0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nguyên nhân của những biểu hiên tích cực

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM TIÊU CỰC VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ (Trang 27 -31 )

1. Sự cần thiết phải ban hành những quy định chung về đạo đức nghề luật

1.2. Nguyên nhân của những biểu hiên tích cực

Nhiều người dân vô tội được minh oan, pháp luật được thực thi nghiêm minh, công lý và chính nghĩa được bảo vệ là nhờ những người luật sư có tài và có tâm,có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Những luật sư này gắn bó với nghề, cống hiến cho con đường bảo vệ lẽ phải là vì những nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, do họ ý thức được sự quan trọng của nghề nghiệp của mình. Họ coi công việc bênh vực kẻ yếu, chống lại bất công là một sứ mệnh cao cả, họ

thấu hiểu những oan ức mà người vô tội phải chịu, từ đó nỗ lực hết mình trong công việc.

Thứ hai, những luật sư này giữ được tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người và không bị cám dỗ bởi những vật chất tầm thường. Họ không vì tiền mà bán rẻ lương tâm, bán rẻ đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, vì nghề luật sư là một nghề được xã hội coi trọng và tôn vinh

2.Những tiêu cực trong đạo đức nghề luật sư và nguyên nhân 2.1.Những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề luật sư

Đa số các luật sư hiện nay đều thực hiện đúng theo các quy tắc đạo đức mà nghề luật sư phải thực hiện. bên cạnh đó còn có một số ít những người làm nghề luật sư nhưng lại mưu lợi dựa trên danh nghĩa luật sư. Những người này sống vì lợi ích cá nhân, mưu lợi dựa trên những việc làm bất chính của mình để đạt được mục đích riêng. Họ xem những thân chủ của mình như là những miếng mồi ngon béo tốt…chứ thực tâm họ không hề đứng trên danh nghĩa của một nhà luật sư : muốn phục vụ lợi ích chung, muốn bênh vực lẽ phải, sống có đạo đức…đối với họ lợi ích riêng được đặt lên hàng đầu, họ có thể kiếm lợi dựa trên lợi ích của người khác.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết hiện nay trong các vi phạm của Luật sư có 80 tới 90 % thuộc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Đây là một con số thật lớn cho thấy được thực trạng đội ngũ luật sư đang dần bị suy thoái về đạo đức và càng ngày gia tăng.Nhưng đa số các Đoàn Luật sư không xử lý các vi phạm này.Nhiều trường hợp vi phạm chỉ dừng ở mức độ khiển trách, nhắc nhở chưa đủ sức răn đe thậm chí một bộ phận luật sư có phần chủ quan, thiếu nghiêm túc trong hành nghề làm ảnh hưởng tới uy tín và giảm hình ảnh mang tính biểu tượng nghĩa hiệp trong mắt quần chúng.Chỉ có Đoàn Luật sư Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xử lý nhiều còn các đoàn khác thì bỏ qua “ Kể từ khi Luật luât sư có hiệu lực đến đầu tháng 7 , đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh đã khiển trách một người , cảnh cáo 6, tạm đình chỉ tư cách thành viên 6 tháng với 1 cán bộ, xoá tên 6 người .

Một số thiếu tôn trọng đồng nghiệp, thực hiện các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để giành khách hàng về cho mình.

Một số luật sư còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư. Hơn nữa, luật sư nước ta còn yếu về trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức về pháp luật quốc tế. Điều này dẫn đến nguy cơ chúng ta thua ngay trên “sân nhà” trong các vụ tranh chấp liên quan đến việc mâu thuẫn giữa quyền lợi của Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp, công dân Việt Nam với nước ngoài.

Luật sư với nạn chạy án.

Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước. Luật sư vi phạm chuản mực ứng xử

Trong đội ngũ luật sư hiện chưa thực sự tận tâm, chưa thực sự dũng cảm đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng .Họ coi nghĩa vụ của mình chỉ là một loại dịch vụ để kiếm sống .

Để chứng minh cho điều đó, sau đây là một vài ví dụ cho thấy sự tha hoá, biến chất của một số luật sư :

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú,

huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học, thạc sĩ văn chương, họa sĩ, và là nhân viên Kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ông là một nhà luật học rất am hiểu pháp luật vậy mà vì không đạt được mục tiêu cá nhân mà ông dần đi vào con đường tội lỗi. Chắc hẳn mọi người không thể không nhớ đến những tội danh của ông đó là :

Nhiều tài liệu được lưu giữ trong máy tính của ông .Ông đưa ra những thông tin, tài liệu thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo của nhà nước Chính phủ, gây hoang mang trong nhân dân, kích động hô hào chống nhà nước, vu khống xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo nhà nước, chính quyền.

Có quan hệ với các đối tượng có tư tưởng chống đối nhà nước, các thế lực thù địch chống Việt Nam ở nước ngoài, ông đã trả lời hơn 20 cuộc phỏng vấn của đài báo, thế lực phản động chống Việt Nam ở nước ngoài có nội dung chống

nhà nước và chuyển các tài liệu do ông Vũ làm ra để chúng sử dụng chống phá nhà nước Việt Nam.

Ông đi kiện những vấn đề văn hoá không phải vì văn hoá, vì đất nước .Đó chỉ là sự chuẩn bị cho sự tính toán cá nhân là làm Bộ trưởng bộ Văn hoá Thông tin và hơn thế nữa ông tiếp tục ứng cử đại biểu Quốc Hội ,như thế văn hoá dân tộc hay di sản của đất nước hay tinh hoa văn hoá nhân loại đã được ông biến thành những con bài cho cuộc chơi vì những tính toán cá nhân.Con đường Vũ đi chỉ là con đường của tham vọng về quyền lực và danh vọng. Những cố gắng hết mình của Vũ dường như chỉ nhằm mục đích tạo nên sức ép dư luận để tìm một chỗ đứng trong bộ máy. Nhưng khi không đạt được mục đích đó, Vũ trở thành kẻ chống phá chính bộ máy mà mình đã mơ ước được đứng vào.

Lê Bảo Quốc là một luật sư “nổi tiếng” nhưng không phải về tài hùng biện mà về khả năng “chạy dịch vụ” với chi phí tiền tỷ. 3 điều nổi tiếng của ông “luật sư dịch vụ”: thế-tiền-tình!

Lê Bảo Quốc nổi tiếng trong giới “thầy cãi” về nhiều lẽ. Thứ nhất là về gia thế

và mối quan hệ. Quốc có 4 người em (ruột và rể) là cán bộ của ngành kiểm sát, tòa án và quản lý thị trường của TPHCM. Trong lúc công an đang khám xét nhà Quốc thì người em là kiểm sát viên của một viện kiểm sát nội thành đã đến với lý do “nghe báo tin ở nhà có cướp”(!?).

Chuyện Quốc quan hệ với nhiều lãnh đạo cao cấp của các cơ quan bảo vệ pháp luật không rõ thân thiết đến cỡ nào, nhưng giới luật sư ở TPHCM vẫn kể nhau nghe về việc có đến 2 ông phó viện trưởng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao dự và cắt băng khánh thành Công ty Tư vấn pháp luật của Quốc ở đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận.

Ngay cả việc chỉ 13 ngày sau khi một phó chánh án TAND tối cao ký quyết định tạm hoãn thi hành án (số 15 ngày 18/5/2005), Quốc đã có trong tay văn bản này - trong khi cả bên nguyên và bên bị đều chưa biết gì - để đưa ra hù dọa bà Trần Thị Ngọc cũng là một dấu hỏi mà đằng sau phải kèm thêm nhiều dấu chấm than.

Thứ hai là về những phi vụ tai tiếng. Báo chí đã từng thông tin về vụ Quốc bị Công ty Cho thuê tài chính II (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) kiện trong vụ thuê xe nhưng không trả tiền và sau đó là “hô biến” mất cả hai chiếc; vụ Quốc đang bị kiện tại Công an quận Tân Bình vì nhận “chạy” thoát án chung thân với giá 20.000 USD .

Từ 2 ví dụ điển hình trên ta có thể thấy đâu đó vẫn còn tồn tại một số ít những luật sư không biết nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình mà còn làm cho thanh danh của nghề mình đi xuống. nhưng xã hội không bao giờ chấp nhận những hành đông đó,trong quá trình phát triển xã hội sẽ đào thải những cái xấu, giữ lại những gì tốt đẹp.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM TIÊU CỰC VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ (Trang 27 -31 )

×