Mục tiêu- Hiểu được các khái niệm cơ bản - Hệ thống hóa các quyền và nghĩa vụ của người hành nghề y trong quan hệ với người bệnh và tổ chức hành nghề để định hướng cho hoạt độngnghề nghi
Trang 1Pháp luật liên quan đến y tế
L Ê T R Ú C P H Ư Ơ N G
P H Ò N G Q U Ả N L Ý C H Ấ T L Ư Ợ N G B V N G U Y Ễ N T R I P H Ư Ơ N G
P H Ư Ơ N G K H N G @ G M A I L C O M
7 / 2 0 1 7
Trang 2Nội dung
- Pháp luật đại cương
- Nội dung cơ bản của Luật Khám, chữa bệnh
Trang 3Mục tiêu
- Hiểu được các khái niệm cơ bản
- Hệ thống hóa các quyền và nghĩa vụ của người hành nghề y trong quan
hệ với người bệnh và tổ chức hành nghề để định hướng cho hoạt độngnghề nghiệp
Trang 4Tài liệu tham khảo
- Giáo trình nhà nước và pháp luật đại cương
- Luật Khám, chữa bệnh
Trang 5Vai trò của pháp luật
- Điều chỉnh hành vi
- Đao đức
Trang 6ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT
- Tính quy phạm và phổ biến
- Tính cưỡng chế nhà nước
- Xác định chặt chẽ về mặt hình
thức
Trang 7Chức năng của pháp luật
- Điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Bảo vệ các quan hệ xã hội
- Giáo dục
Trang 8Vai trò
- Phương tiện quản lý của nhà nước
- Phương tiện để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổchức trong xã hội
Trang 9Hình thức pháp luật – Văn bản quy phạm pháp luật
- Tập quán pháp
- Tiền lệ pháp
- Văn bản quy phạm
pháp luật
Trang 10Hệ thống pháp luật
- Là tổng thể các QPPL có mối quan hệ nội tại, thống nhất với
nhau
- Được phân định thành các ngành luật, chế định luật
- Được thể hiện trong các văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục nhất định
Trang 12Hệ thống văn bản pháp luật
- Hiến pháp
- Luật
Trang 13Hệ thống văn bản pháp
◦ Nghị quyết của Quốc hội
◦ Ủy ban thường vụ Quốc hội : Pháp lệnh , Nghị quyết
◦ Chủ tịch nước : Lệnh , Quyết định
◦ Chính phủ : Nghị định
◦ Thủ tướng Chính phủ : Quyết định
◦ Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao : Nghị quyết
◦ Chánh án Toà án nhân dân tối cao : Thông tư.
◦ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao : Thông tư.
◦ Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
◦ Tổng Kiểm toán Nhà nước : Quyết định
◦ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
◦ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân :
◦ Hội đồng nhân dân: Nghị quyết.
◦ Ủy ban nhân dân: Quyết định.
Trang 14Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực về không gian
Đối tượng tác động
Trang 15Quy phạm pháp luật
- Quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành, được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế củanhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và mục đíchnhất định
- Cấu trúc: giả định, quy định, chế tài
- Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểmđến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quảngười đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 nămhoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”
Trang 19Vi phạm pháp luật
Quan hệ pháp lý xảy ra khi có hành vi vi phạm
Cấu thành: Khách quan; Khách thể; Chủ quan; Chủ thểChủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp, gián tiếp
- Lỗi vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả
Trang 20Ví dụ
TN là một diễn viên Trong một lần đi chơi với bạn trai là anh ĐH thì bị một phóng viên cố tình chụp lại một bức hình mà khi nhìn vào dễ gây hiều nhầm là cô TN đang tát bạn trai của mình Ngay ngày hôm sau bức ảnh đó được đăng tải trên một trang báo điện
tử chứa những nội dung sai sự thật với tiêu đề là: “ Bất ngờ việc diễn viên TN tát bạn trai giữa quán café, văn hóa Việt đã bị mai một trong giới trẻ ?”, khiến không ít người không hiểu rõ sự tình lại buông nhiều lời bình luận không tốt về cô, từ đó ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của cô Vì vậy cô TN quyết định kiện tờ báo điện tử đã đăng hình ảnh gây ra nhiều hiểu lầm cho cô
Trang 21Quy định
Điều 31 BLDS 2005 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
1 Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình
2 Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hình vi dân
sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con
đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ
trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác
3 Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh
Trang 22Hành vi vi phạm
Chủ quan:
- Đăng ảnh lên báo điện tử
- Dựng chuyện sai sự thật về bức ảnh bằng việc giật tít tiêu đề báo, xâm phạm danh dự nhân phẩm của người có hình ảnh
Lỗi cố ý trực tiếp: biết hành vi là sai, biết hậu quả xấu nhưng mongmuốn hậu quả xảy ra
Trang 23- Đăng tải bức ảnh này khi chưa được
sự cho phép của chủ nhân bức ảnh.
- Sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
- Đăng và giật tít “ Bất ngờ việc diễn viên
TN tát bạn trai giữa quán café, văn hóa Việt đã bị mai một trong giới trẻ ?”
Trang 24Hành vi vi phạm
Khách thể:
Hình ảnh cá nhân, danh dự,
nhân phẩm, uy tín
Trang 25Luật khám bệnh, chữa bệnh
Luật khám bệnh, chữa bệnh
số 49/2009/QH12 ngày 23
tháng 11 năm 2009
Trang 26Chủ thể
Chủ thể:
- Người hành nghề: có chứng chỉ hànhnghề
- Người bệnh: Người bệnh hoặc ngườiđại diện, người giám hộ, trừ trường hợpcấp cứu
- Tổ chức hành nghề: có giấy phép hoạtđộng
Trang 27Quyền của người bệnh
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có
chất lượng phù hợp với điều kiện thực
tế
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ
sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh
- Quyền được lựa chọn trong khám
bệnh, chữa bệnh
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ
sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa
bệnh
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra
khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Trang 28Quyền được chết
Trang 29Nghĩa vụ của người bệnh
Trang 30Quyền của người hành nghề
- Quyền được bảo vệ khi xảy ra
tai biến đối với người bệnh
- Quyền được đảm bảo an toàn
khi hành nghề
Trang 31Nghĩa vụ của người hành nghề
- Cấp cứu người bệnh
- Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
- Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
- Nghĩa vụ đối với xã hội
- Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề
nghiệp
Trang 32Xác định người hành nghề có
sai sót hoặc không có sai sót
Điều 73 Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật
1 Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định đã có một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
c) Xâm phạm quyền của người bệnh.
2 Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;
b) Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.
Trang 33Quyền của tổ chức hành nghề
- Thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh theo quy định
- Được thu các khoản chi phí khám, chữa bệnh theo quy định
- Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá
đã niêm yết
- Áp dụng các kỹ thuật mới khi được phép
Trang 34Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề
Trang 35Hội đồng chuyên môn
Điều 75 Thành phần, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn
1 Thành phần của hội đồng chuyên môn bao gồm:
a) Các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
b) Các chuyên gia thuộc các chuyên khoa khác có liên quan đến tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Luật gia hoặc luật sư.
2 Hội đồng chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, quyết định theo đa số
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
3 Hội đồng chuyên môn căn cứ vào các quy định tại Điều 73 của Luật này có trách nhiệm xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
4 Kết luận của hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấp hoặc để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định giải quyết vụ việc; là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với người hành nghề.
5 Kết luận của hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập quy định tại điểm b khoản 2 Điều 74 của Luật này là kết luận cuối cùng về việc có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Trang 36Trường hợp mỗ viêm ruột thừa
Trang 37Hồ sơ bệnh án
- Bằng chứng pháp lý
Trang 38Hết