Giáo án hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5 là bộ tài liệu hay và rất hữu ích cho các bạn sinh viên và quý bạn đọc quan tâm. Đây là tài liệu hay trong Bộ tài liệu sưu tập gồm nhiều Bài tập THCS, THPT, luyện thi THPT Quốc gia, Giáo án, Luận văn, Khoá luận, Tiểu luận…và nhiều Giáo trình Đại học, cao đẳng của nhiều lĩnh vực: Toán, Lý, Hoá, Sinh…. Đây là nguồn tài liệu quý giá đầy đủ và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh, quý phụ huynh, quý đồng nghiệp và các giáo sinh tham khảo học tập. Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng. ĐỊA CHỈ DANH MỤC TẠI LIỆU CẦN THAM KHẢO http:123doc.vntrangcanhan348169nguyenductrung.htm hoặc Đường dẫn: google > 123doc > Nguyễn Đức Trung > Tất cả (chọn mục Thành viên)
Trang 1Hoạt động trải nghiệm Toán học cho học sinh lớp 5
Giờ học trải nghiệm bộ môn Toán, rèn tư duy lô-gic, tư duy
khoa học cho học sinh lớp 5-6 tại trường Tây Hà Nội do cô giáo Nguyễn Thu Hà phụ trách Cô Hà tốt nghiệp loại Giỏi, ngành toán tin trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 2016 Cô có điểm thi TOEIC 685/990 Không chỉ xuất sắc trong học tập, cô còn tích cực tham gia công tác tình nguyện, hoạt động cộng đồng tại Lào Cai Trong thời gian sắp tới, học sinh tại trường Tây Hà
Nội sẽ không chỉ được học những giờ toán thú vị mà còn được học Toán bằng tiếng Anh, học Toán qua những trò chơi thú vị, rèn luyện trí tuệ và tạo ra cảm xúc
Sau đây là một vài hoạt động cô Hà tổ chức cho học sinh trong ngày 22/4/2017
Hoạt động 1: Trò chơi đếm số
Luật chơi:Các em đứng thành vòng tròn Người đầu tiên mang
số 1, bên cạnh là số 2-3-4 tăng dần theo vòng cùng chiều kim đồng hồ
Nếu như đếm đến các số chia hết cho 4 (4, 8, 12, 16) hoặc các
số có chứa chữ số 4 (14, 24, 34, ) thì người chơi phải im lặng và chỉ vào bạn kế tiếp Bạn kế tiếp phải lập tức nói ngay số tiếp theo (VD: 1 – 2 – 3 – im lặng – 5 – 6 – 7 – im lặng – 9 …) Bất cứ
ai nhắc đến chữ số 4 hoặc các số chia hết cho 4 thì sẽ bị loại khỏi vòng tròn
Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 5 người chơi thì 5 bạn đó thắng cuộc
(HS hoàn toàn có thể thay đổi luật chơi thành: bỏ qua các số chia hết cho 3, 5, 7, 8,….)
chia hết cho một số của các số tự nhiên mà các em đã được học
ở tiểu học Bên cạnh đó, HS còn được rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, tính tập trung và được hoạt động tập thể
Trang 2Hoạt động 2: Trò chơi ghép hình Tangram
Luật chơi: Lớp được chia thành 2 nhóm Mỗi nhóm được phát
một bộ mô hình Tangram
Trò chơi yêu cầu phải sử dụng đúng 7 mảnh ghép đó để tạo thành những hình ảnh mô phỏng động vật, đồ vật, sao cho các cạnh của mỗi mảnh ghép không được chồng lên nhau
Sau đó GV chiếu lên màn hình một số hình vẽ con vật để 2
nhóm xếp thi với nhau Nhóm nào xếp được nhanh và đúng hơn
sẽ giành chiến thắng
Lợi ích:
+ Vừa giúp học sinh phát triển tư duy hình học phẳng (liên hệ đến bài toán về diện tích: những đa giác có hình dạng phức tạp
có thể cắt nhỏ ra để tính diện tích từng phần rồi cộng lại, các hình đa giác có hình dạng khác nhau có thể có diện tích bằng nhau,…)
+ Bên cạnh đó, học sinh được thoải mái sáng tạo với việc sắp xếp, lắp ghép các hình để tạo ra các mô hình đồ vật, con người, con vật theo ý thích, mô hình này cũng có những ứng dụng thực
tế trong kiến trúc Các HS cũng hoàn toàn có thể tự làm một bộ Tangram để chơi ở nhà hoặc chơi cùng với bạn bè
Trang 3Hoạt động 3: Một số trò ảo thuật với những con số
Trò ảo thuật số 1: Đoán ngày
Đưa 1 tờ lịch tháng cho HS, để các em dùng bút chì vạch liền ba con số bất kỳ theo chiều dọc tờ lịch Tiếp đó người diễn trò hỏi khác giả : “Hãy cho tôi biết tổng số của ba con số đó là bao nhiêu?”
Người diễn trò thì chẳng cần nhìn vào tờ lịch cũng đoán biết đó
là con số (ngày) nào
Giải mã: GV chỉ cần đem chia tổng số đó cho 3, đáp án chính là
con số ở giữa Lấy con số giữa trừ đi 7 thì dc một con số ở trên Cuối cùng lấy con số giữa cộng với 7 thì được con số cuối cùng VD: ba số HS gạch là 4, 11, 18 Tổng là 33
33 : 3 = 11 chính là số ở giữa, 11 – 7 = 4: số ở dòng trên, 11 +
7 = 18: số ở dòng dưới cùng
Trò ảo thuật đơn giản này áp dụng kiến thức về số trung bình cộng của ba số cách đều HS chỉ cần để ý về sự cách đều của 3 ngày được khoanh là có thể dần dần đoán ra
Ảo thuật số 2: Cốc giấy bí ẩn
Trên bàn cô có 6 chiếc cốc giấy, bên trong mỗi cốc có những hạt nhựa màu Bây giờ mỗi bạn chọn cho cô một số bất kì từ 1 đến 63 Cô có thể ngay lập tức lấy ra chính xác số hạt màu bạn vừa nói mà không cần phải đếm các hạt
Trang 4Giải mã: Trong 6 chiếc cốc giấy lần lượt chứa: 1, 2, 4, 8, 16, 32
hạt màu Điều thú vị là mọi số nguyên dương đều có thể viết được dưới dạng tổng của các lũy thừa với cơ số 2 (và bằng cách
đó, có thể chuyển nó sang hệ nhị phân)
VD: 25 = 16 + 8 + 1; 37 = 32 + 4 + 1 ; 59 = 32 + 16 + 8 + 2 + 1,…
Kiến thức sử dụng ở đây có liên quan đến hệ đếm cơ số hai sẽ được giới thiệu ở lớp 6 Tuy nhiên việc biểu diễn cho các em thông qua trò ảo thuật sẽ gây hứng thú với học sinh
Trang 5HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN, TRANG TRÍ LỚP
Dạy 2 tiết: từ tuần 3 đến tuần 4
I Mục tiêu
1 Biết chọn những bạn có đủ khả năng trong hội đồng tự quản, trưởng ban…
2 Biết phân công trang trí, thành lớp than thiện
3 Củng cố kĩ năng tổ chức hoạt động giao lưu phù hợp với nhận thức của lứa tuổi
3 Hình thành và phát triển các nhóm năng lực:
+ Tự phục vụ, tự quản;
+ Giao tiếp, hợp tác;
+ Tự học và giải quyết vấn đề
4 Hình thành và phát triển các phẩm chất:
+ Tự tin, tự chịu trách nhiệm
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động sáng tạo
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết
+ Yêu bạn bè, yêu trường, lớp
5 Bồi dưỡng, giáo dục ý thức yêu quê hương Hiểu biết , quý trọng sản phẩm lao động
II Nội dung, hình thức, quy mô tổ chức
1 Nội dung
- Bầu HĐTQ
- Trang trí lớp
- Học sinh đánh giá, chia sẻ cảm nhận của bản thân về trang trí lớp, về cách bầu HĐTQ
2 Hình thức, quy mô tổ chức
Tổ chức theo lớp, ban
III Chuẩn bị
1 Địa điểm:
- Tại lớp học lớp 5a3
2 Thời gian
Trang 6- Từ 24 tháng 8 đến ngày 14 tháng 9 năm 2015
3 Thành phần
- GV, học sinh lớp 5a3
4 Cơ sở vật chất
- Khánh tiết (trang trí, tổ chức, )
- Phiếu bầu, - Màu vẽ, giấy, hồ dán, kéo,……
IV Các bước tiến hành Tiết 1(dạy ngày 7 tháng 9) BẦU HĐTQ, TRANG TRÍ LỚP HỌC 1 HĐ 1: Phổ biến nhiệm vụ, lựa chọn thống nhất hoạt động TNST - GVCN họp cả lớp, triển khai nội dung hoạt động của năm học , học sinh bàn bạc thống nhất nội dung hoạt động ( bầu HĐTQ – TRANG TRÍ LỚP ) 2 HĐ 2: Lập kế hoạch hoạt động (xây dựng chương trình hành động) a) GV chủ trì họp BẦU HĐTQ , xác định các việc cần làm: ( ứng cử, bầu cử) Thuyết trình tranh cử - ( Bầu CT, PCT trước) Bỏ phiếu ) Kết quả bầu cử: CT………
PCT………
PCT………
PCT………
- CT HHĐTQ và PCT chủ trì - Thống nhất tên ban, trách nhiệm từng ban - ………
……….
………
- Đăng kí thành viên các ban
Thuyết trình tranh cử trưởng ban
Trang 7- Các ban bầu trưởng ban
- Đề ra quy định của các ban
- Ai phụ trách từng mảng trang trí lớp , quản lý các góc?
- Thời gian 2 tuần, thứ sáu tuàn 2 sẽ hoàn thành
b) Các ban họp bàn triển khai nội dung công việc của ban mình
- Xác định nội dung công việc của ban
- Phân công nhiệm vụ cụ thể
- Quy định thời gian hoàn thành
3 HĐ 3: Các ban báo cáo nội dung đã thống nhất của ban mình
4 HĐ 4: HS – GV đánh giá, rút kinh nghiệm.
Dặn dò CB cho giờ sau: Các ban về nhà sưu , trang trí lớp , trang trí các góc…
Tiết 2 (dạy ngày 14 tháng 9 năm 2015 )
TRANG TRÍ LỚP
1 HĐ 1: Khởi động, GV phổ biến nhiệm vụ của tiết học.
2 HĐ 2: Tiến hành hoạt động
- Các ban tự kiểm tra nguyên vật liệu.ở góc cộng đọng, góc thư viện…
- Tiến hành cắt dán, vẽ…., trang trí theo ban,
- GV theo dõi chung
3 HĐ 3: Các nhóm báo cáo nội dung đã thống nhất của ban mình.
4 HĐ 4: HS – GV đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tuyên dương các ban hòn thành nhanh tốt
Dặn dò CB cho giờ sau:
1 Các ban về nhà tiếp tục hoàn thiện trang trí,
2 Các ban chuẩn bị các nội dung khác liên quan đến buổi thi theo phân công
Trang 8Tiết 3 (dạy ngày 5 tháng 10 năm 3015 )
Tổ chức buổi bày cỗ Trung thu
1HĐ 1: Chuẩn bị
- Tiếp đón đại biểu, khách mời (ban Ngoại giao)
- Văn nghệ chào mừng (ban Văn nghệ)
2 HĐ 2: Tiến hành trình diễn
- Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thi cắt tỉa, trang trí, bày cỗ Trung thu, thuyết Minh cỗ
3 HĐ 3: - Giao lưu trả lời câu hỏi về Tết Trung thu (cả lớp).
4 HĐ 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm
-Trao đổi, thảo luận, chia sẻ về buổi trình diễn (của học sinh)
- Chia sẻ của PHHS, BGH, GV,
Trang 9TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
THI NẤU ĂN
Hưởng ứng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Dạy 4 tiết: từ tuần 9 đến tuần12
I Mục tiêu
1 Biết sưu tầm , mua sắm chuẩn bị một bữa ăn cho 6 người ăn
2 Củng cố kĩ năng tổ chức một hoạt động giao lưu phù hợp với nhận thức
và lứa tuổi
3 Hình thành và phát triển các nhóm năng lực:
+ Tự phục vụ, tự quản;
+ Giao tiếp, hợp tác;
+ Tự học và giải quyết vấn đề
4 Hình thành và phát triển các phẩm chất:
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động;
+ Tự tin, tự chịu trách nhiệm
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết , sáng tạo
+ Yêu bạn bè, cha mẹ, yêu trường, lớp, yêu lao động
5 Bồi dưỡng, giáo dục ý thức yêu quê hương Quý trọng sản phẩm lao động, yêu quý, giúp đỡ cha mẹ
II Nội dung, hình thức, quy mô tổ chức
1 Nội dung
- Thi nấu ăn cho 6 người ăn
- Bày dọn mâm ăn
- Giao lưu trả lời một số câu hỏi về ngày 20/10
- Học sinh đánh giá, chia sẻ cảm nhận của bản thân về cuộc thi và về buổi giao lưu
2 Hình thức, quy mô tổ chức
Tổ chức theo lớp
- Trình diễn, nêu thông điệp
III Chuẩn bị
1 Địa điểm:
- Tại lớp học lớp 5ª3
Trang 102 Thời gian
Từ 19/10 đến ngày 2/11 năm 2015(Thời gian có thể thay đổi)
3 Thành phần
- GV, học sinh lớp 5ª3
- Đại diện BGH, PHHS, thầy TPT Đội
4 Cơ sở vật chất
- Khánh tiết (trang trí, tổ chức, )
- Bếp, xoong, chảo, bát, đĩa đũa, thìa….thức ăn…
IV Các bước tiến hành
Tiết 1(dạy ngày 19/10) Xây dựng kế hoạch
HĐ 1: Phổ biến nhiệm vụ, lựa chọn thống nhất hoạt động TNST
GVCN họp cả lớp, triển khai nội dung hoạt động Hưởng ứng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 học sinh bàn bạc thống nhất nội dung hoạt động (chốt Thi nấu ăn)
2 HĐ 2: Lập kế hoạch hoạt động (xây dựng chương trình hành động)
a) CTHĐTQ chủ trì họp các nhóm ( 3 nhóm) bàn xây dựng kế hoạch tổ chức, xác định các việc cần làm:
- Cần làm những việc gì? ( Thi nấu ăn cho 6 người ăn )
- Để làm được những việc đó cần hoàn thành những việc nào?( lên ý tưởng,
mua sắm, nấu ăn, bày dọn, giao lưu )
- Những việc đó do ai làm? ( các nhóm thiết kế giao việc cho các thành viên )
- Cần chuẩn bị gì?(, người dẫn chương trình, khách mời: dự kiến mời những ai, ai mời ;, micro –hệ thống câu hỏi giao lưu , nguyên liệu để thiết kế
; ai mua sắm ai nhạt rau, ai nấu,… );
- Ai phụ trách từng mảng đó?
(Phụ trách khách mời,: Ban Đối ngoại ; Phụ trách văn nghệ : Ban văn nghệ; CB câu hỏi giao lưu: Ban học tập; Dẫn chương trình: Ban Đối ngoại; phụ trách chung: Chủ tịch, Phó CT HĐTQ; Cố vấn : GVCN; các ban còn lại )
- Thời gian chuẩn bị( trong bao lâu, khi nào phải hoàn thành , )
b) Các ban họp bàn triển khai nội dung công việc của nhóm mình
- Xác định nội dung công việc của nhóm )
Trang 11- Phân công nhiệm vụ cụ thể.
- Quy định thời gian hoàn thành
3 HĐ 3: Các nhóm báo cáo nội dung đã thống nhất của nhóm mình
4 HĐ 4: HS – GV đánh giá, rút kinh nghiệm.
Dặn dò CB cho giờ sau: Các nhóm về nhà sưu tầm , nghiên cứu, tham khảo
để nấu ăn
Tiết 2(dạy ngày 26/10)
Xây dựng, thống nhất ý tưởng nấu ăn
1 HĐ 1: Khởi động, GV phổ biến nhiệm vụ của tiết học
2 HĐ 2: Tiến hành hoạt động
Các nhóm tiến hành thảo luận về các nội dung:
- Xây dựng, thống nhất ý tưởng nấu ăn
- Dự kiến đồ dùng, nguyên liệu cần thiết để nấu ăn
- Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên (ai làm gì, chuẩn bị gì, thời gian xong, )
- Tiêu chuẩn bữa ăn : Ngon, đủ chất, lành, rẻ, đẹp mắt…
- Thời gian nấu ăn 60 phút
3 HĐ 3: Các nhóm báo cáo nội dung đã thống nhất của nhóm mình.
4 HĐ 4: HS – GV đánh giá, rút kinh nghiệm.
Dặn dò CB cho giờ sau: Các nhóm về nhà tiếp tục sưu tầm các nguyên liệu
để tiến hành thực hành
Tiết 3 (dạy ngày 2/11)
Tiến hành nấu ăn
1 HĐ 1: Khởi động, GV phổ biến nhiệm vụ của tiết học.
2 HĐ 2: Tiến hành hoạt động
- Các nhóm tự kiểm tra nguyên vật liệu
- Tiến hành nấu ăn theo nhóm, phân công người làm cụ thể
- GV theo dõi chung
Trang 123 HĐ 3: Các nhóm báo cáo nội dung đã thống nhất của nhóm mình.
4 HĐ 4: HS – GV đánh giá, rút kinh nghiệm.
Dặn dò CB cho giờ sau:
1 Các nhóm về nhà tiếp tục thực hành và tập giới thiệu , chuẩn bị nội dung thuyết minh sản phẩm của nhóm mình
2 Các ban chuẩn bị các nội dung khác liên quan đến cuộc thi theo sự phân công
Tiết 4 (dạy ngày 9/11)
Tổ chức nấu ăn hưởng ứng ngày 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam
1 HĐ 1: Chuẩn bị
- Tiếp đón đại biểu, khách mời (ban đối ngoại)
- Văn nghệ chào mừng (ban văn nghệ)
2 HĐ 2: Tiến hành trình diễn
- Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thi nấu ăn cho 6 người ăn
3 HĐ 3: - Giao lưu trả lời câu hỏi về ngày 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam
(cả lớp)
4 HĐ 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm
-Trao đổi, thảo luận, chia sẻ về cuộc thi (của học sinh)
- Chia sẻ của PHHS, BGH, GV,
Trang 13TNST NẤU ĂN ĐỦ 4 NGƯỜI ĂN (4tiết )
Tiết 1
I MỤC TIÊU :
-Biết cách nấu ăn giúp gia đình
Trang 14- Rèn kĩ năng thực hành nấu ăn ,
- GD HS chăm chỉ giúp gia đình
II CHUẨN BỊ :
- Gạo tẻ, rau , trứng, thịt, cá tôm, đậu, các gia vị
- Dụng cụ : Nồi nấu cơm ,nồi luộc rau, chảo, bếp ga , dụng cụ đong gạo,
rá, chậu để giửa, xô dao,thớt
- Phiếu học tập
III CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt ðộng của học sinh
1 Nêu vấn đề
- Ở gia đình các em đã giúp cha mẹ nấu ăn
chưa? Các em có thích thể hiện ở lớp
không?
- Gv giao nhiệm vụ cho CTHĐTQ điều
hành lớp ( Gợi ý)
- HS hát
- HS thảo luận trả lời
- HS xây dựng kế hoạch “Chuẩn bị nấu ăn ”
+ Công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu
ăn ?
+ Khi tham gia giúp đỡ gia đình chuẩn bị
nấu ăn, bạn đã làm những công việc gì và
làm như thế nào ?
- Ai là người chuẩn bị ?
- Một bữa ăn như thế nào là đủ chất
- Nhận xét, tuyên dương
- Chuản bị dụng cụ và thức ăn để nấu
- 2 HS nêu
- HS nhận xét
- CTHĐTQ thống nhất tổ chức thi nấu ăn giữa các ban.
- Cử BGK
- 2 ban làm một nhóm( 3 nhóm)
- Các nhóm lên kế hoạch để nấu
ăn tiết sau
- Trưởng ban giao nhiệm vụ ( người mua đồ, mang dụng cụ, bếp trưởng , nhặt rau, rửa thức
ăn , thái , )
4 Thực hành trải nghiệm ( Tiết 2) Hoạt động nhóm
Hoạt động 1 :
Trang 15- Chọn vị trí thực hành
- Kiểm tra dụng cụ , thức
ăn
+ KT các dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn
bị để nấu ăn ?
- HS kiểm tra
- Hoạt động 2 : Thực hành trải nghiệm
( Gv điều hành , giúp đỡ )
- HS thực hành
- ( Chú ý khi dùng bếp, dùng dao, khi nấu ăn Khi nào lửa to, nhỏ )
Hoạt động 3 : Tổng kết đánh giá BGK chấm , bình chọn
+ HS tự tổng kết đánh giá
- Ngon, đẹp, rẻ tiền, đủ lượng, chất
* Hoạt động 3 : Củng cố
- GV khen các ban thực hiện tốt , góp ý các
ban còn sơ xuất
- Về nhà thực hành giúp bố mẹ
4 Tổng kết- dặn dò :
- Chuẩn bị : “Nấu cơm “( Tiết 2)
- Nhận xét tiết học
Trang 16HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRÌNH DIỄN THỜI TRANG
Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 Dạy 4 tiết: từ tuần …đến tuần…
I Mục tiêu
1 Biết tận dụng, sưu tầm một số phế liệu, để thiết kế trang phục - trình diễn trang phục đó
2 Củng cố kĩ năng tổ chức một hoạt động giao lưu phù hợp với nhận thức
và lứa tuổi
3 Hình thành và phát triển các nhóm năng lực:
+ Tự phục vụ, tự quản;
+ Giao tiếp, hợp tác;
+ Tự học và giải quyết vấn đề
4 Hình thành và phát triển các phẩm chất:
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động;
+ Tự tin, tự chịu trách nhiệm
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết
+ Yêu bạn bè, yêu trường, lớp
5 Bồi dưỡng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II Nội dung, hình thức, quy mô tổ chức
1 Nội dung
- Thiết kế thời trang từ các phế liệu.
- Trình diễn các bộ thời trang đã thiết kế.
- Giao lưu trả lời một số câu hỏi về môi trường
- Học sinh đánh giá, chia sẻ cảm nhận của bản thân về các phần trình diễn,
về môi trường, về buổi giao lưu