Yêu cầu của hoạtđộng này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của phápluật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.2.3.Tính chất ph
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và tình cảm chân thành, chúng em xin bày tỏ lòngcảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự Đãtham gia giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài tiểu luận.Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới Th.s Lê Cẩm Hà người thầy - người hướng dẫn chúng em tận tình, trong
suốt quá trình chúng em tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Cô đã động viêngiúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận
Chúng em xin được cảm ơn Thư viện trường Học viện Hành chính đã tạođiều kiện cho chúng em mượn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứutiểu luận, hỗ trợ chúng em rất nhiều về mặt tài liệu.Xin được cảm ơn gia đình,bạn bè luôn sát cánh động viên, khích lệ chúng em Cảm ơn các bạn trong nhóm
đã tích cực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.Trong suốt quá trình nghiêncứu, tìm hiểu, thu thập thông tin liên quan đến đề tài nhóm chúng em đã cốgắng nỗ lực để hoàn thành tiểu luận được tốt nhất
Song do thời gian có hạn, việc thu thập tài liệu chuyên ngành chúng emcũng gặp nhiều khó khăn Bởi vậy, dù đã cố gắng nhưng bài tiểu luận của nhómchúng em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về nội dung cũng như cáchnhìn nhận đánh giá Chúng em rất mong thầy cô và các bận xét, đánh giá và bổsung những hạn chế đó Để chúng em có thể học hỏi, chỉnh sửa và hoàn thiệnbài tiểu luận hơn nữa
Nhóm5 – KH10NS1
Hà Nội, tháng 3 năm 2012.
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi nhà nước muốn tồn tại cần xây dựng được một hệ thống pháp luậtchặt chẽ, đảm bảo được thực thi trên phạm vi lãnh thổ toàn quốc gia Nhưng đểpháp luật đi vào cuộc sống , để pháp luật được tôn trọng thì cần có đội ngũnhững người làm nghề luật, những người bảo vệ pháp luật
Cũng như bất cứ một ngành nghề nào khác, những người làm nghề luậtcũng có những giá trị đạo đức riêng của mình.Đó chính là những quy tắc ứng xử
mà những nhà hành luật phải tuân thủ nghiêm minh trong quá trình hành unghề.Hiện nay có rất nhiều luất sư vừa có đức vừa có tài nhưng cũng có những luật sưđang suy thoái đạo đức nghiêm trọng
Chính vì thực tế đó mà bài tiểu luận của nhóm em sẽ đi tìm hiểu nhữngđiểm tiêu cực và hạn chế trong đạo đức nghề luật sư Bài tiều của nhóm em thựchiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp ….Bài tiểu luận là sự cố gắngcủa cả nhóm song vẫn chưa thể hoàn chỉnh , kính mong cô và các bạn cho ý kiến
để bài của nhóm em thêm hoàn chỉnh
Trang 3
NỘI DUNG CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ LUẬT.
1 Khái niệm
1.1.Nghề luật
Ở nghĩa rộng nhất, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói đếnthẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên…
Thẩm phán được hiểu là những người làm việc tại Toà án, được quyền
nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án Thẩm phán - ở nghĩa lý tưởng đượchiểu là người được quyền ra quyết định cuối cùng để mang lại sự công bằng chomọi người, cứu người vô tội và trừng phạt kẻ ác
Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà (ở nước ngoài thường được
gọi là công tố viên) Họ được quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý,
ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố người phạm tội
Công chứng viên là người làm việc tại các Phòng công chứng, có quyền
xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng
Nếu hiểu nghề luật như là nghề kiếm sống có liên quan đến luật, có thể kể ranhiều công việc khác cũng được gọi là nghề luật như: chấp hành viên, điều traviên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật,cán bộ nghiên cứu pháp luật trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quancông an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể,
1.2.Nghề luật sư
Ở nghĩa hẹp hơn, nói đến nghề luật là chúng ta nói đến nghề luật sư Nghềluật sư là nghề luật tiêu biểu nhất, nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặctrưng của nghề luật
Ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu vềviệc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp Đây
là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến
kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư
2 Tinh chất nghề luật sư
Trang 42.1.Tính chất trợ giúp
Trong suy nghĩ của chúng ta, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm
ba tính chất: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện
Do sự phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, bất
kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân cư cũng tồn tại những người rơi vào vị thếthấp kém so với mặt bằng xã hội như người nghèo, người già đơn côi, người ởvào vị thế thấp kém này thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật vàrất cần sự giúp đỡ, bênh vực của những người khác và đặc biệt cần sự trợ giúphoàn toàn vô tư, không vụ lợi của luật sư
Ở thời kỳ cổ đại, những người dám đứng ra bênh vực, trợ giúp các đốitượng bị ức hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ” Ngày nay, xã hộiloài người đã phát triển nhưng ở nhiều nước, ở nhiều địa phương vẫn tồn tạinhững người ở vào vị thế thấp kém, vẫn tồn tại sự ức hiếp, sự đối xử bất công.Hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổnphận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư
2.2.Tính chất hướng dẫn
Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiệnhành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ởtừng thời điểm của thời gian đã qua Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ vàbản sắc văn hoá của dân tộc
Mọi người hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thânhoặc gia đình có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn Vìvậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn Yêu cầu của hoạtđộng này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của phápluật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.2.3.Tính chất phản biện
Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư là những biện luận nhằmphản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phùhợp với pháp lý và đạo lý
Trang 5Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện ởlĩnh vực tố tụng, đặc biệt là trong tố tụng hình sự Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tốtụng hình sự hiện hành quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọibiện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can,
bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củahọ”
Phản biện là phải dựa trên sự thông hiểu tường tận về pháp lý và đạo lý.Hoạt động phản biện của luật sư là lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩnmực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúngsai…từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai, bảo
vệ công lý
Người phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng không thể bịtra tấn, đánh đập, hành hạ về thể xác cũng như xúc phạm nhân phẩm Sự có mặtcủa luật sư là cần thiết bởi những người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với
uy lực của cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệquyền hợp pháp của mình Người xưa đã có câu: “Khôn ngoan đến cửa quanmới bíết"
Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2 Điều 1 Pháplệnh Luật sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạt động của mình luật sư góp phầnbảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa"
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị viết: “Các cơ quan Tư pháp có trách nhiệm tạođiều kiện để luật sư tham gia vào quá tŕnh tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bịcáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tại phiên toà…”
Xuất phát từ tính chất đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoàicác phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ,còn phải là người có khối óc thôngminh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm
cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội
3.Nghề luật sư trong quá khứ
Trang 6Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống phápluật Có thể nói luật gia đầu tiên xuất hiên trong xã hội chính là nhà lập pháp,người định ra các quy phạm pháp luật Sau đó là sự xuất hiện của các thẩmphán, người có nhiệm vụ bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được tôn trọng
và cũng là người quyết dịnh hình phạt đối với người vi phạm các quy phạm phápluật
Lúc đầu, chứng cứ của hành vi vi phạm pháp luật chỉ dựa vào sự suy đoánhay những lời thề thốt, thú nhận của các bên có liên quan Việc bào chữa, biện
hộ cho các bên chưa được bảo đảm Nghề luật sư xuất hiện, luật sư tham gia vàoquá trình xét xử, đảm bảo công việc bào chữa trong tòa Nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại Vàothế kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án hìnhthành và việc xét xử có sự tham gia của mọi người dân Nguyên cáo hoặc bị cáo
có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tàihùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà Việc bào chữa xuất phát tự nhiênnhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị nhà cầm quyền bắt giam vô cớ vàtrừng phạt một cách độc đoán dần phát triển
Ở La Mã cổ đại, cũng với sự xuất hiện của pháp luật đã xuất hiện nhữngmầm mống của nghề luật sư Pháp luật La Mã cổ đại mang tính huyền bí, thầnthánh và việc áp dụng pháp luật gắn liền với lễ nghi tôn giáo Trong phiên toà,
có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người am hiểu pháp luật để nhắc lạinhững quy tắc, quy định tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc vi phạm thủ tục
tố tụng
Trong xã hội dần dần hình thành một nhóm người chuyên sâu, am hiểu vềpháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như hoạt động nghềnghiệp Hoạt động của các luật sư được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hộingày càng được nâng cao Nghề luật sư được xem như một nghề vinh quangtrong xã hội
Sau khi Đế quốc La Mã tan rã, châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ vớicác triều đại phong kiến phân quyền cát cứ Tổ chức Toà án và chế độ luật sư ở
Trang 7các nước được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục
vụ tôn giáo và chế độ phong kiến
Dưới chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điềukiện khắt khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một số ít người xuất thân từ giaicấp bóc lột Từ xuất phát điểm của những người tự nguyện thực hiện việc bàochữa vì sự thật và công lý, nghề luật sư dưới chế độ tư bản dần dần trở thànhnghề tự do, nghề làm vì tiền
Ở Việt Nam, từ năm 1930 trở về trước, người Pháp chiếm độc quyền tronghành nghề luật sư Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của Toàn quyền Đông Dương,thực dân Pháp tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho những người
đã tốt nghiệp luật khoa và đã tập sự 5 năm trong một Văn phòng biện hộ của luật
sư thực thụ
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắclệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư Quyền bào chữa của bịcan, bị cáo được ghi nhận ngay trong Sắc lệnh về Toà án ngày 13/9/1945 củaChủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà Do hoàn cảnh khángchiến, một số luật sư tham gia cách mạng, một số luật sư chuyển sang hoạt động
ở lĩnh vực khác, nghề luật sư thời kỳ này hầu như không được chú trọng
Sau hoà bình lập lại, để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo đã được Hiếnpháp 1959 quy định, năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấytên là Văn phòng Luật sư Hà Nội
4.Nghề luật sư hiện tại: Vấn đề xây dựng một đội ngũ luật sư đạo đức và tài năng
Luật sư ở nước ta hiện nay còn đang thiếu và mới chỉ đáp ứng một phầnnhỏ nhu cầu của xã hội Thống kê cho thấy chỉ khoảng dưới 10% vụ án có luật
sư Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn (riêng ở Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50 % tổng số luật sư toàn quốc) Luật sư còn rấtthiếu ở vùng sâu, vùng xa
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà mình vàodòng chảy toàn cầu hoá, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về luật sư
Trang 8nói riêng đã không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý choviệc phát triển đội ngũ luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật
sư Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu cấp bách là đấtnước cần có một đội ngũ luật sư đạo đức và tài năng Nghĩ về nghề luật sư hômnay, chúng ta thấy nổi lên hai vấn đề chính đó là vấn đề đạo đức nghề nghiệp vàvấn đề nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của luật Sư
Đạo đức nghề nghiệp của luật sư: Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật
sư, có nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau Có ý kiến cho rằng, trong xã hộinghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, trách nhiệm đối vớinghề của mình trước xã hội Bởi vậy không cần phải đặt đạo đức nghề nghiệpluật sư thành vấn đề riêng Ý kiến khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thịtrường, mọi nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranh và nhằm thu lợi nhuậncao nhất Nghề luật sư là một nghề giống như các nghề khác, cũng phải chịu sựchi phối của quy luật thị trường do đó đặt đạo đức nghề nghiệp luật sư thànhmột vấn đề riêng biệt là hoàn toàn vô lý
Người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đốivới công việc của mình Nhưng mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khácnhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khácnhau Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với các lĩnhvực pháp luật của Nhà nước trong khi đó các ngành nghề khác chỉ quan hệ đếnmột vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi
Luật sư là nghề nghiệp đặc thù, đòi hỏi sự "trong sáng về đạo đức" Ngườilàm công việc này phải tuân theo những quy tắc đạo đức hành nghề bắt buộc, cónhư vậy mới nâng cao được uy tín và vị thế trong xã hội Với thiên chức củanghề, người luật sư đòi hỏi cần phải nhận thức và ứng xử một cách có đạo đứctrong quan hệ xã hội về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thểtuân thủ những giá trị chuẩn mực của cuộc sống đã đem lại Khi đề cập đến đạođức của nghề luật sư là chúng ta đề cập sứ mệnh mà người luật sư phải thực hiện, là nói đến phẩm chất, thanh danh của họ, là kỹ năng hành nghề và cuối cùng lànhững chuẩn mực ứng xử của luật sư trong hành nghề
Trang 9CHƯƠNG II : GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
1.Khái quát về quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
1.1.Khái niệm chung về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư 1.1.1.Khái niêm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngườitrong quan hệ với nhau và quan hệ xh, chúng được thực hiện bởi niềm tin cánhân, bởi sức mạnh của truyền thống và dư luận xã hội (Giáo trình Đạo đức học2000)
1.1.2.Quy tắc đạo đức và ững xử nghề nghiệp luật sư
Cho đến nay, về mặt khoa học pháp lý, chưa có một định nghĩa chính thứcmang tính chất kinh điển về khái niệm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.Trong nhiều bài viết, tham luận về vấn đề đạo đức nghề nghiệp luật sư, mỗi tácgiả cũng đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này bằng cách tiếp cận dưới cácgóc độ khác nhau
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đã được Hội đồng luật sưtoàn quốc thông qua như sau :
“Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là những quy tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong giao tiếp xã hội
Trong đời sống thường nhật, luật sư tham gia vào các quan hệ xã hội, cácquan hệ nghề nghiệp, trong đó có các quan hệ tố tụng trong các vụ án hình sự,dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, hành chính Trong các quan hệ
tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại quan hệ giữa các chủ thể khác như : quan
hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quacác giai đoạn tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; quan hệ với khách hàng,với những người tham gia tố tụng khác, quan hệ với đồng nghiệp, v.v Với tư
Trang 10cách một chủ thể tham gia trong các quan hệ tố tụng, luật sư có những quyền vànghĩa vụ tố tụng nhất định theo quy định của pháp luật Đó là những quyền vànghĩa vụ pháp lý luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức
xử lý theo các chế tài đã được luật hóa
Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tìnhhuống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnhcủa pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điềuchỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng Đó là các quy định về căn cứ,chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệpluật sư Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chấtcấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chấtkhuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lốisống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác
1.2 Vị trí, vai trò của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phậnpháp lý của con người Thông qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện chứcnăng xã hội cao cả : Bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của côngdân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”
Cũng như sông có nguồn, cây có gốc, nhà có nền, đạo đức nghề nghiệp có
ý nghĩa là nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của nghề luật sư Không có đạo đứcnghề nghiệp, nghề luật sư không thể tồn tại, phát triển Luật sư hành nghề với tưcách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình, vớimục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phảixuất phát từ một nền tảng đạo đức Nếu không xuất phát từ nền tảng này thì luật
sư khó có thể có ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật khi hành nghề
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đứccủa giới luật sư, tạo cơ sở để luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trongsinh hoạt và hành nghề; là thước đo giúp luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của
Trang 11mỗi cá nhân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hànhnghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới luật sư trong xã hội Đâycũng chính là một văn bản mang tính quy phạm nội bộ thể hiện rõ nét nhất cơchế quản lý theo phương thức “tự quản kết hợp với quản lý nhà nước” của Liênđoàn luật sư Việt Nam.
1.3 Quan điểm tư tưởng và yêu cầu của việc xây dựng bộ quy tắc
Việc xây dựng bộ quy tắc phải thể hiện quan điểm tư tưởng và các yêu cầusau đây:
- Trong thời đại hòa nhập với khu vực và thế giới, bộ Quy tắc phải phù hợp vớithông lệ quốc tế về nghề luật sư;
- Phạm trù đạo đức nghề nghiệp luật sư rất rộng, để tạo cơ sở cho việc quản lý
và tự giác thực hiện của từng luật sư, bộ quy tắc phải cụ thể hóa các chuẩn mựcđạo đức và hành vi ứng xử nghề nghiệp luật sư;
- Nội dung bộ Quy tắc phải phù hợp với trình độ phát triển của nghề luật sưViệt Nam, trên nền tảng thể chế chính trị - xã hội, hệ thống pháp luật, đạo đức
và văn hóa của đất nước Việt nam;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp về đạo đức con người của dân tộc Việt Nam Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện bộ Quy tắc là một công việcthường xuyên, lâu dài trong quá trình phát triển của nghề luật sư Việt Nam
1.4 Xác định phạm vi và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Khái niệm đạo đức bao giờ cũng được thể hiện trong mối quan hệ giữangười với người Đạo đức nghề nghiệp luật sư chính là tổng hợp các mối quan
hệ giữa luật sư với các chủ thể có liên quan trong hoạt động nghề nghiệp và cácmối quan hệ xã hội khác khi luật sư tham gia trong sinh hoạt xã hội Quy tắc đạođức và ứng xử nghề nghiệp luật sư bao gồm các quy phạm mang tính chất tùynghi để luật sư có thể lựa chọn trong ứng xử hoặc mang tính chất cấm đoán, bắtbuộc luật sư
Quy tắc có những quy tắc chung mang tính chất là những nghĩa vụ đạođức cơ bản của luật sư và các quy tắc cụ thể điều chỉnh hành vi của luật sư khitham gia các nhóm quan hệ xã hội trong hành nghề gồm : quan hệ với khách
Trang 12hàng; quan hệ với đồng nghiệp; quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các
cơ quan nhà nước khác Việc điều chỉnh về mặt đạo đức các nhóm quan hệ nàychính là những yếu tố cấu thành nội dung cơ bản của Quy tắc đạo đức nghềnghiệp luật sư Việt Nam
Dựa trên cơ sở đặc thù nghề nghiệp luật sư, bộ quy tắc xác định các tiêuchuẩn sau đây :
● Tiêu chuẩn chung về mặt đạo đức nghề luất sư
● Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng
● Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với đồng nghiệp luật sư
● Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng
và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
● Các tiêu chuẩn về kỷ luật luật sư
1.5.Yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Gồm có 4 nguyên tắc cơ bản
1.5.1 Luật sư phải giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp
1.5.2 Luật sư cần độc lập, trung thực và khách quan
1.5.3 Luật sư cần có văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống
1.5.4 Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư
2 Nội dung giá trị đạo đức của luật sư.
2.1 Đạo đức của luật sư trước hết phải thể hiện tính trung thực và hợp tác
Đạo đức luật sư là phải trung thực, trung thực trong lối sống, trung thựcvới khách hàng, trung thực và hợp tác với đồng nghiệp Một trong những biểuhiện của việc trung thực với khách hàng, đó là: khi nhận việc, luật sư phải thôngbáo cho khách hàng biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc dịch vụpháp lý cho khách hàng và phải có trách nhiệm thực hiện tốt nhất nhằm bảo vệlợi ích hợp pháp của khách hàng Thiết nghĩ, niềm tin của khách hàng chỉ có thểđược xây dựng và củng cố trên cơ sở sự trung thực của người luật sư và ngượclại Chỉ khi người luật sư trung thực khi giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụpháp lý đối với khách hàng thì khách hàng mới tin tưởng và trao đổi tất cả mọi
Trang 13vấn đề với luật sư, dựa trên cơ sở đó, người luật sư mới có thể hoàn thành tốtnhiệm vụ của mình trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý
Trong một chừng mực nào đó, đạo đức nghề nghiệp của người luật sư vàkhách hàng được thể hiện thông qua sự hợp tác một cách thiện chí Trong quátrình cung cấp dịch vụ pháp lý, người luật sư khi phát hiện có những vấn đề mớiphát sinh cần phải thông báo cho khách hàng, chỉ có như vậy thì khách hàng mớitin tưởng và thông báo những tình tiết mới cho luật sư Đạo đức luật sư khôngcho phép người luật sư được đơn phương từ chối công việc mà mình đã nhậnvới khách hàng, nếu không được khách hàng đồng ý hoặc không có lý do xácđáng
Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi vì mối quan hệ với khách hàng chính làlửa thử vàng đối với cá nhân luật sư, uy tín lương tâm và trách nhiệm của nghềluật sư Sự tiêu cực hay tích cực của luật sư đều xuất phát từ quan hệ này và chiphối các hành vi ứng xử khác trong tổng hoà các mối quan hệ của luật sư Gía trịđạo đức này liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư đối vớikhách hàng Đó là tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm đối với kháchhàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phạm trù đạo đức nghề nghiệp
2.2.Độc lập trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và phù hợp với chuyên môn khả năng là đạo đức của luật sư
Không ai hiểu mình bằng chính mình vì vậy trong quá trình quan hệ vớikhách hàng để giao kết việc cung cấp dịch vụ pháp lý đòi hỏi người luật sư chỉnhận những công việc phù hợp với chuyên môn, khả năng của mình.Tuyệt đốikhông chạy theo lợi ích vật chất mà vượt quá khả năng của mình Một khi luật
sư nhận việc mà biết chắc rằng công việc đó vượt quá khả năng của mình thìđương nhiên không mang lại kết quả tốt cho khách hàng thậm chí bế tắc trongcông việc Kết quả là không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của người luật sư đó màquan trọng hơn là gián tiếp làm giảm niềm tin của khách hàng với luật sư nóichung
Một luật sư muốn hết lòng với công việc, thì người luật sư đó phải giữđược tính độc lập trong công việc của mình Trong trường hợp này luật sư
Trang 14không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác làm ảnh hưởng tới xây dựngquan điểm, phương án bào chữa và quyền lợi khác của khách hàng Luật sư phảitôn trọng HĐXX và đại diện VKS, có thái độ ứng xử đúng mực khi thực hiệnquyền xét hỏi người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác có quyềnlợi đối lập với khách hàng Tính độc lập của luật sư trong việc cung cấp dịch vụcho khách hàng được thể hiện ba phương diện sau đây:
2.2.1.Độc lập khỏi quyền lực
Nếu luật sư không giữ được độc lập, chịu ảnh hưởng hoặc phục tùngquyền lực thì không thể bảo vệ đầy đủ quyền lợi cho khách hàng (VD: Chủ tịchUBND …ký một quyết định hành chính, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợppháp của công dân, trong khi đó, người luật sư lại e ngại hoặc phục tùng quyềnlực của ông chủ tịch kia, thì đương nhiên không thể bảo vệ đầy đủ quyền lợi chongười dân được) Trong trường hợp khác, người luật sư có ý thức , thái độ
“trọng quan, coi thường dân” thì quyết không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho người dân tốt được Một luật sư mà bị ảnh hưởng bởi quyền lực hoặcphục tùng quyền lợi, thhì không thể có tiếng nói khách quan để bảo vệ công lý,không bảo vệ được công lý có nghĩa là không bảo vệ được quyền lợi tốt nhấtcho khách hàng
2.2.2.Độc lập khỏi thân chủ (khách hàng)
Khách hàng nói chung luôn có khuynh hướng đòi hỏi luật sư chúng ta phảibảo vệ quyền lợi của họ bằng mọi cách, thậm chí là phải tạo dựng chứng cứ, viphạm pháp luật Thế nhưng, người luật sư ngoài trách nhiệm bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp cho khách hàng, luật sư chúng ta còn có nghĩa vụ phụng sự công
lý, công bằng xã hội, vì thế, luật sư chỉ có thể đáp ứng những yêu cầu của kháchhàng – khi những yêu cầu đó là hợp pháp, chính đáng, phù hợp với đạo đức xãhội Điều này cho thấy, không phải bất kỳ yêu cầu gì của khách hàng đều có thểđược luật sư đáp ứng
Khi khách hàng yêu cầu cung cấp chứng cứ giả mạo hoặc yêu cầu thẩmvấn các nhân chứng mà biết rõ những lời khai của nhân chứng đó không đúng sựthật, thì luật sư chúng ta phải thuyết phục khách hàng từ bỏ những yêu cầu
Trang 15không đúng nêu trên Trong trường hợp luật sư đã tư vấn, thuyết phục hoặc cangián mà khách hàng vẫn không nghe thì luật sư được quyền đơn phương chấmdứt dịch vụ pháp lý, luật sư thông báo cho khách hàng trong một thời hạn hợp lý
để khách hàng có thể tìm kiếm luật sư khác đồng thời giải quyết nhanh chóngcác vấn đề liên quan đến việc chấm dứt dịch vụ pháp lý đã đảm nhận
2.2.3.Độc lập khỏi quyền lợi của chính mình
Luật sư phải có trách nhiệm tân tâm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp phápcho khách hàng và không thể đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của kháchhàng, hay bòn rút của khách hàng
Luật sư độc lập trong hoạt động hành nghề cũng không có nghĩa là tựmình tách ra và coi mình là tuyệt đối Luật sư dành sự quan tâm, tôn trọng các
cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng thì cũng sẽ nhận được sự tôn trọnglại Luật sư phải thể hiện cho các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụngthấy được ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, luật sư còn có mục đíchkhác là bảo vệ trật tự xã hội và công bằng của pháp luật Có như vậy luật sư sẽđảm bảo tính độc lập trong hành nghề mà vẫn giữ được sự tôn trọng từ các cơquan tố tụng và cán bộ tố tụng
2.3.Giữ bí mật.
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư phải có nghĩa vụgiữ bí mật nói chung, trong đó có bí mật của khách hàng Giữ bí mật của kháchhàng là một trong những giá trị cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp luật sư Luật sưphải giữ bí mật về nội dung tranh luận,về những thư từ liên lạc với khách hàngcủa mình cũng như các thông tin mà luật sư có khi trao đổi với luật sư đốiphương Bí mật này bao gồm những thông tin được thể hiện dưới nhiều hìnhthức (thư từ, bản sao, thông tin điện tử)
Những bí mật của khách hàng mà luật sư có được trong quá trình cung cấpdịch vụ pháp lý cho khách hàng cần phải được tôn trọng Luật sư không đượccông khai bí mật của khách hàng cũng như sử dụng bí mật của khách hàng vàobất kỳ một mục đích nào khác mà không có sự đồng ý của khách hàng
Trang 16Nếu luật sư không giữ được bí mật của khách hàng sẽ dẫn đến việc làmmất đi sự tin cậy của khách hàng đối với luật sư, làm cho khách hàng không còntin tưởng luật sư, rồi từ đó không trao đổi, trình bày để thổ lộ với luật sư về mọitình tiết liên quan đến vụ việc bao gồm cả những tình tiết bất lợi Vì thế, khôngthể bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng Tuy nhiên, luật pháp cũng quyđịnh trong một số trường hợp thì nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư sẽ được gỡ bỏbởi yêu cầu vì lợi ích chung cao hơn hoặc ngăn chặn một thảm họa chẳng hạn Trong cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư không được đòi hỏi khách hàngbất kỳ khoản lợi ích gì ngoài thù lao đã thỏa thuận và cũng không được mócngoặc với đồng nghiệp đang làm luật sư cho khách hàng khác có quyền lợi đốilập với khách hàng của mình để cùng nhau mưu cầu lợi ích cá nhân trên lợi íchcủa khách hàng
2.4.Nghĩa vụ thực hiện trợ lý giúp đỡ của luật sư.
Nghĩa vụ cao cả của luật sư là tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễnphí cho người nghèo và đối tượng chính sách Đồng thời, khi thực hiện yêu cầutrợ giúp pháp lý này luật sư cần tận tâm, tích cực như đối với các vụ việc có thùlao
Chúng ta đều nhận thấy rằng xã hội luôn tồn tại sự phát triển không đồngđều cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần Chẳng hạn như những người nghèo,người già đơn côi, người chưa thành niên, người tàn tật, những nhóm người màquyền lợi của họ dễ bị xâm phạm và một điều trớ trêu là những người ở vào vịthế thấp kém này lại là đối tượng thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công, bị hành
xử một cách trái pháp luật Do vậy, họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của ngườikhác – đó cũng là trách nhiệm của xã hội Điều ấy phải đến từ sự trợ giúp củaluật sư
Ngay từ thời kỳ cổ đại, xã hội tôn vinh những người dám đứng ra bênhvực, trợ giúp các đối tượng bị ức hiếp được xem là các “hiệp sỹ” Sự trợ giúpcủa luật sư trong những trường hợp này là hết sức cần thiết, đồng thời đó phải là
sự sự giúp hoàn toàn vô tư, không vụ lợi Ngày nay, xã hội loài người đã đượchưởng thành quả của nhiều nền văn minh, giá trị đạo đức nhân loại đó không thể
Trang 17bị xoá nhoà mà thậm chí còn phải được vun đắp và phát triển ngày càng phổbiến và hiệu quả hơn Vì thế, hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đốitượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đứccủa nghề nghiệp luật sư.
Tóm lại, đặc thù của nghề luật sư đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chấtchung là Chân-Thiện-Mỹ, còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòngtrong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật, lợi ích của con người và đạo đức xã hộilàm cơ sở cho hoạt động của mình, điều ấy mới xứng đáng với sự tin cậy và tônvinh của xã hội Đạo đức nghề luật sư bao gồm những nguyên tắc ứng xử màluật sư phải tuân thủ khi hành nghề, người luật sư cần biết giữ gìn phẩm giá và
uy tín nghề nghiệp, độc lập, trung thực và khách quan trong quá trình hành nghề,giữ được văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống đồng thời thực hiện nghĩa
vụ trợ giúp pháp lý một cách tận
2.5.Luật sư phải giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp.
Luật sư luôn giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; không ngừng trau
dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt chức năng nghềnghiệp của luật sư, tôn vinh nghề nghiệp luật sư
Luật sư cần hành nghề với cái đức và cái tâm của mình Phẩm giá ngườiluật sư chẳng khác ngoài sự tôn trọng và tự trọng đối với nghề nghiệp của mình,phải hiểu được cái thiên chức cao quý của nghề - người bảo vệ công lý, bảo vệpháp chế Phẩm giá đó thiết nghĩ đến từ chính sự cương trực, như biểu tượngcủa sự công lý trong xã hội, dù khó khăn, áp lực vẫn không chùn bước.Phảidũng cảm và có bản lĩnh để vượt qua trở ngại, thách thức gặp phải trong quatrình hành nghề.Đó là một yêu cầu tự thân vận động nhằm chuẩn bị tâm thế chomình khi đối đầu với những tình huống “ xung đột “ xảy ra trong quá trình tìm
ra lẽ phải.Luật sư như những hiệp sỹ trên trận tuyến bảo vệ chân lư mà ở đó đốiphương có nhiều thủ đoạn và tìm mọi cách bẻ cong cán cân công lý, nếu không
có lòng dũng cảm và bản lĩnh hiệp sỹ ấy của người luật sư không hoàn thành sứmạng cao cả của mình là những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận bảo vệ công
lý Đó là điều mà mỗi luật sư của chúng ta phải có
Trang 18Phẩm giá và uy tín của luật sư còn thể hiện ở trình độ hiểu biết và khảnăng vận dụng pháp luật trong quá trình hành nghề của mình Yêu cầu của hoạtđộng này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của phápluật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.Hoạt động của luật sư là sự chỉ dẫn cái đúng, cái sai,việc gì được làm, việc gìkhông được làm, việc gì nên làm Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở
vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việcbảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý Đóchính là nền tảng đạo đức nghề nghiệp luật sư
Cuối cùng phẩm giá của luật sư thể hiện lòng nhân ái và nhân đạo caocả.Nhân ái và nhân đạo là truyền thống ngàn xưa của dân tộc ta, nó thể hiện sựthiện cảm, bao dung và vị tha của con người Việt Nam.Do đặc thù nghề nghiệp,luật sư thường xuyên tiếp cận với những nỗi đau, cái ác và điều xấu trong xã hội, ở đó đức tính nhân ái và ḷng nhân đạo của con người được bộc lộ, người luật sưphải cảm nhận nỗi đau đó như nỗi đau của mình phải biết dung thứ nỗi lầm chongười khác khi họ nhận ra điều đó , đó là những đức tính cao quý cần phải cócủa người luật sư
2.6 Luật sư cần có văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống
Luật sư ứng xử đúng mực, có văn hoá trong hành nghề và trong lối sống
để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luậtsư
Văn hoá có thể được hiểu là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo ra trong lịch sử; là những hoạt động của con người nhằmthỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần; là tri thức, là biểu hiện của văn minh nhânloại Do vậy, văn hóa ứng xử của luật sư sẽ thể hiện trong cách hành xử của luật
sư đối với khách hàng, đối với những người tiến hành tố tụng, trong cách hành
xử đối với những người tham gia tố tụng và ngay cả đối với những luật sư đồngnghiệp của mình
Cách hành xử ấy đòi hỏi luật sư phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, phải thểhiện thiện chí hợp tác cùng nhau giải quyết vụ án một cách hợp lý và hợp tình