ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những điểm tiêu cực và hạn chế trong đạo đức nghề luật sư (Trang 26 - 27)

1. Sự cần thiết phải ban hành những quy định chung về đạo đức nghề luật

ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT.

1. Biểu hiện tích cực đạo đức của nghề luật và nguyên nhân. 1.1.Biểu hiện tích cực trong giá trị đạo đức nghề Luật.

Hiện nay, dù cho có sự thay đổi của thời đại nhưng hầu hết đội ngũ luật sư của chúng ta vẫn giữ cho mình được những phẩm chất cao quý mà một người được gọi là luật sư cần phải có như : tôn trọng pháp luật, trung thực khách quan, giữ bí mật, công bằng, làm việc có trách nhiệm.

Các luật sư hiện nay đa phần đều thực hiện đúng theo những quy tắc đạo đức trên. Họ sống bằng nghề chứ không phải bằng đồng tiền phi pháp do vi phạm một trong số các quy tắc đạo đức trên mà đạt được.

Họ coi trọng nghề của mình, sống và cống hiến cho nghề của mình, nghề luật sư là một nghề đáng được coi trọng trong xã hội. Các luật sư sống rất có quy tắc, họ đấu tranh cho lẽ phải không phải vì lợi ích của riêng họ, cũng không chỉ vì lợi ích của thân chủ mình mà họ còn sống theo công lý, theo những chuẩn mực đạo đức mà một con người cần phải có nhưng không phải ai cũng làm đúng theo những chuẩn mực đạo đức đó.

Nghề luật sư bênh vực cho lẽ phải cho cái thiện, họ đánh bại cái ác, họ sống và làm theo pháp luật, họ đem lại sự công bằng cho xã hội, họ bảo vệ những người nghèo khổ trong xã hội để cho họ thấy được trong xã hội luôn luôn có sự công bằng giành cho tất cả mọi người, mọi người sống trong xã hội ai cũng được đối xử như ai, không ai hơn ai. Pháp luật là cán cân công lý đứng ra phân biệt đúng sai. Nhưng công lý thật sự nằm trong lòng người.

Nghề luật sư có tấm lòng nhân hậu, họ bảo vệ những gì mà pháp luật và lòng người cho là đúng. Họ không vì lợi ích của riêng ai cả mà họ sống, cống hiến vì lợi ích chung của toàn thể xã hội, của toàn thể cộng đồng. Chúng ta có thể lấy dẫn chứng một số luật sư tiêu biểu của Việt Nam:

Tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà) nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội các khoá 6, 7, 8 và 10, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Tường

Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 13 tháng 6 năm 1997) là một luật sư và giáo sư Việt Nam.

Vũ Đình Hòe

Vũ Đình Hòe (sinh năm 1912) là luật gia, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông nguyên quán làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1841). Bên cạnh đó, các luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của luật sư đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý cho hàng chục nghìn vụ việc, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người thuộc diện chính sách. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, nhưng hoạt động của luật sư thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những điểm tiêu cực và hạn chế trong đạo đức nghề luật sư (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w