1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận về tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam

34 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 383,41 KB

Nội dung

Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRÌNH BÀY QUY ĐỊNH ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM

GVHD: Th.S B ạch Thị Nhã Nam

Th ực hiện: Nhóm đề tài số 3

Niên khóa: 2015 - 2019

Trang 2

M ỤC LỤC

M Ở ĐẦU 5

N ỘI DUNG 6

I Văn phòng luật 6

II Công ty luật 7

III Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư 8

1 Về mặt con người: 8

2 Về mặt tổ chức: 9

IV Đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư 10

Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm 3 bước sau: 10

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng kí hoạt động hành nghề luật sư gửi Sở tư pháp 10

Bước 2: Tổ chức hành nghề luật sư phải nộp lệ phí đăng kí hoạt động theo mức lệ phí đăng kí doanh nghiệp của doanh nghiệp: Lệ phí đăng ký: 200.000 đồng/lần cấp 12

Bước 3: Cấp Giấy đăng kí hoạt động 13

V Thay đổi, cung cấp, công bố nội dung đăng ký hoạt động 16

1 Thay đổi, cung cấp nội dung đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư 16 2 Công bố nội dung đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư 20

VI Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư 21

1 Về quyền 21

2 Về nghĩa vụ 21

VII Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư 23

1 Chi nhánh 23

2 Văn phòng giao dịch 24

Trang 3

VIII Hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư 25

1 Hợp nhất, sáp nhập tổ chức hành nghề Luật sư: 25

Đặc điểm 25

2 Chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề Luật sư 26

b Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật 27

IX Tạm ngừng và chấm dứt tổ chức hành nghề luật sư 27

1 Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 27

2 Về các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư: 28

X PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG LUẬT VÀ CÔNG TY LUẬT 30

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 34

Trang 4

B ẢNG TRA CỨU CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 5

M Ở ĐẦU

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thì công lý và đảm bảo công bằng xã hội cho tất

cả công dân của quốc gia đó là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra Luật sư với

sứ mệnh và chức năng xã hội của mình luôn được đặt niềm tin là người góp phần bảo vệ cán cân công lý, giúp đỡ những người yếu thế, đảm bảo để tất cả mọi người được hưởng

sự công bằng

Có thể nói ở Việt Nam, càng ngày luật sư càng chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trong

xã hội, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi Luật Luật sư (LLS) 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012 đã có hiệu lực Ngày càng có nhiều luật sư và tổ chức hành nghề luật sư thành lập trong cả nước, cùng cới đó, người dân cũng dần ý thức được sự cần thiết của luật

sư đối với các vấn đề pháp lý mà họ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày Họ tìm luật sư thường xuyên hơn, thay vì tự mình giải quyết các vấn đề pháp lý

Đối với luật sư việc quy định họ được hành nghề dưới hình thức nào là vô cùng quan trọng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề luật sư cũng như ảnh hưởng đến tư pháp

của đất nước Theo điều 32 LLS 2006 sửa đổi bổ sung 2012 quy định: “ Tổ chức hành nghề

luật sư bao gồm: văn phòng luật sư, công ty luật” Trong phạm vi bài viết này, nhóm sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về các loại hình tổ chức hành nghề Luật sư này ở Việt Nam

Trang 6

diện theo pháp luật của văn phòng1

Xoay quanh vi ệc xác định tư cách pháp nhân của tổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng

lu ật sư, hiện có các ý kiến chưa thống nhất Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 74 BLDS năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi

thỏa mãn 4 dấu hiệu sau:

Một là, pháp nhân phải được thành lập hợp pháp

Hai là, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Ba là, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm

bằng tài sản đó

Bốn là, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp

tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài

sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” Như vậy theo quan điểm của nhóm, đối với doanh nghiệp tư nhân, tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với khối tài

1 Điều 33 LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

Trang 7

sản của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp không được giới hạn Từ đó, suy

ra, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.2

Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng Trưởng văn phòng là người đại

diện theo pháp luật của văn phòng

Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng

từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật3

II Công ty lu ật

Hình thức thứ hai được pháp luật cho phép tổ chức hành nghề luật sư là: Công ty luật Công

ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn Thành viên của công ty luật phải là luật sư4

Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty luật trách nhiệm hữu

hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu

2 Ths.LS Lê Văn Sua (2017), Pháp luật về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và những kiến nghị hoàn thiện, được

l ấy về từ http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2172 , xem ngày 12/09/2017

3 Điều 33, LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

4 Điều 32, LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

Trang 8

Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty Luật sư làm chủ sở hữu công ty

luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty

Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm

cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng

hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

III Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Điều kiện tiên quyết khi thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư

một luật sư phải trang bị ít nhất hai năm hành nghề liên tục Trong hai năm này, họ làm

việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật luật sư.5

Những cơ quan, tổ chức có thể là: văn phòng luật sư, công ty luật, Tòa Án, Viện Kiểm sát nhân dân, So với Luật Luật sư năm 2006 thì đây là quy định hoàn toàn mới mang tính ràng

buộc điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Hai năm hành nghề liên tục là thời gian để các luật sư tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn cũng như hướng mình theo một lĩnh vực pháp lý nhất định

Vậy khoảng thời gian hai năm này có là một điều kiện hợp lý? Theo chúng tôi, quy định này không nhất thiết phải áp dụng với tất cả đối tượng muốn thành lập hoặc tham gia thành

lập một tổ chức hành nghề luật Cụ thể, quy định này sẽ rất cần thiết đối với những đối tượng bắt buộc phải qua khóa đào tạo luật sư và phải trải qua thời gian tập sự hành nghề

5 Kho ản 3 Điều 32, LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

Trang 9

luật sư Tuy nhiên, với những đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Giảng viên chuyên ngành luật… đã có nhiều năm công tác, có kiến thức, kinh nghiệm lâu năm về pháp luật thì quy định này là khá cứng nhắc Từ đó cũng có ý kiến cho rằng điểm a khoản

3 Điều 32 Luật Luật sư cần được sửa đổi, bổ sung như sau: “Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này, không bao gồm

những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này, mà thời gian giữ chức danh tố tụng; chức danh chuyên môn hoặc được phong học hàm, học vị ít nhất từ 5 năm

trở lên Trong thời hạn hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động, luật

sư chỉ được ký kết hợp đồng lao động với một tổ chức hành nghề luật sư” 6

Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc7 Trụ sở làm việc cũng được quy định là

một phần trong hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Có thể thấy điều

kiện về trụ sở là một trong những điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp8 Không

có doanh nghiệp tồn tại mà không có địa điểm liên lạc với doanh nghiệp đó Có thể hiểu tương tự với văn phòng luật sư Tức là, phải có một nơi để liên lạc giữa các bên khi bất kỳ bên nào có nhu cầu thực hiện giao dịch

Về nguyên tắc, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành

lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên9 Ví dụ 1: Luật sư A thuộc Đoàn

6C ần sửa đổi điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, được lấy về từ

http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/nghiep-vu/can-sua-doi-dieu-kien-thanh-lap-to-chuc-hanh-nghe-luat-su-136268.html, xem ngày 12/09/2017

7 Khoản 3 Điều 32, LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

8 Chương II Thành lập doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2014

9 Kho ản 4 Điều 32, LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

Trang 10

luật sư của tỉnh X hợp tác với luật sư B thuộc Đoàn luật sư tỉnh Y thành lập một công ty

luật TNHH Vậy thì họ có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại tỉnh X hoặc Y Quy định giới hạn số tổ chức hành nghề luật sư chỉ là một cũng vì tính chất nghành nghề kinh doanh Giả sử rằng luật cho phép tham gia từ hai, ba nơi trở lên thì sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề kèm theo Thứ nhất, làm việc nhiều nơi sẽ dẫn đến khối lượng công việc tăng lên Quỹ thời gian nghĩ ngơi và làm việc không được đảm bảo, trong nhiều trường hợp dẫn đến hiệu quả, chất lượng công việc suy giảm Chưa kể đến sự nhầm lẫn dẫn đến những hậu

quả không đáng có Thứ hai, khả năng chồng chéo công việc Người luật sư trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tư vấn cho hai khách hàng mà lợi ích của họ trái ngược nhau Nếu hoạt động tại nhiều nơi có thể dẫn đến việc “vô tình” nhận hồ sơ rơi vào trường hợp này!

IV Đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư

Th ủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm 3 bước sau:

Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất do Chính phủ quy định (mẫu kèm theo sau bài tiểu luận)11 có các nội dung chính sau:

1 Tên văn phòng luật sư, công ty luật;

2 Địa chỉ trụ sở;

10 Điều 35 LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

11 Điều 6 NĐ 123/2013.

Trang 11

3 Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối

với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

4 Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;

5 Lĩnh vực hành nghề

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật12 Dự thảo điều lệ công ty luật do các thành viên công

ty soạn và phải có chữ ký của Luật sư chủ sở hữu hoặc chữ ký của tất cả Luật sư thành

viên

1 Tên, địa chỉ trụ sở;

2 Loại hình công ty luật;

3 Lĩnh vực hành nghề;

4 Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu

hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

5 Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;

6 Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);

7 Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;

8 Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

9 Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa

vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty

luật hợp danh);

12 Điều 7, NĐ 123/2013

Trang 12

10 Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;

11 Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật

d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư Giấy tờ chứng minh về trụ

sở của tổ chức hành nghề Luật sư có thể là hợp đồng chuyển nhượng, thuê đất, mặt bằng,

vv

Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì nộp cho Sở Tư pháp để xin cấp Giấy đăng kí hoạt động cho tổ

chức hành nghề Luật sư Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật

là thành viên Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành

lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty Như vậy khi Trưởng văn phòng đại diện văn phòng luật, Giám đốc công ty luật TNHH một thành viên thuộc Đoàn luật sư của tỉnh nào thì đăng kí hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh đó

Lưu ý: Khoản 3 Điều 32 LLS 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì luật sư của tổ chức hành nghề

Luật sư mà không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng kí hoạt động phải chuyển và gia

nhập Đoàn luật sư ở nơi có tổ chức hành nghề luật sư Như ví dụ 1 nếu thành lập công ty

luật ở Y thì ông A phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư tỉnh Y

phí đăng ký: 200.000 đồng/lần cấp

13 Thông tư 176/2012 và thông tư 106/2013

Trang 13

Bước 3: Cấp Giấy đăng kí hoạt động

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí hoạt động, Sở Tư pháp

cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư Giấy đăng kí hoạt động này

gồm 2 bản, 1 bản cấp cho tổ chức hành nghề Luật sư, 1 bản do Sở Tư pháp lưu trữ Nếu Sở

Tư pháp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Người bị từ chối cấp

Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động

Sau khi cấp Giấy đăng kí hoạt động cho tổ chức hành nghề Luật sư, trong thời hạn 7 ngày làm việc, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan thuế, thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND

xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề Luật sư đặt trụ sở

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên

Sau khi nhận được Giấy đăng kí hoạt động, trong 30 ngày, các thành viên của tổ chức hành nghề Luật sư phải xin chuyển và gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề Luật sư Như vậy, ta có bảng tóm gọn lại:

 Luật sư nộp hồ sơ trực tiếp Sở Tư pháp

 Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật

Trang 14

Cách th ức thực

 Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Tư pháp

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu);

- Dự thảo Điều lệ của công ty luật

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư

Giấy đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư hoặc văn

bản từ chối, có nêu rõ lý do

Trang 15

(Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

- Mẫu TP-LS-02 : Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Mẫu TP-LS-03 : Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của công

ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

(Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015)

TTHC

- Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư là:

+ Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật

sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư

+ Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc

Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một

tổ chức hành nghề luật sư

Tên của tổ chức hành nghề luật sư không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác

đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký

hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Trang 16

Căn cứ pháp lý

Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật Luật sư (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2013);

trưởng Bộ Tư pháp Quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư

và hành nghề luật sư (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2015);

trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký

hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp (có

hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2012)

V Thay đổi, cung cấp, công bố nội dung đăng ký hoạt động

Khi quyết định thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật

sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Những nội dung Giấy đăng ký hoạt động này bao

14 Điều 36 LLS 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012

Trang 17

gồm: tên, địa chỉ trụ sở; lĩnh vực nghành nghề; họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận được

Giấy đăng ký hoạt động cấp lại, tổ chức hành nghề Luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư về việc thay đổi

Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp

tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận

hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung

và hoàn thiện hồ sơ theo quy định

lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư hoặc

Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư hoặc Giấy đăng

ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân Trường hợp từ chối, thì thông báo

bằng văn bản, có nêu rõ lý do

giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp

Ngày đăng: 25/09/2017, 00:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TRA CỨU CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT - Tiểu luận về tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam
BẢNG TRA CỨU CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT (Trang 4)
BẢNG TRA CỨU CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT - Tiểu luận về tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam
BẢNG TRA CỨU CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT (Trang 4)
VIII. Hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư - Tiểu luận về tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam
p nhất, sát nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w