Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoà An

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại

Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội. Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng.

Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất , vừa đảm bảo thanh toán tức thì, vừa đảm bảo chính xác, an toàn và bí mật. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ, như thế, vốn ngân hàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng lại càng được phát huy.

Tiền gửi của các TCKT, TG khác 30.353 28,48

TGTK bậc thang, TGTK đảm bảo giá trị bằng vàng, TGTK dự thưởng do NHNo tỉnh và NHNoViệt Nam phát hành, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước.

Tiền gửi của KH 1. Không kỳ hạn

Nguyên nhân của sự biến động cơ cấu nguồn tiền huy động như trên là do trong năm 2008 NHNo&PTNT huyện Hoà an đã cho ra một loạt các sản phẩm mới như: tiền gửi tiết kiệm trả lãi theo tháng quý, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm tiết kiệm bảo đảm giá trị bằng vàng, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu…. Vỡ nú vừa cú lợi cho khỏch hàng lại vừa cú lợi cho ngõn hàng, nờn NHNo&PTNT huyện Hoà an chú trọng đến việc hướng dẫn cho khách hàng gửi loại tiết kiệm trên. Qua số liệu trên đây ta thấy nguồn huy động tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Hoà an chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống của dân cư, chiếm tỷ trọng cao trên 70% trên tổng nguồn vốn huy động của đơn vị, trong đó chủ yếu là tiền gửi từ 12 tháng trở lên, đảm bảo an toàn cho thanh toán và tạo ra khả năng mở rộng quy mô đầu tư vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, nhưng lại phải trả với lãi suất cao.

Toàn bộ số nợ quá hạn trên chủ yếu là dư nợ cho vay hộ gia đình, lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn, không phải nợ khó đòi đơn vị có khả năng thu hồi được trong thời gian tới. NHNo&PTNT huyện Hoà an cần phải cố gắng đẩy mạnh dư nợ lên nữa thì mới tăng thêm quỹ thu nhập cho đơn vị.

Bảng cơ cấu dư nợ các năm  2007; 2008.
Bảng cơ cấu dư nợ các năm 2007; 2008.

Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà an

Hiện nay nhu cầu gửi tiền vào tài khoản và thực hiện thanh toán qua NHNo&PTNT huyện Hoà an của các tổ chức kinh tế trên địa bàn chưa cao, trong đó có việc thanh toán không dùng tiền mặt, đây là vấn đề chung của tất cả các NHTM chứ không chỉ riêng NHNo&PTNT Hoà an, Nguyên nhân hạn chế là do chức năng trung gian thanh toán của hệ thống ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống thanh toán liên Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước thời gian thanh toán vốn còn chậm, chưa kiểm soát được tất cả hoạt động thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Nguyên nhân dẫn đến thanh toán bằng ủy nhiệm chi đạt được doanh số như trên là do có những ưu điểm hơn các hình thức thanh toán khác như: Phạm vi thanh toán rộng, được dùng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ và thanh toán khác, chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống, khác ngân hàng trên cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ, thủ tục thanh toán khá là đơn giản, dễ sử dụng, người mua chỉ cần viết giấy ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán cho người được hưởng. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của NHNo&PTNT huyện Hoà an những năm gần đây ta có thể thấy rằng : mặc dù phải đối mặt với nền kinh tế sôi động, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức khác trên địa bàn nhưng NHNo&PTNT huyện Hoà an đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế.

Các NHTM nói chung và NHNN&PTNT huyện Hoà an nói riêng đã vận động các cán bộ, nhân viên của mình mở tài khoản - đõy là những người hiểu biết rừ lợi ớch của việc làm này nờn cỏn bộ - công nhân viên đã hưởng ứng 100% song do tiền lương chỉ đủ chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày, nên sau khi hạch toán tiền lương vào tài khoản, các “chủ tài khoản” lập tức rút tiền mặt, do đó hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt hạn chế. - Công tác tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả, còn ở trong tình trạng “đợi khách” chứ chưa thực sự tiếp cận, lôi cuốn khách hàng bằng phương pháp Marketing thiết thực, đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự hiểu biết của dân chúng về Ngân hàng.Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt.

Bảng phân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà An 2007.
Bảng phân tích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Hoà An 2007.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀ AN

    Thực chất đó là quá trình khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động nhằm đạt được các mục tiêu của Ngân hàng, cũng có thể hiểu đó là quá trình tạo lập môi trường lao động và thực hiện các biện pháp tác động đến người lao động nhầm phát huy được năng lực, tăng sự tự giác, cố gắng và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, nhằm tạo ra những tố chất lao động mới, để mọi cá nhân người lao động có thể đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ cho việc thực hiện các mục tiêu của Ngân hàng. Các dịch vụ tại máy ATM chưa đa dạng ..Khách hàng khi nhận thẻ phát hành của Ngân hàng nào phải đến hệ thống ATM của chính Ngân hàng đó lắp đặt mới có thể thực hiện đựoc các giao dịch ..Tình trạng này không những hạn chế việc sử dụng thẻ của khách hàng, còn gây lãng phí cho nền kinh tế --xã hội ..Do vậy, các Ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển hệ thống máy ATM hơn nữa. Để khuyến khích người dân mở và sử dụng tài khoản cá nhân về phía các Ngân hàng cần tạo sự tin tưởng của người dân vào hệ thống Ngân hàng, đi sâu tiếp cận vào các đối tượng có thu nhập ổn định, thường xuyên có các khoản thanh toán đều kỳ cho các doanh nghiệp như: Tiền nước, phí bưu chính viến thông, điện thoại ..Thúc đẩy thói quen sử dụng các công cụ TTKDTM.

    Trước đây, chúng ta cũng đã thực hiện việc làm này, nhưng do có một thời kì tiền mặt khan hiếm , hệ thống thanh toán của các ngân hàng yếu kém nên việc rút tiền mặt từ ngân hàng khó khăn làm cho các tổ chức kinh tế luôn thiếu tiền mặt, để chớp các cơ hội đầu tư nên Chính phủ đã bỏ lỏng hình thức này nhằm tạo sự linh hoạt cho các doanh nghiệp. Đây là giải pháp đôi bên cùng có lợi, vừa có lợi cho chính hệ thống ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam vừa mang lại hiệu quả cao cho cả hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, bởi vì sẽ tiết kiệm được chi phí trang bị, lắp đặt sửa chữa hệ thống và mở rộng được phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng mà không cần tăng thêm số lượng máy của mình. Cho các cán bộ nhân viên phụ trách mảng thanh toán không dùng tiền mặt đi tập huấn về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới ở ngân hàng cấp trên về dịch vụ chuyển tiền nhanh WU và một số dịch vụ Ngân hàng khác, thực hiện đa dạng các sản phẩm tiện ích dịch vụ Ngân hàng để khách hàng lựa chọn hình thức dịch vụ NH, phù họp với nhu cầu của mình.

    Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và qua thực tế tại NHNo&PTNT huyện Hoà An, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo&PTNT Hoà An, em đã đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên, với thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.