Tính cấp thiết của đề tài - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉđạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ MỸ HẠNH
GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU SỰ
NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG
TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG THỊ
HỒNG HÀ
HUẾ - 2017
Trường Đại học Kinh tí́ Huí́
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,chưa được sử dụng và công bố ở bất cứ luận văn khác
Luận văn đã sử dụng thông tin từ nguồn khác nhau và đã được chỉ rõ nguồn gốc.Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình
Tác giả Luận văn
Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin chânthành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học kinh tế Huế, Đại học Huế đãtrực tiếp truyền đạt những kiến thức cơ bản để tôi có khả năng nghiên cứu, hoànthành luận văn
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà ngườihướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành luậnvăn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, Sở Tài chínhtỉnh Quảng Trị, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợinhất cung cấp cho tôi các số liệu, báo cáo và trả lời các câu hỏi để hoàn thành luậnvăn này
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đãgiúp đỡ, tạo điều kiện cho việc hoàn thành bản luận văn này./
Tác giả Luận văn
Phạm Thị Mỹ Hạnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : PHẠM THỊ MỸ HẠNH.
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ. Niên khóa: 2015 – 2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HỒNG HÀ.
Tên đề tài: “GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ”.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, nềnkinh tế đất nước ta ngày càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhândân ngày càng cao Do áp lực vể cơ chế tự chủ tải chính của các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập Đứng trước thách thức đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng điềutrị phục vụ bệnh nhân, cạnh tranh với các bệnh viện khác, đáp ứng mọi công bằng y
tế của mọi người dân trong xã hội , nâng cao thu nhập cho cán bộ tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “ Giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2 Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này đã sử dụng các phương pháp:
phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Luận văn đã góp phần bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềnguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị;qua đó xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến nguồn thu, tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhkhai thác nguồn thu, nguồn thu nào thực sự chiếm tỷ trọng lớn, nguồn thu nào thực
sự có tiềm năng nhưng chưa được quan tâm khai thác Từ đó, đưa ra các giải phápchiến lược để phát triển các nguồn thu này, góp phần tăng nguồn thu sự nghiệp bệnhviện, đảm bảo tính ổn định, bền vững và phát triển lâu dài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : dịch vụ khám chữa bệnh Bảo Hiểm Y tế
CNH-HĐH : Công Nghiệp hóa- Hiện đại hóa
KCB : Khám chữa bệnh
NSNN : Ngân sách Nhà Nước
TCKT : Tài chính kế toán
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc luận văn 4
Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN CÔNG 5
1.1 Bệnh viện công - bệnh viện tư 5
1.2 Thu sự nghiệp tại các bệnh viện công 5
1.2.1 Khái niệm thu sự nghiệp - thu sự nghiệp tại các bệnh viện công .5
1.2.2 Các nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện công 7
1.2.3 Bản chất của nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện công .12
1.3 Nội dung quản lý nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện công .13
1.3.1 Lập dự toán nguồn thu sự nghiệp 13
1.3.2 Công tác thực hiện dự toán nguồn thu sự nghiệp 14
1.3.3 Công tác hạch toán và quyết toán nguồn thu sự nghiệp 15
1.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá thực hiện nguồn thu .16
1.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 17 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.5 Những nhân tố cơ bản tác động đến nguồn thu sự nghiệp ở bệnh viện công .17
1.6 Kinh nghiệm của các bệnh viện 18
1.6.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới 18
1.6.2 Kinh nghiệm các Bệnh viện ở Việt Nam 20
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2013 -2015 22
2.1 Khái quát chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị 22
2.1.1 Giới thiệu về bệnh viện 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bệnh viện 22
2.1.3 Quy mô, cơ cấu đội ngũ cán bộ ở bệnh viện 31
2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất của bệnh viện 32
2.1.5 Kết quả hoạt động sự nghiệp của bệnh viên 33
2.2 Quy mô, cơ cấu các nguồn thu của bệnh viện 34
2.3 Tình hình thu sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng trị 36
2.3.1 Quy mô, cơ cấu thu sự nghiệp 36
2.3.2 Nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế 39
2.3.2.1 Nguồn thu bệnh nhân BHYT điều trị nội trú .41
2.3.2.2 Nguồn thu bệnh nhân điều trị ngoại trú .44
2.3.3 Nguồn thu dịch vụ bệnh nhân viện phí 45
2.3.4 Nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết 46
2.3.5 Nguồn thu từ hoạt động viện trợ, tài trợ 48
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu của bệnh viện 51
2.4.1 Ảnh hưởng của chính sách BHYT 51
2.4.2.Năng lực của bệnh viện 58
2.4.3.Khai thác và sử dụng dịch vụ hỗ trợ khác 65
2.4.4 Khai thác nguồn thu từ hoạt động tài trợ, viện trợ .66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ 67
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 68 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 83.1.1 Quan điểm, mục tiêu của Bộ y tế trong đổi mới công tác quản lý của các Bệnh
viện 68
3.1.2 Định hướng phát triển của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị 70
3.2 Giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị .73
3.2.1 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, bệnh án tại Bệnh viện trước khi thanh toán để giảm tối đa việc xuất toán tăng nguồn thu bảo hiểm y tế .73
3.2.2 Mở rộng, phát triển và đa dạng các loại hình dịch vụ y tế từ hoạt động liên doanh liên kết 75
3.2.3 Mở rộng mô hình khám điều trị theo yêu cầu, các dịch vụ phục vụ sinh hoạt cho bệnh nhân .77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1.KẾT LUẬN 81
2 KIẾN NGHỊ 82
2.1 Đối với Nhà nước 82
2.2 Đối với Bộ Y tế 83
2.3 Đối với tỉnh Quảng Trị 83
2.4 Đối với các ngành 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng quy mô, cơ cấu đội ngũ cán bộ ở bệnh viện 31
Bảng 2.2: Bảng tình hình cơ sở vật chất của bệnh viện giai đoạn 2013 - 2015 3
Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động sự nghiệp của bệnh viện 33
Bảng 2.4: Quy mô, cơ cấu các nguồn thu của bệnh viện 35
Bảng 2.5: Quy mô, cơ cấu các khoản thu sự nghiệp giai đoạn năm 2013– 201537 Bảng 2.6: Bảng cơ cấu nguồn thu từ BHYT năm 2013 - 2015 41
Bảng 2.7 Bảng cơ cấu nguồn thu từ BHYT nội trú năm 2013 -2015 41
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn thu từ BHYT ngoại trú năm 2013 - 2015 44
Bảng 2.9: Bảng cơ cấu nguồn thu đối tượng bệnh nhân viện phí 2013 - 2015 46
Bảng 2.10: Bảng cơ cấu nguồn thu liên doanh, liên kết năm 2013-2015 47
Bảng 2.11: Bảng cơ cấu nguồn thu tài trợ, viện trợ năm 2013 - 2015 48
Bảng 2.12: Bảng cơ cấu nguồn thu khác năm 2013 -2015 51
Bảng 2.13: Bảng quy mô và công suất giường bệnh 59
Bảng 2.14: Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ của bệnh viện 60
Bảng 2.15 Tình hình khai thác và sử dụng một số máy móc, thiết bị y tế 62 Bảng 2.16 Bảng kết quả thu một số dịch vụ tại bệnh viện giai đoạn 2013-2015 65
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y
tế có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉđạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụngkhoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân trong tỉnh và khu vực lâncận từ nam Quảng Bình đến bắc Thừa Thiên - Huế và các tỉnh biên giới nước bạnLào anh em
Nguồn kinh phí hoạt động của Bệnh viện bao gồm nguồn ngân sách nhànước cấp theo kinh phí giường bệnh, số lượng biên chế và nguồn thu sự nghiệp.Nguồn thu sự nghiệp ở đây chủ yếu là thu Bảo hiểm y tế và viện phí, ngoài ra còn
có các khoản thu khác như: thu từ các hoạt động tài trợ, viện trợ; thu từ các hoạtđộng liên doanh, liên kết; thu từ các nguồn thu khác: quầy thuốc bệnh viện, saobệnh án, tiền bán sổ, tiền xăng xe điều chuyển bệnh nhân, tiền thuê quầy căngtin Đảng và Nhà nước ta đang có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tàichính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tàichính công đó là tự chủ về tài chính, vì vậy công tác quản lý và khai thác các nguồnthu sự nghiệp ở bệnh viện trở thành chìa khóa thành công hay thất bại cũng như sựtụt hậu hay phát triển
Trong những năm qua, ngoài nguồn kinh phí được Ngân sách nhà nước cấp,Bệnh viện cũng đã có nguồn thu lớn từ các dịch vụ thu sự nghiệp Cụ thể năm 2013:
98 054 triệu đồng, năm 2015: 122 669 triệu đồng tăng 24 615 triệu đồng (tăng25%), thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên năm 2013 là 1,2 triệu đồng,năm 2015: 2,9 triệu đồng tăng 1,7 triệu đồng ( tăng 141%) so với năm 2013 Nhờtăng nguồn thu mà Bệnh viện đã trích được nguồn quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp lớn và đã mua sắm được rất nhiều máy móc, trang thiết bị: Máy huyết học tựđộng, máy điện tim 3 kênh, máy chụp MRI góp phần không nhỏ vào việc chămsóc người bệnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Bệnh viện triển khai thực hiện các dịch vụ thu đến nay trên thực tế còn gặpkhông ít khó khăn, bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết.
Quá trình thu bảo hiểm y tế, viện phí và các dịch vụ khác của Bệnh viện cònbất cập, yếu kém Việc triển khai ở nhiều lĩnh vực còn chậm đổi mới, nguồn thu bảohiểm y tế là chủ yếu lại phụ thuộc vào quỹ bảo hiểm Việt Nam, các nguồn thu kháclại phụ thuộc nhiều vào khung giá của UBND (ủy ban nhân dân) tỉnh, đơn vị chưachủ động huy động từ nguồn thu và chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước và
xã hội để phát triển dịch vụ
Cơ chế quản lý nhà nước ta trong suốt thời gian dài được bao cấp đã tạo choBệnh viện quen với việc được ngân sách nhà nước, mà chưa chủ động trong việc tựthu lấy mà chi cũng như khai thác các nguồn thu tại bệnh viện Khi chuyển sang cơchế tài chính mới được tự chủ về tài chính một mặt tạo tiền đề cho Bệnh viện khaithác các nguồn thu sự nghiệp, nhưng cũng đặt ra cho Bệnh viện trước nhiều bỡ ngỡ,thách thức, đổi mới trong tư duy nhận thức và cũng không ít khó khăn cần phảiđược giải quyết, nhằm tối đa hóa các nguồn thu sự nghiệp
Do áp lực vể cơ chế tự chủ tải chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.Đứng trước thách thức đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị phục vụbệnh nhân, cạnh tranh với các bệnh viện khác, đáp ứng mọi công bằng y tế của mọingười dân trong xã hội , nâng cao thu nhập cho cán bộ tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“ Giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị”
làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Trang 12- Đánh giá thực trạng nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảngtrị giai đoạn 2013-2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo mục tiêu tăng nguồn thu để pháttriển ổn định lâu dài cho bệnh viện giai đoạn 2016-2020
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
Thời gian: Đánh giá tình hình tự chủ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2013-2015
4 Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp thu thập thông tin:
- Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo tài chính năm 2013-2015, các báo
cáo của các đoàn kiểm tra, các công văn, quyết định của Bệnh viện, công văn, quyếtđịnh của Sở Y tế Quảng trị, Sở tài Chính Quảng trị, UBND tỉnh Quảng trị và các cơquan liên quan
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
+ Phương pháp tổng hợp thông tin: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
mô tả nguồn thu của bệnh viện từ năm 2013-2015
+ Phương pháp so sánh: để so sánh sự thay đổi các nguồn thu trong giai đoạn2013-2015
+ Phương pháp phân tích: Để phân tích các vấn đề liên quan đến tình hìnhthu sự nghiệp của bệnh viện và các nhân tố ảnh hưởng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 135 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn thu sự nghiệp tại bệnh viện công
Chương 2.:Thực trạng nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh QuảngTrị giai đoạn 2013 - 2015
Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tạiBệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN THU
SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN CÔNG
1.1 Bệnh viện công - bệnh viện tư
Bệnh viện công: Là bệnh viện do nhà nước thành lập với chức năng nhiệm
vụ, là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú vàngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định, tổ chức khám sức khoẻ vàchứng nhận sức khỏe, là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế, và là nơi thực hiệncác đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến độ khoa học kỹ thuật vào việckhám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh [ 11]
Bệnh viện tư: Là bệnh viện do tư nhân đứng ra tổ chức thành lập với chứcnăng nhiệm vụ và quy chế hoạt động do hội đồng quản trị xây dựng, hoạt động theo
cơ chế doanh nghiệp, có hội đồng quản trị, ban kiểm soát, và có các cổ đông thamgia xây dựng bệnh viện [11 ]
1.2 Thu sự nghiệp tại các bệnh viện công
1.2.1 Khái niệm thu sự nghiệp - thu sự nghiệp tại các bệnh viện công.
Các nguồn thu trong bệnh viện công thực hiện theo giá được nhà nước phêduyệt và được xác định đó là nguồn thu sự nghiệp được ghi thu, ghi chi qua ngânsách nhà nước và được quản lý như nguồn thu của ngân sách nhà nước, và coi lànguồn thu sự nghiệp
- Tổng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quyđịnh của pháp luật;
+ Thu từ hoạt động dịch vụ;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.[7]
Bệnh viện công là đơn vị sự nghiệp được nhà nước thành lập để phục vụ nhucầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân, và thực hiện các nhiệm vụ y tế khác do nhànước giao nhiệm vụ
Ngoài các nguồn thu theo giá được phê duyệt, các bệnh viện công lập cũngđược giao tự chủ tài chính và được khai thác các nguồn thu hợp pháp khác theo quyđịnh Còn đối với các bệnh viện tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, các dịch
vụ y tế do họ cung cấp được người bệnh chấp nhận với tính chất dịch vụ, nguồn thuđối với các bệnh viện này họ có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khácvới nhà nước, họ được chủ động trong việc đăng ký chức năng nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật Nguồn thu đối với các bệnh viện tư là nguồn thu dịch vụ khôngđược coi là nguồn thu sự nghiệp vì không phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi qua ngânsách nhà nước
Như vậy về bản chất tài chính, bản chất nguồn thu, cách thức hạch toán,nguồn hình thành tài sản, cơ chế quản lý điều hành của bệnh viện công và bệnh viện
tư là hoàn toàn khác nhau
Những thành tựu chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Việt Nam gắn liền với quátrình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn hai mươi năm qua, trong đó có đổimới hệ thống y tế Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam đượcbắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch
vụ khám chữa bệnh, như các chính sách thu một phần viện phí, chính sách bảo hiểm
y tế, chính sách miễn giảm viện phí cho người có công với cách mạnh, ngườinghèo, chính sách xã hội hoá và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các cơ sở y tế công lập
Thực tế đã chứng tỏ, đổi mới chính sách và cơ chế tài chính trong cung ứngdịch vụ khám chữa bệnh là một vấn đề mới mẻ và phức tạp, không chỉ có tác độngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16mạnh đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởngnhiều mặt đối với cả hệ thống y tế Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trìnhđổi mới cơ chế tài chính cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Quản lý, khai thác nguồn thu sự nghiệp bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tácđộng liên tục có hướng đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng
và quá trình hoạt động của bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản thu,tiến hành thu theo đúng Luật ngân sách, đúng các nguyên tắc của Nhà nước, đảmbảo đủ nguồn kinh phí cho mọi hoạt động của bệnh viện
1.2.2 Các nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện công
1.2.2.1 Nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
Bản chất của nguồn thu bảo hiểm y tế: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm
được áp dụng tùy lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhànước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định củLuật này”[12 ] Luật BHYT ( Bảo hiểm y tế) không áp dụng đối với BHYT mangtính kinh doanh, người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả các chi phí trongkhám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được chăm sóc sức khỏe toàn diệnnhưng chỉ phải trả một phần chi phí theo quy định
Thực tế cho thấy hình thức chi trả trước bảo hiểm y tế ở nước ta vẫn còn hạnchế Ngân sách Nhà nước cấp mua bảo hiểm y tế cho người nghèo chiếm tới 80%tổng nguồn thu bảo hiểm y tế; sự tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của nhóm laođộng hưởng lương là nguồn đóng góp quan trọng nhất cho quỹ bảo hiểm y tế Việcchưa có một cơ chế quản lý sử dụng nguồn quỹ một cách hiệu quả, trong bối cảnhchi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng là một trong số nguyên nhân quan trọngdẫn đến bội chi quỹ Việc thực hiện nguyên tắc cùng chi trả đối với với Luật bảohiểm y tế năm 2008 để góp phần bù đắp chi phí dịch vụ khám chữa bệnh cũng đanggặp khó khăn cần được xem xét, mặc dù ý tưởng cùng chi trả là cần thiết Đổi mớichế độ viện phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụbệnh nhân Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên choTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế
do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức bảo hiểm y tế Chính sách này đã thểhiện một chuyển biến cơ bản trong mô hình cung cấp tài chính cho khám chữa bệnh
ở nước ta, với hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau: tính đúng, tính đủ các chi phítrực tiếp phục vụ bệnh nhân gắn liền với chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt độngthường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụhưởng dịch vụ y tế
Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống
y tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí Một phần viện phí là một phầntrong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc,dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu vàdịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính,đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu BHYT: Theo quy định tại Nghị định85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động tài chính đối với các cơ sở y
tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh của các cơ sở y tế, nguồn thuBHYT bị tác động bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố giá, hiện nay giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từngđịa phương quy định dựa trên một khung giá tối đa - tối thiểu đã được Bộ Y tế và
Bộ Tài chính phê duyệt Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí đượctính theo lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng.Đối với người bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngàygiường nội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phíthực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu thìmức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng phải được cấp cóthẩm quyền phê duyệt Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểmthanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉphổ biến loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc áp dụng cho các đối tượng công nhân viênTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18chức làm công ăn lương trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Các loạihình bảo hiểm khác chưa được triển khai một cách phổ biến.
Thứ hai, lộ trình thực hiện giá viện phí chưa theo kịp giá thị trường, giá việnphí thu BHYT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTCban hành ngày 29/12/2012 của liên Bộ Y tế - Tài Chính ban hành mức tối đa khunggiá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcủa Nhà nước, theo quy định của thông tư giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trongcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, ban hành mức giá cụ thể cho từngdịch vụ đối với mỗi loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định hiệnhành Việc triển khai thực hiện thông tư được đánh giá là khá quan trọng trong việctăng nguồn thu, để bù đáp các chi phí vì hiện nay giá vật tư y tế tiêu hao, giá thuốc,giá các xét nghiệm lâm sàng và các chi phí cho chẩn đoán điều trị đều tăng rất caotrong khi đó giá dịch vụ áp dụng theo Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm
1995 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vậtgiá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí, được ban hành từnăm 1995 đã quá lạc không bù đắp được các chi phí, dẫn đến các bệnh viện cônglập bị lỗ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của các đơn vị Việc thực hiệnthanh toán với bệnh nhân có thể bảo hiểm y tế theo giá viện phí mới áp dụng từngày 15/4/2012 đó là bước chuyển biến quan trọng và tích cực trong việc tăngnguồn thu sự nghiệp cho các bệnh viện công lập
Thứ ba, kết cấu chi phí bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh chobệnh nhân bảo hiểm y tế với đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân thì bệnh viện sẽgiảm bớt, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt đối xử với bệnh nhân bảo hiểm y tế và nguồn hoànchi trả chi phí bệnh viện sẽ đảm bảo tốt hơn Tuy nhiên hiện nay các chi phí trực tiếpphục vụ bệnh nhân chưa được tính đủ các chi phí như: chi phí tiền lương, tiền trực, chiphí phẫu thuật, thủ thuật, khấu hao tài sản, bệnh viện phí bù lỗ nhiều các chi phí Chính
vì vậy nên bệnh viện chú trọng các hình thức khám và điều trị theo yêu cầu với giá dịch
vụ được tính đầy đủ, từ đó dẫn tới sự mất công bằng trong chăm sóc giữa bệnh nhân cókhả năng chi trả với bệnh nhân bảo hiểm y tế và người nghèo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.2.2.2 Nguồn thu dịch vụ y tế từ người bệnh không có thẻ BHYT (bệnh nhân viện phí)
Đối tượng thu gồm những người không có thẻ bảo hiểm y tế và một phần việnphí của những người có thẻ BHYT đóng theo quy định, đây là khoản thu hàng ngày
và phí trực tiếp từ người bệnh Mức thu, tỷ lệ nguồn thu được để lại cho đơn vị sửdụng thực hiện theo quy theo quy định của Nhà nước
1.2.2.3 Nguồn thu từ các hoạt động tài trợ, viện trợ.
Nguồn viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cũng đang được các bệnhviện khai thác, các nguồn tài trợ và viện trợ cũng rất phong phú và đa dạng, đa số làcác nguồn của các tổ chức trong nước, nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ củacác quốc gia Nguồn tài trợ, viện trợ hiện nay cũng được coi là nguồn thu sự nghiệpcủa bệnh viện, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường cơ sở vật chất, máy mócthiết bị y tế cho các đơn vị làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn thu khác được Chính phủ Việt Nam quyđịnh là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng.Tuy nhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nội dung đã định
từ phía nhà tài trợ Nguồn kinh phí này đáp ứng một phần nhỏ chi phí bệnh viện
1.2.2.4 Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ liên doanh, liên kết.
Các đơn vị y tế công lập được giao nhiệm vụ khám, chữa và điều trị bệnh, thựchiện dịch vụ khám chữa bệnh chính là thiết thực đem lại nguồn thu cho bệnh viện,ngoài các nguồn thu chính các bệnh viện còn có nguồn thu từ khoản tiền đầu tư,thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết, với mô hình liên kết được Bộ Y tế quyđịnh tại Thông tư số 15/2007/TT- BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tếhướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng tài sản để liêndoanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm rang thiết bị phục vụ hoạt độngdịch vụ của các cơ sở y tế công lập, đó chính là một cơ chế mở tháo gỡ các khókhăn vướng mắc về góp vốn đầu tư, huy động các nguồn lực tài chính trong cộngđồng và xã hội nhằm chăm sóc sức khỏe cho con người, đó chính là hoạt động liêndoanh, liên kết của các đơn vị y tế công lập hiện nay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.2.2.5 Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác phục vụ người bệnh.
Các bệnh viện công lập với phương châm phục vụ tốt nhất bệnh nhân đếnkhám và điều trị, quá trình hoạt động nảy sinh không ít các hoạt động dịch vụ nhằmđáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và mọi tầng lớp người bệnh trong xã hội khi họ cónhu cầu khám và chữa bệnh, từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp.Chính vì vậy mà hiện nay các dịch vụ y tế nhằm phục vụ bệnh nhân rất đa dạng,phong phú, theo chiều hướng ngày càng tăng trong các bệnh viện từ công lập đến dânlập Đó cũng chính là quy luật phát triển chung của nền kinh tế thị trường hiện nay
Đa dạng các loại hình dịch vụ y tế góp phần làm cho bệnh nhân yên tâm điềutrị, thực tế đã chứng minh điều đó, hầu hết tất cả các bệnh viện công lập và dân lập,khi người bệnh có nhu cầu khám, điều trị, chẩn đoán, với chất lượng dịch vụ y tếcao, sẽ ngay lập tức được đáp ứng phục vụ Các hoạt động dịch vụ là yếu tố quantrọng, nhanh chóng phục hồi sức khoẻ cho người bệnh, góp phần giảm thiểu áp lựccho bệnh nhân, giảm tỷ lệ tử vong, và cũng một phần giảm tải cho các bệnh viện vìhiện nay gần như các bệnh viện công thuộc tuyến trung ương đều bị quá tải, khôngđáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.(1)
Các hoạt động dịch vụ trong bệnh viện hiện nay đang phát triển mạnh tại cácbệnh viện gồm có:
- Dịch vụ bán thuốc tại nhà thuốc Bệnh viện
- Dịch vụ các phòng điều trị có chất lượng cao
- Dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ cho các đơn vị cơ quan, xí nghiệp, trường học.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Suy cho cùng tất cả các dịch vụ trên không ngoài mục đích chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ cho con người và phục vụ các nhu cầu của bệnh nhân, nhằm đem lạisức khoẻ và cuộc sống cho người bệnh, đồng thời tăng nguồn thu sự nghiệp chobệnh viện để phát triển ổn định
1.2.3 Bản chất của nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện công.
Các nguồn thu chủ yếu của bệnh viện công lập hiện nay gồm có từ quỹ Bảohiểm y tế và chi trả viện phí trực tiếp của người bệnh, từ các hoạt động liên doanhliên kết, các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, và khaithác các hoạt động dịch vụ của bệnh viện trên nguyên tắc phục vụ tối đa nhu cầucủa bệnh nhân và đem lại nguồn thu hợp pháp cho bệnh viện Về bản chất, hầu hếtcác nguồn thu này đều do người dân đóng góp Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành
từ phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ thu nhập của người lao động và sự đóng góp củangười sử dụng lao động; chi trả trực tiếp hay còn gọi là chi từ tiền túi của người dâncho dịch vụ y tế và chi phí tiền thuốc Các nguồn cấp tài chính cho cơ sở dịch vụ y
tế thông qua ngân sách nhà nước và quỹ Bảo hiểm y tế được coi là tài chính công,còn nguồn chi trả trực tiếp của người dân cho dịch vụ y tế, hoặc để mua thuốc đượccoi là nguồn tài chính tư Khi nguồn tài chính tư chiếm hơn 50% tổng chi cho y tếcủa toàn xã hội, thì đó là của một cơ chế tài chính mất công bằng quá mức Bởi vìnếu trên 50% là nguồn chi tư thì trên thực tế ai ốm đau nhiều sẽ phải chi trả nhiều,không có sự chia sẻ đầy đủ của các nguồn tài chính được tập hợp thành quỹ, trong
đó có sự đóng góp đáng kể của những người khoẻ mạnh và những người có thunhập cao Đây là điểm khác biệt cơ bản của công bằng trong chăm sóc sức khoẻ,nếu trong kinh tế công bằng là phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lựckhác, thì công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn không phải nhưvậy, không có nghĩa là ai ốm đau nhiều thì phải trả nhiều tiền, tức là không thể gắnliền khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản với khả năng chi trả.Đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý khai thác và sử dụng các nguồn thu trong
y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn thu hợp pháp, bằng việc đổi mới cơTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22chế chính sách, giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong việc tính giá các khoản thudịch vụ y tế, tiến tới cơ chế tài chính công bằng là cơ chế giảm được tỷ trọng nguồnchi tư và tăng tỷ trọng nguồn chi công trong tổng chi tiêu của toàn xã hội.[11]
1.3 Nội dung quản lý nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện công.
Quy trình quản lý nguồn tài chính trong bệnh viện bao gồm 04 bước:
- Lập dự toán thu sự nghiệp
- Thực hiện dự toán thu sự nghiệp
- Hạch toán, quyết toán thu sự nghiệp
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nguồn thu sự nghiệp.[9 ]
1.3.1 Lập dự toán nguồn thu sự nghiệp.
Các đơn vị sự nghiệp lập dự toán, thực hiện dự toán, hạch toán kế toán vàquyết toán thu theo quy định của luật NSNN (Ngân sách nhà nước), luật kế toán vàcác văn bản hướng dẫn luật
* Lập dự toán đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụcủa năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp
và tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu sựnghiệp cho năm kế hoạch Đó là:
- Dự toán thu: Đối với các khoản thu phí và lệ phí thì căn cứ vào đối tượngthu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền Đối với các khoản thu sự nghiệp, căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ vàmức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế mà đơn vị đã ký kết Đơn
vị lập dự toán chi tiết theo từng loại nhiệm vụ nhằm xây dựng kế hoạch thu sựnghiệp, thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao Dự toán thu của đơn vị phải có thuyếtminh cơ sở tính toán cụ thể, chi tiết theo từng nội dung trong dự toán và nộp cơquan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp gửi Bộ, Sở hoặc ngành chủ quản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23* Lập dự toán hai năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:
Đối với dự toán thu hoạt động thường xuyên: căn cứ quy định của nhà nước,đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu của năm kế hoạch, trong đó kinh phí ngân sách nhànước cấp cho đơn vị để đảm bảo hoạt động thường xuyên của năm nay được tínhdựa trên ngân sách thường xuyên của năm trước liền kề cộng với kinh phí phát sinh
do thay đổi chế độ nhà nước Việc xây dựng dự toán thu sự nghiệp chính là thựchiện cân đối khả năng tài chính của bệnh viện trên cơ sở xây dựng dự toán thu chocác năm tiếp theo Dự toán thu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp được lập gửi cơ quanquản lý cấp trên trực tiếp xem xét, từ đó tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản
1.3.2 Công tác thực hiện dự toán nguồn thu sự nghiệp.
Muốn bệnh viện phát triển thì trước hết đơn vị phải thực hiện tốt dự toán thu.Đây chính là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của tất cả các bộ phận, phòng ban,cũng như của mỗi cá nhân trong đơn vị Thực hiện dự toán thu là quá trình sử dụngcác biện pháp kinh tế tài chính cũng như các biện pháp hành chính để đưa các chỉtiêu thu trong kế hoạch thành hiện thực, là bước quan trọng trong quá trình khai tháccác nguồn thu sự nghiệp Ở nước ta, việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên
độ ngân sách từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm
* Căn cứ thực hiện dự toán:
- Căn cứ vào dự toán thu sự nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong việc chấp hành dự toán củabệnh viện Trong điều kiện hiện nay, nhà nước quản lý các đơn vị bằng pháp luật,các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chínhngày càng được hoàn thiện Việc chấp hành dự toán thu, chi ngày càng được luậthóa, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng và nhiệm vụcủa mình
- Căn cứ vào khả năng nguồn tài chính của bệnh viện
- Căn cứ vào chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính nhà nước hiện hành.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24* Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán:
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ một cách hợp lý trên cơ sở các quy định củanhà nước
- Giải quyết linh hoạt các nội dung thu nhằm giảm bớt, hạn chế khả năngthực hiện dự toán và phải có sự linh hoạt trong công tác quản lý Nguyên tắc chungcủa thu sự nghiệp là bù đắp được các chi phí nhưng phải phù hợp với khả năngthanh toán của bệnh nhân Do vậy, việc tính toán các yếu tố về giá cả phải hợp lý,tránh các chi phí đầu vào cao, vượt quá khả năng thanh toán của người bệnh
- Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán, đơn vị sắp xếp kếhoạch hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Tổ chức thực hiện thu các nguồn tài chính theo kế hoạch và quyền hạn,theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức nhà nước quy định và theo quy chế của bệnh việntrên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc
1.3.3 Công tác hạch toán và quyết toán nguồn thu sự nghiệp.
* Hạch toán kế toán:
Các đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán vào các tài khoản thu theo Quyếtđịnh 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính ban hành quy định chế
độ kế toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp
* Công tác quyết toán:
Đây là khâu cuối cùng của quá trình xác định chính thức nguồn thu sự nghiệp,phản ánh đầy đủ nội dung các khoản thu Trên cơ sở số liệu báo cáo quyết toán, cóthể đánh giá được hiệu quả hoạt động chung cũng như đánh giá được việc thực hiện
kế hoạch của bệnh viện Từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của các bộ phận trongquá trình quản lý và khai thác các nguồn thu dịch vụ để khắc phục trong thời gianhoạt động tiếp theo, đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dự toán thu hoạtđộng sự nghiệp bệnh viện trong những năm tới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá thực hiện nguồn thu.
* Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu sự nghiệp:
Thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị thực hiện tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Bệnhviện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quanquản lý tài chính trực tiếp Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thu, chi theo quyđịnh và Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện
Quá trình thực hiện kế hoạch nguồn thu có thể không đúng như dự kiến nênđòi hỏi phải có công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốnnắn để đưa công tác quản lý thu vào nề nếp, khoa học nhằm tránh xảy ra tình trạngthất thoát các khoản thu, nguồn thu Bên cạnh đó, việc kiểm tra thường xuyên giúpđơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính, đặc biệt là các nguồn thu, từ đó đánhgiá được hiệu quả và chất lượng hoạt động của đơn vị
Cùng với việc thanh tra kiểm tra, công tác đánh giá cũng rất được coi trọngtrong quá trình quản lý nhằm đánh giá hiệu quả của từng bộ phận công tác để đưa racác giải pháp khắc phục kịp thời trong công tác quản lý Tuy nhiên, các tiêu chí đánhgiá hiện nay chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận do mục tiêu hoạt động kinh tế củabệnh viện là “công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân” Hiện nay, các bệnhviện đánh giá hiệu quả hoạt động các nguồn thu thông qua 3 tiêu chí:
- Chất lượng chuyên môn: Liên quan đến cơ cấu tổ chức, chất lượng chuyên môncủa bác sỹ, phương pháp tiến hành hoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện
- Hạch toán chi phí bệnh viện: Liên quan đến chi phí kế toán, chi phí kinh tế vàviệc các chi phí này tham gia trong quá trình dịch vụ nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ y tế, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu các hoạt động dịch vụ
- Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh viện: Người bệnh được tiếp cận nhiều loạihình dịch vụ của bệnh viện và hài lòng với chất lượng các dịch vụ đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 261.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
(1) Tổng thu sự nghiệp công là toàn bộ các khoản thu của nhà nước (BHYT,viện phí thu từ bệnh nhận ….) trong năm kế toán (tính từ 1.1.N đến 31.12.N)
(2) Cơ cấu các khoản thu: là tỷ lệ % từng khoản thu so với tổng thu trongnăm Chỉ tiêu này cho biết trong số các khoản thu, khoản thu nào chiếm tỷ trọng caonhất (thấp nhất) Nhờ chỉ tiêu này, bệnh viện sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đề xuấtcác giải pháp để khai thác tốt hơn khoản thu
(3) Lượng tăng (giảm) doanh thu tuyệt đối: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổituyệt đối về doanh thu giữa hai thời gian nghiên cứu Chỉ tiêu này cho biết, tronggiai đoạn nghiên cứu, các nguồn thu của bệnh viện tăng (giảm) bao nhiêu? Tùy theomục đích nghiên cứu, ta có thể sử dụng lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn haylượng tăng giảm tuyết đối định gốc
Trang 27nước trên địa bàn tỉnh Quảng trị được áp dụng theo quyết định số UBND ngày 27 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng trị và các thông tư,quyết định về chính sách, dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác.
18/2012/QĐ Quy mô Bệnh viện
Việc phân chia, bố trí các khoa phòng hợp lý dựa vào quy mô và công suấtgiường bệnh đáp ứng nhu cầu cấp bách về giải quyết tình trạng quá tải, đồng thờiđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân
- Đội ngũ cán bộ bác sĩ, y tá và các đối tượng khác.
Con người vừa với tư cách là chủ thể vừa là yếu tố đầu vào của mọi hoạtđộng, đây là nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định đến hiệu quả hoạt động củađơn vị Trong điều kiện CNH –HĐH hiện nay, khoa học kỹ thuật tiên tiến đã thaythế và giải phóng hao phí lao động mà con người phải bỏ ra, nhưng nó chỉ là công
cụ, phương tiện để giúp con người trong hoạt động, không thay thế được conngười Nhân tố con người quyết định mọi thành công hay thất bại của đơn vị từ độingũ quản lý đến lực lượng bác sĩ, dược sĩ, y tá Cùng với xu thế phát triển của nềnkinh tế tri thức, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ khoa học, kỹ thuật vàcông nghệ cao, khả năng tiếp nhận nền kinh tế tri thức xã hội để đào tạo nguồn nhânlực có chất lượng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH -HĐH đất nước, địa phương
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị y tế.
Đây yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất Cơ sở vật chất khang trang, máy móc hiện đại nâng cao hiệu quả hoạtđộng của đơn vị, công nghệ và thiết bị phù hợp sẽ quyết định đến năng suất laođộng, chất lượng dịch vụ, tạo cơ sở cho việc quản lý và khai thác tốt các nguồn thu
1.6 Kinh nghiệm của các bệnh viện
1.6.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
1.6.1.1 Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu
Tại các nước Đông Âu (OECD), hệ thống BV công là nhà cung cấp dịch vụ yTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28tế chiếm ưu thế Hệ thống BV công do Nhà nước đảm bảo phần lớn nguồn tài chính
từ thuế và BHYT thông qua cấp kinh phí ngân sách và lương
Các nguồn tài chính của BV công của OECD gồm:
(1) NSNN cấp: là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của BV Các tổchức Nhà nước quyết định việc đầu tư trong BV Về cơ bản, tất cả các quyết địnhđầu tư nằm trong tay Chính phủ, hầu như không có tự đầu tư của các BV
(2) Nguồn thu từ BHXH bắt buộc: tất cả những người sử dụng lao động vàngười lao động buộc phải đóng góp BHXH Nhìn chung từ cuối những năm 1990,BHXH bắt buộc đã trở thành nguồn chính cho hoạt động của các bệnh viện công ởĐông Âu
Tuy nhiên, ràng buộc ngân sách đối với các quỹ này rất mềm: Nhà nước bù đắpcho thâm hụt ngân sách BHYT, do vậy càng khuyến khích việc chấp nhận lãng phí[13]
1.6.1.2 Hệ thống bệnh viện công ở Trung Quốc
Hệ thống BV công ở Trung Quốc gồm ba tuyến dịch vụ chủ yếu:
(1) Trạm y tế thôn bản: làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngoại trú để điều trịcác bệnh thông thường, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và các dịch vụ tiêm chủng
(2) Bệnh viện xã/phường/ thị trấn: cung cấp các dịch vụ ngoại trú điều trị cácbệnh thông thường và tiểu phẫu đơn giản
(3) Bệnh viện huyện: cung cấp các dịch vụ nội trú và ngoại trú, kể cả cácphẫu thuật phức tạp
Với chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho các cơ
sở y tế; đẩy mạnh phương thức thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụng dịchvụ) và đưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người có bảo hiểm nhànước hoặc bảo hiểm lao động Hệ thống bệnh viện công của Trung Quốc hiện nayphụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập từ phí sử dụng dịch vụ Các khoản thưởngcho cán bộ bệnh viện cũng là cách khuyến khích tăng nguồn thu từ cung cấp dịch vụcàng nhiều càng tốt.[ 13 ]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.6.1.3 Hệ thống Bệnh viện của Mỹ
Mỹ là quốc gia điển hình đại diện cho các nước có hệ thống bệnh viện tư, tựhạch toán Tuy nhiên nếu nói ở Mỹ hầu như chỉ có các tổ chức tư nhân hoạt động vìmục đích lợi nhuận cung ứng các dịch vụ y tế là sai lầm mặc dù đây là hình thứcchiếm tỷ trọng đáng kể song không phải là áp đảo Tại Mỹ còn có nhiều bệnh việnthuộc nhà thờ, thuộc các Quỹ, thuộc trường học… Song điều đáng chú ý ở Mỹ làcác hình thức sở hữu không cứng nhắc: có thể dễ dàng chuyển từ bệnh viện côngthành bệnh viện tư hoặc ngược lại
Hệ thống bệnh viện tại Mỹ hoàn toàn dựa vào khoản thanh toán từ các quỹBHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT Nhà nướcchỉ cung cấp tài chính cho bệnh viện qua: chương trình bảo hiểm sức khoẻ chongười cao tuổi (Medicare), và cho người nghèo (Medicaid) Ngoài ra Nhà nước trựctiếp tài trợ cho nghiên cứu y khoa và đào tạo bác sỹ
Với cách tổ chức trên đã khuyến khích tính hiệu quả trong y tế Không thểphủ nhận một điều rằng Mỹ là quốc gia đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực áp dụngcác tiến bộ y khoa vào thực tiễn Theo lời ông Donna Shalala, người giữ chức Bộtrưởng Bộ Sức khỏe và con người lâu nhất trong lịch sử Mỹ: “Hệ thống của chúng
ta là hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới Tuy vậy, hệ thống của chúng ta
có thể là tệ hại, đặc biệt là với những người không được điều trị đủ sớm”.[ 13]
1.6.2 Kinh nghiệm các Bệnh viện ở Việt Nam
Mục tiêu cơ bản trong cải cách cung cấp các dịch vụ công: Huy động ngàycàng nhiều sự tham gia sự tham gia của các thành phần trong xã hội Cách làm nhưvậy đã tạo ra sự cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ ngày càng được tụ
do lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ phù hợp Như vậy các cơ sở cung cấp dịch vụcông được đầu tư từ nhiều nguồn, tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ có khảnăng tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cao
Khuyến khích thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn tài chính và cáchình thức thu hút nguồn tài chính cho y tế Trong đó, nhà nước vẩn đóng vai trò toTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30lớn trong việc cung cấp tài chính và vai trò điều tiết vẩn được chú trọng Các đốitượng chính sách xã hội vẩn được đảm bảo thụ hưởng những ưu đãi nhất định.
Cần từng bước nâng cao tính tự chủ về tài chính cho các cơ sở cung cấp dịch
vụ công, tạo điều kiện cho được nguồn thu thông qua cung cấp dịch vụ đa dạng,chất lượng cao, từ đó hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước nhưtrước kia
Chuyển chi tiêu cho các hoạt động sự nghiệp từ ngân sách nhà nước theohướng xã hội hóa là chủ yếu, để có thể đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ công cho xãhội thì cần thiết phải có sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước Nhànước cần có chính sách khuyến khích sự phát triển của hệ thống các dịch vụ côngngoài nhà nước như thành lập các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân dưới nhiều hìnhthức như cung cấp tận nhà hay đào tạo ngắn hạn, không tập trung để có thể đa dạnghóa nguồn cung cấp.[10 ]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2013 -2015
2.1 Khái quát chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
2.1.1 Giới thiệu về bệnh viện
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị được thành lập năm 1989, khi chia TỉnhBình Trị Thiên thành 3 Tỉnh: Thừa Thiên Huế; Quảng Trị và Quảng Bình; theoQuyết đinh số 113/QĐ-UB ngày 05 tháng 8 năm 1989 của Ủy ban nhân dân TỉnhQuảng Trị với quy mô 300 gường bệnh
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị đã được Sở Xây dựng Quảng Trị cấpChứng chỉ quy hoạch số 423/CCQH ngày 24/09/2009 Qua đó, khu vực thuộcphường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp đường 9D
+ Phía Đông giáp đường Hùng Vương nối dài
+ Phía Nam và phía Tây giáp đường quy hoạch khu đô thị Nam Đông Hà
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Bệnh viện cơ cấu tổ chức gồm Ban giám đốc, 6 phòng chức năng và 1 bộphận quản lý mạng vi tính Bệnh viện gồm 07 phòng và 30 khoa được chia thành 04khối chính được tổ chức quản lý,Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên đang làmviệc tại bệnh viện là 450 người
Bộ máy quản lý của Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị được tổ chức theo
mô hình trực tuyến chức năng, thể hiện qua sơ đồ sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN LÝ KHỐI KTV KHỐI ĐIỀU TRỊ KHỐI KHÁM BỆNH
Phòng KHTH Khoa phẫu thuật,gây mê hồi sức Khoa HSCC vàchống độc Khoa khám bệnh
Tổ Dinh dưỡng
Khoa ngoạitổng hợp
Khoa ngoại chấnthương – bỏngKhoa Sản
Khoa Nhi
Khoa YHCT
Khoa Bệnhnhiệt đới
Khoa Da liễu
Khoa Tâm thầnkinh
Khoa Tai, mũi,họng Khoa Rănghàm mặt
Khoa MắtKhoa Vật lý trịliệu PHCNKhoa Ung bướu
Trang 33+ Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và các bộ phận
Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và các bộ phận
(đối với Bệnh viện đa khoa hạng 2) thể hiện rõ trong quy chế bệnh viện (Ban hành
kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ
trưởng Bộ Y tế), thể hiện như sau:
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phốtrực thuộc Trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành Có đội ngũcán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu có trang bị thích hợp đủ khảnăng hỗ trợ cho Bệnh viện hạng III
- Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
* C ấp cứu – Khám bệnh - Chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp
người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khámbệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sứckhoẻ theo quy định của Nhà nước
Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và các ngành
Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồnggiám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu Chuyểnngười bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
* Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở
bậc đại học và trung học Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnhviện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn
* Nghiên c ứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các
đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổtruyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầulựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành
để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện
* Ch ỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo
tuyến dưới thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn Kết hợp với Bệnh việntuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàntỉnh, thành phố và các ngành
* Phòng b ệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch
* H ợp tác kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà
nước cấp Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính,từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Tạo thêm nguồn kinhphí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổchức kinh tế khác
- Chức năng, nhiệm vụ từng khối chức năng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị:
* Kh ối quản lý
- Phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:
+ Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng Hướng dẫn các khoa, phòng lập
kế hoạch hoạt động riêng
+ Tổ chức, theo dõi, đôn dốc, đánh giá, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch,quy chế Bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo
+ Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứukhoa học trong toàn Bệnh viện
+ Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong Bệnhviện, giữa Bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ
sơ theo bệnh án theo quy định Tổ chức công tác thường trực toàn Bệnh viện
+ Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện đểtrình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên
- Phòng điều dưỡng:
- Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình Giámđốc bệnh viện phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;
- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sócngười bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồngĐiều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt;
- Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và ycông thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;
- Phòng Vật tư - Thiết bị y tế: Lập kế hoạch chung của Bệnh viện lập dự
trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong Bệnhviện, trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế,vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt Tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và
tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước Tổ chứcduy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời
- Phòng Hành chính quản trị: Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị
thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, đảmbảo đầy đủ, đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính
+ Tổ chức tốt công tác quản lí có hệ thống các công văn đi và đến của bệnhviện, hệ thống bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định Đảm bảo hệ thống thông tinliên lạc của bệnh viện
+ Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy, thiết bịthông dụng của các khoa, phòng trong bệnh viện Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tưthiết bị thông dụng, phương tiện vận tải của bệnh viện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36- Phòng tổ chức cán bộ: Lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào
tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực để trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện công tác cán bộ quản lý hồ sơ lí lịch theo phương pháp khoa học, làmthống kê báo cáo theo quy định
+ Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa, phòng trình giámđốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các
tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liênquan Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành Y tế đối vớimọi thành viên và người bệnh trong bệnh viện
+ Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, các đợt họctập thời sự, chính trị, chính sách, văn hoá, ngoại ngữ để nâng cao y đức, tinh thần tráchnhiện và thái độ phục vụ
+ Phối hợp với các khoa, phòng chức năng đề xuất với giám đốc bệnh viện giảiquyết các vấn đề có liên quan đến người bệnh thuộc diện chính sách xã hội Nắm tìnhhình, tâm tư, nguyện vọng của mọi thành viên trong bệnh viện để đề xuất với giám đốcxem xét, giải quyết
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch
công tác của bệnh viện, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện và tổchức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt Theo định hướng hạch toán kinh tế trongcông tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quyđịnh Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chitiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện
+ Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành Thựchiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hànhchính sự nghiệp chính xác, kịp thời Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kếtoán, chế độ thu chi của bệnh viện Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tàiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37sản, kiểm kê tài sản Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theoquy định Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.
+ Phòng thiết bị mạng{ Thiết lập, giám sát hệ thống mạng Bệnh viện báo cáolãnh đạo những vấn đề tồn tại để tìm giải pháp xữ lý
* Kh ối điều trị (khối lâm sàng)
- Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; chẩn đoán, điều
trị và chăm sóc người bệnh trong khoa Ngoài số giường trực tiếp điều trị trưởngkhoa lâm sàng phải có kế hoạch thăm khám hội chẩn tất cả người bệnh trong khoađặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng để chỉ đạo các bác sĩ điều trị xử lýkịp thời những tình huống bất thường
- Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lí theo từng chuyên khoa để đảmbảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh tật
- Theo dõi sát sao và nắm chắc diễn biến bệnh lý của người bệnh trong khoa.Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Nhữngtrường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện xin ý kiến giải quyết
- Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụkhi có yêu cầu Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh
theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê
hồi sức
- Tổ chức tốt công tác hành chính trong khoa Đảm bảo chất lượng hồ sơbệnh án theo quy định cập nhật chính xác mọi số liệu; tài liệu, sổ sách phải đượclưu trữ theo quy định Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổngkết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh
- Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh tạikhoa Tham dự họp Hội đồng người bệnh cấp khoa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38* Kh ối kỹ thuật viên (KTV)(khối cận lâm sàng)
- Tổ chức hoạt động của các khoa theo đúng quy chế công tác khối cận lâmsàng Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệmcấp cứu và phòng chống dịch liên tục 24 giờ
- Định kì chuẩn thức các quy định kĩ thuật xét nghiệm để bảo đảm chính xáccác xét nghiệm
- Liên hệ chặt chẽ với các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng thu nhận và
xử lý các thông lin về chuyên môn kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm
- Có kế hoạch mua thiết bị xét nghiệm, các hoá chất, thuốc thử và các sinhphẩm để phục vụ công tác xét nghiệm
- Kí phiếu lĩnh hoá, chất sinh phẩm, dụng cụ và nguyên vật liệu đáp ứng yêucầu xét nghiệm Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khửkhuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chấtthải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
- Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnhtheo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật Đảm bảo cung cấp máu
và an toàn truyền máu trong bệnh viện theo đúng quy chế công tác khoa truyềnmáu Tổ chức công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo tại bệnh viện vàtại cộng đồng
- Có trách nhiệm quản lí các hoá chất độc, các chủng virus, vi khuẩn phânlập theo đúng kĩ thuật bệnh viện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm
- Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm, vàduyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúngthời gian
- Đôn đốc kiểm tra việc sử dụng, bảo quản thiết bị, thực hiện các chế độ bảo
hộ lao động pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, kiểm tra liều kế của từng ngườiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39trong khoa theo quy định Có trách nhiệm phối hợp các khoa lâm sàng tổ chức thựchiện các kĩ thuật đặc biệt theo đúng quy định.
* Kh ối Khám bệnh
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh
viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồnggiám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu
- Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
- Tổ chức thực hiện chu đáo việc tiếp đón người bệnh đến khám bênh và điềutrị ngoại trú Phải bố trí viên chức đưa người bệnh vào điều trị tại bệnh viện đến tậnkhoa Không được gây phiền hà cho người bệnh
- Tổ chức thực hiện công tác khám bệnh kê đơn, chữa bệnh ngoại trú Theodõi đôn đốc điều hoà công việc để người bệnh không phải chờ đợi lâu Tổ chứccông tác thường trực cấp cứu liên tục 24 giờ luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh; tổchức theo dõi sát những người bệnh nằm lưu tại khoa khám bệnh
- Khi khám bệnh nếu phát hiện các trường hợp bệnh dịch phải báo ngay cho
y tế địa phương theo quy định phòng dịch, nếu phát hiện những sai sót do tuyếndưới chuyển đến phải báo cho phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo rút kinhnghiệm tới cơ sở chuyển người bệnh đến
- Tổ chức tốt công tác hành chính khoa Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác
số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quyđịnh Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho mọi người đến khám bệnh tại khoa.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 402.1.3 Quy mô, cơ cấu đội ngũ cán bộ ở bệnh viện
Bảng 2.1: Bảng quy mô, cơ cấu đội ngũ cán bộ ở bệnh viện
(Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ công chức, viên chức)
Đội ngũ cán bộ, nhân viện của bệnh viện nhìn chung không đồng đều theogiới tính Năm 2013 trong tổng số 452 cán bộ viện chức thì có 284 là đối tượng nữchiếm 63%, trong khi nam chỉ có 168 người chiếm 37%, đến năm 2015 tổng số cán
bộ lên tới 499 tăng 47 người so với năm 2013 tương đương với tăng 11% trong đó
nữ tăng 39 người tăng 13%, nam tăng 8 người chiếm 5% Theo trình độ chuyênmôn, đối tượng khác gồm: trung cấp, sơ cấp, lái xe chiếm tỷ lệ lớn Năm 2013 có
278 cán bộ, chiếm 62%, năm 2015 có 301 cán bộ chiếm 58%, tăng 23 người tươngđương tăng 8% Lực lượng bác sĩ cũng chiếm phần lớn, đây là lực lượng chủ yếutạo ra nguồn thu cho bệnh viện, với đội ngũ bác sĩ tận tâm với nghề, năm 2013 có
95 bác sĩ chiếm 21%, năm 2015 có 110 bác sĩ chiếm 22%, Năm 2015 số bác sĩ tăngTrường Đại học Kinh tế Huế