố, nếu tạo thêm thuận lợi cho ngân hàng trong nghiệp vụ tín dụng thì sẽ gây thiệt hại cho khách hàng và ngược lại.

Để quản lý rủi ro đối với lãi suất và tỷ giá, các ngân hàng nước ngoài áp dụng các giải pháp nghiệp vụ kinh doanh hối đoái trên thị trường tiền tệ với các công cụ chủ yếu sau:

- Hợp đồng mua bán kỳ hạn - Nghiệp vụ SWAP về lãi suất

- Hợp đồng quyền chọn về lãi suất và tỷ giá.

Để triển khai được các nghiệp vụ này, ngân hàng cần có đủ các điều kiện chủ quan sau:

- Đề án kinh doanh hiệu quả và các giải pháp bảo đảm an toàn phòng ngừa các rủi ro.

- Có quy trình phù hợp với các quy chế của ngân hàng Nhà nước và thực tiễn kinh doanh của ngân hàng. Quan trọng nhất là đảm bảo quản lý chặt chẽ phán quyết, trạng thái hối đoái, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và thông tin tiếp thị.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Quỹ này sẽ được tiến hành trích lập dự phòng hàng năm theo một tỷ lệ nhất định. Việc trích lập quỹ này sẽ giúp cho NH giải quyết tổn thất khi xảy ra rủi ro phát sinh. Ngoài ra, BIDV Ba Đình cũng cần xây dựng quy chế kiểm tra – kiểm soát và thực hiện việc kiểm toán độc lập đối với hoạt động tài trợ XNK, nhằm phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và rút ra giải pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh

Xây dựng các quy định về an toàn trong hoạt động tài trợ XNK. Hoạt động tài trợ XNK với tính chất ứng trước tiền cho DN được xem như là một hình thức tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng tổ chức nghiệp vụ tài trợ XNK phải đảm bảo các quy định về an toàn theo luật tổ chức tín dụng và văn bản Nhà nước ban hành.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 83 - 85)