Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối
Trang 1NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM
NGHIỆM THUỐC
TS Ngô Thị Thanh Diệp
Bài 1 CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG THUỐC
Trang 2Mục tiêu
1 Nêu được định nghĩa thuốc và mục đích của các
GPs cần thiết phải đạt để đảm bảo chất lượng thuốc
2 Phân biệt thuốc đạt chất lượng, kém chất lượng và
thuốc giả
3 Trình bày được hệ thống quản lý chất lượng thuốc
tại Việt nam
4 Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bộ phận
đảm bảo chất lượng thuốc
Trang 31 THUỐC VÀ CHẤT LƯỢNG THUỐC
2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THUỐC
3 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ SỞ
KIỂM NGHIỆM THUỐC
4 CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
THUỐC
Nội dung
Trang 41 THUỐC VÀ CHẤT LƯỢNG THUỐC
1.1 Định nghĩa thuốc
Theo luật Dược của Việt nam
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc,
vac xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng
Trang 5Theo WHO, thuốc có thể được định nghĩa theo một trong ba cách sau:
của tinh thần hoặc thể chất
động vật nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị hay phòng bệnh (hoặc trong điều kiện bất thường khác), để làm nhẹ cơn đau hay làm tăng sức chịu đựng, hay để kiểm
tra hoặc cải thiện trạng thái bệnh lý hay sinh lý
của nó trên hệ thần kinh trung ương
Trang 61.2 Một số thuật ngữ liên quan đến thuốc
Thuốc đông
y
• thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền của các nước phương Đông
Trang 8Thuốc
đảm
bảo chất
lượng
• thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng
ký theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất
• Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn
• Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác
Trang 91.3 Chất lượng thuốc
Tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc được thể hiện, có mức độ phù hợp với những yêu cầu đã định trước những điều kiện xác định về y tế, kỹ thuật xã hội
Các yêu cầu
Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh
Không có hoặc ít có tác dụng có hại
Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác
định
Tiện dụng và dễ bảo quản
Trang 10Các bộ luật cần tuân thủ
Luật Dược
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và
sử dụng tại Việt nam
Trang 11Đảm bảo chất lượng là một khái niệm rộng bao trùm tất cả những vấn đề có ảnh hưởng chung hoặc riêng biệt tới chất lượng một sản phẩm Đó là toàn
bộ các kế hoạch được xếp đặt với mục đích đảm bảo các dược phẩm có chất lượng đáp ứng được
mục đích sử dụng
Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối thuốc Để đạt được mục đích này cần phải áp dụng các
nguyên tắc của thực hành tốt (GPs)
1.4 Đảm bảo chất lượng thuốc
Trang 12Thực hành tốt sản xuất (GMP)
Good Manufacture Practices
Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP)
Good Laboratory Practices
Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)
Good Storage Practices
Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP)
Good Distribution Practices
Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
Good Pharmacy Practices
Các GPs
Trang 13lưu hành
Các nguyên tắc trong GMP trước hết hướng đến loại bỏ các nguy cơ dễ xảy ra trong sản xuất dược phẩm Những nguy cơ này được chia làm 2 dạng chính là nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn (ví
dụ như dán nhãn sai trên bao bì đóng gói…)
Trang 14GLP
Thực hành tốt các nguyên tắc kiểm nghiệm thuốc nhằm nâng cao tính hệ quả của hệ thống các phòng kiểm nghiệm thuốc trên cả hai mặt là quản lý nghiệp vụ và quản lý kỹ thuật nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác trong việc
đánh giá chất lượng thuốc
Chức năng của một phòng kiểm nghiệm thuốc là đánh giá một loại thuốc có đạt tiêu chuẩn đã đăng
ký hay không Phòng kiểm nghiệm là một công cụ đắc lực cho công tác quản lý chất lượng thuốc Các nguyên tắc GLP được soạn thảo với mục đích cung cấp cơ sở cho việc đánh giá các phòng kiểm
nghiệm
Trang 15GSP
Các biện pháp đặc biệt phù hợp cho việc bảo quản, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc nhằm đảm bảo thành phẩm thuốc
có chất lượng đã định khi đến tay người sử dụng
GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc” với 7 điều khoản và 115 yêu cầu Các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh nhưng phải đảm
bảo thuốc có chất lượng đã định
GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc
Trang 16GDP
Là một phần của công tác đảm bảo chất lượng toàn diện để chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan
đến phân phối thuốc
GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt phân phối thuốc” nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để đảm bảo việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời,
đầy đủ và có chất lượng
Trang 17GPP
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả và là một trong hai mục tiêu cơ bản của
Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt nam
Mọi nguồn thuốc sản xuất trong hay ngoài nước đến được tay người sử dụng hầu hết đều qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc GPP đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại các nhà thuốc của Dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn
những yêu cầu pháp lý tối thiểu
Trang 18Các nguyên tắc cơ bản của GPP:
•Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe cộng
đồng lên trên hết
•Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử
dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ
•Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị
triệu chứng của những bệnh đơn giản
•Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh
tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu
quả
Trang 191.5 Thuốc không đảm bảo chất lượng
Thuốc không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng
ký
Thuốc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại điều 37 của Luật
Dược và các quy định pháp luật khác liên quan
Thuốc có vật liệu bao bì và dạng đóng gói không
đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng thuốc
Trang 20Thuốc không có số đăng ký hoặc chưa được
phép nhập khẩu
Thuốc có thông báo thu hồi của cơ sở sản xuất,
cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước về thuốc của Việt nam hoặc nước ngoài.Thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ
nguồn gốc, xuất xứ
Thuốc sản xuất, nhập khẩu không đúng hồ sơ
đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu
Thuốc có chứa các chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, hoặc chứa các chất có hàm lượng, nồng
độ vượt quá giới hạn, hàm lượng cho phép
Trang 21Thuốc thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc nguyên liệu không có nguồn gốc hợp pháp (nhập lậu, cơ sở sản xuất nguyên liệu chưa có chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hoặc nguyên liệu không phải mục đích dùng cho người hoặc chưa có giấy
Trang 221.6 Khiếu nại về chất lượng thuốc
Các cơ sở kinh doanh thuốc có quyền khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc của cơ quan quản lý nhà
Có các điều kiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu tương
đương với cơ sở kiểm nghiệm có kết quả kiểm
nghiệm gây phát sinh tranh chấp
Trang 232 H/T QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC
Bộ Y tế
Cục quản lý Dược
Viện kiểm nghiệm trung ương Viện kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc khu vực
Viện kiểm định quốc gia vac xin, sinh phẩm
Trung ương
Sở Y tế
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thành phố Trung tâm kiểm nghiệm thuốc tỉnh
Phòng kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất
Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm
Địa phương
Trang 242.1 Chính phủ
Thống nhất quản lý về Dược
Trang 252.2 Bộ Y tế
Vị trí và chức năng:
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Dược trên phạm vi cả nước
Nhiệm vụ và quyền hạn về Dược, Mỹ phẩm
Chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dược; các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kết quả phát triển về dược và
hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi ban hành
Trang 26 Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ các dự án cụ thể để xét ưu tiên, ưu đãi đầu
tư phát triển ngành Dược hàng năm; chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án sau khi được phê duyệt
Chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan ban
hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Dược, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý giá thuốc,
lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs)
Trang 27 Thực hiện các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế
về Dược theo quy định của pháp luật
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
Dược; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm pháp luật về dược theo quy định của pháp luật
Ban hành các quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Dược, Mỹ phẩm; Ban hành Dược điển Việt nam và Dược thư Quốc gia
kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về công bố chất lượng mỹ phẩm; phòng, chống việc sản xuất và lưu thông thuốc và mỹ phẩm giả, kém chất lượng; phòng, chống nhập lậu thuốc, mỹ phẩm
Trang 28 Cấp, đình chỉ, thu hồi:
• Chứng chỉ hành nghề Dược cho cá nhân đăng ký hành
nghề Dược có vốn đầu tư nước ngoài
• Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với
các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở làm dịch vụ bảo quản
thuốc, dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
• Giấy phép lưu hành thuốc
• Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
• Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP, thực
hành tốt thử thuốc trên lâm sàng, thực hành tốt nuôi
trồng, thu hoạch dược liệu
• Giấy phép đăng ký hoạt động về thuốc tại Việt nam của
các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật
Trang 29 Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ,
ngành liên quan quản lý nhà nước về giá thuốc, sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường; tổ chức thực hiện và quyết định việc sử dụng, dự trữ, lưu thông thuốc
Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn việc sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn, hiệu quả
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
Thẩm định nội dung chuyên môn đăng ký thông
tin, quảng cáo thuốc
Trang 302.3 Cục quản lý Dược
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý Dược là cục chuyên ngành thuộc Bộ
Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược và mỹ phẩm trong
phạm vi cả nước
Trang 31Nhiệm vụ, quyền hạn:
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dược Việt nam để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai sau
khi được phê duyệt
Trang 32 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn về dược, mỹ phẩm để trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc cấp có thẩm quyền ban hành; ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ về dược
và mỹ phẩm; chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, chế độ quản lý về dược,
mỹ phẩm trong phạm vi cả nước
Trang 33 Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch dược liệu (GACP), giấy phép lưu hành thuốc; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và các lĩnh vực quản lý khác
có liên quan
Trang 34 Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên
quan trình Bộ trưởng quyết định việc thử lâm sàng đối với các thuốc đăng ký lưu hành, nhập khẩu vào Việt nam; phối hợp với Vụ Khoa học – Đào tạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thử thuốc trên lâm sàng trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức hướng dẫn triển
khai thực hiện
Trang 35 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất
lượng thuốc và mỹ phẩm Phối hợp với cơ quan kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và cơ quan liên quan để quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm Quyết định theo thẩm quyền việc đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc, mỹ phẩm theo quy
định của pháp luật
Trang 36 Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan thanh tra và
các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản
lý thuốc, mỹ phẩm; phòng, chống sản xuất và lưu hành thuốc, mỹ phẩm giả, thuốc và mỹ phẩm kém chất lượng, thuốc, mỹ phẩm nhập lậu; phòng chống lạm dụng, thất thoát thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc trong ngành Y tế trong phạm vi
cả nước; xử lý theo thẩm quyền các vi phạm
pháp luật về dược, mỹ phẩm
Trang 37 Tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực cảnh giác dược, theo dõi tác dụng có hại
và các thông tin khác liên quan thuốc và mỹ phẩm; chỉ đạo việc thực hiện công tác thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm trong phạm vi cả
nước
Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng và
chủng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong
danh mục thuốc dự trữ quốc gia
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công
tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dược và mỹ
phẩm
Trang 382.4 Sở Y tế
Vị trí và chức năng
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân Các chức năng bao gồm: Y tế dự phòng; Khám, chữa bệnh; Phục hồi chức năng; Y Dược cổ truyền; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; Mỹ phẩm; An toàn vệ sinh thực phẩm; Trang thiết bị y tế; Dân số; Bảo hiểm y
tế
Trang 39Sở Y tế là cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thuốc ở địa phương, kết luận chất lượng thuốc trong phạm vi địa bàn quản lý trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc của các
cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc địa phương
Trang 40tại địa phương
Thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra Nhà
nước về chất lượng thuốc và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng thuốc trong phạm vi địa
phương
Trang 413 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA CÁC
CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM THUỐC
3.1 Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc
Cấp trung ương
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí