1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An

68 286 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 622 KB

Nội dung

Tổng kết lịch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong thời kỳ hiện đại ta thấy rằng một nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển.

Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh LỜI NÓI ĐẦU Tổng kết lịch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong thời kỳ hiện đại ta thấy rằng một nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển. Sự lớn mạnh của các NHTM là điều kiện cần để một nền kinh tế có thể phát triển một cách ổn định và bền vững. Một trong những chức năng của NHTM đó là chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện 1 phần thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Lịch sử cho thấy, nền kinh tế phát triển càng mạnh thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn bởi những tiện ích tuyệt vời do nó mang lại và sự ưu việt của nó so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của xã hội ta thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng phổ biến trên toàn thế giới và là một hình thức thanh toán chủ yếu của các xã hội văn minh. Ở nước ta hiện nay việc thanh toán giá trị sản phẩm chủ yếu vẫn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chế như: chi phí thanh toán, chi phí chuyên trở, bảo quản, kiểm đếm rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sự phát triển và xu hướng của thời đại mới thì nhu cầu về thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng lớn. Do đó, các NHTM với vai trò trung gian thanh toán phải nắm bắt được xu hướng phát triển đó và phải có các giải pháp hữu hiệu để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. NHNo&PTNT Huyện Hoà an là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Cao Bằng, mang đầy đủ tính chất và đặc thù của một NHTM. NHNo&PTNT Huyện Hoà an kể từ khi ra đời đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế Huyện Hoà an nói riêng và nền kinh tế Tỉnh Cao Bằng nói chung. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ các hoạt động khác. Qua thời gian thực tập ở NHNo&PTNT Huyện Hoà an, nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được học tập tại trường Đại Học KINH TẾ NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 1 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh QUỐC DÂN em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An” để giải đáp phần nào câu hỏi trên. Những giải pháp và kiến nghị được nêu ra trong đề tài với mong muốn góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà an để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa. Từ đó sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Chuyên đề này được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà an CHƯƠNG I: NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 2 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I. Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. I.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt I.1.1 Khái niệm Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ có sự phân hoá xã hội gồm phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất dẫn đến nhiều loại sản phẩm ra đời và từ đó xuất hiện sự trao đổi hàng hoá. Quá trình trao sản phẩm hàng hoá đã phát triển từ thấp đến cao ban đầu còn lẻ tẻ hay còn gọi là trao đổi giản đơn -‘Vật đổi vật’. Giai đoạn này chưa xuất hiện tiền tệ trong trao đổi. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì việc trao đổi hàng hoá trở nên thường xuyên và rộng rãi hơn, hình thức trao đổi giản đơn- vật đổi vật không còn phù hợp nữa. Để thuận tiện cho quá trình trao đổi, người ta đã chọn ra một hàng hoá có tính phổ biến nhất làm vật ngang giá chung để có thể trao đổi trực tiếp với một hàng hoá bất kỳ. Lúc đầu vật ngang giá chung được chọn là một loại hàng hoá có giá trị cao được xã hội chấp nhận sau đó được cố định ở một số kim loại quý hiếm đó là bạc và vàng và sau cùng là vàng. Vàng đã trở thành tiền tệ trong trao đổi - tiền thực. Tuy nhiên, qua thực tế nhiều năm người ta nhận thấy tiền bằng kim loại có những hạn chế nhất định, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền bằng kim loại càng bộc lộ rõ hơn những hạn chế và khiếm khuyết của nó. Nếu sử dụng tiền vàng thì nhà nước phải có một khối lượng vàng rất lớn dự trữ. Điều này những nước có nền kinh tế kém phát triển không thể thực hiện được. Vì vậy người ta đã tìm đến các vật chất khác để thay thế tiền vàng trong lưu thông đó là Tiền giấy. Tiền giấy ra đời thay cho tiền vàng có ưu điểm là nhẹ nhàng khi vận chuyển vì dễ thay đổi mệnh giá. Tiền giấy xuất hiện thích hợp cho nhu cầu trao đổi, phục vụ thuận tiện có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền. Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, lưu thông hàng hoá ngày càng được mở rộng về cả qui mô, phạm vi lẫn NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 3 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh tính thường xuyên, liên tục thì thanh toán bằng tiền mặt cũng dần dần không đáp ứng được nhu cầu của thanh toán nữa, vì thanh toán bằng tiền mặt sẽ làm cho khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên rất lớn. Từ đó rất khó khăn cho quá trình điều hoà lưu thông tiền mặt. Khối lượng tiền mặt tăng lên sẽ gây sức ép về mặt giá cả, đó là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cao. Mặt khác thanh toán bằng tiền mặt phải chi phí rất lớn cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, kiểm đếm, cất trữ . Bên cạnh đó chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ lại cho phép tiền tệ vận động tách rời với sự vận động của hàng hoá. Chính do chức năng này, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế một phương thức thanh toán tiến bộ hơn đã ra đời đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với hình thức tiền ghi sổ. Trong đó, Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán giữa các khách hàng. Vậy thanh toán không dùng tiền mặt là cách thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại Ngân hàng hoặc là bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. I.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau: + Trong thanh toán không dùng tiền mặt sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 4 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế. I.2.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp dân cư ở nhiều quốc gia là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả và thiết thực của nó. - Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào và ngân hàng nào cũng được, chỉ cần viết yêu cầu gửi ngân hàng. - Đối với ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến của khách hàng vào tổ chức tín dụng, tạo nguồn để đảm bảo thanh toán của ngân hàng đối với các khách hàng có nhu cầu thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 5 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy giảm được chi phí huy động vốn “đi vay để cho vay”. - Đối với nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Trước hết đó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu . ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt như là một thói quen văn hoá không thể thiếu được. I.3. Những qui định về thanh toán không dùng tiền mặt I.3.1. Những quy định chung Để đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Nhiều văn bản pháp qui về lĩnh vực thanh toán đã được Chính phủ ban hành như Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị mới như Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 thay thế cho Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 về ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Các văn bản trên nhằm hoàn thiện dần chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai nhiều thể thức, hình thức thanh toán tiên tiến, từng bước hoà nhập với hệ thống thanh toán theo thông lệ quốc tế. NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 6 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đơn vị cá nhân) được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo qui chế quản lí ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành. Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán các doanh nghiệp, cá nhân cần phải gửi cho Ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờ sau: * Đối với khách hàng là các DN, tổ chức kinh tế: - Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên và đóng dấu, trong đó ghi rõ: + Tên đơn vị + Họ và tên chủ tài khoản + Địa chỉ giao dịch của đơn vị + Số, ngày tháng năm, nơi cấp giấy CMT nhân dân của chủ tài khoản. + Tên Ngân hàng nơi mở tài khoản - Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký để giao dịch với Ngân hàng nơi mở tài khoản gồm: + Chữ ký của chủ tài khoản và của những người được uỷ quyền ký thay chủ tài khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với Ngân hàng (chữ ký thứ nhất). + Chữ ký của kế toán trưởng và của những người được uỷ quyền ký thay kế toán trưởng (chữ ký thứ hai). + Mẫu dấu của đơn vị. - Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như quyết định thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị .(nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước ). NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 7 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh * Đối với khách hàng là các cá nhân: - Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên, trong đó ghi rõ: + Họ và tên của chủ tài khoản + Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản + Số, ngày tháng năm và nơi cấp giấy CMT của chủ tài khoản. + Tên Ngân hàng nơi mở tài khoản. - Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với Ngân hàng nơi mở tài khoản. Đối với tài khoản đứng tên cá nhân không thực hiện việc uỷ quyền người ký thay chủ tài khoản, tất cả các giấy tờ thanh toán giao dịch với Ngân hàng đều phải do chủ tài khoản ký. * Sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán - Chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản tiền gửi. Trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi và tuỳ theo yêu cầu chi trả, chủ tài khoản có thể thực hiện các khoản thanh toán qua Ngân hàng hoặc rút tiền mặt ra để sử dụng. - Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư tài khoản tiền gửi và chịu phạt theo qui định; chịu trách nhiệm về sai sót, lợi dụng trên các giấy tờ thanh toán qua Ngân hàng của những người được chủ tài khoản uỷ quyền ký thay. - Chủ tài khoản phải tuân theo những qui định và hướng dẫn của Ngân hàng phục vụ mình về việc lập các giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở Ngân hàng. Trên giấy tờ thanh toán, các chữ ký và dấu phải đúng mẫu đã đăng ký tại Ngân hàng. - Chủ tài khoản tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tiền gửi ở NH. Trong phạm vi 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo Nợ, giấy báo Có về các khoản giao dịch trên tài khoản tiền gửi, bản sao sổ tài khoản tiền gửi hoặc giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cuối tháng do Ngân hàng gửi đến, chủ tài khoản phải đối chiếu NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 8 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh với sổ sách của mình, nếu có chênh lệch thì báo ngay cho Ngân hàng biết để cùng nhau đối chiếu, điều chỉnh lại số liệu cho khớp đúng. I.3.2. Quy định về trách nhiệm thanh toán * Ngân hàng: + Thực hiện cung cấp các hình thức thanh toán như séc, thẻ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…Để thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng phải sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được quy định bởi pháp luật và được các trung tâm thanh toán chấp nhận. Một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng thường dùng là: séc, thẻ thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Khi sử dụng các hình thức thanh toán này, các ngân hàng phải thực hiện đúng với các yêu cầu về thời gian, thủ tục thanh toán… theo như quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng đã cam kết thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. + Thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời.Khi đã thỏa thuận xong một hợp đồng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng đối với ngân hàng, ngân hàng phải thực hiện việc thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Nếu có sai sót hay chậm trễ vì một lý do nào đó, ngân hàng phải có thông báo bằng văn bản cho khách hàng nói rõ lý do sai sót, chậm trễ đó và đưa ra hướng giải quyết sự chậm trễ và sai sót trên. Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót thuộc phạm vi trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt. * Khách hàng trả tiền: + Có đủ số dư trên tài khoản thanh toán, lập các chứng từ thanh toán (hình thức thanh toán) hợp lệ, hợp pháp. Đối với khác hàng là người trả tiền khi tham gia vào các hình thức thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 9 Trêng §H Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Ng©n Hµng- Tµi ChÝnh thì trước hết khách hàng phải có tiền, khi thanh toán không dùng tiền mặt thì người trả tiền phải có số dư trên tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng đảm bảo đủ chi trả cho hợp đồng thanh toán đó. Bên cạnh đó, khách hàng phải lập các chứng từ thanh toán một cách đầy đủ, chính xác, hợp lệ, hợp pháp. Trong chứng từ đó phải ghi rõ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng, khối lượng thanh toán, thời gian thanh toán, đối tượng được thanh toán… + Thực hiện thanh toán sòng phẳng số tiền phải trả cho khách hàng, nếu làm sai sẽ bị phạt theo chế độ hiện hành. Khi đến hạn thanh toán người trả tiền phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình một cách đầy đủ kịp thời….mà không được chậm trễ vì bất cứ lý do gì. Người trả tiền sẽ bị xử phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp luật nếu chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng thanh toán đã đáo hạn. * Khách hàng thụ hưởng: + Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các hình thức thanh toán nhận được. Để đảm bảo an toàn và để tránh các rắc rối có thể xảy ra, khách hàng thụ hưởng khi nhận được các chứng từ thanh toán phải kiểm tra các yếu tố trên các chứng từ này xem có hợp lệ và hợp pháp không. Nếu thấy những chứng từ này có dấu hiệu bất thường thì phải báo ngay cho các ngân hàng liên quan để giải quyết. + Cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua. Khách hàng thụ hưởng đồng thời là người bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua, người trả tiền theo đúng quy cách, chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. II. Những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành. II.1. Hình thức thanh toán bằng séc. Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có NguyÔn Hoµng Anh §øc Tµi ChÝnh C«ng 48 10

Ngày đăng: 16/07/2013, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Ngân Hàng Thương mại – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, ĐHKTQD – NXB Thống kê Khác
2. Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ – PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài, ĐHKTQD – NXB Thống kê Khác
3. Thời báo kinh tế 2007,2008 4. Thời báo ngân hàng 2007, 2008 Khác
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hòa An 2007 và 2008 Khác
6.Báo cáo thường niên của NHN0&PTNT Hòa An 2007, 2008 7. Website : www.tailieu.vn Khác
9. Giáo trình Tiền tệ, Ngân Hàng và thị trường Tài Chính – F.Mishkin, NXB Khoa học kỹ thuật, 2001 Khác
10. Nghị định số 159/CP năm 2003 của Chính phủ về ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc Khác
11. Quyết định số 22/QĐ - NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/02/1994 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(3): Người thụhưởng lập bảng kê nộp Séc kèm các tờ Séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
3 : Người thụhưởng lập bảng kê nộp Séc kèm các tờ Séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán (Trang 14)
II.3. Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu(UNT). - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
3. Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu(UNT) (Trang 16)
II.3. Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu(UNT). - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
3. Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu(UNT) (Trang 16)
II.4. Hình thức thanh toán thư tín dụng(TTD) - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
4. Hình thức thanh toán thư tín dụng(TTD) (Trang 18)
II.4. Hình thức thanh toán thư tín dụng(TTD) - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
4. Hình thức thanh toán thư tín dụng(TTD) (Trang 18)
Bảng tình hình huy động vốn nội tệ các năm 2006,2007,2008. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng t ình hình huy động vốn nội tệ các năm 2006,2007,2008 (Trang 33)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được việc tăng lên của các hình thức huy động nội tệ của ngân hàng - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
a vào bảng trên ta có thể thấy được việc tăng lên của các hình thức huy động nội tệ của ngân hàng (Trang 34)
Bảng cơ cấu dư nợ các năm 2007; 2008. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng c ơ cấu dư nợ các năm 2007; 2008 (Trang 38)
Bảng cơ cấu dư nợ các năm  2007; 2008. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng c ơ cấu dư nợ các năm 2007; 2008 (Trang 38)
II.1.Tình hình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại NHNo&PTNT huyện Hoà an. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
1. Tình hình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại NHNo&PTNT huyện Hoà an (Trang 39)
Bảng tổng kết tài sản các năm 2006,2007,2008 - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng t ổng kết tài sản các năm 2006,2007,2008 (Trang 39)
Bảng tổng kết tài sản các năm 2006, 2007, 2008 - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng t ổng kết tài sản các năm 2006, 2007, 2008 (Trang 39)
Tình hình thanh toán chung của NHNo&PTNT huyện Hoà an các năm 2006, 2007, 2008 - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
nh hình thanh toán chung của NHNo&PTNT huyện Hoà an các năm 2006, 2007, 2008 (Trang 40)
Bảng phân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà An 2007. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng ph ân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà An 2007 (Trang 43)
BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THANH TOÁN UỶ NHIỆM CHI CỦA NH CÁC NĂM 2006, 2007, 2008. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
2006 2007, 2008 (Trang 43)
Bảng phân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà An 2007. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
Bảng ph ân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà An 2007 (Trang 43)
BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THANH TOÁN UỶ NHIỆM CHI CỦA NH CÁC NĂM 2006, 2007, 2008. - Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Hoà An
2006 2007, 2008 (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w