Trong hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ tuy mới thành lập nhưng toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm
Trang 1Khi một ngân hàng được thành lập và phát triển thì cần phải có vốn bởi vốn
là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh và và đảm bảo khả năng phát triển bền vững của mình Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng
và phát triển các dịch vụ mới, cho các chương trình và trang thiết bị mới Sự bổ sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng những văn phòng, chi nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng Vốn đóng vai trò là nền tảng giúp chống đỡ lại rủi ro phá sản vì vốn được sử dụng để trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban lãnh đạo ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại hoạt động sinh lời
Trong hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ tuy mới thành lập nhưng toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình góp sức xây dựng và phát triển chi nhánh mới, trên cơ sở lý luận được học tại
trường, em chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ” nhằm góp phần giải
quyết những khó khăn chung của chi nhánh, xây dựng nền tảng vốn mạnh, trường vốn và ổn định cho chi nhánh
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các bảng biểu, sơ đồ, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng huy động vốn của ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
Trang 2CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Giới thiệu chung về hoạt động của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Hoạt động cơ
bản của NHTM bao gồm nhận tiền gửi, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán, mua bán ngoại tệ, …
Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào, NHTM muốn tồn tại và phát triển phải có vốn Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các rủi
ro trong hoạt động của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm nguồn vốn chủ sở
hữu, nguồn tiền gửi, nguồn vốn vay và các nguồn vốn khác
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM:
Có thể phân loại vốn huy động thành nhiều hình thức dựa trên các tiêu chí và mục đích phân loại khác nhau
Phân loại theo loại vốn huy động: gồm huy động tiền gửi và huy động tiền vay Phân loại theo loại tiền tệ: huy động vốn nội tệ và ngoại tệ
Phân loại theo kỳ hạn huy động: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn Phân loại theo đối tượng: huy động vốn từ cá nhân, hộ gia đình, TCKT, nguồn khác…
1.2.2 Khái niệm chất lượng huy động vốn và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng huy động vốn của NHTM:
Chất lượng huy động vốn là kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ
Các NHTM luôn luôn không ngừng nâng cao chất lượng huy động vốn xuất
Trang 3trường và yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới cũng buộc các ngân hàng phải nâng cao chất lượng huy động vốn của mình
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của Ngân hàng thương mại:
Các ngân hàng huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cầu thanh khoản, cho vay và điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh Để đánh giá chất lượng huy động vốn của một NHTM phải đánh giá trên nhiều chỉ tiêu:
- Tính ổn định của nguồn vốn qua các thời kì
- Cơ cấu của nguồn vốn huy động
- Chi phí vốn cho huy động và sơ sánh với lợi ích thu được
- Đánh giá sự phù hợp giữa huy động vốn với sử dụng vốn
- Những rủi ro và quản lý rủi ro liên quan đến huy động vốn
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn của Ngân hàng thương mại:
1.4.1 Các nhân tố khách quan
Pháp luật và sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ; sự phát triển của thị trường tài chính; điều kiện thị trường và cạnh tranh; đặc điểm của môi trường văn hoá, dân cư
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
Hiệu quả hoạt động sử dụng vốn; chiến lược kinh doanh của ngân hàng: cơ chế điều hành, lãi suất và các hình thức huy động vốn; uy tín của ngân hàng, quy
mô vốn chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức của ngân hàng; hoạt động marketing; mạng lưới hoạt động, trình độ và thái độ của nhân viên; cơ sở vật chất trang thiết bị, công nghệ ngân hàng, chất lượng dịch vụ cung cấp
Trang 4CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
TÂY HỒ
2.1 Khái quát về BIDV Tây Hồ:
Năm 2008, trên cơ sở tách chi nhánh từ BIDV Hà Nội, BIDV Tây Hồ chính thức được thành lập theo quyết định số 717/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2008 của Hội đồng quản trị BIDV Chi nhánh BIDV Tây Hồ là một chi nhánh độc lập, trực thuộc
BIDV Việt Nam, trụ sở tại 278 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Hoạt động kinh doanh
của BIDV Tây Hồ bao gồm huy động vốn, các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư, các dịch vụ ngân hàng khác
2.2 Thực trạng chất lượng huy động vốn tại BIDV Tây Hồ:
2.2.1 Các hình thức huy động vốn
Huy động vốn, bao gồm cả dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, tài chính, các loại hình vốn tiền gửi, vốn vay và vốn khác Chi nhánh đã tích cực tiếp thị khách hàng, đặc biệt các sản phẩm mới như tiền gửi tích luỹ hoa hồng, tiết kiệm tích luỹ bảo an, tiết kiệm dự thưởng, rồng vàng Thăng Long… thu hút được nhiều khách hàng tham gia với số dư tiền gửi lớn
2.2.2 Quy mô nguồn vốn huy động:
Quy mô huy động vốn được thể hiện qua tổng số dư nguồn vốn huy động qua các thời kì, số liệu như sau:
Nguồn vốn huy động cuối kì đạt 1.842 tỷ đồng, hoàn thành 148% kế hoạch
TƯ giao quý II/2010; tăng tuyệt đối sấp sỉ 1000 tỷ đồng và tăng tương đối 295% so với cùng kì 2009; tăng trưởng 98% so với cuối năm 2009
Trang 5a Cơ cấu theo nhóm khách hàng:
Nguồn vốn dân cư đạt 350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19% tổng nguồn huy động, tăng tuyệt đối 178 tỷ đồng so với cùng kì 2009, hoàn thành 97% kế hoạch quý
II Nguồn vốn TCKT đạt 440 tỷ đồng, chiếm 24% tăng 384 tỷ đ, hoàn thành 102%
kế hoạch quý II Nguồn vốn DCTC đạt 1052 tỷ đ, tăng 992 tỷ đ, chiếm 57%
b Cơ cấu theo kỳ hạn
Huy động vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng 12%, tăng 10% so với cùng kì năm 2009 Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống, chiếm 88%
c Cơ cấu theo loại tiền
Loại tiền VND là 1.738 tỷ đ, tăng 1.177 tỷ đ so với cùng kì năm 2009, chiếm
tỷ trọng 94.3% Ngoại tệ quy đổi đạt 104 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đ so với cùng kì năm
2009, chiếm 5.7%
2.2.4 Chi phí huy động vốn:
Tại BIDV Tây Hồ, do nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên cộng với lãi suất huy động có xu hướng tăng dần theo thời gian nên chi phí huy động vốn cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm đến 42% tổng chi phí hoạt động kinh doanh của chi nhánh Chi phí điều chuyển vốn nội bộ chiếm đến 48% tổng chi phí và là
Trang 6phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất
2.2.5 Thời gian giao dịch:
BIDV Tây Hồ với địa bàn hoạt động tại quận Tây Hồ, hiện tại có rất nhiều các ngân hang cổ phần cạnh tranh về khách hang và thị phần như ngân hang Đại Á, Quân đội, Sacombank, VPbank, Techcombank, Á Châu… có thời gian giao dịch cả giờ nghỉ trưa, ngoài giờ và T7 Thời gian giao dịch của chi nhánh so với các ngân hàng này là một điểm hạn chế đáng kể
2.3 Kết quả đạt được
2.3.1 Những kết quả đạt được
Quy mô nguồn vốn của chi nhánh BIDV Tây Hồ không ngừng tăng trưởng qua các năm Tổng nguồn vốn huy động tính đến 30/06/2010 là 1.842 tỷ đồng, tăng trưởng 295 % so với cùng kì năm 2009
Cơ cấu và tính ổn định của nguồn vốn được cải thiện: Cơ cấu về phân loại
nguồn huy động dân cư, tổ chức và định chế tài chính có phần thay đổi Cơ cấu về
kì hạn của nguồn vốn được bảo đảm, cân đối giữa nguồn ngắn hạn và dài hạn Cơ cấu về loại tiền huy động cũng thay đổi
Công tác tổ chức huy động vốn ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh do BIDV TW giao cho từng thời kì, ban lãnh đạo chi nhánh thực hiện phan giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng đơn vị, từng bộ phận trong chi nhánh căn cứ vào khả năng của từng đơn vị Vì vậy các đơn vị đều hoàn thành tốt kế hoạch giao, đảm bảo công bằng và động lực cho các đơn vị
Các dịch vụ ngân hàng hiện đại bao gồm: BSMS, direct banking, home banking, VN topup, mobile banking, thanh toán hóa đơn, mua bảo hiểm trên ATM,
ví điện tử VN mart… Chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng cao, từ đó quảng bá và thu hút ngày càng nhiều các khách hàng sử dụng những dịch vụ này
2.3.2 Hạn chế:
- Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh hiện tại là huy động từ định chế tài chính, đây là nguồn giá cao và rủi ro
- Các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tuy nhiên công tác marketing với
Trang 7- Lãi suất cạnh tranh nhưng không có nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà, vì vậy không hấp dẫn đối tượng khách hàng thích quà tặng như các cụ già, người hưu trí…
- Chưa xây dựng được bộ sản phẩm cho nhóm khách hàng mục tiêu, mới chỉ bán hàng đơn lẻ, thiếu đồng bộ, vì vậy hiệu quả thấp
- Các sản phẩm hiện đại mới bước đầu triển khai, vì vậy còn mắc nhiều lỗi
- Lãi suất huy động vốn bị khống chế theo trần lãi suất của Nhà nước nên không phản ánh đúng lãi suất trên thị trường, không hấp dẫn khách hàng
- Mạng lưới phòng giao dịch còn hạn chế, ra đời sau nên không có thị phần
và nền khách hàng, công tác tạo lập bước đầu nhiều khó khăn
- Nguồn ngoại tệ huy động ít so với nguồn lực khách hàng sẵn có
2.3.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân do chi nhánh mới ra đời, còn non trẻ,
chưa có thị phần và khách hàng, gặp sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn Hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế về thời gian giao dịch, chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu hiệu quả cho công tác huy động và sử dụng vốn Ngân hàng chưa đưa ra chiến lược khách hàng hiệu quả, nguồn nhân lực ít, mỏng lại phải chia sẻ cho quá nhiều mảng nghiệp vụ và công tác báo cáo nội bộ, công tác marketing đạt hiệu quả chưa cao, hệ thống công nghệ thông tin và ngân hàng điện
tử còn hay gặp các sự cố và lỗi kĩ thuật gây chậm trễ và mất niềm tin ở khách hàng, việc triển khai phát triển các sản phẩm mới còn chậm, chưa cải tiến quy trình quy định để rút ngắn thời gian giao dịch đối với khách hàng
Nguyên nhân khách quan: do tâm lí và thói quen dung tiền mặt của người dân; sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn; thị trường tài chính của Việt Nam còn chưa hoàn thiện; hệ thống các văn bản pháp lý lien quan đến hoạt động ngân hang chưa đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh; cơ chế, chính sách của nhà nước với hoạt động ngân hang còn hạn chế; hạ tầng công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chất lượng không ổn định
Trang 8CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV TÂY HỒ
3.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại BIDV Tây Hồ
Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ bao gồm: Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn; xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn; nâng cao tiện ích và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; thực hiện chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; gia tăng các dịch vụ liên quan tới huy động vốn;
mở rộng mạng lưới kinh doanh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing ngân hàng; đổi mới, hoàn thiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ cho hoạt động ngân hàng
3.2 Các kiến nghị:
3.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới hạ tầng cơ sở ngân hàng hiện đại và đồng bộ cho hệ thống ngân hàng; xây dựng chính sách điều hành lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ; đa dạng hóa danh mục các giấy tờ có giá trong giao dịch của NHNN; nâng cao vai trò hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi; tăng cường công tác tham gia, kiểm tra, giám sát
3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam:
BIDV cần có chính sách, biện pháp khuyến khích các đơn vị thành viên; nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp trao đổi thông tin trong hệ thống; tăng cường vai trò là người hướng dẫn thực hiện các văn bản , quy chế, quy định của NHNN; tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng, áp dụng các mức ưu đãi về lãi suất hấp dẫn để thu và giữ được các khách hàng ổn định
Trang 93.3.1 Định hướng huy động vốn của BIDV Việt Nam:
Giai đoạn trước mắt Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã xác định công tác nguồn vốn của ngân hàng phải đạt các mục tiêu cơ bản sau: Cơ cấu lại, lành mạnh hoá nguồn vốn, tạo lập nền vốn ổn định, cơ chế điều hành vốn thống nhất toàn hệ thống, sử dụng tối đa vốn khả dụng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao
3.3.2 Chiến lược huy động vốn của BIDV Tây Hồ:
BIDV Tây Hồ phấn đấu hoàn thành xuất sắc KHKD Trung ương giao và do Chi nhánh đề ra; tích cực chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả; tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động; tích cực tìm kiếm, phát hiện các khách hàng tốt; huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng cường huy động vốn giá rẻ từ các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động
KẾT LUẬN
Với đề tài “Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ” đã khái quát phần nào cơ sở lý luận về
huy động của các ngân hàng thương mại, qua đó thấy được sự cần thiết, vai trò của nguồn vốn tại NHTM, những tồn tại trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
Việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng huy động của NHTM là một vấn đề rộng lớn bao trùm các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều hạn chế Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý ngân hàng, bạn bè đồng nghiệp và các nhà kinh tế quan tâm đến lĩnh vực này để em
có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình