1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN GLP ĐHYD

62 474 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 483,88 KB

Nội dung

 Tiêu chuẩn chất lượng TCCL thuốc bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đ

Trang 1

NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM

NGHIỆM THUỐC

TS Ngô Thị Thanh Diệp

Bài 3 CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN

GLP

Trang 2

Mục tiêu

1 Hiểu và trình bày được khái niệm thế nào là

Tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn chất lượng thuốc

2 Trình bày được các nội dung chính của công

tác tiêu chuẩn

3 Hiểu được phương pháp xây dựng tiêu chuẩn

cơ sở

4 Nêu được mục đích của việc thực hành tốt

các nguyên tắc kiểm nghiệm thuốc

5 Nêu 10 nguyên tắc của GLP

Trang 3

I CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN HÓA THUỐC Ở

VIỆT NAM

NỘI DUNG CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY

DỰNG CỦA MỘT TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

ÁP DỤNG, XÂY DỰNG, CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

KIỂM TRA ÁP DỤNG, LƯU TRỮ, SỬA ĐỔI TIÊU

CHUẨN

II NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT

PHÕNG KIỂM NGHIỆM (GLP)

Nội dung

Trang 4

I CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN

1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 Khái niệm

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường

và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn

bản để tự nguyện áp dụng

Trang 5

 Tiêu chuẩn chất lượng (TCCL) thuốc bao

gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất

lượng thuốc

 Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được thể

hiện dưới hình thức văn bản kỹ thuật

Trang 6

1.2 Văn bản pháp lý liên quan đến

công tác tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chất lượng thuốc và việc kiểm nghiệm thuốc có nêu rõ trong Luật Dược, theo đó, thuốc lưu hành trên thị trường phải

đảm bảo:

Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký

 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn

hàng hóa của thuốc theo quy định

Trang 7

1.3 Một số thuật ngữ sử dụng trong

công tác tiêu chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật

Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ

thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ

để bảo đảm an toàn vệ sinh sức khỏe con người; bảo vệ động thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và

an ninh QG; quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác

Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng

Trang 8

Quy chuẩn kỹ thuật thuốc

Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý nhà thuốc, các hoạt động liên quan đến thuốc như sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản, vận chuyển phải tuân thủ để bảo đảm: chất lượng và hiệu quả của thuốc; an toàn vệ sinh sức khỏe con người; bảo vệ động thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh Quốc gia; quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác

Do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng

Trang 9

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn

Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn

kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật

Chứng nhận hợp chuẩn

là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng

Trang 10

Công bố hợp quy

là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Trang 11

2 QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN HÓA

THUỐC Ở VIỆT NAM

2.1 Các cấp tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về chất lượng thuốc

và các phương pháp kiểm nghiệm thuốc được quy

định tại Dược điển Việt nam

Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) do cơ sở sản xuất thuốc xây dựng và công bố TCCS không được

thấp hơn TCVN về chất lượng thuốc

Trang 12

2.2 Biên soạn, ban hành tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

Hội đồng Dược điển Việt nam có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, biên soạn Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc theo kế hoạch tiêu chuẩn hóa của Bộ Y

tế và định kỳ rà soát, bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn

quốc gia về thuốc

Cục Quản lý Dược làm đầu mối xem xét, lấy ý kiến, tổ chức thẩm tra và phối hợp với Hội đồng Dược điển hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc, trình bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Dược điển Việt nam trên cơ sở Bộ Tiêu chuẩn

Quốc gia về thuốc

Trang 13

 Trình tự biên soạn, thẩm định công bố Bộ Tiêu

chuẩn Quốc gia về thuốc và ban hành Dược điển Việt nam tuân thủ theo các quy định của

Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định, công bố Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc và ban hành, xuất bản Dược

điển Việt nam

Ban hành Dược điển Việt nam: Chính phủ

quy định việc ban hành Dược điển Việt nam, việc áp dụng Dược điển nước ngoài, Dược điển quốc tế tại Việt nam

Trang 14

Tiêu chuẩn cơ sở

TCCS biên soạn, áp dụng đối với các sản phẩm

do cơ sở này sản xuất, pha chế TCCL của thuốc đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành có giá trị như bản cam kết của cơ sở đối với chất lượng của thuốc và

là căn cứ để cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc xác định và kết luận về chất lượng

thuốc trong quá trình sản xuất, lưu hành và sử dụng

Trong quá trình sản xuất, lưu hành thuốc, cơ sở kinh doanh có thể áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nội

bộ, bao gồm tiêu chuẩn chất lượng thuốc đã được

Bộ Y tế xem xét và các chỉ tiêu chất lượng bổ sung

khác

Trang 15

TCCS các thuốc pha chế

TCCS các thuốc pha chế trong cơ sở (bán thành phẩm, thành phẩm chờ đóng gói, thuốc pha chế theo đơn, thuốc pha chế sử dụng trong bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh) do cơ sở xây dựng và được người đứng đầu đơn vị xét duyệt và ban hành

Các thuốc pha chế này không được đưa phân phối, lưu hành trên thị trường

Việc kiểm nghiệm thuốc phải theo đúng tiêu chuẩn thuốc của cơ sở sản xuất đã đăng ký

Trang 16

3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT TIÊU

Ghi chi tiết các nội dung:

Tên cơ quan quản lý

Tên cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở

Tên sản phẩm

Số tiêu chuẩn

Trang 18

3.3 Yêu cầu chất lƣợng

Công thức điều chế: ghi rõ tên từng nguyên liệu,

phụ liệu, số lượng sử dụng trong công thức

Nguyên liệu, phụ liệu: Ghi rõ tài liệu tiêu chuẩn

chất lượng từng nguyên liệu, phụ liệu

Yêu cầu chất lượng: Ghi rõ từng chỉ tiêu chất lượng, các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu

Trang 19

3.4 Phương pháp thử:

Nêu rõ phương pháp thử cho từng chỉ tiêu chất lượng bao gồm thuốc thử, thiết bị và cách tiến hành chi tiết Trong trường hợp là phương pháp thử chung trong Dược điển, phải ghi rõ tên Dược điển,

phương pháp được sử dụng

3.5 Đóng gói, bảo quản, hạn dùng

Yêu cầu chất lượng: Ghi rõ từng chỉ tiêu chất lượng, các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu

Ngày…tháng … năm…

Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu)

Trang 20

4 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU

CHUẨN CƠ SỞ

4.1 Nguyên tắc

Phải dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội

Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Trang 21

4.2 Quy định về việc áp dụng Dƣợc điển

Áp dụng Dƣợc điển Việt nam

Các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng được quy định tại từng chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng thuốc của Dược điển Việt nam là yêu cầu bắt buộc áp dụng

Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở áp dụng các phương pháp thử ghi trong từng chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng thuốc quy định tại Dược điển Việt

nam

Trang 22

Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, dược điển nước ngoài

Được phép áp dụng trực tiếp các dược điển được

sử dụng thông dụng trong thương mại dược phẩm

quốc tế: Châu Âu, Anh, Hoa kỳ, Quốc tế, Nhật bản

Việc áp dụng phải bao gồm toàn bộ các quy định về tiêu chí chất lượng, mức chất lượng và phương pháp

thử quy định tại dược điển đó

Trường hợp áp dụng dược điển khác hoặc TCCS thì tiêu chuẩn chất lượng áp dụng tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng và mức chất lượng được quy định tại chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng tương ứng của Dược điển Việt nam hoặc của các

dược điển trên

Trang 23

4.3 Xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu

chất lƣợng

Liệt kê các loại chỉ tiêu

Cơ sở để xây dựng các mức chỉ tiêu:

• Áp dụng các mức chỉ tiêu đã được quy định trong

trường hợp mức chỉ tiêu có sẵn trong các Dược điển

đã được cập nhật và được Bộ Y tế cho phép lưu

hành

Căn cứ vào các số liệu thực nghiệm của ít nhất 3 lô

sản xuất thử, xử lý các số liệu thu được để đưa ra

số liệu phù hợp – trong trường hợp không có quy

định trong các văn bản pháp quy

Trang 24

4.4 Xây dựng tiêu chuẩn về quy trình phân tích (phương pháp thử)

Phương pháp thử hay quy trình thử nghiệm (quy trình phân tích) là sự mô tả chi tiết toàn bộ quá trình nhằm thực hiện một chỉ tiêu trong tiêu chuẩn để đạt

kết quả như mong muốn

• quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức chỉ tiêu, yêu cầu đối

với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

• phải đảm bảo tính tiên tiến, tính thực tế, tính kinh tế

và tính an toàn

Trang 25

4.5 Xây dựng tiêu chuẩn về đóng gói, bảo quản, hạn dùng

Đóng gói

Theo quy định riêng của cơ sở Tất cả các loại thuốc dùng cho người đều phải có nhãn đến đơn vị

đóng gói nhỏ nhất

Nhãn thuốc đưa ra lưu hành trên thị trường phải

có đủ nội dung cần thiết để người dùng nhận biết được thuốc, cách sử dụng và có đăng ký của Bộ Y

tế hoặc Sở Y tế, có số lô sản xuất

Trang 26

Bảo quản

Chủ yếu dựa vào hoạt chất và một số tá dược trong thành phẩm nhạy với ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ Ghi rõ điều kiện bảo quản

Hạn dùng

Thực hiện việc theo dõi hạn dùng ở điều kiện bình thường và điều kiện bảo quản riêng của thành

phẩm để xác định hạn dùng

Trang 27

4.6 Viết dự thảo phương pháp và

thuyết minh lý do

 Trong trường hợp trong tiêu chuẩn có chọn

phương pháp không có trong dược điển thì sau khi xây dựng tiêu chuẩn phải viết dự thảo và

bản thuyết minh lý do chọn phương pháp đó

Trang 28

5 ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG, CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG

Xây dựng tiêu chuẩn

Áp dụng tiêu chuẩn

Sửa đổi tiêu chuẩn

Trang 29

 Trường hợp áp dụng TCCS, cơ sở sản xuất

phải tổ chức nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và tiến hành thẩm định, chứng minh

sự phù hợp của phương pháp kiểm nghiệm

trong TCCS

 Trường hợp áp dụng TCDĐ, cơ sở sản xuất

phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của phương pháp kiểm nghiệm áp dụng đối với

thuốc do cơ sở sản xuất

Trang 30

 Trường hợp áp dụng TCCS, cơ sở sản xuất phải

tổ chức nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và tiến hành thẩm định, chứng minh sự phù hợp của phương pháp kiểm nghiệm trong

TCCS

 Trường hợp áp dụng TCDĐ, cơ sở sản xuất phải

tiến hành đánh giá sự phù hợp của phương pháp kiểm nghiệm áp dụng đối với thuốc do cơ sở sản

xuất

 TCCS do người đứng đầu tổ chức xây dựng và

công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ

sở

 Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố TCCS thực

hiện theo hướng dẫn của Bộ KH và CN

Trang 31

6.KIỂM TRA ÁP DỤNG TIÊU

6.2 Quy định

Việc kiểm nghiệm thuốc phải tiến hành theo đúng tiêu chuẩn chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất, cơ

sở nhập khẩu đã đăng ký, xin phép lưu hành và

được Bộ Y tế (Cục quản lý Dược) chấp nhận

Trang 32

 Trường hợp áp dụng phương pháp khác không

theo tiêu chuẩn đã đăng ký thì phải được sự chấp

thuận của Bộ Y tế

• Bộ Y tế giao cho Viện kiểm nghiệm thuốc trung

ương, Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định và quyết định chấp nhận phương

pháp áp dụng

• Trường hợp có nghi ngờ về thành phần hoặc chất

lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước được áp dụng các phương pháp khác với phương pháp trong tiêu chuẩn đã đăng ký để kiểm tra và

đưa ra kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc

 Người đứng đầu các cơ sở kiểm nghiệm thuốc

phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm

thuốc của cơ sở mình trước pháp luật

Trang 33

6.3 Thời điểm kiểm tra

Kiểm tra định kỳ: tiến hành ở hệ thống kiểm

nghiệm Nhà nước

Kiểm tra thường xuyên: tiến hành tại các cơ sở

6.4 Nội dung kiểm tra

Kiểm tra cơ sở vật chất của cơ quan làm công tác kiểm nghiệm: tài liệu kỹ thuật, dụng cụ đo lường,

hóa chất, thuốc thử, máy móc…

Kiểm tra chế phẩm: bán thành phẩm, thành

phẩm

Trang 34

6.5 Hình thức kiểm tra

Trong quá trình sản xuất

Tiến hành trên 100% các lô sản xuất tại cơ sở

• Kiểm tra quá trình sản xuất, lấy mẫu ở tất cả các

công đoạn

Kiểm tra thu nhận sản phẩm

Thường tiến hành giữa bên giao và nhận hàng Hai bên thống nhất về tỷ lệ kiểm tra, cũng như tỷ lệ hư hỏng cho phép Việc kiểm tra này không nhất thiết tiến hành với tất cả các chỉ tiêu, mà thường chỉ chú

trọng định tính, định lượng

Trang 35

7 LƯU TRỮ TIÊU CHUẨN

Bộ phận lưu trữ tiêu chuẩn của một phòng kiểm nghiệm có trách nhiệm cập nhật và lưu trữ tất cả các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công tác kiểm nghiệm

• Dược điển Việt nam và các Dược điển nước ngoài, kể cả phụ lục, bản bổ sung và bản hiệu

đính

• Tiêu chuẩn chất lượng không có trong dược điển đối với những thuốc được kiểm nghiệm dựa trên TCCS Các phương pháp kiểm nghiệm không có trong dược điển do phòng kiểm nghiệm nghiên

cứu, ban hành

Trang 36

8 SỬA ĐỔI TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn phải được sửa đổi, bổ sung cho phù

hợp với trình độ sản xuất, khoa học – kỹ thuật

Quy định TCCS về thuốc phải được xem xét, bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 năm

Các tiêu chuẩn theo Dược điển có thể được thay đổi, bổ sung trong lần xuất bản mới hay được thông

báo bởi Hội đồng Dược điển

TCCS muốn sửa đổi phải được sự chấp thuận của cơ quan kiểm nghiệm Nhà nước về thuốc và

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế

Trang 37

II NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT PHÕNG KIỂM NGHIỆM (GLP)

Đối tượng: các phòng kiểm nghiệm của Nhà nước

và các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các PKN tư nhân hay PKN

độc lập

Trang 38

2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG

GLP

Đơn vị kiểm nghiệm

Một bộ phận của phòng kiểm nghiệm thuốc được chuyên môn hóa để thực hiện các phân tích theo một

kỹ thuật chung, ví dụ phân tích lý, hóa, vi sinh…

Trang 39

Hệ thống phân tích

Một thiết bị hoặc một tập hợp hoàn chỉnh các thiết

bị được dùng để tiến hành các phân tích trên một

mẫu

Quy trình thao tác chuẩn (SOP)

Các hướng dẫn chi tiết có tính chất pháp lý cho việc thực hiện các bước của một thao tác, một công việc hay một quá trình khi kiểm nghiệm

thuốc

Trang 40

3 YÊU CẦU THỰC HIỆN

NGUYÊN TẮC GLP

3.1 Tổ chức và nhân sự

Tổ chức

Một phòng kiểm nghiệm thuốc thường được chia

ra làm nhiều đơn vị kiểm nghiệm hoặc các bộ phận được chuyên môn hóa dựa trên kỹ thuật kiểm nghiệm (ví dụ: hóa lý, vật lý, vi sinh…) hoặc dựa trên các đối tượng được kiểm nghiệm (ví dụ:

kháng sinh, vitamin, dược liệu…)

Ngày đăng: 24/09/2017, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w