Ngày nay, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán MỤC LỤC Trang Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Danh mục các từ viết tắt TSCĐ: tài sản cố định CCDC: công cụ dụng cụ GTGT: thuế giá trị gia tăng STT: Số thứ tự ĐVT: Đơn vị tính BHXH: bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: kinh phí công đoàn CPSX : Chi phí sản xuất NVLTT: Nguyên vật liệu NCTT: Nhân công trực tiếp SXC: Sản xuất chung MTC: Máy thi công CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC: Chi phí sản xuất chung CPMTC: Chi phí máy thi công Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Danh mục sơ đồ ,bảng biểu Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Sơ đồ 1.2 :Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Bảng 1.1: Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của cả các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn ; đồng thời là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán vì thực chất của hạch toán quá trình sản xuất chính là hạch toán chi phí sản xuất và giá thành. Mặt khác , trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và giá thành sẽ giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và ra các qui định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp , sau khi tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương” để đi sâu nghiên cứu. Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 4 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Với mục đích vận dụng lý luận về hạch toán kế toán vào nhu cầu thực tiễn công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương, từ đó phân tích những điểm còn tồn tại, đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán đơn vị. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung được thể hiện ở 3 chương như sau : Chương 1: Tổng quan về Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương Chương 3: Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương Trong quá trình nghiên cứu , mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng kế toán - tài vụ doanh nghiệp, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, nhưng do thời gian và trình độ kiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận với thực tế nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này. Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 5 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Chương 1 Tổng quan về Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương - Tên doanh nghiệp: doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương - Địa chỉ: 55 phố Phong châu 2- Phường Đoàn Kết – TX Lai Châu- tỉnh Lai Châu - Giám đốc: Trần Đình Thục - Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân - Ngành nghề của doanh nghiệp: Khảo sát thiết kế thi công xây dựng nền móng các công trình dân dụng và công nghiệp Buôn bán vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu, thiết bị, linh kiện phục vụ cho ngành nông nghiệp và công nghiệp Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi Sản xuất bao bì, in bao bì Trang trí nội, ngoại thất công trình Vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách ( bao gồm cả vận chuyển khách du lịch ) Buôn bán, lắp đặt hệ thống thang máy, hệ thống máy điều hoà không khí Dịch vụ kỹ thuật: Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì, cung cấp linh kiện, thiết bị phụ tùng thay thế của hệ thống thang máy, hệ thống máy điều hoà không khí Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Buôn bán linh kiện điện, điện tử, điện lạnh, giấy và vật tư ngành giấy, máy móc thiết bị đồng bộ và phụ tùng thay thế phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông vận tải Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy Sản xuất vật liệu xây dựng Xuất nhập khẩu các mặt hàng Doanh nghiệp kinh doanh Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và căn cứ vào nhu cầu thị trường để chủ động đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Trên cơ sở các luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, Doanh nghiệp tổ chức nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp. Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư trang thiết bị, lực lượng lao động… đạt hiệu quả tốt nhất. Là một doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Mặc dù mới được thành lập nhưng doanh nghiệp đã tạo cho mình một qui mô rộng khắp, không ngừng tăng mức tích luỹ và mở rộng vốn kinh doanh. 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương Về tổ chức sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp xây dựng tu nhân Thục Phương là đơn vị thi công xây lắp nên việc tổ chức sản xuất phải chịu ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản. Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là các công trình dân dụng. Sản xuất mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 7 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán nhiên, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Do vậy, vấn đề sinh hoạt cho người công nhân và an ninh cho người lao động cũng như phương tiện máy móc rất được doanh nghiệp quan tâm. Để phù hợp với điều kiện xây dựng và đảm bảo ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ngày càng gọn nhẹ mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, việc tổ chức sản xuất thành các đội sản xuất một cách hợp lý giúp cho doanh nghiệp trong việc quản lý lao động và phân công lao động của doanh nghiệp thành nhiều vị trí khác nhau với nhiều công trình khác nhau có hiệu quả. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp gồm các đội sản xuất mỗi đội sản xuất có đội trưởng quản lý. Ngoài các đội này còn có đội xe cơ giới có nhiệm vụ bảo dưỡng phục hồi các loại xe, máy, đảm bảo vận chuyển vật liệu, máy móc thiết bị đến nơi cần thiết, phục vụ trực tiếp cho quá trình thi công xây dựng sản xuất có hiệu quả. Về tổ chức lao động Xuất phát từ đặc điểm của ngành Xây dựng cơ bản, mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, đơn vị xây lắp phải di chuyển vật tư, lao động theo mặt bằng và vị trí thi công mà vị trí thi công thường rải rác khắp nơi cách xa trụ sở doanh nghiệp. Do vậy, số lao động trong doanh nghiệp thường thay đổi theo khối lượng công việc mà doanh nghiệp nhận thầu. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp Vốn là linh hồn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn chớp được cơ hội trong kinh doanh thì cần phải đảm bảo về vốn. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để một đồng vốn bỏ ra thu được lợi nhuận tối đa. Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Bảng 1.1: Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 Vốn lưu động 2.259.207.573 36,56 1.324.799.321 32,14 -934.408.252 -41,36 45,41 2 Vốn bằng tiền 289.681.569 4,68 145.999.511 3,54 -143.682.058 -49,6 6,98 3 Các khoản phải thu 2.686.560.873 43,48 429.581.083 10,42 -2.256.979.790 -84,01 1,09 4 Hàng tồn kho 1.901.745 0,03 0 0 -1.901.745 0 0,09 5 TSLĐ khác - - - 1.438.894.801 6 Vốn cố định 3.820.494.714 61,83 2.797.172.774 100 -1.023.321.940 -26,1 49,73 7 Tổng nguồn vốn 6.179.457.282 100 4.121.745.090 100 -2.057.730.192 -33,3 100 8 Nợ phải trả 3.521.866.008 56,6 1.715.853.119 41,41 -1.806.012.889 -51,28 9 Nợ ngắn hạn 412.758.456 6,63 412.758.456 9,96 0 0 0 10 Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 11 Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0 12 Nguồn vốn CSH 2.697.173.030 43,37 2.427.455.727 58,58 -269.717.303 -10 100 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn kinh doanh đầu năm 2008 của doanh nghiệp là 6.179.457.282đ, đến cuối năm thì tổng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là 4.121.745.090đ. Như vậy, trong năm 2008 tổng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp đã giảm 2.057.730.192 đ tương ứng với -33,3% đi sâu phân tích từng khoản mục ta thấy: Tổng Vốn lưu động giảm 934.408.252đ tương ứng với -41,36% trong đó: Vốn bằng tiền của Doanh nghiệp cuối năm 2008 so với đầu năm giảm 143.682.058đ tương ứng với –49,6%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Doanh nghiệp đã giảm. Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 9 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế toán Giá trị các khoản phải thu đến cuối năm 2008 so với năm 2007 giảm 2.256.979.790đ tương ứng với - 84,01%. Điều này cho thấy các khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp đã giảm rất nhiều và tỷ trọng các khoản phải thu giảm đi khá nhiều trên tổng vốn lưu động. Giá trị hàng tồn kho của Doanh nghiệp đến cuối năm 2008 là 0đ so với đầu năm đã giảm 1.901.745đ. Tài sản lưu động khác, số cuối năm 2008 tăng 1.438.894.801đ so với đầu năm. Giá trị Vốn cố định của Doanh nghiệp cuối năm 2008 là 2.797.172.774đ, giảm 1.023.321.940đ so với năm 2007 hay giảm 26,1% . Tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm 1.327.517.485đ. Điều này có thể là do trong năm doanh nghiệp đã tiến hành bán một số tài sản cố định. Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp đã giảm 2.057.730.192đ tương ứng với - 33,3% so với năm 2007 Tổng nợ phải trả giảm đi 1.806.012.889đ hay –51,28%% trong đó: Riêng các khoản nợ ngắn hạn đã được doanh nghiệp thanh toán hết hay giảm 100%. Mặc dù nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng việc thanh toán hết nợ ngắn hạn đã giúp doanh nghiệp giảm khoản nợ phải trả đi rất nhiều. Các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp không thay đổi vì doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm 269.717.303đ ứng với 10% cho thấy dấu hiêu phát triển chưa được tốt của Doanh nghiệp. Ngoài ra các khoản khác không biến động nên không có ảnh hưởng gì. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương Đỗ Thị Thanh Hoa Lớp K39A Lai Châu 10 . trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương 2.1. Đối tư ng, phương pháp kế toán chi phí sản. toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Danh nghiệp xây dựng tư nhân Thục Phương Chương 3: Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản