Hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Tiểu luận về tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam (Trang 25 - 27)

1. Hợp nhất, sáp nhập tổ chức hành nghề Luật sư:

26

Hai hoặc nhiều công ty luật cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty luật mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty luật hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty luật bị hợp nhất.

Một hoặc nhiều công ty luật có thể sáp nhập vào công ty luật khác cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty luật nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty luật bị sáp nhập.

Quá trình hợp nhất các công ty luật cùng loại theo quy trình sau:

− Lập hồsơ hợp công ty luật gửi đến Sở Tư pháp. Nội dung hồsơ quy định cụ

thể tại Điều 12, Điều 13 NĐ 123/2013.

− Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồsơ hợp lệ, Sởtư pháp cấp giấy

đăng kí hoạt động cho công ty hợp nhất. Nếu từ chối cấp Giấy thì phải thông báo bằng văn

bản và nêu rõ lý do.

− Công bố nội dung đăng kí hoạt động của công ty hợp nhất tương tự như đã

phân tích. Kể từ lúc được cấp Giấy đăng kí hoạt động công ty luật hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợchưa thanh toán,

các hợp đồng dịch vụpháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người

lao động khác và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị hợp nhất. Công ty luật bị hợp nhất chấm dứt hoạt động. SởTư pháp nơi đăng ký hoạt động của công ty luật bị hợp nhất thực hiện việc xóa tên công ty luật bị hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động. Quá trình sát nhập cũng xảy xa tương tự.

2. Chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề Luật sưa. Chuyển đổi công ty luật TNHH và công ty luật hợp danh a. Chuyển đổi công ty luật TNHH và công ty luật hợp danh

Công ty luật TNHH một thành viên có thể chuyển đổi thành công ty luật TNHH hai thành viên trở lên bằng cách hợp tác với thêm với các luật sư khác. Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty luật TNHH một thành viên khi vì một lý do

27

nào đó mà sốlượng thành viên công ty luật không còn phù hợp với loại hình công ty luật TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty luật TNHH có thể chuyển đổi thành công ty luật hợp danh và ngược lại. Nếu hai

trường hợp trên chuyển đổi vì số lượng thành viên thì trường hợp này là vì vấn đề trách nhiệm tài sản. Hồsơ, thủ tục chuyển đổi được quy định cụ thể tại Điều 14 NĐ 123/2013.

b. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật20

Kể từ khi có Luật luật sư đến nay, có rất nhiều Văn phòng luật sư chuyển đổi mô hình tổ

chức hành nghề luật sư sang mô hình công ty luật TNHH. Nghề luật sư là một nghề đặc biệt, việc hành nghề luật sư ảnh hưởng lớn đến sự công bằng xã hội, uy tín của giới luật sư cũng như ảnh hưởng đến lòng tin của xã hội đối với nghề luật sư. Vì vậy liệu có hay không việc chuyển đổi mô hình như vậy nhằm giảm nhẹ trách nhiệm của các tổ chức hành nghề đối với quyết định của mình. Bởi đối với hình thức Văn phòng luật sư thì người đứng đầu

văn phòng phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình. Trong khi đó, công

ty luật TNHH thì người đứng đầu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn góp vào công ty mà thôi. 21

Một phần của tài liệu Tiểu luận về tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)