6.2: Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯTRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG, VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG VÀ QUY TĂC QUẢNG CÁO TRONG
NGHỀ LUẬT SƯ
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths Bạch Thị Nhã Nam
Nhóm 3 Lớp: K15503
Trang 2MỤC LỤC Phần 1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG 4
I Quan hệ giữa luật sư với khách hàng: 4
II Bản chất mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng: 4
III Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ với khách hàng: 5
3.1.Quy tắc 6 Nhận vụ việc khách hàng 5
3.2.Quy tắc 7: Thù lao 7
3.3.Quy tắc 8: Thực hiện vụ việc của khách hàng 8
3.4.Quy tắc 9: Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng: 10
3.5.Quy tắc 10: Đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý 19
3.6.Quy tắc 11: Giải quyết xung đột về lợi ích 19
3.7.Quy tắc 12: Giữ bí mật thông tin 22
3.8.Quy tắc 13: Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng 23
3.9.Quy tắc 14: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khác hàng 23
Phần 2 CÁC QUY TẮC QUAN HỆ LUẬT SƯ VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG VÀ CÁC QUY TẮC QUẢNG CÁO TRONG NGHỀ LUẬT SƯ 26
I Các quy tắc quan hệ luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng 26
1.1 Khái niệm “cơ quan thông tin đại chúng” 26
1.2 Các quy tắc quan hệ luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng 26
1.3 Vai trò của cơ quan thông tin đại chúng 28
1.4 Mối quan hệ hỗ trợ của Luật sư và Báo chí 29
II Các quy tắc quảng cáo trong nghề luật sư 30
DANH SÁCH NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 34
Trang 3Danh mục tài liệu tham khảo
1 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012
2 Luật quảng cáo 2012
3 Nguyễn Văn Tuân, 2014, Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật
sư, NXB chính trị quốc gia.
4 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư việt nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc).
5 Diệp Thị Hoài Nam, Trách nhiệm của luật sư trong hoạt động truyền thông,
quảng cáo, lấy về từ: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?
Trang 4http://123doc.org/document/3575832-cac-quy-tac-quan-he-luat-su-voi-co-LỜI MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, bất kỳmột quốc gia nào cũng phải "trang bị" cho mình một nền tư pháp hoàn chỉnh bêncạnh sự ổn định về chính trị và vững mạnh về kinh tế Đó là một tất yếu cho sựphát triển của đất nước Hoà mình trong dòng chảy đó, Việt Nam cũng khôngngừng hoàn thiện mình về phương diện pháp luật nói chung và pháp luật về luật
sư, hành nghề luật sư nói riêng nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc pháttriển và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư, để đất nước có một độingũ luật sư tài năng và đạo đức Vì rằng, trong một nền tư pháp dân chủ, khi màcác giá trị quyền con người được tôn vinh và là đích đến của toàn bộ hệ thống tưpháp thì hoạt động của luật sư với sứ mệnh bảo vệ công lý, công bằng xã hội đượccoi là một đại lượng để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp
Trong những năm gần đây, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư cũngnhư các hoạt động lập pháp trong lĩnh vực này đã có những thành quả tích cực màbiểu hiện sinh động là việc ban hành Luật Luật sư 2006 thay thế Pháp lệnh luật sưnăm 2001 (trước đó nữa là Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987), tuy nhiên vẫn cònrất nhiều vấn đề cần được quan tâm một cách thấu đáo hơn nữa trong thực tiễn cảicách tư pháp nói chung và vấn đề pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư nóiriêng
Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư do Hội đồng luật sư toànquốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn Luật sư ViệtNam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp vàtrong giao tiếp xã hội Quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghềnghệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư Mỗiluật sư phải lấy Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp này làm khuôn mẫu cho
sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứngđáng với sự tôn vinh của xã hội Nền tảng cơ bản của nghề Luật sư là tính chuyênnghiệp và đạo đức nghề nghiệp Luật sư phải có bổn phận tự nâng cao trình độ, kỹnăng chuyên môn, nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật
Trang 6Phần 1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
I Quan hệ giữa luật sư với khách hàng:
Theo như quy định tại điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 cóthể hiểu: Khách hàng là các cơ quan, tổ chức , cá nhân yêu cầu luật sư cung cấpdịch vụ pháp lý Luật sư thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng và trong trường hợp này cơ quan tố tụng là khách hàngđặc biệt của luật sư
Quan hệ với khách hàng là một mối quan hệ quan trọng trong mối quan hệ cơbản nhất trong hành nghề luật sư
Quan hệ luật sư với khách hàng phát sinh từ khi luật sư nhận vụ việc và kíhợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng cho đến khi hợp đồng chấm dứt, thậmchí có thể kéo dài cả sau khi hợp đồng dịch vụ đã chấm dứt
Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý dưới hình thức hợp đồng dịch vụ và quan
hệ luật sư với khách hàng là một quan hệ dân sự, chịu sự điều chỉnh của luật dân
sự Đó là quan hệ dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận giữa 2 bên là cung cấp dịch
vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý Dưới góc độ quan hệ xã hội, quan hệnày không chỉ thuần túy là quan hệ dân sự, mà còn là quan hệ đới tác, hợp tác,quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa luật sư và khách hàng
Quan hệ luật sư và khách hàng là mối quan hệ quan trọng nhất trong quá trìnhhình thành nghề luật sư Sự thành bại trong nghề nghiệp của luật sư phụ thuộc rấtnhiều vào mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng
II Bản chất mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng:
Là mối quan hệ nền tảng làm phát sinh các mối quan hệ khác
Về pháp lý, quan hệ luật sư –khách hàng là một loại quan hệ dân sự, cụ thể làhợp đồng dịch vụ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Trong quan hệ này, cácquyền và nghĩa vụ của luật sư với khách hàng được thiết lập trên cơ sở tự nguyệncủa cả hai bên
Danh dự uy tín, trạng thái tích cực hay tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệpcủa luật sư gắn liền với quá trình thực hiện mối quan hệ này Do vậy, tính chất đạođức trong hành vi ứng xử của luật sư có thể nói là bản chất của mối quan hệ giữaluật sư và khách hàng, là một trong những yếu tố góp phần quyết định sự thànhcông trong nghề nghiệp của luật sư
Trang 7III Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ với
khách hàng:
Bao gồm 9 nguyên tắc được quy định tại chương II Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
- Quy tắc 6 Nhận vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 7 Thù lao
- Quy tắc 8 Thực hiện vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 9 Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 10 Đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
- Quy tắc 11 Giải quyết xung đột về lợi ích
- Quy tắc 12 Giữ bí mật thông tin
- Quy tắc 13 Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
- Quy tắc 14 Những việc luật sư không cần làm trong quan hệ với khách hàng
III.1 Quy tắc 6 Nhận vụ việc khách hàng
Nhận vụ việc của khách hàng là điều kiện làm phát sinh mối quan hệ luật sư khách hàng, giúp luật sư tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu với khách hàng Quy tắc nàyquy định nghĩa vụ và thái độ ứng xử về mặt đạo đức của luật sư khi nhận vụ việccủa khách hàng, trong đó nghĩa vụ được quy định tại 6.4 cũng đồng thời là nghĩa
-vụ pháp lý được quy định tại khoản 2 điều 21 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung2012
6.1: Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
Luật sư không thể từ chối yêu cầu của khách hàng vì màu gia, giới tình, hayhoàn cảnh gia đình của họ,
6.2: Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng
Quyền chọn luật sư của khách hàng:
Thông thường , luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàngnếu không được khách hàng đề nghị , trừ trường hợp do yêu cầu của cơ quan tiếnhành tố tụng hình sự
Khi nhận vụ việc, luật sư tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng , luật sưkhông được can thiệp vào sự lựa chọn của khách hàng bằng cách gợi ý khách hàngnên lựa chọn luật sư này hay luật sư khác
Trang 8Khách hàng phải được chọn luật sư bằng ý chí tự do của riêng mình và luật sưphải không bị áp lực (áp lực về tài chính hay áp lực khác) từ một bên thứ ba nào đó
có thể làm ảnh hưởng đến tính chất của việc đại diện cho khách hàng
Nghĩa vụ của luật sư là tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng Nghĩa vụ nàyhoàn toàn không mâu thuẫn , không ảnh hưởng đến quyền từ chối của luật sư Khách hàng có quyền lựa chọn luật sư và luật sư có quyền từ chối yêu cầu củakhách hàng trong trường hợp được từ chối theo quy định của pháp luật [NguyễnVăn Tuân, 3, tr278]
Quyền từ chối luật sư của khách hàng:
Khách hàng có quyền lựa chọn luật sư cũng có quyền từ chối luật sư bất cứlúc nào , bất kể có lí do hay không , sau khi thanh toán các dịch vụ pháp lý của luật
sư Về phía luật sư, vẫn phải đưa ra mọi biện pháp thích hợp để làm giảm hậu quảxấu cho khách hàng ngay cả khi bị khách hàng sa thải một cách vô lý
Việc một khách hàng có quyền từ chối một luật sư chỉ định hay không phụthuộc vào luật áp dụng Nếu khách hàng muốn làm vậy, cần phải giải thích rõ chokhách hàng biết hậu quả của việc này là cơ quan chỉ định sẽ yêu cầu một luật sưthay thế hoặc khách hàng sẽ không có luật sư bảo vệ [Nguyễn Văn Tuân, 3, tr279]
Luật sư chỉ nhận việc theo khả năng chuyên môn , điều kiện của mình:
Luật sư không được xử lý một vấn đề pháp lý thiếu sự chuẩn bị đầy đủ hoặckhông thể dành đủ thời gian cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu của khách hàng.Thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng và luật sưphải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc
Luật sư phải tuân theo yêu cầu của khách hàng và phải bàn bạc với kháchhàng về phương pháp xử lý vụ việc
Luật sư nhận thực hiện yêu cầu của khách hàng không đồng nghĩa với việcđồng tình với quan điểm hay hành vi của khách hàng Luật sư không được tư vấncho khách hàng tham gia hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện những hành vi màluật sư biết là phạm pháp hoặc gian trá Tuy nhiên, luật sư có thể thảo luận về hậuquả pháp lí của hành vi mà khách hàng định làm và có thể tư vấn hoặc giúp đỡkhách hàng xác định hiệu lực pháp lý, phạm vi, phương thức hoặc luật áp dụng.Những vụ việc không chỉ đơn thuần mang tính pháp luật mà có thể còn thuộcphạm vi của các chuyên môn khác Nếu việc tham khảo ý kiến của chuyên giatrong lĩnh vực khác là nghĩa vụ của luật sư phải giới thiệu các chuyên gia đó
Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu xung đột vớikhách hàng khác Luật sư có quyền và nghĩa vụ từ chối cung cấp dịch vụ pháp línếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực
Trang 9hiện yêu cầu đó có thể dẫn đến việc luật sư quy phạm pháp luật hoặc quy tắc đạođức nghề luật sư Nếu luật sư đã chấp nhận thực hiện dịch vụ bào chữa hay kiệntụng thì phải tuân theo những yêu cầu của khách hàng về phương pháp xử lí vụviệc Cả luật sư và khách hàng đều có quyền và nghĩa vụ đối với mục đích vàphương pháp thực hiện [Nguyễn Văn Tuân, 3, tr280]
6.3 Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư
Khi nhận vụ việc của khách hàng , luật sư phải giải thích rõ quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của cả hai bên để giúp cho khách hàng nhận thức đúng về vai tròcủa luật sư trong việc giúp đỡ pháp lí cho khách hàng
Luật sư không hứa hẹn hay đồng tình ngay yêu cầu của khách hàng mà cầntrao đổi với họ những khả năng có thể xảy ra kể cả khả năng xấu nhất, và đưa ranhững phương án xử lí đối với những khả năng đó để khách hàng có sự lựa chọn
và quyết định phương án tối ưu nhất
Luật sư cần giải thích rõ quyền khiếu nại đối với dịch vụ pháp lý của luật sư
và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng để để khách hàng có thể thực hiệnquyền của mình khi cần thiết [Nguyễn Văn Tuân, 3, tr283]
6.4 Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý
III.2 Quy tắc 7: Thù lao.
Thù lao là khoảng tiền mà luật sư nhận từ khách hàng khi cũng cấp dịch vụpháp lí Ngoài thù lao luật sư thì khách hàng cũng phải trả các chi phí luật sư phátsinh trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý như tiền tàu lửa, lưu trú và các chiphí hợp lí khác Mức thù lao và chi phí được hai bên thỏa thuận trong hợp đồngpháp lý Khi nhận yêu cầu của khách hàng ,luật sư phải cung cấp đầy đủ thông tin
về các khoản chi phí cho vụ việc, trao đổi thẳng thắng với khách hàng dù kháchhàng không có đề cập tới để tránh những rắc rối phát sinh sau này
Thù lao vừa thể hiện quyền của luật sư khi cung cấp dịch vụ cho kháchhàng, vừa thể hiện trách nhiệm của luật sư trước khách hàng, bản đảm việc cungcấp dịch vụ có chất lượng xứng đáng với thù lao mà khách hàng trả cho luật sư
Trang 10Việc tính thù lao dựa trên các nguyên tắc và phương thức cụ thể được quyđịnh tại điều 55 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012.
Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
Nội dung tính chất của dịch vụ pháp lý Tính chất công việc là vấn đề luật sưqua tâm nhất khi nhận vụ việc Luật sư phải xác định rõ và tính phức tạp của vụviệc để đưa ra mức án hợp lý nhất
Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.Thời gian và công sức của luật sư bỏ ra để thực hiện yêu cầu của khách hàng nóthể hiện cường độ lao động của luật sư Ở đây thời gian, công suất mà luật sư bỏ
ra để thực hiện yêu cầu của khách hàng chứ không phải thời gian mà vụ việc đókéo dài bao nhiêu
Kinh nghiệm và uy tín của luật sư và các yếu tố để xem xét tính hợp lý củathù lao
Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
Thù lao theo giờ: Việc tính thời gian theo giờ thường được tính theo giờhoặc có thể theo ngày và mức thù lao cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ công
Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định áp dụng với luật sư hành nghềvới tư cách cá nhân làm việc trong cơ quan tổ chức (tổ chức trợ giúp pháp lý củanhà nước, cơ quan nhà nước doanh nghiệp, tổ chức khác) theo chế độ hợp đồnglao động thì được hưởng lương theo quy định của pháp luật
Về cơ bản, việc tính mức thù lao dựa trên sự thỏa thuận giữa luật sư vàkhách hàng và được thể hiện trong hợp đồng pháp lý Tuy nhiên nguyên tắc vềthỏa thuận về thù lao được áp dụng đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hànhnghề luật sư và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp
lý [Nguyễn Văn Tuân, 3, tr285]
3.3 Quy tắc 8: Thực hiện vụ việc của khách hàng.
8.1 Luật sư chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết.
Trang 11Luật sư phải tích cực, khẩn trương giải quyết vụ việc của khách hàng và thôngbáo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết và có quyết định kịp thời.
Luật sư phải thông báo cho khách hàng các thông tin có liên quan đến vụ việc
mà luật sư đã đảm nhận và đang tiến hành để khách hàng có thể kiểm soát đượccông việc mà khách hàng đã ủy thác cho luật sư thực hiện cũng như có thể đưa đơnkhởi kiện nếu không thỏa mãn hoặc có sai sót gì từ phía luật sư
Một vấn đề thường gặp trong việc cung cấp dịch vụ pháp lí là thời hạn phảihoàn thành công việc, nhưng đôi khi việc đó không xảy ra theo ý muốn của luật sư,
có những sự việc bất ngờ gây ra sự chậm trễ Điều đó có thể do lỗi của luật sư và
có thể không do lỗi của luật sư Nhưng dù sao đi nữa luật sư cũng phải có tráchnhiệm thông báo cho khách hàng biết về sự chậm trễ để khách hàng có thể đưa raquyết định xử lí kịp thời
Luật sư được đề nghị hoặc yêu cầu từ luật sư của bên đối tác phải thông báongay nội dung cho khách hàng trừ khi trước đó khách hàng và luật sư đã thỏa thuận
rõ rằng, việc xem xét đề nghị hoặc yêu cầu đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền của luật
sư Ngay cả khi khách hàng ủy quyền cho luật sư, khách hàng vẫn được thông tinđầy đủ về tiến trình vụ việc [Nguyễn Văn Tuân, 3, tr304]
8.2 Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư không để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi phối đạo đức và ứng xử nghề nghiệp làm sai lệch mục đích của nghề luật sư
Trong khi cung cấp dịch vụ pháp lí cho khách hàng, luật sư không chạy theolợi ích vật chất, xem đó như là mục tiêu duy nhất hành nghề luật sư
Một luật sư không được nhận vụ việc nếu quyền lợi riêng của luật sư đối lậpvới quyền lợi của khách hàng hoặc người có khả năng là khách hàng nếu việc ràngbuộc buộc luật sư phải hành động vì quyền lợi riêng của mình
Luật sư không được đại diện cho một khách hàng nếu việc đại diện này có thểảnh hưởng đến trách nhiệm của luật sư đối với một khách hàng khác hay mộtngười thứ ba hoặc quyền lợi riêng của luật sư trừ khi luật sư có cơ sở tin rằng, việcđại diện sẽ không gây ra những ảnh hưởng bất lợi và được khách hàng đồng ý.Luật sư nhận yêu cầu thay mặt khách hàng có nghĩa vụ thực hiện những yêucầu đó một cách thận trọng với một kĩ năng phù hợp Luật sư cũng phải hành độngtrong khuôn khổ quyền hạn mà khách hàng trao cho [Nguyễn Văn Tuân, 3, tr307]
8.3 Luật sư không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, hoặc pháp luật hay Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư cho phép hoặc được khách hàng đồng ý;
Trang 12Quy định bổn phận của luật sư trong quá trình nhận vụ việc của khách hàng
(Quy tắc 8.3):
Trước khi nhận yêu cầu của khách hàng, luật sư có quyền tự nhận hoặc từchối vụ việc Còn trong trường hợp để nhận vụ việc thì không có quyền từ chối, trừtrường hợp buộc phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc Đối với việc từ chối ngay
từ đầu thì luật sư có quyền không đưa ra lý do từ chối Ngược lại , đã đảm nhiệmrồi thì khi từ chối phải đưa ra lý do chính đáng
Luật sư chỉ được từ chối vụ việc mà mình đã đảm nhận nếu phát hiện ra cómâu thuẫn quyền lợi hoặc luật sư rơi vào trường hợp bất khả kháng mà không thểnào bàn giao cho luật sư khác
Luật sư không được chuyển giao vụ việc mà mình đã nhận cho luật sư kháclàm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.Trong trường hợp vì lí do nào đó mà không thể tiếp tục thực hiện được chẳng hạn:
đi xa, đau ốm, bất khả kháng,… thì có thể bàn giao công việc cho luật sư khác nếuđược khách hàng đồng ý
Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định như thế nào là bất khả kháng Nhữngtrường hợp sau đây có thể coi là trường hợp bất khả kháng hay không: khi trùnglịch xét xử, khi có công việc đột xuất của gia đình, khi đi công tác nước ngoài, khithiên tai xảy ra,… các trường hợp bất khả kháng cần phải hiểu là các trường hợp
mà luật sư không thể cung cấp được dịch vụ pháp lý, hoặc không thể cung cấp dịch
vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất, trong khi luật sư rơi vào tình trạng không biếttrước, không có nghĩa vụ phải biết trước sự kiện xảy ra mà khi gặp phải, nếu tiếptục cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng [Nguyễn VănTuân, 3, tr307]
8.4 Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ký nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho mình; hoàn trả tài liệu, hồ
sơ khi khách hàng yêu cầu hoặc khi đã giải quyết xong vụ việc và có thỏa thuận
về việc trả lại, trừ trường hợp khách hàng chưa thanh toán hết thù lao, chi phí
và việc giữ lại tài liệu, hồ sơ phù hợp với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Khi hợp đồng giữa luật sư và khách hàng kết thúc, luật sư phải trao cho kháchhàng toàn bộ tài liệu và tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc giữ chúng nếukhách hàng yêu cầu như vậy và hoàn trả tiền lại cho khách hàng
Nếu khách hàng còn nợ lại tiền luật sư thì luật sư có thể giữ lại tài liệu và tàisản của khách hàng cho tới khi luật sư được thanh toán đầy đủ Tuy nhiên, luật sưkhông thể bán chúng để lấy tiền thù lao
Trang 133.4 Quy tắc 9: Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng:
Quy tắc này quy định quyền từ chối của luật sư trong hai giai đoạn: nhận vụviệcvà từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
Căn cứ theo quy định về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ViệtNam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm
2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc):
9.1 Luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau đây:
9.1.1 Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc
Luật sư không nên nhận xử lý một vấn đề pháp lý mà luật sư biết hoặc phảibiết rằng mình không đủ khả năng, không nên hành nghề ở những lĩnh vực màmình không đủ năng lực và thiếu kinh nghiệm
Ví dụ: Luật sư chuyên về các vấn đề luật kinh tế, vì vậy không thể có kiếnthức chuyên sâu về luật hình sự để bào chữa cho bị cáo về tội giết người
[ Nguyễn Văn Tuân, 3, 310]
9.1.2 Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng
Luật sư phải cân nhắc xem đích thực khách hàng của mình là ai, và lý dokhông thể đến mà phải nhờ người khác đến gặp luật sư
Luật sư phải từ chối nhận vụ việc nếu người được khách hàng nhờ có biểuhiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân, làm ảnhhưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi của khách hàng, thì luật sư phải từ chốinhận vụ việc
Luật sư không thể nhận yêu cầu của người không phải là khách hàng, cũngnhư cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng cùng lúc, nhưng chỉ có một kháchhàng đưa ra yêu cầu đối với luật sư (trừ khi luật sư đã hỏi hết tất cả các khách hàng
và họ đã đồng ý với yêu cầu đã được đưa ra) [ Nguyễn Văn Tuân, 3, 311]
9.1.3 Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư với ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích khác hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu không chính đáng của người khác
Trang 14Luật sư biết hoặc có că cứ cho rằng, việc khách hàng mời luật sư giải quyết
vụ việc của mình là do cưỡng ép hoặc chịu ảnh hưởng từ một người khác [NguyễnVăn Tuân, 3, 312]
Ví dụ: Luật sư không thể nhận vụ việc tư vấn về thừa kế khi biết rằng bố mẹphải viết di chúc theo sự ép buộc của con cái
9.1.4 Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật
Luật sư phải yêu cầu khách hàng sửa chữa khuyết điểm ngay nếu trong quátrình làm đại diện cho khách hàng mà họ có hành vi lừa dối một người hoặc tòa án
Luật sư phải thông báo ngay cho tòa án nếu có hành vi gian dối của kháchhàng hoặc một người nào đó không phải khách hàng đối với tòa án [ Nguyễn VănTuân, 3, 312-313]
9.1.5 Có sự xung đột về lợi ích theo Quy tắc 11.1 mà không giải quyết được nếu tiếp nhận vụ việc đó
Luật sư cũng được phép chấm dứt thực hiện việc cung câp dịch vụ pháp lýnếu các dịch vụ của luật sư bị lợi dụng ngay cả khi việc lợi dụng này chỉ gây thiệthại cho khách hàng, hoặc khách hàng muốn làm một việc có mục đích xấu xa
Luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý
do chính đáng và phải gửi thông báo đúng lúc cho khách hàng
[Nguyễn Văn Tuân, 3, 313-314]
9.1.6 Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư và không thay đổi thái độ này.
Quan hệ giữa luật sư với khách hàng là quan hệ hợp tác, hợp danh và mộtkhi đã thỏa thuận thì luật sư phải xác định mình có đủ điều kiện để nhận vụ việcnày hay không
Khi nhận thấy giữa luật sư với khách hàng không thể hợp tác được nữa thìluật sư cũng có thể từ chối nhận vụ việc
[Nguyễn Văn Tuân, 3, 314]
9.2 Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc:
Trang 15Khi thực hiện vụ việc của khách hàng, luật sư phải thực hiện theo những quytắc nhất định như luật sư chủ động tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng vàthông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết và trong khi thực hiện thìluật sư không coi tiền bạc, lợi ích vật chất là mục tiêu duy nhất của hành nghề luậtsư.
9.2.1 Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm
vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật:
Nếu yêu cầu của khách hàng không có căn cứ, vi phạm pháp luật hoặc tráiđạo đức xã hội thì luật sư phải từ chối nhận yêu cầu của khách hàng Nếu luật sưbiết rằng khách hàng chờ đợi ở luật sư một sự giúp đỡ để làm một việc bất hợppháp, luật sư phải nói rõ cho khách hàng giới hạn đạo đức mà nghề luật sư chophép Nhiều lúc khách hàng cứ nghĩ có tiền thì yêu cầu luật sư làm gì cũng được và
đã yêu cầu những việc nằm ngoài phạm vi hành nghề của luật sư Luật sư chỉ làmnhững yêu cầu phù hợp trong phạm vi mình có thể làm để đảm bảo đúng nhữngquy tắc đạo đức và ứng xử trong nghề nghiệp của mình và thực hiện tốt nhất vụviệc được tiếp nhận từ khách hàng
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đến tìm văn phòng luật sư B để tư vấn Sau khibàn bạc đã ký kết hợp đồng dịch vụ để văn phòng luật sư B, cụ thể là luật sư Cthuộc văn phòng luật sư B sẽ tư vấn thường xuyên các vấn đề pháp lý liên quanđến công ty do ông A làm chủ và sẽ đứng ra đại diện cho công ty nếu xảy ra tranhchấp với các bên Trong quá trình tư vấn, thì ông A có đề nghị luật sư C tư vấn vàthực hiện cho công ty để công ty có thể trốn thuế Nhưng luật sư C đã từ chối tiếptục tư vấn pháp lý cho công ty của ông A, do yêu cầu mới của ông A trái phápluật
Điều tối kỵ nhất với luật sư là làm những việc trái đạo đức nghề nghiệp, đạođức xã hội và đặc biệt là trái pháp luật Luật sư dùng pháp luật để bảo vệ cho lẽphải bảo vệ cho thân chủ của mình, chứ không được vi phạm pháp luật làm nhữngđiều sai trái để bảo vệ cho thân chủ hoặc thực hiện những yêu cầu của khách hàng.Luật sư phải từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng nếu việc chấp nhậnyêu cầu của khách hàng có thể dẫn luật sư đến một hành vi vi phạm pháp luật hoặc
vi phạm những quy tắc đạo đức nghề nghiệp Không phải làm tất cả mọi điều đểbảo vệ, đem lại những điều tốt nhất cho thân chủ, mà là những việc đó phải trongmột khuôn khổ nhất định, không trái pháp luật, không trái đạo đức
Trang 169.2.2 Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục
Khi tiếp nhận một vụ việc của khách hàng, qua thông tin được cung cấp vàcăn cứ theo pháp luật có liên quan, luật sư đã đưa ra những ý kiến tư vấn, nhữngđịnh hướng, những việc làm nên làm hiện tại và tiếp theo đối với khách hàng,nhưng vì lý do nào đó, có thể khách hàng không chấp nhận thực tế đó hoặc khôngtin tưởng vào luật sư mà vẫn hương theo niềm tin nội tâm của mình mà không thựchiện theo những ý kiến tư vấn của luật sư Như vậy có có sự xung đột về quanđiểm giữa khách hàng với luật sư tuy là luật sư đã giải thích tận tình, đưa ra những
tư vấn phù hợp với việc giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đứcnên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, nên luật sư có thể từ chối tiếp tục thựchiện vụ việc mà đã nhận của khách hàng
Luật sư có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp vàotất cả mọi thời điểm Vì vậy, nếu các yêu cầu của khách hàng có thể dẫn đến việcluật sư vi phạm những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp thì luật sư phải từ chối tiếptục thực hiện, ngay cả khi vì quyền lợi tốt nhất của khách hàng, luật sư cũng khôngđược vi phạm những quy định này Luật sư có thể tiếp tục công việc nếu kháchhàng thay đổi yêu cầu của mình Nếu khách hàng đã giao vụ việc của mình choluật sư thì phải tin tưởng luật sư, và chấp nhận ý kiến của luật sư để mọi việc đượcgiải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả
Ví dụ: Luật sư A bảo vệ cho bị cáo B, người bị khởi tố về tội Tham ô tài sảntại điều 278 BLHS Qua nghiên cứu hồ sơ luật sư nhận thấy các tình tiết của vụ áncho thấy bị cáo B phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tại sản (Điều
280 BLHS) với khung hình phạt nhẹ Thế nhưng do bị cáo cho là mình không cótội và không chấp nhận ý kiến tư vấn của luật sư và do bị cáo làm phó chủ tịchhuyện có quen biết với nhiều người có chức nên ông tin rằng với mối quan hệ củamình thì mình sẽ được xử vô tội Sau nhiều lần khuyên răn và giảng giải nhưng bịcáo B vẫn không nghe nên Luật sư A quyết định từ chối tiếp tục thực hiện vụ việcnày và thành lý hợp đồng dịch vụ pháp lý
9.2.3 Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư
Trang 17Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phảixác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý Việcnhận vụ việc của khách hàng trải qua quá trình trao đổi giữa khách hàng và luật sư
để đi đến có nhận dịch vụ hay không Việc nhận dịch vụ được hoàn tất bằng việc
ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý vừa là nghĩa vụpháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức của luật sư Và trong hợp đồng dịch vụ pháp lýluật sư không những cần xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong vụ,việc mà còn thể hiện được trách nhiệm đạo đức của luật sư trong việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ đó
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, đó là nhữngcam kết thể hiện đầy đủ, minh bạch các quyền, nghĩa vụ của cả hai bên Nếu kháchhàng vi phạm một trong các cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đó , thì haibên có thể ngồi lại để bàn bạc thỏa thuận lại Nếu không thỏa thuận được mà quan
hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại mà nguyên nhân dẫn tới sự vi phạm đókhông phải là lỗi của luật sư thì luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc mà
đã nhận từ khách hàng Do đây là vi phạm của khách hàng không những làm ảnhhưởng đến thỏa thuận, đến hợp đồng pháp lý, đến mối quan hệ của hai bên mà cònảnh hưởng đến tiến trình thực hiện vụ việc, gây gián đoạn, có thể gây ra hậu quảnghiêm trong không lường hết được
Ví dụ : Khách hàng A là nguyên đơn trong vụ kiện chia thừa kế nhờ luật sư
K bảo vệ tại phiên tòa sơ thẩm Để thu thập chứng cứ luật sư K đã thống báo cho
bà A về việc mình sẽ gặp gỡ ông B là nguyên đơn và bà C là người có quyền lợilien quan đến vụ án để xác minh về di sản và nguồn gốc tài sản thừa kế Một lầnphát hiện luật sư K đang ngồi uống nuớc và nói chuyện rất vui vẻ với bà C, kháchhàng A nghi ngờ luật sư K có quan hệ “không tốt” với C và đã yêu cầu luật sư Kchấm dứt quan hệ với bà C Luật sư K có giải thích việc gặp bà C vì lý do côngviệc và đã thông báo trước cho khách hàng A nhưng khách hàng A vẫn bảo lưuquan điểm của mình và suy diễn rằng việc quan hệ cá nhân quá thân mật với C cóthể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình Bởi bà C và ông B có quan hệ rất gầngũi nhau lại cùng một phe Quan hệ của hai bên xấu đi và luật sư A dã từ chối tiếptục thực hiện công việc theo hợp đồng, đề nghị khách hàng K đến thanh lý hợpđồng dịch vụ nhưng khách hàng K lại không đồng ý vì lý do chưa tìm được luật sưgiỏi như luật sư A Việc từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ của A trong trường hợptrên đây là có căn cứ tại vì khách hàng A đã không tin tưởng luật sư K và đã có
Trang 18những yêu cầu không hợp lý, vi phạm những cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháplý.
9.2.4 Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp
mà luật sư không thể đối phó
Tiến hành làm tốt nhất vụ việc được khách hàng giao phó là điều đươngnhiên luật sư phải thực hiện Nhưng nếu trong quá trình thực hiện khách hàng lạibằng vật chất hoặc tinh thần đe dọa hoặc gây áp lực gây khó dễ cho luật sư phảilàm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện
vụ án, làm cho mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng trở nên căng thẳng, sẽkhông có lợi cho bất kỳ bên nào cả
Luật sư có thể chấn dứt thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý nếu khách hàngbuộc luật sư phải làm một việc mà luật sư tin rằng việc đó phạm pháp hoặc giandối Luật sư cũng được phép chấm dứt thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý nếu cácdịch vụ của luật sư vị lợi dụng ngay cả khi việc lợi dụng này gây tổn hại cho kháchhàng, Luật sư cũng có thể chấm dứt thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý nếu kháchhàng muốn làm một việc có mục đích xấu xa
Một luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có
lý do chính đáng và phải gửi thông báo đúng lúc việc này cho khách hàng Những
lý do đó chính đáng có thể là khi yêu cầu của khách hàng dẫn luật sư tới chỗ viphạm những quy tắc về đạo đức hoặc có bất đồng lớn giữa họ về lòng tin hay sự tínnhiệm
9.2.5 Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành
vi trái pháp luật
Luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý đang đảm nhận vụviệc có cơ sở tin rằng, khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiệnhành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội Luật sư dùng phápluật, dùng kỹ năng nghề nghiệp của mình để thực hiện vụ việc cho khách hàngnhằm đạt được kết quả nhưng kết quả này phải thu được một cách hợp pháp Luật
sư bảo vệ những cái đúng, thực hiện theo đúng pháp luật, nên khách hàng khôngthể sử dụng dịch vụ pháp lý này nhằm những mục đích xấu đặc biệt là để thực hiệnhành vi trái pháp luật, vi phạm nghiệm trọng đạo đức xã hội, như thế sẽ làm xấu đihình ảnh và uy tín của luật sư, là trái pháp luật, vi phạm đạo đức