1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích những tác động của cuộc khủng hoảng kinh đến hoạt động marketing của doanh nghiệp

10 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 99 KB

Nội dung

Đối với Việt Nam, quý 1 năm 2008, mặc dù chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng, nhưng nền kinh tế cũng bắt đầu có những ảnh hưởng gián tiếp trên nhiều lĩnh vực, kết hợp với những

Trang 1

ĐỀ BÀI:

Phân tích những tác động của cuộc khủng hoảng kinh đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

BÀI LÀM:

Trung tâm cơn bão khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới là Mỹ rồi đến EU, Nhật Bản, sau đó là các nước NICs Đông Á như Singapore, Hàn Quốc, lan sang toàn cầu Cuộc khủng hoảng này được đánh giá là có sức lan tỏa nhanh và mạnh theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nó tràn từ khu vực tài chính sang khu vực “thực”, chuyển thành suy thoái kinh tế Đối với Việt Nam, quý 1 năm 2008, mặc

dù chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng, nhưng nền kinh tế cũng bắt đầu có những ảnh hưởng gián tiếp trên nhiều lĩnh vực, kết hợp với những khó khăn tích tụ từ những năm trước, công tác điều hành quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng trở nên khó khăn hơn, thâm hụt thương mại lớn hơn, lạm phát cao hơn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm v.v Cơn bão khủng hoảng gây tổn thương trực tiếp cho nền kinh tế Việt Nam, có thể nói từ sau quý 2 (năm 2008), nó ngày càng rõ nét hơn, thể hiện qua hậu quả suy giảm tăng trưởng GDP Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thậm

chí phá sản: Hiện nay, các đơn vị sản xuất kinh doanh đã và đang đứng trước đổ vỡ hết

sức nghiêm trọng Tình trạng hàng loạt doanh nghịêp sản xuất kinh doanh bị đình đốn hoặc cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa, phá sản Điều này do nhiều nguyên nhân như sản phẩm không tiêu thụ được, không có tiền mua nguyên vật liệu để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh

Con số khảo sát và thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết trong năm 2008 đã có tới 7.000 doanh nghiệp (DN) công bố giải thế và hơn 3.000 DN khác đã phải ngừng sản xuất Ngoài ra, tính mức trung bình chung cho cả khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm tới 96% số doanh nghiệp trên cả nước), mức suy giảm lên tới 30-50% so với trước đây Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khoảng 20% số doanh nghiệp loại này bị phá sản, và 60% gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó rất khó khăn chiếm khoảng 20% Còn

Trang 2

theo Hiệp hội làng nghề thì, cả nước có 2.795 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, thì đến đầu năm 2009, có khoảng 50% các làng nghề không còn hoạt động nữa Hiện trạng này cũng đang xảy ra ở nhiều doanh nghiệp sản xuất thép và nhiều doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Đến nay tác dụng ban đầu của chính sách kích cầu đã được phát huy Tính đến ngày 26/3/2009, số tiền giải ngân hưởng chế độ ưu đãi lãi suất 4% đã lên đến gần 178.722 tỷ đồng Nếu tháng 1 năm 2009, tình hình vẫn còn rất khó khăn, xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đều sụt giảm, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp tới tháng 2 và tháng 3/2009, tình hình đã bắt đầu tốt lên thể hiện qua các dấu hiệu: tăng trưởng công nghiệp trong tháng 2 đã có sự chuyển biến khá so với bình quân của năm 2008; tiêu thụ trên thị trường nội địa cũng khởi sắc; hoạt động mua bán trên thị trường bất động sản cũng bắt đầu có chuyển biến tích cực; giao dịch chứng khoán từ nửa đầu tháng tư đã tích cực hơn cả về giá và quy mô giao dịch; số người mất việc làm không tăng lên Đồng thời nhằm “tăng cường khả năng điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế”, Chính phủ đã có điều chỉnh linh hoạt về tỷ giá, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh 2009 Diễn biến của mặt bằng lãi suất đã khá hợp lý và thúc đẩy luồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh Mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện nay (tháng 3/20009) phổ biến ở mức 8%-8,5%/năm Lãi suất cho vay nhờ đó tương đối ổn định phổ biến ở mức 10-12%/năm, trừ các trường hợp đặc biệt Diễn biến tỷ giá hối đoái (VND/USD) được kiểm soát và điều chỉnh “mềm” theo hướng có lợi cho xuất khẩu Tỷ giá có thay đổi nhưng trong biên độ chấp nhận được và hầu như ít gây ra đột biến so với năm 2007-2008 Do gói kích cầu hướng đến chi tiêu công, trong khi đó trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nguồn thu ngân sách giảm nên nguy cơ bội chi ngân sách là rất lớn

Trong bối cảnh thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng và tác động trực tiếp đến lĩnh vực xuất khẩu của nhiều ngành trong nước, Việt Nam buộc phải điều chỉnh chiến lược thị trường theo hướng khai thác mạnh mẽ nhu cầu trong nước Các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất từ suy giảm kinh tế là công nhân, người có thu nhập thấp, nông dân (chiếm trên 60% dân số), nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn Thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản còn rườm rà, phức tạp, gây hiệu quả thấp

Trang 3

Nhiều dự án thời gian qua giải ngân chậm, nhiều nguồn vốn như trái phiếu giáo dục triển khai chậm, vấn đề thanh toán, văn bản pháp quy còn chồng chéo nhau Chính vì vậy, tính kịp thời trong các chương trình kích thích kinh tế chưa thực sự đảm bảo Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có vốn duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh Trong quá trình thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, đã xuất hiện hiện tượng “đảo nợ” (không công khai) của một số doanh nghiệp nhằm hưởng lợi từ khoản vay lãi suất thấp Một số doanh nghiệp đã vay với lãi suất cao trong năm 2008 (có thể lãi suất vay cao tới trên 20% -21%/năm) sẽ tìm cách trả nợ cũ bằng chính khoản tiền vay mới Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay hỗ trợ lãi suất vì không đạt chuẩn vay, tức là doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn theo quy định để ngân hàng cho vay Như vậy, hiệu quả hỗ trợ lãi suất không đến được đông đảo doanh nghiệp Một số NHTM cho rằng muốn nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ thì NHNN phải cho phép các NHTM hạ thấp một số điều kiện cho vay Có như vậy, khoản hỗ trợ mới đến được với doanh nghiệp đang có những khó khăn tạm thời, chưa đủ điều kiện vay Tuy nhiên, nếu

hạ thấp tiêu chuẩn thì có nguy cơ gia tăng nợ xấu và đẩy rủi ro tín dụng lên mức cao Đối với một số ngành cụ thể chẳng hạn như thuỷ sản, việc triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất cũng còn gặp một số khó khăn về cơ chế thủ tục Việc xác định đúng dối tượng hỗ trợ lãi suất cũng là vấn đề cần quan tâm Trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu, khó khăn về thị trường tiêu thụ lại là khó khăn phổ biến của các doanh nghiệp Bất chấp việc hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất ít Vấn đề chính bây giờ không chỉ là lãi suất, mà do thị trường đầu ra cho sản phẩm quyết định khiến các doanh nghiệp e ngại vay vốn Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải ngừng hoạt động do thiếu đơn hàng, tiêu biểu là ngành Dệt-May, chế biến gỗ, thủy sản, sản xuất linh kiện điện tử và du lịch Cũng có trường hợp, đối tác nước ngoài đang gặp khó khăn tài chính dẫn đến chậm thanh toán tiền cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam… Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản… Các nước này đang chịu ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới và đang thu hẹp nhập khẩu hàng hóa từ các nước, trong đó có Việt Nam Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta Sắp tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh quyết liệt để giành thị trường Điều đáng lo

Trang 4

ngại, hiện nay cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều nên sẽ rất khó cho Việt Nam trong thời gian tới Theo đó, giá trị đồng USD sẽ tiếp tục yếu đi, chi phí cho sản xuất sẽ tăng cao… Những điều này sẽ biểu hiện rất rõ trong năm 2009 Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn lo lắng về việc phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ nên có khả năng sẽ đẩy hàng hoá sang những thị trường như Việt Nam, một khi họ cũng bị giảm bớt ở thị trường truyền thống Chính vì vậy, kích cầu của Việt Nam nếu được thực thi tốt có thể sẽ không phải khuyến khích sản xuất trong nước mà là tăng tiêu thụ của hàng hoá của Trung Quốc Khảo sát của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam đối với 65 doanh nghiệp trong cả nước cho thấy, có đến 30/65 doanh nghiệp cho rằng lý do chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng là thời gian vay quá ngắn và 12/65 doanh nghiệp cho rằng lượng vốn vay chưa

đủ so với nhu cầu Hiện nay, quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 đã khắc phục được hạn chế này nhưng việc áp dụng cùng mức hỗ trợ lãi suất là 4% là chưa thực sự phù hợp Đáng lẽ với các khoản vay để đầu tư mới và phát triển hạ tầng với thời hạn 2 năm cần có mức hỗ trợ cao hơn Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, việc lựa chọn các giải pháp của Việt Nam nhằm hướng vào các mục tiêu: xác định ưu tiên số 1 trong các mục tiêu của chính sách ngăn chặn suy giảm và kích thích tăng trưởng kinh

tế của Việt Nam là mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo việc làm (thay cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế như hiện nay Cố gắng giữ vững hoặc không để suy giảm quá lớn tăng trưởng kinh tế quốc nội; giảm thiểu khó khăn và tác động tiêu cực của các thách thức bằng cách hướng thúc đẩy hoạt động kinh tế vào những lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; sử dụng triệt để những cơ hội (cả trong nước và quốc tế) trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu để thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc nội, khi kinh tế thế giới trở lại trạng thái bình thường, Việt Nam sẽ nhập cuộc với một thế đứng chủ động, vững vàng hơn, tham gia mạnh hơn trong chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu Các giải pháp từ phía doanh nghiệp được xác định trên quan điểm: doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong điều kiện khủng hoảng, trước hết các doanh nghiệp phải tự đứng vững trên đôi chân của mình, cũng như cần phát huy bản lĩnh hơn nữa để chống chọi với các thách thức đang còn ở phía trước Khủng hoảng là cơ hội tốt để doanh nghiệp chớp thời cơ trong việc tái cơ cấu Hiện tượng mua, bán, hợp nhất, sáp nhập, chia tách và chuyển đổi doanh nghiệp

Trang 5

có cơ hội nở rộ Doanh nghiệp phải coi khủng hoảng là cơ hội để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của mình trên thị trường Khi tái cơ cấu thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp không những phải phù hợp với tính chất của từng công việc, từng ngành ngề

mà doanh nghiệp kinh doanh, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, để tránh những

rủi ro không đáng có khi VN dần tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế Trong thời

gian qua rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản phẩm dịch mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là theo thế chân kiềng ngành nghề chính + tài chính + bất động sản Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đa dạng hoá ngành nghề một cách ồ ạt mà không tính tới khả năng quản trị, không dựa trên năng lực cốt lõi nên gặp rủi ro và khó khăn lớn trong điều kiện khủng hoảng là khó tránh khỏi Đây là là lúc mà các doanh nghiệp nên chú trọng đến “năng lực cốt lõi” của mình và đưa công việc kinh doanh vào quỹ đạo chặt chẽ hơn và đặc biệt là cố gắng củng cố cốt lõi của doanh nghiệp và

lĩnh vực kinh doanh cốt lõi Điều tốt nhất đối với doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn

là tập trung nhiều hơn và tập trung tốt hơn Nhờ thu hẹp sự tập trung nguồn lực trên thị trường, các doanh nghiệp có thể tập trung vào khách hàng tốt nhất, các đoạn thị trường chính, các bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hoạt động quá dàn trải, chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên đánh giá lại nhóm khách hàng hiện tại để tập trung nỗ lực marketing vào những nhóm khách hàng tiềm năng có sực mua cao và đang cần sản phẩm/dịch vụ của họ Chú trọng tập trung vào các công cụ “đẩy” chứ không phải “kéo” và chuyển mạnh từ các công cụ marketing gián tiếp sang các công cụ marketing trực tiếp Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào các nghiệp hội ngành hàng, các tổ chức kinh doanh để chia sẻ thông tin, liên kết kinh doanh và phối hợp hành động trên thị trường

Các doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh hoạt động marketing cho phù hợp với những thay đổi trong chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ Muốn vậy các doanh nghiệp phải luôn theo dõi sát những thay đổi của chính phủ và đón trước các cơ hội do các chính sách kinh tế vĩ mô tạo ra Các doanh nghiệp rõ ràng là cần có sự khôn ngoan

và chủ động trong chống chọi với cơn bão suy thoái Chú trọng thị trường vào thị trường nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành như dệt may, gia dày, thủ công nghiệp, nhựa dân dụng, chế biến nông nghiệp và thuỷ sản vốn trước đây chú trọng ưu tiên thị trường xuất khẩu hơn Cùng với gói chính sách hỗ trợ từ phía nhà

Trang 6

nước các doanh nghiệp tăng cường khai thác thị trường nội địa để hướng gói kích cầu vào đún g hàng hoá nội địa chứ không phải là hàng hoá nhập khẩu Các doanh nghiệp cần chú trọng xâm nhập mạnh vào nông thôn, một thị trường tiềm năng lâu nay bị bỏ ngỏ Để có thể thâm nhập vào thị trường nội các doanh nghiệp cần chú trọng: Công tác thị trường để xem xét nhu cầu thị trường nội địa cần gì, mẫu mã, chất lượng giá cả thế nào là phù hợp và cơ cấu dòng sản phẩm ra sao Chú trọng khâu phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa Dù doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng mẫu mã vẫn do khách hàng đưa sẵn (đặc biệt là ngành dệt may, da giày), đây là những mẫu mã của thị trường nước ngoài Nay muốn sản xuất bán cho thị trường nội địa cần phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước Kênh phân phối

là điều kiện không kém phần quan trọng Doanh nghiệp có thể liên kết với các doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường nội địa và có kênh phân phối khá vững nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ hàng hoá Để thành công trên thị trường nội địa, doanh nghiệp cần định vị thị trường này như là một chiến lược lâu dài, phải có sự đầu tư dài hạn và thoả đáng về các mặt nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, khâu nguyên liệu và kênh phân phối Tăng cường kiểm soát tài chính chặt chẽ và hợp lý hoá các khoản chi phí để giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Một khi đã hiểu rõ doanh nghiệp của mình bị tác động như thế nào, các doanh nghiệp cần xác định

kế hoạch để đưa doanh nghiệp qua cơn bão khủng hoảng và thoát ra ở vị trí tốt nhất có thể Việc này nên bắt đầu từ việc bảo vệ các nền tảng tài chính cơ bản của công ty như đảm bảo dòng tiền dương, tiếp cận nguồn vốn và khả năng thanh khoản là những yếu

tố cơ bản khi nền kinh tế suy thoái, thực hiện quản lý tiền mặt chặt chẽ Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần xem xét tỷ lệ vay hợp lý, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động Lãnh đạo doanh nghiệp cần làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu được và sử dụng các khoản chi phí một cách hợp lý Giúp họ thấy được lúc này trách nhiệm của họ là cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn Đó là các giải pháp như tái

cơ cấu vốn, tài sản và xử lý các vấn đề liên quan đến đầu tư và dòng tiền mặt bổ sung, cũng như các giải pháp kiểm soát và quản lý tiền mặt Tổ chức lại quá trình sản xuất và phân phối, từ đó xác định tổng chi phí cần thiết Sau đó các doanh nghiệp phát triển cơ cấu vốn thích hợp nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh mới theo dự trù Các doanh nghiệp nên cùng các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan chính phủ… ngồi lại

Trang 7

với nhau để đả thông về mặt tư tưởng, chia sẻ khó khăn, thấy được những nguy cơ đối với ngành tài chính, ngân hàng… đi đến một quyết tâm chung Hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn hoạt động hết sức rời rạc, nhưng tự thân lại không thể ứng phó với những vấn đề lớn Nếu các bên liên quan hợp lại như một “bó đũa” thì mới có thể vượt

qua khó khăn này Đặc biệt là hệ thống tài chính cần chia sẻ khó khăn đối với các

doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và giảm bớt các chi phí lãi suất trong thời kỳ khó khăn Tập trung ưu tiên giúp đỡ phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, giành cho những công ty này một phần các hợp đồng cung ứng cho Chính phủ Chính phủ có thể giao Ngân hàng Nhà nước cung cấp vốn cho các ngân hàng thương mại với lãi suất thấp từ 1-2% Các ngân hàng này, sau đó có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất 4-5% mà vẫn đảm bảo lãi

Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến Việt nam nói chung và trực tiếp là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh danh lâm vào tình trạng khó khăn: như thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thu,…

Mặc du khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với ngành viễn thông không chịu ảnh hưởng lớn như các ngành may mặc, giày da, thuỷ sản, chế biến xuất khẩu,… Nhưng thị trường viễn thông trong nước vẫn sôi động với sự cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp dịch vụ Điều đó cũng chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường và đứng vững bằng đôi chân của mình

Đối với Tổng Công ty Viễn thông Quân đội chúng tôi xác định đây cũng vừa là thử thách, vừa là cơ hội để nâng cao giá trị thương hiệu và sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường Với một lực lượng các bộ công nhân viên dồi dào và có nguồn tài chính mạnh, cơ sở vật chất hạ tầng mạng lưới rộng khắp là điều kiện đảm bảo để Tổng Công ty chúng tôi phát triển vượt qua khủng hoảng kinh tế, đây cũng là thời điểm quan trọng để Tổng Công ty tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng chiến lược lâu dài, phát triển mạnh các loại ngành nghề, như: Viễn thông, Xuất nhập khẩu, Đầu tư Bất động sản, Xây lắp công trình Đặc biệt khi thị trường trong nước bị chia sẻ với các nhà cung cấp dịch vụ khác (7 nhà cung cấp dịch

vụ viễn thông) thì chiến lược mở rộng tìm kiếm thị trường ra nước ngoài như: Lào, Campuchia, Myanma, Cuba, và các nước Nam phi, các thị trường ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế như: Trung đông, Ấn độ và tăng cường xúc tiến thương mại ở các

Trang 8

thị trường hiện tại như: Mỹ, EU, Nga, Nhật bản Tăng cường liên kết xuôi ngược và chiến lược tập trung phát triển hạ tầng mạng lưới, nâng cao và đa dạng hoá dịch vụ, đề

ra các chiến sách khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hang, đặc biệt là lớp khách hàng có thu nhập thấp, đi sâu vào các thị trường ngách, khi mà các thị trường ở các tỉnh/TP lớn các nhà cung cấp dịch vụ đua nhau cạnh tranh thì Tổng Công ty Viễn thông Quân đội “lấy nông thôn bao phủ thành thị” Đây là thị trường đang bị bỏ ngỏ, với chiến lược này trong mấy năm qua Tổng Công ty thực hiện rất có hiệu quả Với những định hướng và chiến lược đúng đắn giúp cho Tổng Công ty Viễn thông quân đội nâng cao được uy tín, thương hiệu của mình, đồng thời tránh được vòng xoáy cạnh tranh hạ giá cước như hiện nay Tăng cường ký hợp đồng hợp tác với các công ty có

uy tín trên thế giới, về hình thức liên kết xuôi như hiện nay, Tổng Công ty đã chú trọng đến các giá trị cốt lõi; như nâng cao lượng dịch vụ, mở rộng các dịch vụ gia tăng dựa trên nền tảng 2G và 3G; tổ chức hệ thống kênh phân phối, chăm sóc khách hang đặc biệt là các khách hàng trung thành nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều, đầu tư mua cổ phần các công ty tiềm năng (Vinaconex, Ngân hang Cổ phần Quân đội,…) Xúc tiến maketting mở rộng văn phòng đại diện hoặc thành lập các công ty ở thị trường có tiềm năng về phát triển dịch vụ viễn thông Tăng cường liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp và hiệp hội để “kết bè vượt biển”, hiệp hội phải là cầu nối để liên kết theo chiều ngang tăng khả năng tạo sự ổn thuận, minh bạch cơ chế tự giám sát và trừng phạt tẩy chay mạnh mới có thể giúp các doanh nghiệp tránh chạy đua xuống đáy Những năm qua thương hiệu Viettel không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn được ghi nhận trên thị trường thế giới Viettel cũng là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển do công ty truyền thông Terrapin của Anh WCA bình chọn Ngoài ra, Tổng công ty cũng liên tục thăng hạng trên bảng số liệu xếp hạng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa trên số lượng thuê bao do tổ chức xếp hạng viễn thông uy tín Wireless Intelligence thuộc Hiệp hội Di động thế giới GSMA công bố Theo bảng xếp hạng này, quý 1/2008 Viettel xếp thứ 53, đến quý 2/2008 đã nhảy lên xếp thứ 42 và hiện nay chúng ta đứng thứ 41 trên tổng số hơn 650 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới.Bốn năm liền doanh thu năm sau gấp đôi năm trước, mạng lưới phủ song rộng nhất, sâu nhất đến tất cả các tỉnh

và thành phố Những thành tích đó, những kết quả đó là động lực thúc đẩy, khích lệ

Trang 9

chúng tôi vượt qua thử thách của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, để tiếp tục phát triển và đứng vững trên thị trường Suy thoái kinh tế càng làm cho Viettel nhìn nhận đúng mình hơn và khẳng định là một trong những doanh nghiệp hang đầu trong lĩnh vực viễn thông đủ sức mạnh cạnh tranh và đủ lực để chống chọi với biến đổi của thị trường và khủng hoảng kinh tế toàn cầu./

Trang 10

Tài liệu tham khảo:

1 Giáo trình giảng dạy

2 Báo cáo tình kinh tế của Tổng cục thống kê

3 Báo cáo khảo sát của phòng Thông tin thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI)

4 Quản trị Marketing (Marketing Management) của Philip Kotler

5 Tham khảo cá thông tin trên Websites

6 Số liệu sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 của TCT Viễn thông Quân đội Viettel

Ngày đăng: 22/09/2017, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w