Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẰNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CƯỜI
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẰNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CƯỜI
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ THỊ THANH QUÝ
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý là
kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả trong Luận văn là trung thực, chưa được công bố Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hằng
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho em trong thời gian qua
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các bạn học viên lớp Văn học Việt Nam K23 trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện Luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Luận văn song chắc chắn vẫn còn những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để Luận văn được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Hằng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Mục đích nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Kết cấu của luận văn 10
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT 11
1.1 Văn hóa - văn hóa ứng xử 11
1.1.1 Khái niệm văn hóa 11
1.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử 14
1.2 Thể loại truyện cười 18
1.2.1 Khái niệm truyện cười 18
1.2.2 Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện cười 20
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa 24
1.3.1 Văn hóa và văn học luôn song hành 24
1.3.2 Văn hóa và văn học tác động qua lại lẫn nhau 25
1.3.3 Những giá trị văn hóa được phản ánh trong truyện cười 26
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 29
2.1 Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ gia đình 29
Trang 62.2 Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ xã hội 44
2.3 Văn hóa ứng xử thể hiện trong mối quan hệ với bản thân 56
Tiểu kết chương 2 66
Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 68
3.1 Cốt truyện - Bài học về văn hóa ứng xử 68
3.2 Tình huống - Hoàn cảnh giao tiếp ứng xử 70
3.3 Nhân vật - Phản ánh văn hóa sinh hoạt đời thường 72
3.3.1 Văn hóa đặt tên nhân vật 72
3.3.2 Văn hóa xưng hô giữa các nhân vật 74
3.3.3 Ngoại hình, cử chỉ, hành động 77
3.4 Ngôn ngữ - Những kí hiệu văn hóa 79
3.4.1 Ngôn ngữ hài hước 79
3.4.2 Ngôn ngữ châm biếm 80
3.4.3 Ngôn ngữ đả kích 81
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa con
người với con người trong gia đình của truyện cười dân gian người Việt 30 Bảng 2.2 Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh những vấn đề xoay quanh mối
quan hệ giữa vợ và chồng trong truyện cười dân gian người Việt 30 Bảng 2.3 Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa chủ và
tớ trong truyện cười dân gian người Việt 45 Bảng 2.4 Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ bạn bè trong
truyện cười dân gian người Việt 46 Bảng 2.5 Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa giới
chức sắc, quan lại và dân trong truyện cười dân gian người Việt 48 Bảng 2.6 Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ giữa sư sãi,
thầy cúng, thầy bói, thầy pháp, thầy địa lí và dân trong truyện cười dân gian người Việt 50 Bảng 2.7 Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ giữa thầy đồ,
thầy thuốc và học trò trong truyện cười dân gian người Việt 53 Bảng 2.8 Bảng thống kê các tác phẩm thể hiện mối quan hệ với bản thân
mình trong truyện cười dân gian người Việt 57
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học dân gian giống như một nguồn sữa mẹ dồi dào, ngọt lành và
tươi mát nó nuôi dưỡng biết bao tâm hồn người dân Việt Nam qua các thế hệ Ngay từ khi sinh ra ta đã được nghe những câu hát, những lời ru của bà, của mẹ được đắm mình trong những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết hào hùng của dân tộc Chất dân gian đó đã giúp mỗi chúng ta lớn dần lên và ngày càng trưởng thành Nằm trong mạch nguồn của văn học dân gian, truyện cười từ lâu
đã để lại dấu ấn sâu đậm đối với người dân Việt Nam không chỉ bởi sự phong
phú về số lượng mà còn ở những giá trị văn hóa của thể loại này
1.2 Truyện cười là những câu chuyện về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống và ẩn sau những câu chuyện đó là những bài học về văn hóa ứng xử không chỉ có giá trị đương thời mà cho tới tận ngày nay Qua đó cũng thể hiện ước mơ của nhân dân ta luôn mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp
Có lẽ bởi vậy mà truyện cười trải qua bao thăng trầm của thời gian vẫn có một sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với biết
bao nhà nghiên cứu, phê bình văn học
1.3 Văn hóa là một vấn đề từ lâu đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, văn học là một bộ phận của văn hóa Vì vậy khi nghiên cứu văn học dân gian ta không thể không quan tâm tới văn hóa Hình ảnh con người với văn hóa giao tiếp ứng xử với thiên nhiên và cộng đồng luôn là những mảng đề tài quen thuộc trong tất cả các thể loại văn học dân gian và truyện cười không nằm ngoài số đó Đọc truyện cười ta thấy nổi bật lên đó là vấn đề văn hóa ứng
xử giữa con người với con người trong cộng đồng và ứng xử với chính mình, vì vậy việc vận dụng các tri thức về văn hóa ứng dụng vào khai thác truyện cười
là điều hoàn toàn hợp lý và có cơ sở
1.4 Truyện cười là một thể loại văn học dân gian đã và đang được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, thông qua mỗi câu chuyện
Trang 10cười lại giúp các em học sinh có thêm những ứng xử văn hóa, thêm những bài học để hoàn thiện nhân cách của bản thân Vì vậy, nghiên cứu “Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt” là một hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp không chỉ trên phương diện văn hóa, văn học mà cả trên phương diện giáo dục Đặc biệt nó lại càng có ý nghĩa hơn khi đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới, văn hóa Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nền văn hóa thì vấn đề giao tiếp ứng xử giữa các cá
nhân lại càng được quan tâm trong xã hội hiện nay
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt” với hi vọng mở ra một
hướng đi mới cho cách tiếp cận truyện cười nói riêng và phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập truyện cười ở các bậc học nói chung
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Một số công trình đã nghiên cứu về truyện cười dân gian Việt Nam
Trong nhiều năm qua đã có không ít những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện cười, sau đây chúng tôi xin được khái quát một số cuốn giáo
trình, chuyên khảo, luận văn, bài báo…tiêu biểu đề cập đến vấn đề nghiên cứu
Giáo trình
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng những giáo trình có tính chất nền tảng
về văn học dân gian, trong đó có thể loại truyện cười đã được một số trường Đại
học lựa chọn làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên như: Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam (tập 2) của Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn Bích Hà, Văn học Việt Nam của Phạm Thu Yến (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam của Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc của Bùi Mạnh Nhị biên soạn, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu của Bùi
Mạnh Nhị…Các tác giả đều nghiên cứu truyện cười trên phương diện thể loại: khái niệm, lịch sử hình thành, cách phân loại, những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật
Trang 11 Chuyên khảo
Trương Chính, Phong Châu thông qua “Tiếng cười dân gian Việt Nam”
(1986), Nxb Khoa học xã hội đã chỉ rõ biện pháp gây cười trong truyện cười và nhờ những biện pháp này mà mỗi một truyện cười lại có một sắc thái khác nhau
Nguyễn Đức Hiền (1995) đã có công trình “Truyện cười xưa và nay” tác
giả đã hệ thống một cách khoa học truyện cười và đưa ra nguyên nhân gây cười trong truyện cười xưa và nay Qua đó giúp các nhà nghiên cứu văn hóa thuận tiện hệ thống hóa tri thức về thể loại truyện cười của người Việt
Hoàng Tiến Tựu (1997) trong tác phẩm “Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian” tác giả đã liệt kê trình bày một
truyện cười dân gian của nước ta từ xưa đến nay và đưa ra một số phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu văn học dân gian Qua đây chúng ta có thể tiếp cận một số truyện cười Việt Nam và có những phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục đích nghiên cứu khác nhau
“Phân tích tác phẩm văn học dân gian” của Bùi Mạnh Nhị (1998) đã
đưa ra những gợi ý, tìm hiểu phân tích những vấn đề cơ bản trong các tác phẩm Qua đây giúp cho giáo viên và các em học sinh tìm ra những phương pháp và hình thức giảng dạy cũng như học tập, đọc hiểu thích hợp trong từng bài
Vũ Ngọc Khánh (1999) với công trình “Bình giảng truyện dân gian”
đã nêu lên những ý nghĩa, hàm ý của những yếu tố gây cười trong truyện cười dân gian và đồng thời đưa ra kinh nghiệm giảng dạy của mình về thể loại văn học này
Nguyễn Xuân Kính (1999) trong “Bình giảng thơ ca - truyện dân gian”
đã nêu lên giá trị của thơ ca và khẳng định được ý nghĩa của những cốt truyện dân gian Việt Nam nói chung và truyện cười Việt Nam nói riêng trong sự phát triển của xã hội và giáo dục các thế hệ tiếp theo Đồng thời tác giả đã tổng hợp những kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô giáo ở các trường để xây dựng lên công trình nghiên cứu
Trang 12Hoàng Bắc (2000) thông qua “Tổng tập văn học dân gian người Việt” đã
phân loại truyện cười dân gian Việt Nam thành một chuyên đề cụ thể qua đây giúp người tham khảo thuận tiện tra cứu, nghiên cứu theo các lĩnh vực của mình
Thu Trinh (2001) với công trình “Truyện cười người xưa” tác giả đã
nghiên cứu và hệ thống hóa truyện cười người xưa trong văn hóa người Việt ở các vùng, miền đất nước Đồng thời phân loại truyện cười căn cứ theo từng giai đoạn lịch sử của sự phát triển ở nước ta, qua đó góp phần làm phong phú thêm truyện cười dân gian xưa trong xã hội hiện nay
Trong tác phẩm: “Văn học dân gian - những công trình nghiên cứu”
(2003), Nxb Giáo dục do Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) có dẫn ra bài: “Truyện cười
và việc phân tích truyện cười” của tác giả Đỗ Bình Trị Qua bài viết giúp người
đọc thấy được những đặc trưng của thể loại truyện cười và những gợi ý để tìm hiểu, phân tích một truyện cười
“Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt” (2004) của Nxb
Giáo dục đã nêu lên tính nghệ thuật, sự thú vị, ý nghĩa tiềm ẩn trong nghệ thuật chơi chữ của văn chương người Việt qua các giai đoạn lịch sử giai đoạn trước Thông qua ngôn ngữ, qua giao tiếp của người xưa trong thể loại truyện cười giúp người đọc thấy được ý nghĩa đả kích, trí thông minh của người Việt
Qua các công trình trên chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đề cập tới một
số vấn đề về nội dung, các đặc trưng cơ bản của truyện cười, phân loại truyện cười và đồng thời cũng đưa ra những phương pháp, hình thức, kinh nghiệm giảng dạy thể loại văn học này
Luận văn, luận án:
Bên cạnh các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…thì thể loại truyện cười cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu khoa học sau đây:
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2007) với luận văn “Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực” đã đề cập
đến cơ sở lí luận của việc dạy học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực
Trang 13của chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông và thiết kế bài học về hai truyện cười trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực
Hoàng Thị Hoa (2008) thông qua công trình “Một số thủ pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam từ góc nhìn của ngữ dụng học” đã cho
ta thấy vi phạm một số quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại là những thủ pháp gây cười trong truyện cười dân gian
Trần Thị Mén (2009) có luận văn “Tìm hiểu truyện cười dân gian sưu tầm ở Bạc Liêu” đã khái quát về truyện cười dân gian Nam Bộ và truyện cười
dân gian Bạc Liêu, cho người đọc thấy đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện cười dân gian Bạc Liêu qua đó chỉ ra sắc thái địa phương và giá trị của truyện cười dân gian Bạc Liêu
Nguyễn Hoàng Yến (2011) thành công với luận án “Truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ dụng học” đã xác định vai trò và tầm quan trọng của
dụng học đối với việc giải thuyết một thể loại truyện cười dân gian của ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam, ứng dụng dụng học trong ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu truyện cười qua đó làm rõ quan hệ nối kết giữa ngôn ngữ học và văn học
Phạm Minh Luân (2012) thông qua “Cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam” đã dựa vào cơ sở lý thuyết ngữ dụng học của
tác giả Đỗ Hữu Châu để chỉ ra cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam
Luận án “Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học tiếng Việt” của Nguyễn
Văn Tứ (2012) đã đề cập đến cách giảng dạy truyện cười ở trường THCS và THPT Đồng thời tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ giá trị, vai trò của văn học dân gian trong việc dạy học ở cấp trung học
Hoàng Đăng Trị (2015) với luận văn “Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam” đã khảo sát các nhóm từ vựng có ý nghĩa
biểu vật trong truyện cười dân gian Từ đó tìm hiểu mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu vật với sử dụng nó vào nội dung của truyện cười dân gian Việt Nam
Trang 14Các công trình khoa học trên đã phân tích cơ sở lí luận của việc dạy học truyện cười, chỉ ra các thủ pháp gây cười, cơ chế tạo hàm ý trong truyện cười đồng thời đưa ra các nhóm từ vựng có ý nghĩa biểu vật với sử dụng nó vào nội dung của truyện cười Qua những công trình khoa học cũng cho thấy vai trò của ứng dụng dụng học trong ngôn ngữ học vào truyện cười và hướng chúng ta vào cách giảng dạy truyện cười Bên cạnh , đó giúp người đọc thấy được nội dung và nghệ thuật của truyện cười dân gian tại Bạc Liêu để từ đó có những liên hệ với truyện cười dân gian của người Việt
“Ngữ pháp truyện và việc ứng dụng phân tích truyện cười “văn hay””
của Nguyễn Hoàng Yến (Tạp chí Giáo dục, số 254, kì 2 - 1/ 2011, trang 30 -
32) đã cho người đọc thấy được vai trò của yếu tố ngữ pháp trong việc phân
tích truyện cười
Ngô Thị Thanh Quý qua bài viết: “Tác phẩm truyện cười - góc nhìn thể loại” (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên 118 (04), trang 3 - 8)
đã quan tâm đến truyện cười trên phương diện một thể loại của văn học dân gian
và chỉ ra bản chất, đặc trưng, đối tượng, ý nghĩa của truyện cười
Trần Kim Phượng, Trịnh Thị Anh Đào trong: “Thủ pháp gây cười bằng đánh tráo khái niệm trong truyện cười hiện đại Việt Nam” (Tạp chí Từ điển
và Bách khoa thư Việt Nam, số 5, tháng 9/ 2014, trang 171 - 176) đã chỉ ra một
thủ pháp gây cười do vi phạm nguyên lí cơ bản của tư duy được nhìn từ góc độ
lô gic trong lập luận Thủ pháp này thông qua bốn kiểu đánh tráo khái niệm đó là: Đánh tráo khái niệm diễn đạt bằng từ có âm giống nhau nhưng chữ và nghĩa khác nhau, diễn đạt bằng từ có âm và chữ giống nhau những nghĩa khác nhau,
Trang 15diễn đạt bằng cụm từ có âm và chữ giống nhau nhưng nghĩa khác nhau và cuối cùng là thủ pháp đánh tráo nhiều khái niệm
Phan Thị Đào với bài viết: “Đôi nét về chuyện cười và truyện cười”
(Tạp chí sông Hương, số 145, tháng 3/ 2001, trang 2) đã cho ta thấy được sự
phân biệt giữa “chuyện” và “truyện”, “chuyện cười” và “truyện cười” chỉ mang
ý nghĩa tương đối bởi giữa các đối tượng mà chúng phản ánh luôn có mối quan
hệ biện chứng với nhau
Huỳnh Thị Hoài thông qua “Phân tích một số yếu tố gây cười trong các truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng học” (Tạp
chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, số 2 (25)
2008, trang 152 - 157) đã giúp cho chúng ta thấy việc tác giả vận dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp, hàm ý trong lời nói và những yếu tố như: văn hóa, phong tục, tập quán đôi khi cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận tính hài của truyện cười
Các bài báo trên đã quan tâm đến ngữ pháp truyện cười, đặc trưng, đối tượng, ý nghĩa truyện cười và phương pháp tiếp cận thể loại văn học này Khẳng định một trong những thủ pháp gây cười là do vi phạm nguyên lí cơ bản của tư duy được nhìn từ góc độ lôgic trong lập luận Đồng thời chỉ ra việc vận dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và hàm ý trong lời nói có ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận tính hài hước của truyện cười, cũng qua đây giúp chúng ta thấy được
sự phân biệt giữa “chuyện” và “truyện”; “chuyện cười”, “truyện cười” chỉ mang tính chất tương đối
2.2 Một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyện cười dân gian Việt Nam và văn hóa
Huỳnh Vũ Lam (2008) với luận văn: “Giá trị văn hóa thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ” đã hệ thống hóa nguồn truyện cười dân
gian Khmer và xác định những giá trị văn hóa đã thúc đẩy sự phát triển của thể loại truyện cười Đồng thời làm rõ tính tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa cũng như nét đặc trưng còn giữ lại không thể hòa lẫn của tộc người này
Trang 16Huỳnh Vũ Lam thông qua bài viết: “Ảnh hưởng của đời sống văn hóa trong kết cấu thể loại truyện cười Khmer Nam Bộ” đăng trên tạp chí Khoa học
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 20 năm 2010 đã cho thấy truyện
cười dân gian Khmer Nam Bộ có kết cấu mang đặc trưng của thể loại truyện cười nói chung nhưng cũng có những nét đặc trưng riêng Điểm khác biệt đó là truyện cười người Khmer thường móc nối yếu tố giáo huấn vào phần cuối của câu chuyện, điều này có nguồn gốc từ yếu tố văn hóa mang đậm chất Phật giáo
Lê Thị Quỳnh Hảo trong bài viết: “Văn hóa ứng xử trong truyện cười Việt Nam và Nhật Bản” đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 325, tháng 7 -
2011, trang 65 - 68 thông qua thể loại truyện cười đã chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa ứng xử giữa hai quốc gia
Đoàn Thị Bích Thủy (2012) đã thành công với luận văn: “Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (Trường hợp làng cười Văn Lang - Phú Thọ” đã chỉ ra sắc thái riêng của truyện cười ở làng Văn Lang
và so sánh làng cười Văn Lang với các làng cười trên cả nước chẳng hạn như làng cười ở Bắc Ninh, Bắc Giang hay làng cười Vĩnh Hoàng- Quảng Trị qua đó thấy được những điểm giống nhau giữa các làng cười và điểm độc đáo đặc biệt của làng cười Văn Lang
Như vậy, các nhà giáo, nhà nghiên cứu đã chú ý tới các phương diện khác nhau của truyện cười tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng quát, phân tích lối ứng xử của người Việt qua các tác phẩm truyện cười
Kế thừa những thành tựu quý báu của các nhà nghiên cứu, các tác giả đi trước
chúng tôi xây dựng đề tài: “Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người Việt” với mong muốn góp một phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và
học tập truyện cười người Việt ở các cấp học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: ở luận văn này đối tượng mà chúng tôi hướng tới nghiên cứu đó là: truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa ứng xử
Trang 17* Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa ứng xử bao gồm các quan hệ ứng xử như
ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội và ứng xử với tự nhiên Trong luận văn này chúng tôi sẽ chỉ đi sâu tìm hiểu những tác phẩm viết về mối quan hệ ứng xử với môi trường xã hội và với bản thân mình trong truyện cười dân gian của người Việt Từ đó làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử trong đời sống xã hội và với bản thân mình Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ cung cấp một góc nhìn mới mẻ và thú vị
về truyện cười dân gian của người Việt
* Tư liệu tham khảo: Hiện nay có rất nhiều tuyển tập truyện cười dân
gian người Việt do các nhà sưu tầm biên soạn Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá
trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn tư liệu khảo sát chính là cuốn “Truyện cười truyền thống của người Việt” (Triều Nguyên), Nxb Khoa học xã hội,
xuất bản năm 2015 Cuốn sách đã hệ thống đầy đủ các câu chuyện xoay quanh các mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội, với chính bản thân mình và tập
hợp chúng thành các chủ đề cụ thể
4 Mục đích nghiên cứu
4.1 Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian Việt Nam mục đích làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân
và xã hội Để thấy được cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta trước cái xấu xa, lạc hậu trong ứng xử văn hóa của nhân dân với mong muốn giữ gìn những nét đẹp văn hóa trong ứng xử
4.2 Luận văn không chỉ chú ý đến biểu hiện của văn hóa ứng xử của
người Việt trong truyện cười trên phương diện nội dung, mà còn chú ý đến những biểu hiện trên phương diện hình thức của tác phẩm Văn hóa ứng xử đã chi phối tới nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật và ngôn ngữ tác phẩm Qua đây, ta cũng thấy được tư duy sáng tạo nghệ thuật của cha ông ta cũng như những truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta ẩn dưới
những hình thức nghệ thuật của truyện cười
Trang 184.3 Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi hi vọng được góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào quá trình lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc trong văn hóa ứng xử Đồng thời mong muốn luận văn sẽ trở thành một nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình học tập,
giảng dạy và nghiên cứu về truyện cười
5 Phương pháp nghiên cứu
quả chung nhất cho đề tài nghiên cứu
5.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ vận dụng đa dạng các kiến thức thuộc các lĩnh vực văn hóa học, nhân học, lịch sử học, xã hội học…để tìm hiểu những giá trị truyền thống về văn hóa ứng xử của người Việt được thể hiện
trong thể loại truyện cười
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo thì phần nội dung
luận văn của chúng tôi gồm có ba chương cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa ứng xử và truyện cười dân gian của người Việt
Chương 2: Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian của người Việt trên phương diện nội dung
Chương 3: Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian của người Việt trên phương diện nghệ thuật
Trang 19Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1 Văn hóa - văn hóa ứng xử
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một vấn đề từ lâu đã rất quen thuộc đối với chúng ta, nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu chính của ngành khoa học nhân văn Hiện nay, trên thế giới có tới gần 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa Mỗi một nhà nghiên cứu trên những điểm nhìn lại đưa ra một cách hiểu riêng và chính điều đó đã khiến
cho văn hóa trở thành đối tượng phức tạp và khó nắm bắt
Theo quan niệm của phương Tây thì “văn hóa được hiểu lúc đầu là canh tác, trồng trọt (cultus) Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người” [49, tr.10] Với cách hiểu này thì “văn hóa” được hiểu là sự
sáng tạo của con người để tạo ra các giá trị về vật chất và tinh thần nhằm phục
vụ cho đời sống trong đó gắn với sự giáo dục con người
Theo quan niệm của phương Đông thì “văn” có nghĩa là vẻ đẹp và “hóa”
có nghĩa là biến đổi, nếu ghép lại thì “văn hóa” có nghĩa là làm thay đổi, biến hóa khiến cho đẹp ra Quan niệm này của phương Đông đã quan tâm tới sự ứng
xử xã hội nó khác với quan niệm của phương Tây chú trọng tới ứng xử tự nhiên
Chung quanh khái niệm văn hóa đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra, đầu tiên phải kể đến nhà nhân học người Anh Edward B.Tylor năm 1871 trong
cuốn “Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa một góc nhìn
từ Việt Nam” (tái bản) ông đã định nghĩa như sau: “Văn hóa và văn minh hiểu
theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành viên xã hội”
[33, tr.16-17]
Trang 20Đến năm 1967, nhà văn hóa học Pháp Abraham Moles cũng thông qua
cuốn “Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa một góc nhìn
từ Việt Nam” (tái bản) để khẳng định: “Văn hóa đó là chiều cạnh trí tuệ của
môi trường nhân tạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình” [33, tr.17]
Cùng với thời gian, khái niệm văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt cần chú ý đến định nghĩa về văn hóa của tổ chức UNESCO
tuyên bố tháng 11 năm 2001 với nội dung khẳng định: “Văn hóa nên được xem
là một tập hợp (the set) các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, và
nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng” [33, tr.20] Dựa theo định nghĩa này của tổ chức
UNESCO thì khái niệm văn hóa khá rộng, bao quát và toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên nó vẫn nói lên được cái riêng của mỗi nền văn hóa qua lối sống và các truyền thống tín ngưỡng
“Ở Việt Nam, nghiên cứu văn hóa như một môn khoa học được bắt đầu vào nửa đầu thế kỉ XX Những người mở đầu có thể kể đến nhà nghiên cứu Đào Duy Anh với “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938), Nguyễn Văn Huyên viết
“Văn minh Việt Nam” (1939, bằng tiếng Pháp, 1995 dịch sang tiếng Việt), từ
đó vấn đề nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam càng được quan tâm
và có nhiều công trình hơn Đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu một cách khá toàn diện những vấn đề văn hóa, từ đó xác định khái niệm văn hóa đến cấu trúc văn hóa, loại hình và biểu tượng văn hóa Trần Ngọc Thêm viết “Cơ sở văn hóa Việt Nam” năm 1995, Trần quốc Vượng (chủ biên) “Cơ sở văn hóa Việt Nam” năm 1997, Đoàn Văn Chúc “Văn hóa học” năm 1997, Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa Việt Nam” năm 1998, Chu Xuân Diên “Cơ sở văn hóa Việt Nam” năm 1999, Nguyễn Đăng Duy “Văn hóa học Việt Nam” năm 2002, Nguyễn San và Phan
Trang 21Đăng “Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam” năm 2002…” [16, tr.19] Tuy
nhiên, đáng chú ý phải kể đến khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm trong
cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” tái bản năm 2009 viết: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [51, tr 10] Với định nghĩa này ta thấy văn hóa
được hiểu là hệ thống các giá trị mà con người sáng tạo ra và tích lũy trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn của họ và đã chỉ ra được mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đây chính là điều kiện để hình thành nên văn hóa qua đây ta thấy văn hóa có tính giá trị và tính lịch sử
Có thể thấy, mặc dù mỗi một nhà nghiên cứu ở những điểm nhìn khác nhau đã đưa những cách hiểu riêng về văn hóa song ở họ tựu chung lại một
điểm đó là đều hiểu văn hóa: là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người là chủ thể sáng tạo ra Khi con người tác động đến tự nhiên
thì tạo ra các giá trị vật chất và khi tác động đến các yếu tố xã hội thì tạo ra các
giá trị tinh thần Văn hóa là kết quả của sự vận động, sáng tạo và tích lũy của con người theo quy luật cái đẹp vì thế nó phải được lựa chọn và thẩm định theo thời gian do đó mà văn hóa mang tính chọn lọc Mỗi một quốc gia lại có một nền văn hóa riêng và biểu hiện của nó thể hiện trong chính những nếp sống, thói quen, phong tục tập quán, trong lối ứng xử của mỗi cá nhân cũng như trong cả một cộng đồng và nó được truyền lại qua các thế hệ trong quá trình xã hội hóa
Hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ngược lại đang là một mối quan tâm hàng đầu Trong các công trình nghiên cứu văn hóa, khái niệm “toàn cầu hóa” được nhắc đến thường xuyên Khái niệm này được cảm nhận và giải thích không giống nhau từ những góc nhìn khác nhau Dưới góc độ văn hóa, toàn cầu hóa đem lại cho chúng ta những
Trang 22cảm nhận về sự thâm nhập của các xã hội trên thế giới Sự dịch chuyển của các biên giới văn hóa tạo ra sự không chắc chắn Trong tương lai một nền văn hóa quốc tế với ý nghĩa như một liên văn hóa sẽ thay thế văn hóa dân tộc Điều này dẫn đến nguy cơ rạn vỡ thậm chí là biến mất những bản sắc văn hóa được tạo dựng từ hàng nghìn năm qua trong các xã hội truyền thống Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển văn hóa dân tộc Trước hết
là các dân tộc có điều kiện nhìn nhận lại chính mình khi so sánh, đối chiếu với văn hóa nhân loại Các lĩnh vực của đời sống văn hóa được đối sánh với văn hóa nước ngoài để từ đó các chủ thể văn hóa học hỏi và tiếp biến Ngoài ra giao lưu văn hóa tích cực trong điều kiện như hiện nay sẽ làm thay đổi nhận thức của con người về vấn đề dân tộc và bản sắc từ đó tạo ra những giá trị văn hóa bền vững
Do vậy để tiến tới một nền văn hóa thế giới hiện đại trong đa dạng, đòi hỏi phải chấp nhận sự tồn tại của nhiều giá trị văn hóa khác nhau và tiến hành đối thoại giữa các nền văn hóa trong đó lấy phương châm: đối thoại văn hóa phải dựa trên sự bình đẳng tương hỗ, tôn trọng tính khác biệt về bản sắc văn hóa và phải thực hiện theo tinh thần khoan dung
1.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử
Việt Nam đang bước vào thời kì hội nhập giao lưu với các nước trên thế giới bên cạnh những giá trị và lợi ích tốt đẹp mà chúng ta nhận thấy như: kinh
tế phát triển hơn, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao hơn …thì chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn, vừa giao lưu văn hóa với các nước vừa phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình Một trong những vấn đề mà đang được xã hội quan tâm tới hiện nay phải kể đến đó
là vấn đề văn hóa ứng xử của con người
“Văn hóa ứng xử” là gì muốn hiểu rõ vấn đề này thì trước hết ta cần hiểu được khái niệm “ứng xử” Hiểu theo lối triết tự thì “ứng” là ứng biến, ứng phó
Trang 23là sự tương ứng với một sự vật hiện tượng nào đó “Xử” có nghĩa là cách cư xử,
xử sự, xử thế trước những thay đổi, những tình huống xảy ra trong xã hội
Theo Hoàng Phê trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” thì khái niệm “ứng
xử” được hiểu như sau: “Ứng có nghĩa là đáp lại, lên tiếng đáp lại kêu gọi hoặc là mối quan hệ phù hợp tương đối với nhau Xử có nghĩa là hành động theo cách nào đó, thể hiện thái độ với người khác trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định” [43, tr.1353] Có thể thấy ứng xử thể hiện tư duy của con người biểu
hiện trong lối sống, thể hiện vốn hiểu biết, lịch lãm, nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một con người Có tình huống xảy ra thì mới có ứng xử và ứng xử bắt đầu bằng nhận thức thực trạng khách quan từ đó có thể phản ứng bằng cảm tính rồi bằng lí tính như một quá trình nhận thức
Hiểu khái niệm “ứng xử” như vậy thì có thể thấy “Văn hóa ứng xử” là một phạm trù rất rộng lớn nó là sự ghép nối của hai từ “văn hóa” và “ứng xử”
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”
thì “cấu trúc của văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với hai loại môi trường đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội” [51, tr.16] Qua đây ta thấy khi nghiên
cứu về văn hóa ứng xử của con người thì cần đặt con người vào hai môi trường
tự nhiên và xã hội để thấy được đầy đủ các các phương diện của văn hóa ứng xử
Sự ứng xử của người Việt được thể hiện rất phong phú trên nhiều phương diện khác nhau Trước hết với tự nhiên, ta thấy thiên nhiên như người
mẹ mang đến cho con người những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên phong phú
và giàu dưỡng chất giúp nuôi lớn con người Chính vì vậy, ứng xử với thiên nhiên ban đầu con người lệ thuộc vào thiên nhiên sau dần đã thích nghi với thiên nhiên và mong muốn khám phá thiên nhiên Lối sống hài hòa với thiên nhiên, nương nhờ thiên nhiên thể hiện đậm nét trong nếp làm, nếp ăn, xây cất nhà cửa, đi lại…nói chung là trong toàn bộ đời sống vật chất của con người
Trang 24Việt Nam Chính thái độ ứng xử hài hòa với thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến
sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
Với môi trường xã hội khi mà ở bên ngoài có vô vàn các vấn đề xảy ra với nhiều mối quan hệ khác nhau con người phải tập thích ứng và hòa nhập Thích ứng là những thay đổi của con người để phù hợp với những điều kiện mới, yêu cầu mới của xã hội đặt ra Khả năng này càng cao con người càng lành mạnh Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng phải hòa nhập với con người và môi trường Tức là con người không sống cô lập mà phải nương tựa vào nhau cả về vật chất lẫn tinh thần Do vậy, khả năng duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân Con người kém khả năng này rắc rối, khó khăn và căng thẳng sẽ thường xuyên diễn ra Nhưng việc thay đổi khả năng này như thế nào lại là một vấn đề đặt ra cho mỗi
cá nhân trong hiện tại và cả tương lai
Với chính bản thân mình con người cũng cần phải có sự ứng xử phù hợp Luôn yêu quý và trân trọng bản thân là điều trước hết mỗi con người cần phải
có Bởi một thực tế nếu không yêu quý mình thì sẽ không thể yêu quý được ai khác Con người với chính mình luôn phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và vốn sống, sự hiểu biết Bên cạnh học hỏi để hoàn thiện bản thân chúng ta cũng không ngừng đấu tranh để vươn tới cái đẹp Tuy nhiên, để thực hiện được những điều trên đòi hỏi mỗi cá nhân phải có sự quyết tâm, tinh thần cầu thị song không phải cá nhân nào cũng dễ dàng làm được và ứng xử phù hợp
Văn hóa ứng xử luôn được người Việt Nam đề cao bởi nó không chỉ thể hiện trình độ văn hóa, văn minh của cộng đồng mà hơn hết nó giúp ta thấy được giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân Do đó mỗi cá nhân lại
có những hành vi văn hóa ứng xử khác nhau và điều này phụ thuộc vào quá trình học tập, rèn luyện, trưởng thành của mỗi con người
Ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề này, mỗi một nhà nghiên cứu lại có cách hiểu riêng tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu
Trang 25Theo Đỗ Long trong cuốn “Tâm lý học với văn hóa ứng xử” đã khẳng
định: “Văn hóa ứng xử là một hệ thống thái độ hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp luật, đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng người, của xã hội” [30, tr.73]
Theo GS Trần Quốc Vượng qua “Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam”
năm 1988 thì “Văn hóa là thế ứng xử, năng động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân), đứng trước thiên nhiên xã hội, to nhỏ và đứng trước chính mình Văn hóa là lối sống (mode di vie), là nếp sống (train di vie) tập thể và cá nhân” [64, tr 97]
Theo Phạm Vũ Dũng qua “Văn hóa giao tiếp” (1998) thì “Văn hóa ứng
xử là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ giữa con người và các đối tượng khác, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lí…trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành các chuẩn mực của cá nhân, nhóm
xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia…được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo” [11, tr.27]
Có thể nhận thấy văn hóa ứng xử được hiểu theo nhiều cách hiểu khác
nhau nhưng về cơ bản thì “Văn hóa ứng xử là một hệ thống thái độ, hành vi, chuẩn mực ứng xử được thể hiện qua: ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm - sinh lí…thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, xã hội và với chính mình; dựa trên các căn cứ pháp luật phù hợp với đời sống và bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội”
Văn hóa ứng xử là một phạm trù rộng lớn nhưng trên khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu nó trong mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, ngoài xã hội và với chính bản thân mình qua đây thấy được lối sống trọng tình của người Việt, một nét đẹp văn hóa luôn được gìn giữ qua hàng nghìn thế hệ
Trang 261.2 Thể loại truyện cười
1.2.1 Khái niệm truyện cười
Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước…mặc dù được dùng với nhiều tên gọi khác nhau nhưng thống nhất về bản chất
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu tình cảm, tinh thần lạc quan và khiếu hài hước, ngay cả trong sinh hoạt đời thường với những buổi chiều chăn trâu cắt cỏ, thăm đồng, gặt hái người ta cũng có thể kể cho nhau nghe những câu chuyện cười Nó gắn bó trong các làng quê và trở thành phương tiện mua vui giải trí hữu hiệu của con người Việt Nam Bởi vậy khái niệm truyện cười lâu nay không còn xa lạ với chúng ta
Trong truyện dân gian của người Việt thì khu vực được gọi là truyện cười khá rộng và đa dạng, nó tiếp giáp với nhiều loại truyện truyền miệng khác như: truyện ngụ ngôn, giai thoại, truyện cổ tích sinh hoạt và chỉ khoảng bốn thập kỉ nay danh từ truyện cười mới được giới nghiên cứu nước ta quan tâm
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử và Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) các tác giả khẳng định: Truyện cười là
“một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa
và mua vui giải trí” [17, tr 369] Định nghĩa này khẳng định truyện cười là một
thể loại tự sự và nhấn mạnh tới chức năng của truyện cười thông qua phương tiện chính là tiếng cười
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu trong cuốn “Văn học dân gian
Việt Nam” (1999) thì cho rằng “Truyện cười chỉ tất cả các hình thức truyện kể
dân gian có tác dụng gây cười và lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để khen chê và mua vui, giải trí như: truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện
Trang 27tiếu lâm, truyện Trạng…” [61, tr 97] Cách định nghĩa này của Hoàng Tiến
Tựu cũng có nét tương đồng với cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán
và Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong việc khẳng định chức năng của truyện cười và vai trò của tiếng cười
Tác giả Đinh Gia Khánh trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (tái
bản lần thứ 6) cho rằng: “Truyện cười miêu tả hiện thực bằng cách phóng đại
sự thật Trong cuộc đời muôn ngàn sự việc hàng ngày xảy ra, khác nào muôn vàn nét vẽ phức tạp trên một bức phông lớn, nếu tô đậm một số nét làm cho nổi bật chúng lên thì đó là một cách phóng đại, cường điệu hóa” [25, tr 388] Ở
đây tác giả đã dựa trên bút pháp nghệ thuật phóng đại, cường điệu hóa sự thật của truyện cười để định nghĩa truyện cười
Bên cạnh đó, tác giả Vũ Anh Tuấn trong cuốn “Giáo trình Văn học dân
gian” (2012) định nghĩa như sau: “Truyện cười là hình thức tự sự dựa trên cơ
sở cái đáng cười để tạo ra cái cười có mục đích nhất định, gắn với nội dung xã hội và nhận thức của con người Tiếng cười trong truyện cười bật ra khi chúng
ta phát hiện ra “cái đáng cười », hay là nhận thức được bản chất của tình huống gây cười” [59, tr 152] Tác giả Vũ Anh Tuấn đã chỉ ra được cơ chế tạo
ra tiếng cười đó là khi chúng ta phát hiện ra mâu thuẫn giữa cái bản chất với cái bên ngoài của mỗi tình huống gây cười để từ đó tác giả đã đưa ra định nghĩa của mình về truyện cười
Như vậy, dù hiểu theo cách hiểu nào thì tựu chung lại có thể thấy truyện cười là một thể loại tự sự dân gian ra đời khi xã hội phong kiến đang suy tàn
và có đặc điểm là dùng tiếng cười để mua vui giải trí, giáo dục con người thông qua việc phát hiện mâu thuẫn giữa cái bản bản chất với cái hình thức
Từ mỗi một câu chuyện cho chúng ta một tình huống, mỗi một tình huống lại được đậm tô bằng những nét phóng đại, cường điệu hóa Chính điều đó khiến
cho truyện cười lâu nay có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống nhân dân
Trang 281.2.2 Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện cười
* Nội dung truyện cười
Đối tượng của truyện cười thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp trong xã hội
Vì vậy nội dung phản ánh của truyện cười cũng hướng tới những câu chuyện xoay quanh những đối tượng đó Theo kết quả khảo sát thì chúng ta thấy truyện cười có hai nội dung chính cụ thể là: Truyện cười đem đến tiếng cười giải trí, hài hước và truyện cười châm biếm, đả kích những cái xấu xa trong xã hội
1 Truyện cười đem đến tiếng cười giải trí, hài hước Như ta đã thấy, dân tộc ta là một dân tộc rất giàu tinh thần lạc quan và có khiếu hài hước nên
trong đời sống chúng ta rất hay sử dụng tiếng cười “Trong nội dung hài hước
đề cập đến ba nhóm đề tài quen thuộc như: phê phán tính khoác lác (Con rắn vuông, Thi nói khoác…), chế giễu thói tham ăn tục uống (Cho khỏi lạc đàn, Bánh tao đâu), truyện về những anh chàng sợ vợ (Tao mừng lắm, Sợ vợ chết cứng)” [59, tr.157]
Xã hội ngày càng phức tạp, thật giả đan xen lẫn lộn thì những con người khoác lác sinh ra lại càng nhiều Có những con người nói khoác một cách lố
bịch chẳng hạn như trong truyện Con rắn vuông khiến cho người nghe không
khỏi bật cười Khoác lác đã trở thành hiện tượng trong xã hội do vậy truyện cười sinh ra bên cạnh mục đích mang lại tiếng cười cho nhân dân còn có mục đích phê phán thói tật đó Ở các làng quê đã có những khu vực mỗi khi nhắc đến tên địa danh là họ đã biết ngay đó là cái nôi của nói khoác, nói giễu chẳng hạn như: Đồng Sài, Trúc Ổ, Can Vũ ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh hay cạnh
đó là tỉnh Bắc Giang thì có Hòa Làng, Dương Sơn ở huyện Tân Yên; Kha Lí (Kẻ Xe), Cao Lôi (Kẻ Chối) của huyện Việt Yên…Ngoài ra ở nước ta còn có các làng cười như: Văn Lang (Tam Thanh- Phú Thọ), Vĩnh Hoàng (Vĩnh Linh- Quảng Trị) … trong đó mỗi làng cười lại có một nét độc đáo riêng, nội dung chủ yếu xoay quanh những câu chuyện về lao động sản xuất, những đặc sản, thói quen tập tục địa phương…Đằng sau nội dung phê phán tính khoác lác của
Trang 29con người là một bài học về ứng xử Qua những câu chuyện cười chúng ta cần rút ra bài học cần chân thật hơn với nhau, nếu như khoác lác để mang lại tiếng cười thì chúng ta cũng không nên lạm dụng điều này quá nhiều trong cuộc sống Vì đôi khi nó sẽ trở thành xuyên tạc sự thật và lâu dần sẽ dẫn đến đổ vỡ niềm tin của mọi người xung quanh
Tư duy của người dân Việt Nam trồng lúa nước là luôn gắn với cái ăn, lúc nào họ cũng lo mất mùa, đói kém, thiếu ăn chính vì vậy cái ăn từ lâu đã trở thành đối tượng tư duy của người dân Việt Nam Họ thường lấy “cái bụng” là thước đo cho mọi hiện tượng đời sống Do đó để nói về cái ăn mà nhân dân ta
đã có những câu chuyện cười nhằm phê phán những con người tham ăn tục
uống, thiếu lịch sự trong văn hóa ăn uống Chẳng hạn như truyện: “Múc cháo trong nồi nhỏ”, “Làm theo bố vợ”, “Ăn đôi củ”… qua đó muốn mang đến
tiếng cười mua vui, giải trí và mang lại bài học nhẹ nhàng về văn hóa ứng xử cho con người Mỗi con người cần phát huy nét đẹp trong văn hóa ăn uống, “ăn trông nồi ngồi trông hướng” Đôi khi đừng quá nặng nề xem trọng chuyện ăn uống mà đánh mất hình ảnh của mình trong mắt mọi người, nhất là những cá nhân trong gia đình cần làm gương cho con trẻ noi theo
Đề tài về những anh chàng sợ vợ có lẽ là đề tài mà được mọi người yêu thích và hứng thú hơn cả Thông thường những người đàn ông khoẻ mạnh là trụ cột trong gia đình lẽ ra vai trò của họ phải được đề cao Nhưng ở đây tác giả dân gian xây dựng họ như những “con rùa chui trong xó cửa” chỉ biết nép mình cho những chị vợ sai bảo Lí giải điều này có lẽ xuất phát từ cội nguồn văn hóa của dân tộc ta đó là một đất nước từ lâu có văn hóa thờ mẫu, vai trò của người
vợ, người mẹ được đề cao “phúc đức tại mẫu” Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, vai trò trụ cột của người chồng dần thay thế cho người vợ trong việc lo gánh vác công việc gia đình lúc này xã hội phụ hệ ra đời Đặt trong giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn, khi mà có quá nhiều bất công ngang trái đặt ra cho những người phụ nữ thì lúc này truyện cười ra đời như là tiếng nói đòi lại
Trang 30quyền bình đẳng cho người họ Thông qua những câu chuyện hài hước muốn nhắn nhủ đến các ông chồng cần tôn trọng và quan tâm hơn đến những người phụ nữ của mình Bên cạnh đó các chị vợ cũng cần có thái độ tôn trọng chồng mình, đôi khi những người chồng nhún nhường không phải vì họ sợ mà vì họ muốn “một điều nhịn là chín điều lành” muốn cho gia đình êm ấm mà họ nhường nhịn và đề cao vợ mình Từ đó suy ra trong một gia đình vợ chồng cần phải có sự ứng xử khéo léo phù hợp, không nên thái quá dễ làm trò cười cho mọi người Người chồng cần thể hiện bản lĩnh của người đàn ông mạnh mẽ vững vàng tránh nhu nhược, còn người vợ cần mềm mại, dịu dàng hơn không
vì được chồng ưu ái mà “lấn sân” làm mất quyền của người đàn ông
Trong nội dung mua vui giải trí của truyện cười dường như chưa có sự tách biệt rạch ròi với nội dung châm biếm đả kích thói hư tật xấu trong xã hội, giữa hai nội dung này có sự liên quan ràng buộc nhau
2 Truyện cười châm biếm, đả kích những cái xấu trong xã hội Khi mà
xã hội bộc lộ quá nhiều điều bất công ngang trái con người buộc phải lên tiếng phản đối, nhưng có những điều không phải lúc nào cũng nói thẳng nói thật Mượn truyện cười là phương tiện để nói lên tiếng nói của mình là một việc làm hết sức thông minh của các tác giả dân gian
Các nhà lí luận mĩ học đã nhận ra vai trò đấu tranh xã hội của truyện
cười “Truyện cười là người trung gian lớn phân xử sự thực và sự dối trá”
(Biêlinxki) Thông qua truyện cười các đối tượng từ vua, quan, thầy đồ, thầy thuốc, sư sãi, thầy cúng, thầy pháp là những người đức cao vọng trọng trong xã hội cho tới những cậu học trò, anh chàng sợ vợ…đều được phản ánh đậm nét Thông qua những thói hư tật xấu tiếng cười bật ra có tác dụng giáo dục con người và từ đó hướng tới những giá trị tốt đẹp nhằm xây dựng một xã hội văn minh Mỗi con người cần biết phân biệt cái tốt và cái xấu để từ đó lựa chọn cho mình những điểm tích cực để tiếp thu học hỏi, với cái xấu cần tẩy chay bài trừ, với cái đẹp cần cố gắng lĩnh hội Với những đối tượng vốn được nhân dân coi trọng, đề cao cần làm gương và giữ được hình ảnh đẹp trong mắt mọi người
Trang 31* Nghệ thuật truyện cười
Nghiên cứu về nghệ thuật của truyện cười chúng ta cần quan tâm tới: cốt truyện, tình huống, nhân vật, ngôn ngữ
1 Nói đến cốt truyện chúng ta cần hiểu đó là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo những yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành
bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [17, tr.99] Thông qua cốt truyện các nhân vật
được bộc lộ ra rõ ràng và các xung đột xã hội cũng được tái hiện Đối với thể loại truyện cười thì cốt truyện thường rất đơn giản, ngắn gọn không ưa dài dòng lan man vì điều đó làm nhạt đi tiếng cười Truyện phải gói kín mở nhanh mới tạo được sự bất ngờ Cốt truyện của truyện cười sở dĩ ngắn gọn như vậy cũng là một yếu tố thuận lợi cho người đọc bởi đa số truyện cười sáng tác để phục vụ quần chúng nhân dân, nếu quá phức tạp khó hiểu thì người đọc không dễ nhận
ra hàm ý ẩn sau câu chuyện và như vậy tiếng cười không được bật ra
2 Tình huống truyện là một điểm sáng khi nghiên cứu về nghệ thuật của truyện cười góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả Ứng với thể loại truyện cười thì mỗi câu chuyện là một tình huống, với mỗi một tình huống các nhân vật lại bộc lộ sự khéo léo của mình khi xử lí và thường đem đến cho người đọc những cái kết bất ngờ Hoàn cảnh, bối cảnh của mỗi câu chuyện thường xoay quanh không gian làng quê phạm vi nhỏ hơn là trong gia đình, ở
đó các nhân vật được đặt vào những tình huống cụ thể Mỗi một nhân vật lại có một mối quan hệ với nhân vật còn lại khá thân thiết và với những hoàn cảnh cụ thể đó nhân vật được bộc lộ tình cảm, thái độ và tính cách rõ nét
3 Bên cạnh tình huống truyện thì nhân vật cũng là một mắt xích quan
trọng của truyện cười Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “Nhân vật chính
thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được nhà văn khắc họa đầy đặn bằng nhiều loại chi tiết: chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết nội tâm, tính cách và xung đột Chính vì thế, nhân vật chính thường thể hiện rõ nét những
Trang 32cách tân nghệ thuật của một nhà văn” [17, tr.226] Nếu bám theo lí thuyết về
nhân vật chính theo cách định nghĩa này của các tác giả thì ta nhận thấy nhân vật chính trong truyện cười không tuân theo những đặc điểm trên Nhân vật chính của truyện cười được phân thành hai loại chính đó là nhân vật của truyện hài hước và nhân vật của truyện châm biếm Xét chung cả hai loại nhân vật này đều được đặt vào một tình huống đó là tình huống sinh hoạt đời thường Điểm khác biệt của hai loại nhân vật này chính là ở hành vi ứng xử của các nhân vật Các nhân vật chính không được miêu tả tính cách rõ ràng mà chỉ xuất hiện như những lát cắt thông qua những câu nói giao tiếp hoặc đôi ba hành vi cử chỉ để
từ đó bộc lộ cá tính nhân vật Các nhân vật phụ trong truyện cười là đối tượng của cái cười hài hước còn nhân vật chính là đối tượng của cái cười châm biếm
4 “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật Trong tác phẩm nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương…Trong các tác phẩm tự sự nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật” [17, tr.214] Ngôn ngữ trong truyện cười
chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại Mỗi câu chuyện trong truyện cười giống như một màn kịch nhỏ ở đó các nhân vật đối thoại với nhau Thông qua ngôn ngữ người đọc cũng nắm bắt được tính cách của các nhân vật
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
Cùng với triết học, chính trị, đạo đức, tôn giáo thì văn học, nghệ thuật là một bộ phận cấu thành của văn hóa Giữa văn học và văn hóa luôn có mối quan
hệ song hành, tác động qua lại lẫn nhau
1.3.1 Văn hóa và văn học luôn song hành
Văn học là một nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là một hình thái ý thức của xã hội Văn học nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của
Trang 33văn hóa, xã hội loài người, điều này thể hiện qua hệ thống thể loại văn học Khi
mà tư duy của con người chưa phát triển đời sống văn hóa còn lạc hậu thì thể loại thần thoại ra đời nhằm giải thích các hiện tượng trong đời sống, nó gắn với văn hóa thờ thần của Việt Nam Tiếp đó lần lượt các thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…ra đời nhằm phản ánh đời sống, nhận thức và sự sáng tạo của con người Những giá trị văn hóa của dân tộc trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước được gửi gắm, soi chiếu, bảo tồn thông qua văn học Văn học chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, là phương tiện truyền tải văn hóa đến với người đọc Chính vì vậy muốn tìm hiểu những nét văn hóa của một đất nước thì việc tìm đến văn học là điều vô cùng cần thiết Văn hóa và văn học luôn tồn tại song song cùng giúp nhau phát triển, văn học chỉ mất đi khi những giá trị văn hóa không còn nữa
1.3.2 Văn hóa và văn học tác động qua lại lẫn nhau
Văn hóa và văn học cùng tồn tại song hành với nhau nên giữa hai yếu tố này luôn có sự tác động qua lại, bổ sung cho nhau Văn học là phương tiện lưu giữ và truyền tải văn hóa đến với người đọc Văn học như tấm gương phản chiếu văn hóa Thông qua các trang văn chúng ta nhận ra các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, thói quen, suy nghĩ của con người Chẳng hạn đọc các tác phẩm truyện ngắn của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chúng ta thấy được sự khác biệt về trang phục, thói quen trong sinh hoạt đời thường và suy nghĩ của họ so với văn hóa và con người ở khu vực miền Trung, miền Nam Thông qua văn học chúng ta nhận thấy được sự khác biệt về văn hóa của đất nước ta trong các giai đoạn lịch sử là khác nhau, văn hóa của Việt Nam khác với văn hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới Cũng chính nhờ có văn học mà các giá trị văn hóa của dân tộc qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước vẫn còn sức sống lâu bền và truyền lại đến ngày hôm nay Đồng thời văn học cũng có chức năng giáo dục văn hóa Việt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ trong một thời gian dài vì vậy chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn
Trang 34hóa Hán, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mạnh mẽ
do đó nền văn hóa của chúng ta cũng chịu sự tác động Văn học lúc này giống như người thẩm định, định hướng và giáo dục cách tiếp cận văn hóa đến người đọc để giúp cho nền văn hóa của chúng ta đa dạng mà không đánh mất đi bản sắc riêng Mặt khác văn học giống như người thư kí trung thành của thời đại phản ánh nhanh nhạy và kịp thời những hiện tượng văn hóa nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày thông qua chất liệu ngôn từ Nhờ chất liệu này mà mọi vấn đề của đời sống văn hóa được phản ánh đầy đủ, sinh động và điều này những ngành nghệ thuật khác không làm được
Ngược lại văn hóa cũng có sự tác động đến văn học, văn hóa chính là chất liệu phong phú cho văn học nhận thức và phản ánh Đất nước ta có 54 anh
em dân tộc, mỗi một dân tộc lại có những nét văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng cho nên đây sẽ là một nguồn chất liệu dồi dào, sinh động của văn học Vì vậy có thể khẳng định văn hóa là đề tài, chủ đề cho văn học khai thác
và văn học là sản phẩm của văn hóa
1.3.3 Những giá trị văn hóa được phản ánh trong truyện cười
Đi sâu nghiên cứu thể loại truyện cười chúng tôi nhận thấy truyện cười
có mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều với văn hóa Truyện cười ra đời khi xã hội
có sự có sự phân chia giai cấp, lúc này trí tuệ của con người đã phát triển Mặt khác đây là thời kì mà các giá trị văn hóa đã tồn tại trong cộng đồng và con người đã biết sáng tạo ra cho mình những giá trị văn hóa mới Do vậy truyện cười ra đời như một tấm gương phản chiếu các giá trị văn hóa đó Đồng thời thông qua thể loại truyện cười chúng ta cũng thấy được trình độ phát triển văn hóa của con người Nếu như trong các tác phẩm thần thoại con người chỉ biết nhận biết và giải thích các hiện tượng tự nhiên thông qua các câu chuyện về các
vị thần sáng tạo thì đến với thể loại truyện cười chúng ta đã nhận thấy sự tiến
bộ vượt bậc Con người thông minh hơn, họ được học chữ, được tự do lựa chọn người bạn đời, biết ứng xử với những người xung quanh, sống theo tổ chức
Trang 35làng xã Đời sống vật chất của họ đã khá hơn, nếu như trong thần thoại con người chỉ biết sử dụng những vật dụng thô sơ bằng đá, gỗ; trang phục được làm bằng vỏ cây, lá cây thì đến giai đoạn khi thể loại truyện cười ra đời dường như các phương tiện sinh hoạt trong đời sống đã được cải tiến Con người đã biết lấy kim loại rèn ra các vật dụng (dao), quần áo được làm bằng chất liệu lụa, vải Bữa ăn hàng ngày đã đa dạng thực phẩm có cơm trắng nấu từ gạo, bên cạnh các loại rau, củ thì còn có các loại thịt hữu cơ và con người còn biết nấu rượu…tất
cả đều được truyện cười ghi nhận và phản ánh Bên cạnh đó cũng phải khẳng định vai trò to lớn của văn hóa đối với việc hình thành nên thể loại truyện cười Những bất công ngang trái, những điều không phù hợp với văn hóa của người Việt đều được truyện cười phản ánh Như vậy văn hóa và truyện cười có mối quan hệ hữu cơ với nhau không thể tách rời, tạo cơ sở và nền tảng cho nhau cùng phát triển
Tiểu kết chương 1
Trong chương một của luận văn này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến khái niệm về văn hóa và văn hóa ứng xử, khái quát lại khái niệm truyện cười cùng với nội dung và nghệ thuật của thể loại, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
Đến nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa và văn hóa ứng xử nhưng chúng tôi đã khái quát lại ở vài điểm «Văn hóa là kết quả của sự vận động, sáng tạo và tích lũy của con người theo quy luật cái đẹp vì thế phải lựa chọn và thẩm định theo thời gian» «Văn hóa ứng xử» là hệ thống thái độ, hành
vi, chuẩn mực ứng xử được thể hiện qua: ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm - sinh lí…thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, với tự nhiên,
xã hội và với chính mình Với cách hiểu như vậy sẽ tạo cơ sở tiền đề để nghiên cứu truyện cười dân gian người Việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử
Bên cạnh đó trong chương một này chúng tôi còn đưa ra những khái niệm khác nhau về truyện cười của các nhà nghiên cứu và cá nhân đưa ra cách
Trang 36hiểu của riêng mình về thể loại này Đồng thời chúng tôi cũng đã khái quát một
số yếu tố chính về nội dung và nghệ thuật của thể loại, tất cả điều đó góp phần làm rõ nội dung tư tưởng cũng như thành công của tác phẩm
Cuối cùng xoay quanh mối quan hệ giữa văn học và văn hóa chúng tôi nhận thấy văn học và văn hóa có mối quan hệ song hành, tác động qua lại với nhau, đồng thời qua đó thấy được những giá trị văn hóa thể hiện trong truyện cười Trên cơ sở hiểu được mối quan hệ giữa văn học và văn hóa chúng tôi sẽ
có cơ sở kiến thức để nghiên cứu những chương tiếp theo của luận văn
Trang 37Chương 2 VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦA NGƯỜI
VIỆT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Văn hóa là kết tinh của tinh hoa dân tộc, là sản phẩm sáng tạo của loài người Đặt trong bối cảnh của một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì nét văn hóa đó càng được thể hiện tài tình và khéo léo Văn hóa ứng xử của người Việt được thể hiện sâu sắc thông qua mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội
và đặc biệt với chính bản thân mình Thông qua thể loại truyện cười chúng ta sẽ thấy rõ điều này mà trước hết là trên phương diện nội dung
2.1 Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ gia đình
Truyện cười ra đời cùng với quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội của con người Xét về mặt tự nhiên, cái cười nảy sinh do hiện tượng buồn cười gây ra là hoạt động tâm lí diễn ra bình thường của con người và đòi hỏi chúng ta phải tự mình nhận ra cái đáng cười Hiện tượng buồn cười ở đây được hiểu là hiện tượng buồn cười được kể thành truyện cười Xét về mặt xã hội, truyện cười ra đời khi tư duy của con người phát triển, trong xã hội nảy sinh nhiều bất công ngang trái, con người muốn mượn tiếng cười làm vũ khí đấu tranh xã hội và làm phương tiện mua vui giải trí hữu hiệu Do vậy nghiên cứu truyện cười chúng ta sẽ gặp rất nhiều mối quan hệ khác nhau mà với mỗi mối quan hệ đòi hỏi con người phải có một lối ứng xử phù hợp
* Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa vợ và chồng
Gia đình là cơ sở và nền tảng đầu tiên của xã hội chính vì vậy yếu tố gia đình luôn được xem trọng và đặt lên trước hết Nghiên cứu về các mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình trong truyện cười dân gian người Việt chúng tôi có bảng thống kê sau:
Trang 38Bảng 2.1 Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình trong truyện cười dân gian người Việt
(câu chuyện) Tỉ lệ (%)
Một trong những mối quan hệ trong gia đình được đánh giá cao phải nói tới đó là mối quan hệ vợ chồng Bởi xuất phát từ mối quan hệ này mà nảy sinh ra các thế hệ nối tiếp Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, ở đó các cá nhân có cho mình một vị trí xã hội, con người được tự do yêu đương, lựa chọn cho mình người bạn đời lúc này mối quan hệ vợ chồng được xem trọng Tuy nhiên,, vợ chồng lấy nhau về không phải lúc nào cũng “cơm lành canh ngọt” hòa hợp thương yêu nhau Chính vì vậy, nhằm phản ánh những điều thường xuyên xảy ra trong quan hệ vợ chồng truyện cười đã đưa ra những câu chuyện trong đó xoay quanh những vấn đề như: mâu thuẫn, hiểu lầm giữa vợ và chồng, về chuyện kín
vợ chồng, cười về thói ghen tuông, cười về việc người đàn ông nhiều vợ và cười
về tật sợ vợ Những vấn đề này được chúng tôi thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh những vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong truyện cười dân gian người Việt
Trang 39Vợ chồng không phải lúc nào cũng hiểu ý nhau, giữa vợ chồng đôi khi cũng sinh ra những mâu thuẫn trong số tác phẩm chúng tôi thống kê phải kể
đến câu chuyện: Mặt như… mặt giời ở đây chị vợ đã dùng cách chơi chữ, mặt
giời ở trên cao luôn chiếu sáng vào lúc về sáng hoặc chiều tối thường có màu rất đỏ dựa vào đặc điểm tương đồng này chị ta ví ngay sang mặt chồng lúc tức giận cũng như vậy Nhưng anh chồng lại liên tưởng sang đặc điểm khác của mặt trời đó là mặt trời luôn ở trên cao chiếu sáng mọi vật phải chăng vợ mình đang đề cao mình nên dễ dàng bỏ qua Cũng nói về chuyện vợ chồng mâu
thuẫn thì Đàn bà tay nóng như gừng cũng là một ví dụ điển hình Anh chàng
này ngốc nghếch nên hay bị vợ đánh do vậy khi nghe câu nói của thầy tướng mới thấy đúng và trí lí reo vui lên như vậy Qua đây chứng tỏ mỗi khi vợ chồng anh này có mâu thuẫn thì đều xảy ra xung đột và anh này thường hay bị đánh
Bên cạnh việc nói về xung đột vợ chồng thì câu chuyện Đuổi con lợn cũng nói
về việc một đôi vợ chồng mỗi khi giận nhau là liền dùng gậy để đuổi đánh nhau Chỉ vì một lần vô ý đạp vỡ cái vung mà bị chị vợ vác đòn đuổi đánh Qua tác phẩm có thể thấy lại một lần nữa chúng ta bắt gặp cảnh vợ chồng mâu thuẫn
và giải quyết mâu thuẫn là bằng vũ lực, phương tiện ở đây là đòn gậy Hay
trong Nói tới khi để kể về một anh chàng có tình ý với em vợ mặc dù được vợ
bỏ qua nhiều lần nhưng vẫn không chịu từ bỏ ý định Lúc này mâu thuẫn vợ chồng lại xảy ra và được giải quyết bằng vũ lực, phương tiện là những vật dụng
dễ tìm thấy trong nhà như chiếc chổi Liên quan đến mâu thuẫn vợ chồng thì
phải kể đến Sao không ở lại ăn thịt gà nói về một anh chàng thèm ăn thịt gà
mà không biết lấy cớ gì để được vợ thịt gà cho ăn Anh ta nghĩ ra cách ra ngã
ba đường thấy một ông già ăn mặc lịch sự mời về nhà và nói với vợ là nhà có khách Hiểu được đây là mánh khóe do chồng nghĩ ra nên chị vợ đã lên nhà nói dối với vị khách và đuổi được ông lão đi Anh chồng đang mài dao hí hửng sắp được thịt gà thì lại thấy ông khách bỏ đi chưa hiểu có chuyện gì nên chạy đuổi theo khách để giữ khách lại nhưng vô tình trên tay vẫn cầm con dao và điều này
Trang 40càng khiến cho ông cụ già kia hoảng sợ mà chạy thoát thân Có thể thấy qua câu chuyện này, tác giả dân gian không muốn nói thẳng ra một điều đau xót có khi chỉ vì mâu thuẫn do cảnh gia đình túng quẫn nghèo đói mà vợ chồng dẫn đến cảnh đánh nhau và đỉnh điểm có thể dùng dao một vũ khí sắc nhọn có tính sát thương để xử lí mâu thuẫn Và không ai biết trước điều gì có thể xảy ra nếu như ông cụ kia không bỏ chạy Mâu thuẫn vợ chồng cũng vậy nếu như anh chồng này không cầm dao đuổi ông già mà là đuổi một cô vợ thì không biết điều gì có thể xảy ra và biết đâu cái kết sẽ giống như chú gà kia rồi sẽ bị thịt Ở đây tác giả dân gian muốn cho người đọc suy ngẫm về câu hỏi này Giống như những câu chuyện trên để tránh xung đột thì kẻ yếu thường bỏ chạy để bảo vệ mình và trường hợp này cụ già cũng nhanh nhảu thoát thân Qua những câu chuyện nói về mâu thuẫn của vợ chồng chúng tôi thấy một điều trong gia đình
vợ chồng không phải lúc nào cũng hòa thuận Đôi khi chỉ vì cái nghèo mà sinh
ra mâu thuẫn cũng có khi chỉ vì một người còn lại quá ngu ngốc hoặc cố tình làm cho người còn lại giận mà sinh cãi vã đánh nhau Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng xung đột, để giải quyết xung đột những đôi vợ chồng kia đấu tranh bằng vũ lực, nhẹ là những cái tát nặng hơn là đòn roi thậm chí là dùng dao Do
đó tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến những cặp vợ chồng một điều ý nhị đã
là vợ chồng phải nên nhường nhịn nhau Đừng vì gia cảnh nghèo khó mà để xảy ra những sự việc đáng tiếc giống như anh chàng trong câu chuyện trên cầm dao đuổi theo Vợ chồng phải biết yêu thương, quan tâm nhau bằng tất cả sự chân thành Còn các chị vợ đôi khi lạm quyền của các anh chồng trong nhà quá
mà “kìm kẹp” người chồng khiến những anh chồng vô tình mất hết uy quyền,
dẫn đến mất khôn như anh chàng trong câu chuyện Sao không ở lại ăn thịt gà
khi đã ra đường nhận một người dưng làm người quen Nhưng điều tối kị mà tác giả dân gian muốn lên án là chúng ta không nên dùng đòn roi, cái tát hay bất kì phương tiện nào để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng mà cần ứng xử giống
như chị vợ trong Nói tới khi Lúc ban đầu chị vợ nói rất nhẹ nhàng với chồng