Từ sự trân trọng, yêu thích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký, tác giả luận văn mong muốn tập trung đi sâu nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn; từ đó, có cơ sở vận dụng kết quả
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––––
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Hà Thị Lan
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là TS Lê Hồng My - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn nhà giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá trong suốt quá trình làm luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 23 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn
Thái Nguyên ngày 14 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Hà Thị Lan
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của luận văn 9
8 Kết cấu của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ 11
1.1 Cuộc đời 11
1.1.1 Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền 11
1.1.2 Đôi chân viết nên cuộc đời 12
1.2 Sáng tác 14
1.2.1 Nhà văn giàu nghị lực 14
1.2.2 Cây bút của tuổi thơ 18
Tiểu kết chương 1 22
Chương 2: VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ 23
2.1 Tự truyện Tôi đi học 23
2.1.1 Ý chí vượt lên số phận và lòng tri ân sâu sắc với cuộc đời 23
2.1.2 Cách trần thuật dung dị, tự nhiên, coi trọng chi tiết xác thực 33
2.2 Truyện ngắn 36
Trang 52.2.1 Những câu chuyện đời thường gần gũi với trẻ thơ 36
2.2.2 Tình huống truyện bất ngờ, thú vị; ngôn ngữ giản dị, trong sáng 39
2.3 Truyện mô phỏng cổ tích 42
2.3.1 Đề tài đa dạng 42
2.3.2 Yếu tố kì ảo hấp dẫn 46
Tiểu kết chương 2 50
Chương 3: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ 51
3.1 Thơ trữ tình 51
3.1.1 Cảm xúc trong trẻo về con người, sự vật gần gũi với tâm hồn trẻ thơ 51
3.1.2 Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình trÎ th¬ 59
3.2 Thơ ngụ ngôn 62
3.2.1 Nội dung phong phú; chất triết lý nhẹ nhàng 62
3.2.2 Nghệ thuật biểu đạt hấp dẫn, sinh động 67
3.3 Câu đố có hình thức thơ 71
3.3.1 Kiến thức bổ ích, giàu tính giáo dục 71
3.3.2 Bút pháp nghệ thuật linh hoạt 74
Tiểu kết chương 3 78
Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ĐƯA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC CẤP (MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC, GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT) 79
4.1 Một số vấn đề cơ bản về yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay 79
4.2 Tìm hiểu, khảo sát tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông 80
4.3 Đề xuất việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học; Giáo dục đặc biệt) 83
Tiểu kết chương 4 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sỏng ngời về nghị lực sống vượt lờn bi kịch của số phận Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đó tập viết bằng chõn để cú thể tới trường, rồi vào đại học và trở thành nhà giỏo - nhà văn, sống một cuộc đời đầy ý nghĩa
Hơn 35 năm cụng tỏc trong ngành Giỏo dục, nhà giỏo Nguyễn Ngọc Ký
đó dỡu dắt bao thế hệ học trũ với tấm lũng nhiệt huyết và những bài giảng sỏng tạo của mỡnh Cùng với hoạt động giảng dạy, ông cũn dành thời gian, tõm sức nghiờn cứu và viết sỏch về giỏo dục; thực hiện hàng ngàn buổi giao lưu, núi
chuyện, tư vấn tõm lý tại cỏc trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thụng,
Trung cấp chuyờn nghiệp, cao đẳng, đại học trong cả nước nhằm giỏo dục lẽ sống, bồi dưỡng tõm hồn, tỡnh cảm, “truyền lửa” cho thế hệ trẻ Năm 1992, Nhà giỏo Nguyễn Ngọc Ký vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giỏo Ưu tỳ
Khụng chỉ thành cụng trong sự nghiệp giỏo dục, Người thầy ấy cũn nỗ lực khụng ngừng trờn hành trỡnh sỏng tỏc văn học và đạt được những thành cụng đỏng ghi nhận ễng là nhà văn viết bằng chõn đầu tiờn được sỏch Kỷ lục Việt Nam ghi nhận Năm 2006, Nguyễn Ngọc Ký được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam Vượt qua hành trỡnh gian khú, đến nay, ụng đó cú trờn 30 đầu sỏch được xuất bản, trong đú cú những tỏc phẩm tỏi bản nhiều lần
1.2 Văn học viết cho thiếu nhi cú vai trũ quan trọng trong cụng tỏc giỏo dục và bồi dưỡng tõm hồn cho cỏc em Gắn bú với cụng tỏc giỏo dục lõu năm
và am hiểu điều này, Nguyễn Ngọc Ký đó chọn con đường viết cho thiếu nhi là hướng đi chớnh trong hành trỡnh sỏng tỏc của mỡnh Tỏc phẩm viết cho thiếu nhi của ụng đa dạng về thể loại và đề tài, hấp dẫn trong cỏch thể hiện, cú nội dung giỏo dục phự hợp, giỳp cỏc em cú ý thức chăm ngoan, học giỏi; cú tỡnh yờu gia đỡnh, yờu quờ hương đất nước v.v Một số sỏng tỏc cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký đó được chọn đưa vào sỏch giỏo khoa mụn Văn và tiếng Việt ở phổ
Trang 7thông, được nhiều thế hệ học trò yêu thích Thơ Nguyễn Ngọc Ký có bài được phổ nhạc thành bài hát cho thiếu nhi Ba lần nhà văn được tặng giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc, được báo Tuổi trẻ tặng giải Nhất trong cuộc thi viết về mẹ Ông xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của những kỉ lục”, “Nhà thơ của thiếu nhi” Vì vậy, việc nghiên cứu sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với nhà văn
mà còn đưa lại những kết luận khách quan, khoa học về sự đóng góp của ông đối với “mảng” văn học thiếu nhi (và những giới hạn - nếu có) Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này
1.3 Là một giáo viên Ngữ văn gắn bó với môi trường giáo dục phổ thông, qua quá trình công tác, chúng tôi nhận thức sâu sắc vai trò của văn học đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Từ sự trân trọng, yêu thích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký, tác giả luận văn mong muốn tập trung đi sâu nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn; từ
đó, có cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động chuyên môn và thực tiễn giáo dục trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sáng tác viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Ký” để nghiên cứu Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề
tài là một đóng góp có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và thực tiễn giáo dục hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: tư liệu về Nguyễn Ngọc
Ký có hai dạng chính: các bài viết về cuộc đời và các bài viết (hoặc các ý kiến) về sáng tác văn học của ông (sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì có nhiều bài chứa đựng cả hai nội dung trên) Để có cái nhìn tổng thể dối với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi điểm lược cả những bài viết
về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký trước khi đi sâu vào trình bày tình hình nghiên cứu sáng tác văn chương của ông
Trang 82.1 Những bài viết về cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký
Hiện nay, có rất nhiều bài viết và các ý kiến phát biểu về cuộc đời
Nguyễn Ngọc Ký; tiêu biểu là các bài: Thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết
lên số phận (Hồ Vỹ), [65]; Những điều ít biết về người phi thường Nguyễn Ngọc Ký (Duy Chiến), [3]; Chuyện học của người phi thường Nguyễn Ngọc
Ký (Duy Chiến), [5]; Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Một cuộc đời, bảy sự nghiệp
(Như Lịch), [41]; Đời màu hồng của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Minh Ngọc), [47]; Tấm gương sáng từ nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Trịnh Thị
giả Minh Ngọc khẳng định những thành công mà Nguyễn Ngọc Ký đã đạt
được: “Dù khuyết tật nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã đạt 7 sự nghiệp trong đời ông,
đó là: Sự nghiệp học hành, dạy học, sáng tác, xây dựng hạnh phúc gia đình, tư vấn tâm lý, truyền lửa cho thế hệ trẻ (với 1493 buổi), và đặc biệt là sự nghiệp vượt qua bệnh tật để sống khỏe, sống có ích” [47] Trịnh Thị Nga ca ngợi cuộc đời đẹp như câu chuyện cổ tích giữa đời thực của Nguyễn Ngọc Ký: “Câu chuyện về con người ấy, tình yêu ấy, gia đình ấy như một thiên cổ tích, lung linh như huyền thoại trong cuộc sống thực của chúng ta” [46] Duy Chiến là
tác giả của nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Ký Đặc biệt, năm 2013 trong dịp Nick Vujicic sang Việt Nam, tác giả đã có bài phỏng vấn với Nguyễn Ngọc Ký
đăng trên báo VietNamnet với tiêu đề: “Người phi thường Nguyễn Ngọc Ký
nói về Nick Vujicic” Qua bài báo này, độc giả hiểu được tấm lòng đồng cảm
Trang 9sâu sắc và niềm tin tuyệt đối của Nguyễn Ngọc Ký đối với Nick Vujicic và những người khuyết tật, đúng như lời thơ ông viết tặng Nick:
“Đâu đó còn ai vật vã trong đớn đau, buồn nản
Biết anh rồi bỗng bừng sáng niềm tin cuộc sống này không giới hạn
Và nếu giữ cho khát vọng không bao giờ khô cạn
Một ngày kia biết bao điều kỳ diệu lấp lánh hoa…”
(Huyền thoại mùa xuân)
V.v…
Điều đọng lại sâu sắc từ các bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là sự cảm phục, trân trọng nghị lực phi thường của một con người vượt lên số phận -
từ một người khuyết tật trở thành người hữu ích cho xã hội Qua các bài viết về
cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, tấm gương sáng ngời “lung linh như huyền thoại”
của ông đã, đang và sẽ được mọi người truyền tụng, ngưỡng mộ và noi theo
2.2 Những bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký
Các bài viết, ý kiến về sáng tác văn chương của Nguyễn Ngọc Ký có nhiều dạng: bài giới thiệu tác phẩm (tập thơ, tập truyện…); bài giới thiệu tác giả; cảm nhận của đồng nghiệp, độc giả, bạn bè về văn chương Nguyễn Ngọc
Ký Các bài viết chủ yếu tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu của ông như tự
truyện Tôi đi học và Tôi học đại học; các tập thơ: Chú Nhện chơi đu, Đôi tay
em Trong các ý kiến bàn bạc, giới thiệu, nêu cảm nhận về sáng tác của
Nguyễn Ngọc Ký, không thấy có những ý kiến trái chiều gây tranh cãi; các nhận định, đánh giá đều thống nhất ở sự trân trọng, ngợi ca Hai thể loại được quan tâm hơn cả là thơ và tự truyện
Bài Những vần thơ của một người thầy của Việt Hà trên Báo Sài Gòn
Giải phóng (số ra ngày 29/11/2006) đã viết về ba tập thơ dành cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Ký: Chú nhện chơi đu, 101 câu đố vui, Quả bí kì lạ Bài viết đã
đánh giá: “… Từ nhiều năm nay, trên thị trường sách nói chung thật hiếm hoi
Trang 10những tập thơ hay … được các em yêu thích Sự ra đời 3 tập thơ của nhà thơ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký là một đóng góp quý giá” [10, tr 5]
Bài Nhà thơ của tuổi thơ của Cẩm Nhung - Đức Cường trên Báo Giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh (đạt giải nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học của
Sinh viên TP.HCM năm 2007) trình bày kết quả nghiên cứu sáng tác thơ của Nguyễn Ngọc Ký Các tác giả đã đưa ra nhận định khái quát về thơ Nguyễn
Ngọc Ký: “Thơ của Nguyễn Ngọc Ký là tất cả những gì ý vị và thơ ngây nhất, nhà thơ đã mở ra cho các em một thế giới của tuổi thơ, một thế giới rất thật mà như
mơ, giản dị mà như trong cổ tích…” Nguyễn Ngọc Ký xứng đáng với danh hiệu: “nhà thơ của tuổi thơ” [51] Đây là định hướng có ý nghĩa đối với người
tiếp tục đi sâu nghiên cứu thơ Nguyễn Ngọc Ký nói chung cũng như toàn bộ sáng tác văn chương của ông nói riêng
Năm 2009, nhà văn Tô Hoài đã có “Đôi lời cùng bạn đọc” giới thiệu tập
thơ Đôi tay em của Nguyễn Ngọc Ký khi tập thơ đến với người đọc Theo đánh giá
của Tô Hoài: “Nguyễn Ngọc Ký làm thơ chủ yếu cho tuổi thơ” [25] nhưng ở tập thơ
Đôi tay em, cảm hứng thơ được mở rộng hơn, bạn đọc có thể tìm thấy trong tập thơ
những tình cảm thẳm sâu của nhà thơ “dành riêng cho mình, cho những người thân yêu, kính trọng; cho những miền quê, mà miền ký ức ngập tràn kỷ niệm mấy mươi năm nay ông âm thầm cất giấu” [25; tr3] Tô Hoài cảm nhận: “Gấp tập thơ lại mà như đâu đây vẫn ngân nga những âm vang giản dị, chân thành, nồng nàn đến cháy bỏng của Nguyễn Ngọc Ký” [25; tr3]
Năm 2010, cũng với tập thơ Đôi tay em, Nguyễn Thị Kim Thanh đã có bài viết “Ký ức cuộc đời của người thơ viết bằng chân” (in trong cuốn Thơ và đời -
Bình thơ) [58] Theo tác giả Kim Thanh, thơ Nguyễn Ngọc Ký nói chung và
tập thơ Đôi tay em nói riêng luôn chan chứa bao cảm xúc đẹp bởi nó được viết
ra từ một tấm lòng yêu thương với cuộc đời Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký cho thấy: thơ là tiếng nói tự nhiên, trong trẻo cất lên từ con tim có khả năng
truyền cảm và lay động lòng người, Kim Thanh đã dành cho tập thơ Đôi tay em
Trang 11những lời bình giàu cảm xúc: “Nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký đã dệt tấm thảm Đôi
tay em lung linh sắc màu diệu kỳ về cuộc sống Tập thơ đẹp bình dị, sâu sắc,
chan chứa lòng yêu cuộc sống tươi đẹp, đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc và trong làng thơ Việt Nam hiện đại” [58, tr4]
Hai cuốn tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký cũng nhận được nhiều ý kiến
khẳng định Cuốn tự truyện Tôi đi học (xuất bản năm 1970) nói về cuộc đời
đầy khổ luyện và ý chí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh để đến với thành công
của con người “tàn nhưng không phế” là cuốn sách “cảm động, lôi cuốn rất thu
hút các em học sinh”. Bài Tái bản tự truyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký
(Báo Vnexpress, ngày 10/4/2014) cho biết: “Cuốn tự truyện Tôi đi học của
thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được đưa vào tủ sách Hạt giống tâm hồn của First News” Khi tái bản cuốn tự truyện, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh đã trân trọng giới thiệu và đánh giá cao giá trị của tác phẩm: “Cuốn sách đã động viên và truyền lửa cho nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam suốt 45 năm qua” [16, tr7] Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm ngòi bút Nguyễn Ngọc Ký: “luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và lòng giáo dục sâu sắc Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc” [16, tr 173]
Năm 2013, cuốn tự truyện Tôi học đại học của Nguyễn Ngọc Ký là một
sự kiện văn học vào thời điểm đó Có nhiều bài viết, nhận định, ý kiến bình luận về giá trị và thành công của cuốn sách Nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai
đã viết Lời giới thiệu cuốn tự truyện này của Nguyễn Ngọc Ký: “Cuốn sách là lời tri ân ngọt ngào anh gửi tới các thầy cô, bạn bè khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội” [34, tr 6] Theo đánh giá của tác giả Hoảng Như Mai, điểm đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn của cuốn tự truyện này là giọng văn “vừa giản dị, chân thực vừa tâm huyết nồng nàn đến từng câu từng chữ” [34, tr 5] Cuốn
sách còn nhận được nhiều lời khẳng định, ca ngợi của các nhà văn, nhà thơ (Tô Hoài, Đỗ Trọng Khơi, Lê Hoài Nam, Lê Quang Trung…); các nhà báo (Bích
Trang 12Vân, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Kim Cúc…); nhà giáo (Trần Căng, Trần Trung…) và nhiều độc giả thuộc các ngành nghề khác Các ý kiến đều trân trọng cảm hứng “tri ân” của tác giả và bày tỏ sự xúc động về tâm hồn cao đẹp của Nguyễn Ngọc Ký Lối trần thuật giản dị, chân thực nhưng tinh tế trong tả cảnh, trong bộc lộ tâm trạng cũng như nghệ thuật dẫn dắt, bố cục của tác phẩm cũng được khẳng định
Tập trung vào những bài viết tiêu biểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, chúng tôi thấy chân dung ngòi bút của ông đã hiện lên những nét phác họa: đó
là một Nhà giáo - Nhà văn với sáng tác văn chương ở nhiều thể loại, nhưng tiêu biểu và thành công hơn cả là thơ và truyện viết cho thiếu nhi với cách kể chuyện, miêu tả và giọng văn trong sáng
Tuy nhiên, khi tìm hiểu các bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, đặc biệt là tài liệu nghiên cứu về sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn, chúng tôi cũng nhận thấy giới hạn của các tài liệu nghiên cứu trước là:
- Chủ yếu giới thiệu khái quát hoặc nêu nhận định, đánh giá, cảm nhận chung về thơ và tự truyện, chưa đi vào nghiên cứu toàn diện, phân loại và phân tích chi tiết sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký Trong thực tế, sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký, ngoài thơ và tự truyện, còn có câu đố và truyện ngắn Tuy vậy, các thể loại truyện ngắn, câu đố hoặc chưa được đề cập tới hoặc mới chỉ được giới thiệu rất ngắn gọn
- Khuynh hướng chung toát lên từ toàn bộ các bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký là khẳng định, ngợi ca; hầu như chưa có ý kiến chỉ ra phần hạn chế (có thể có) các ý kiến chủ yếu tập trung vào nội dung, chưa quan tâm nhiều tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm
- Chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký một cách toàn diện, chuyên biệt; chưa có công trình nghiên cứu nào gắn kết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký với hoạt động giáo dục học sinh ở các cấp học
Trang 13Nhận thấy “khoảng trống” trên, chúng tôi mạnh dạn triển khai nghiên cứu các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký để có sự đánh giá chính xác và toàn diện hơn về cây bút tận tâm với đời và với tuổi thơ này
3 Mục đích nghiên cứu
- Tôn vinh sự nghiệp văn học của Nguyễn Ngọc Ký; khẳng định những đóng góp của Nguyễn Ngọc Ký đối với văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung
- Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng kết quả nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký vào thực tiễn hoạt động giáo dục trong các cấp học, góp phần làm rõ mối quan hệ liên ngành giữa nghiên cứu văn học và
nghiên cứu giáo dục
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, Nguyễn Ngọc Ký có tới hơn 30 đầu sách gồm nhiều thể loại, đối tượng độc giả là cả người lớn và thiếu nhi Luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
là các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký ở tất cả các thể loại:
- Tự truyện: Tôi đi học (tức Những năm tháng không quên, 1970)
- Truyện: Bức tranh vui - truyện (in chung, 1987), Sự tích cây xương rồng (2014)
- Thơ: Chú nhện chơi đu (1992), Ngôi nhà hoa (1997), Xứ thần tiên - thơ & câu đố (2003), Điểm 10 tung tăng (2011)
- Câu đố: 101 câu đố vui (1998), 111 câu đố vui (2009), 420 câu đố vui
Trang 145 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký
- Tập hợp, phân loại các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; tổng hợp, phân tích các đặc điểm nổi bật về giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm
- Khảo sát việc dạy và học các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong nhà trường hiện nay, từ đó bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc sử dụng các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục trong nhà trường ở các cấp học
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp hệ thống được sử dụng để nghiên cứu hành trình sáng tác
của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký và thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký theo thể loại
Phương pháp phân tích tác giả và tác phẩm: làm rõ đặc điểm nội dung
và nghệ thuật nổi bật, cơ bản trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; xác định giá trị (và hạn chế - nếu có) của các tác phẩm
Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm tìm điểm tương đồng hoặc khác
biệt các sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký và giữa sáng tác của nhà văn với một số tác giả đương thời
Phương pháp liên ngành: được vận dụng để tìm hiểu, định hướng việc
đưa tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục trong nhà trường ở các cấp học
7 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu toàn bộ sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; khảo sát, đánh giá, phân tích các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Qua đó, chỉ ra sự hấp dẫn và tính thẩm mĩ, giáo dục mà các tác phẩm đem lại
Trang 15Từ việc nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, luận văn sẽ cung cấp thêm những căn cứ khoa học để đánh giá đóng góp của Nguyễn Ngọc Ký trong nền văn học Việt Nam hiện đại Luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại
Bước đầu đề xuất một số định hướng đưa tác phẩm của Nguyễn Ngọc Kývào hoạt động giáo dục trong nhà trường, luận văn có thể đem đến những gợi ý có ý nghĩa đối với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn; là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên trong việc giảng dạy văn học thiếu nhi trong nhà trường hiện nay
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Khái quát hành trình cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký Chương 2: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký
Chương 3: Thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký
Chương 4: Một số đề xuất về việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký
vào hoạt động giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học, Giáo
dục đặc biệt)
Trang 16NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ 1.1 Cuộc đời
1.1.1 Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền
Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28.6.1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con trai út trong một gia đình lao động nghèo
Năm lên bốn tuổi, vào một đêm cuối đông cả gia đình chạy giặc, Nguyễn Ngọc Ký đã bị cảm lạnh rồi sốt Do hoàn cảnh bị giặc vây ráp ngặt nghèo không tìm dược thuốc, sau vài ngày, tuy qua được cơn bạo bệnh nhưng di chứng của cơn sốt mê man đã khiến Ký bị liệt cả hai tay Biến cố đó đã gây một nỗi buồn đau trĩu nặng đối với cha mẹ và tâm hồn thơ trẻ non nớt của Ký Sớm ý thức được cảnh ngộ bất hạnh của mình, nước mắt Ký trào ra mỗi khi nghe chúng bạn gọi là “thằng què” hoặc thấy chúng cười chế nhạo Hằng ngày,
Ký phải cắn răng chịu đựng nỗi đau đớn mỗi khi luyện tập đôi chân làm mọi việc thay thế đôi tay tật nguyền
Lên sáu tuổi, như các bạn bè cùng trang lứa, Ký khao khát đượcđến
trường: “Trường ở gần nhà, tôi thấy bạn bè cùng tuổi vào lớp, mê lắm Sáng sáng tôi đến cửa lớp đứng nhìn vào, bọn trẻ cứ quay ra nhìn tôi nên tôi bị thầy đuổi đi vì “làm cả lớp mất tập trung!” Không được đứng ở cửa lớp, tôi ra ngoài xa một chút đứng nhìn vào” [5] Nhưng, đôi tay tàn tật đã thành trở ngại ngăn cản Nguyễn Ngọc Ký đến trường Đáp lại lòng mong mỏi của Ký ban đầu chỉ là sự nghi ngại và thương hại của mọi người
Khao khát được đi học, Nguyễn Ngọc Ký đã thuyết phục cha mẹ xin thầy
cô cho vào lớp Ngày chính thức được đến trường là bước ngoặt trọng đại đối
Trang 17với cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký Từ đây, cuộc sống của Ký đã qua một trang
khác: giã biệt những ngày tật nguyền để “Buồn vui với nét chữ đầu đời”.
1.1.2 Đôi chân viết nên cuộc đời
Nhờ sức mạnh của ý chí và nghị lực phi thường, đôi chân của Nguyễn Ngọc Ký đã tạo nên kì tích
Những ngày đầu sau khi bị liệt đôi tay, Ký phải nhờ đến sự hỗ trợ của bố
mẹ và các chị trong những việc cá nhân như: ăn cơm, rửa mặt, chải tóc, đội mũ Nhưng rồi, Ký đã luyện tập để tự mình có thể làm được những công việc
đó bằng chân Đến khi được đi học, Ký đã luyện cho đôi chân mình có thể cầm bút viết chữ, làm toán, làm văn Ký đã miệt mài tập viết đến quên cả thời gian, viết hàng trăm lần để có một con chữ tròn trịa Ký làm đi làm lại, quan sát và suy nghĩ xem tư thế nào phù hợp để có thể điều khiển các dụng cụ từ chiếc thước kẻ đến cây kéo một cách thuần thục Không biết bao lần trong khi viết bài hay làm một việc gì đó, những ngón chân bị chuột rút tê dại, co quắp, đau buốt nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn kiên trì tập luyện Với đôi chân ấy, Ký vui chơi cùng bạn bè, tập đan rổ, đan lồng chim, tập bơi, xâu kim và khâu vá… Cứ như vậy, đôi chân đưa Nguyễn Ngọc Ký vững bước trên những chặng đường đời
Nguyễn Ngọc Ký học giỏi toán, lại say mê văn chương và vẽ khá đẹp
Ký đã được cử đi thi học sinh giỏi toán của miền Bắc và đạt giải Tuy nhiên, sau những đắn đo, Nguyễn Ngọc Ký quyết định chọn văn chương và đã trở thành sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Trong bốn năm học Đại học,
dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng và biết bao thiếu thốn song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài học tập và bắt đầu viết cuốn tự truyện đầu tay Năm 1971, năm
Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học cũng là thời điểm cuốn sách Những năm
tháng không quên (Tôi đi học) đến với độc giả Đó là kết quả đầu tiên trên
hành trình khổ luyện của Nguyễn Ngọc Ký
Đôi chân kiên cường ấy còn đồng hành và góp vào thành công của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký Khi trở về quê nhà nhận công tác, ông không khỏi băn
Trang 18khoăn day dứt: “Tôi luôn suy nghĩ rằng, mình sẽ dạy cho học sinh bằng cách nào đây khi hai tay vô dụng, không dùng phấn được Thế là tôi mày mò phương pháp dạy chẳng giống ai” [65] Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa
một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại Khi lên lớp, thầy Ký vừa dạy vừa dùng chân từ từ kéo tờ giấy che ở ngoài xuống cho những con chữ hiện dần ra.Vậy mà học trò hiểu bài, hứng thú Ngoài ra, để tăng sự hấp dẫn và sinh động cho bài học, thầy Ký còn nghĩ ra những câu đố bằng thơ Với các dạy linh hoạt, sáng tạo, ông đã tạo được sự thuyết phục, cuốn hút học trò
Nhờ có nhiều thành tích xuất sắc, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và bốn lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lời ca ngợi:
“Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua” [16, tr 173]
Ngày bị liệt mất đôi tay, tưởng chừng bóng đen bất hạnh sẽ bao trùm cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, nhấn chìm ông vào sự tuyệt vọng Nhưng ông đã
nỗ lực vươn lên không ngừng để tìm nguồn sáng cho cuộc đời mình và lặng lẽ tỏa sáng Sau hai mươi năm công tác, ngày 20/11/1992, nhà giáo Nguyễn Ngọc
Ký được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
Khoảng thời gian sau đó, do sức khỏe giảm sút và bệnh tật, ông rời quê nhà và chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để vừa chữa bệnh, vừa dạy học Ông vừa điều trị bệnh, vừa tiếp tục những công việc của một nhà giáo: dạy học,
dự giờ, đóng góp ý kiến, xây dựng các chuyên đề giáo dục.v.v…Sau 35 năm công tác trong ngành giáo dục, sau khi về nghỉ, ông lại dành nhiều thời gian cho văn chương, tham gia tư vấn tâm lý; giao lưu, nói chuyện với học sinh, sinh viên… Hình ảnh người thầy vóc dáng bé nhỏ, đôi tay bị liệt nhưng lại có một giọng nói truyền cảm đã đi vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ học trò Thầy đã
“truyền lửa” cho tuổi trẻ, giúp họ có thêm nhiệt huyết phấn đấu trên con đường
đi tới tương lai
Trang 19Trong hành trình cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký suốt gần bảy mươi năm qua, bằng đôi chân ông đã đi được rất xa Sự khiếm khuyết của đôi tay chẳng thể nào ngăn cản được Nguyễn Ngọc Ký, trái lại, còn tiếp cho đôi chân thêm sức mạnh để viết lên trang đời tươi đẹp
Bằng ý chí, nghị lực phi thường, đôi bàn chân của Nguyễn Ngọc Ký đã chinh phục được số phận nghiệt ngã và đặt tới những cột mốc quan trọng của cuộc đời: đến trường, vào đại học, đứng trên bục giảng, bước lên văn đàn, ghi danh vào những kỉ lục…Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký là lời khẳng định chân
lý: “số phận đặt ra con đường mà chúng ta phải đi, nhưng chính chúng ta mới
là người quyết định cách mình vượt qua nó” (Abraham Lincoln)
1.2 Sáng tác
1.2.1 Nhà văn giàu nghị lực
“Biết mơ những khoảng trời - Biết cười trong nước mắt” là phương châm
sống mà Nguyễn Ngọc Ký hằng tâm đắc Ước mơ sáng tác văn chương của ông được ấp ủ ngay từ những năm tháng còn là học trò Với một người bình thường, nếu có niềm say mê văn học và có năng khiếu thì ước mơ ấy có nhiều khả năng trở thành hiện thực Nhưng với Nguyễn Ngọc Ký, con đường để đạt được ước
mơ đó không hề bằng phẳng Ông đã đến với “sự nghiệp gian khổ” bằng một nghị lực đáng khâm phục
Nguyễn Ngọc Ký là cây bút giàu nghị lực Ông đã kiên trì tập luyện đôi chân thay thế đôi bàn tay bị liệt để cầm bút viết văn Từ những nét chữ đầu tiên trên những trang vở đến những bài thơ, câu văn, tác phẩm là cả một hành trình đầy gian khổ Nguyễn Ngọc Ký cho biết: thời gian học từ lớp 8 cho đến hết lớp 10 là những bước chập chững đầu tiên của ông trên con đường văn chương Ông bắt đầu viết và gửi các sáng tác đến một số tòa soạn báo Trong hai năm, bằng đôi chân kì diệu, Nguyễn Ngọc Ký đã sáng tác hàng trăm bài gửi tới các báo Mỗi lần gửi bài đi là một lần ông hy vọng thấp thỏm Sự kiên trì đó rồi cũng được đền đáp xứng đáng Năm thứ nhất đại học, bài thơ của Nguyễn
Trang 20Ngọc Ký mang tên Núi bắt phi công được đăng trên báo Thiếu niên tiền
phong Thành quả đầu tiên ấy tuy nhỏ nhưng có tác dụng khích lệ rất lớn đối
với Nguyễn Ngọc Ký Từ đó, ông bắt tay vào viết cuốn tự truyện đầu tiên
Những năm tháng không quên Để hoàn thành cuốn tự truyện đầu tay,
Nguyễn Ngọc Ký đã phải nỗ lực vượt qua bao trở ngại Ông đã cố gắng khắc phục mọi thiếu thốn (về điều kiện sống, thiếu giấy bút); kiên trì viết bằng chính đôi chân của mình mà không cậy nhờ sự giúp đỡ của bất kì ai khác; dành tất cả những khoảng thời gian rảnh để viết một cách say mê và lặng lẽ Động lực đã thôi thúc nhà văn cầm bút và miệt mài với những con chữ trong suốt những năm gian khổ và thiếu thốn, đó là tình yêu đối với văn học, là sức mạnh mãnh liệt của ước mơ và nghị lực Khi còn là một học sinh cấp ba, ông đã ao ước trở
thành một nhà văn khi được đọc cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga
Ostrovsky Trong cuốn sách, Nguyễn Ngọc Ký say mê nhân vật Paven
Corsaghin vì tìm thấy ở nhân vật ấy nhiều điểm tương đồng: “Nhân vật Paven Corsaghin đã tiếp sức cho tôi rất nhiều với tấm gương hy sinh cho lý tưởng, dám sống bằng tất cả nghị lực trái tim, vượt qua mọi nghịch cảnh để cho cuộc đời mình có ý nghĩa” [5] Cuốn sánh đã tiếp thêm động lực để ông quyết tâm
bước vào giảng đường Đại học, mơ ước viết lại cuộc đời mình Và ông đã làm
được điều đó khi cho ra đời cuốn sách Những năm tháng không quên (sau nhan đề được sửa lại một cách giản dị và ngắn gọn hơn: Tôi đi học) Sau khi ra
đời, cuốn sách đã được bạn đọc đón nhận và chia sẻ rộng rãi Không lâu sau đó, một đoạn trích trong cuốn sách đã được đưa vào chương trình văn ở tiểu học
Đến nay, Tôi đi học đã được tái bản hơn mười lần và trở thành cuốn sách “gối
đầu giường” của nhiều bạn đọc một thời Từ đây, với đôi chân diệu kì, ông kiên trì tiếp bước trên con đường văn chương với một tâm niệm chân thành và giản
dị: “Tôi biết mình là ai, một người khuyết tật! Muốn bù đắp lại những gì thua thiệt, phải cố gắng hơn người bình thường, cố gắng một cách phi thường! Đó
là lối đi của người khuyết tật như tôi, mặc cảm mà không tự ti, không lẩn trốn, không buông xuôi…” [5]
Trang 21Nguyễn Ngọc Ký là một nhà văn giàu nghị lực còn vì ông đã vượt qua được những khó khăn về hoàn cảnh gia đình và sức khỏe để theo đuổi sự nghiệp văn chương Đối với cuộc đời của ông, nguồn động viên tinh thần lớn nhất chính là người vợ thảo hiền - cô giáo Vũ Thị Nhiễu Họ đã cùng xây dựng một tổ ấm hạnh phúc Nhưng do hoàn cảnh, năm 1993, khi Nguyễn Ngọc Ký vào Nam công tác, bà Nhiễu vẫn ở quê, bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người Ông đã trở về Bắc chăm sóc bà rồi sau đó đưa vào Nam chữa trị Bảy năm trời bà nằm một chỗ, ông vừa cáng đáng mọi việc để chu toàn kinh tế, vừa chăm lo miếng ăn giấc ngủ, giúp đỡ bà chiến đấu với bệnh tật Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với Nguyễn Ngọc Ký nhưng ông đã cố gắng vượt qua Không chỉ làm tròn phận sự của một người chồng, người cha trong gia đình mà Nguyễn Ngọc Ký còn đảm nhiệm tốt công việc của một nhà giáo dục và dành thời gian cho sáng tác văn chương Ông vẫn có được nhiều
tác phẩm viết cho thiếu nhi: tập truyện thơ Quả bí kì lạ (1995), tập thơ Ngôi
nhà hoa (1997), thơ 101 câu đố vui (1998)… Sau khi cô giáo Vũ Thị Nhiễu
qua đời, khoảng trống mà người vợ để lại vô cùng lớn Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký không gục ngã Ông nén nỗi đau riêng để tiếp tục cố gắng làm việc và cống hiến Đặc biệt, trong điều kiện sức khỏe giảm sút: ông vừa kiên cường chống chọi với bệnh tật vừa hoàn thành tác phẩm mà ông mơ ước Đó là thời
gian đầy nhọc nhằn mà ông viết cuốn tự truyện thứ hai Tôi học đại học Tuy
tác giả ấp ủ mơ ước viết cuốn tự truyện này từ lâu nhưng vì nhiều lý do mà ông luôn trì hoãn nó Lúc chuyển công tác vào Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Ký đem theo cuốn bản thảo như một hành trang quý giá Giữa bao công việc bộn bề và khó khăn của hoàn cảnh riêng, ông vẫn cố gắng tận dụng từng chút thời gian cho từng trang viết Tuy nhiên, lúc thì bản thảo bị thất lạc hoặc lỡ tay xóa mất, lúc thì sức khỏe giảm sút… Vì vậy mà ông viết rất chậm Khoảng thời gian nhà
văn vừa điều trị bệnh vừa cố gắng hoàn thành tự truyện Tôi học đại học là một
trải nghiệm không thể nào quên Trong suốt ba năm, mỗi tuần ba lần, ông phải đến bệnh viện 175 để chạy thận Mỗi lần từ bệnh viện về nhà, ông lại ngồi ngay
Trang 22vào bàn viết, tranh thủ lúc cơ thể vừa được lọc máu xong còn đang có chút sức
khỏe để viết Nguyễn Ngọc Ký cho biết: “Thường xuyên phải quên đau, quên mệt để viết và viết để quên mệt quên đau Chính niềm vui của những xúc cảm bừng cháy, trào dâng nơi mỗi kỷ niệm một thời sâu đậm còn mãi tuôn chảy ở mỗi trang viết đã trở thành một trong những nguồn động lực mãnh liệt giúp tôi vượt qua hết những khó khăn thử thách ấy để cuốn sách được ra đời và đến tay bạn đọc hiện nay” [59] Với tâm nguyện: không để phút nào trong đời trôi qua
một cách lãng phí, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã dành cho văn chương từng thời khắc trong cuộc sống của mình Bởi vì ông muốn sống trọn vẹn với những con chữ, muốn viết ra bao nhiêu điều tốt đẹp mà ông luôn gìn giữ, ấp ủ để chia
sẻ với mọi người
Hành trình dài gần một nửa thế kỉ của một cuốn sách là minh chứng cho thấy nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã không ngừng giữ gìn và nuôi dưỡng cảm xúc
và sáng tạo Ông tự biến mình thành ngọn nến và tỏa sáng theo một cách riêng Mỗi ngày, ông góp nhặt, trau chuốt từng con chữ để dệt lên bài ca thứ hai trong cuộc đời mình Bài ca có những nốt trong trẻo, tươi vui; lại có những nốt trầm mặc, bâng khuâng Hơn hết, ta bắt gặp và cảm phục ý chí tự lập thật đáng quý
của nhà văn ấy, như ông từng viết trong Tôi học đại học: “Thật trớ trêu và đáng
buồn cho ai phải sống phụ thuộc vào người khác”. Ngay khi vừa hoàn tất, Tôi học
đại học đã được công ty sách sáng tạo Trí Việt in ngay và xếp vào bộ sách Hạt
giống tâm hồn Việc đưa cuốn tự truyện vào bộ sách là sự tôn vinh xứng đáng đối
với Nguyễn Ngọc Ký Thành công đó một lần nữa khẳng định nghị lực của nhà văn
Bên cạnh tinh thần vượt khó, Nguyễn Ngọc Ký luôn nỗ lực tìm hướng đi riêng và tự hoàn thiện cách viết của mình Nghề nghiệp chính của Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo, tuy nhiên, ông đã từng bước vượt qua giới hạn đó để hòa nhập vào đời sống văn học Hơn nữa, giữa các khuynh hướng văn học đa dạng, phức tạp, Nguyễn Ngọc Ký vẫn bản lĩnh, kiên trì theo đuổi lối viết dung
dị, trong sáng và gần gũi với đời thường Lối viết ấy, một phần xuất phát từ cá tính và tâm hồn của ông - một nhà giáo mẫu mực, khiêm tốn và giản dị Bên
Trang 23cạnh đó, nó xuất phát từ quan niệm của tác giả về văn học: văn học phản ánh đời sống một cách chân thực và gần gũi
Nhà thơ R.Tagor đã từng nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình” Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký bằng nghị lực sống phi thường đã liên tục “mở rộng bản sắc” để khẳng định chính mình Bất hạnh tạo ra bóng tối
nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã thắp lên ánh sáng của ý chí và quyết tâm để xua đi bóng tối ấy Hành trình sống của ông là hành trình của sự chinh phục những ước mơ và vượt qua những ranh giới Trong bảy sự nghiệp mà Nguyễn Ngọc
Ký đã đạt được thì sự nghiệp văn học có vai trò quan trọng hơn cả Bởi vì, nó bao hàm trong đó cả mục tiêu giáo dục đầy nhân văn mà ông muốn đóng góp cho cộng đồng Nguyễn Ngọc Ký đã đi tới ánh sáng, niềm vui, hạnh phúc và
tìm được triết lý sâu sắc về cuộc đời: “Những nghịch cảnh, khó khăn chính là
cơ hội để ta vươn lên mà cuộc đời ban tặng Đêm càng tối, sao càng sáng Ta không thay đổi được hướng gió nhưng ta hoàn toàn có thể thay đổi vị trí của cánh buồm” [36]
Đã qua 70 mùa xuân cuộc đời nhưng ngọn lửa tâm huyết và nhiệt tình sống tỏa ra từ tâm hồn, trái tim Nhà giáo - Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký vẫn luôn bền bỉ cháy sáng Trên hành trình văn học, ông luôn nhẫn nại giữ gìn ngọn lửa của tình yêu với cuộc đời và sự đam mê với những con chữ Để có được những giây phút thăng hoa trong sáng tạo, Nguyễn Ngọc Ký đã phải vượt lên bao gian khổ và bằng tất cả sự lạc quan và bản lĩnh đã được tôi luyện qua những năm tháng nhọc nhằn Có thể Nguyễn Ngọc Ký không phải là nhà văn khuyết tật duy nhất trong văn học Việt Nam nhưng ông xứng đáng là nhà văn khuyết tật giàu nghị lực và ý chí nhất
1.2.2 Cây bút của tuổi thơ
Nguyễn Ngọc Ký, các em thiếu nhi như đàn chim nhỏ đáng yêu:
“Mỗi em là một vần thơ Thiết tha ngân mãi từng giờ trong tôi”
(Ơi đàn chim nhỏ)
Trang 24Với cương vị nhà giáo, Nguyễn Ngọc Ký tận tình chăm lo, giáo dục các
em Với cương vị nhà văn, Nguyễn Ngọc Ký đặc biệt quan tâm đến độc giả
thiếu nhi Ông tâm niệm: “Tôi thích viết cho tuổi thơ vì yêu tuổi thơ, yêu thế giới mộng mơ sáng trong, chân thật, hồn nhiên mà tôi đã đi qua với đầy ắp những kỉ niệm buồn vui mãi còn hằn sâu trong ký ức… Ở đó tôi hạnh phúc được dâng tặng các em - những sứ giả của tình yêu thương - những giọt sương nơi tâm hồn tôi Tôi mong có thật nhiều giọt sương ấy” [59] Vẻ đẹp trong
sáng, hồn nhiên của trẻ thơ đã lay động tâm hồn của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký
Là một nhà giáo tận tụy với nghề, ông biết một trong những cách giáo dục có thể chạm đến trái tim trẻ thơ là thơ văn Viết cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Ký vừa thỏa mãn tâm nguyện, vừa phát huy được sở trường của mình, mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi những bài thơ, câu chuyện, câu đố vui hấp dẫn
Qua các tác phẩm phong phú về thể loại và sinh động trong cách thể hiện, Nguyễn Ngọc Ký giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống cùng những bài học về giao tiếp, ứng xử Đó cũng là một hình thức giúp nhà văn tiếp cận thế giới tâm hồn trong sáng và góp phần giáo dục trẻ thơ Sự lựa chọn ấy vừa có mặt thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thử thách cho ngòi bút Nguyễn Ngọc Ký Thời gian Nguyễn Ngọc Ký đến với văn học thiếu nhi, trong “mảng” văn học này có nhiều nhà văn đã thành danh; trong đó, có những cây bút “gạo cội”: Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Xuân Quỳnh, Phùng Quán, Phong Thu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần v.v Làm thế nào để có thể gieo trồng được trên mảnh đất đã có rất nhiều hoa trái? Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã tìm được cách riêng của mình Ông đã chưng cất những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo của chính mình suốt những năm tháng tuổi thơ rồi đem vào trang viết Ông cũng lắng nghe, ghi nhận tâm tình của lứa tuổi học trò rồi tái hiện trong những câu chuyện như một sự sẻ chia Bên cạnh đó, nhà văn cũng tự mình vượt qua những trở ngại khách quan để đưa tác phẩm của mình tới độc giả Khi Nguyễn
Trang 25Ngọc Ký hoàn thành tập thơ đầu tay Chú nhện chơi đu cũng là thời điểm cuộc
sống của ông đang rất khó khăn Nhưng tác giả vẫn quyết định bỏ tiền túi in tập thơ này Sách in xong, ông chủ động đưa đến tận tay các bạn nhỏ Theo lời kể
của nhà văn Lê Hoài Nam - người bạn thân thiết của ông: “Tôi và Nguyễn Ngọc
Ký, mỗi người đeo một túi Chú nhện chơi đu bước sấp bước ngửa đi đến các
trường học…” Kỉ niệm đó nói lên sự tận tụy với độc giả “nhí” của Nguyễn
Ngọc Ký Đối với ông, giá trị của văn chương không nằm ở sự tính toán về số lượng tác phẩm bán ra và thu về bao nhiêu lợi nhuận Bởi nhà văn cho rằng: viết văn trước hết để ghi lại những cảm xúc về những điều tốt đẹp và chia sẻ tới mọi người Nhất là khi viết cho thiếu nhi, ông mong trao đi những tác phẩm để nhận về nụ cười tươi vui, thích thú trên những khuôn mặt trẻ thơ bừng sáng
“Lợi nhuận” tinh thần ấy chính là động lực để Nguyễn Ngọc Ký kiên trì trên hành trình văn học viết cho thiếu nhi Sau hơn 35 năm chuyên tâm viết cho thiếu nhi, giờ đây Nguyễn Ngọc Ký đã sở hữu một số lượng tác phẩm đáng kể gồm nhiều thể loại
Trong hành trình sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký gần như
dành thời gian và tâm sức để viết cho thiếu nhi Khởi đầu là Tôi đi học phản
ánh những năm tháng học trò tươi đẹp của biết bao nhiêu thế hệ Sau tự truyện
Tôi đi học là tập thơ Chú nhện chơi đu rồi câu đố, truyện thơ, truyện cổ tích,
truyện ngắn Các tác phẩm lần lượt nối tiếp ra đời: 125 câu đố vui (1994), Quả
bí kỳ lạ (truyện thơ 1995), Ngôi nhà hoa (thơ 1997), 101 Câu đố vui (thơ
1998), Xứ thần tiên (thơ và câu đố 2003), Rau gì trồng ở đầm ao (thơ 2005),
Những tâm hồn dấu yêu (truyện 2012), Sự tích cây xương rồng (truyện
Trang 26đố nhất Việt Nam Chính tác giả cũng tự nhận: nếu được đăng kí kỷ lục thì mình là người viết nhiều câu đố nhất Việt Nam với 15.000 câu Chỉ tính riêng năm 2011, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký được NXB Trẻ in cùng lúc 6 cuốn sách,
trong đó có 3 tuyển tập Những câu đố vui tâm đắc dành cho tuổi học trò Các tập thơ, sau khi phát hành đều được tái bản nhiều lần Ví dụ, tập thơ đầu tay mà
Nguyễn Ngọc Ký viết cho thiếu nhi: Chú nhện chơi đu tới nay đã được in với
số lượng 150.000 bản Đây là con số mà không ít nhà văn ao ước Những con
số trên cho thấy sự kiên trì và tâm huyết của Nguyễn Ngọc Ký trên hành trình viết cho thiếu nhi
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký luôn có nội dung và hình thức nghệ thuật phù hợp với thiếu nhi Đề tài trong các sáng tác thơ văn của ông đều gần gũi và quen thuộc với thế giới của trẻ thơ Đó là: tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn Tập truyện Những tâm hồn dấu yêu gồm 25 truyện ngắn viết về
những hồi ức tuổi thơ, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, tình cảm đối với quê hương và những tấm gương người tốt mà tác giả đã gặp Tập truyện Sự tích cây xương
rồng đã mở ra một thế giới đẹp tươi ấm áp tình người Đó là tình mẫu tử sâu
nặng trong Sự tích cây trứng gà, Mẹ con người lái đò; tình anh em gắn kết trong Sự tích Suối Đôi, Ai ngoan nhất; tình bạn đẹp trong Giờ ra chơi, Bé Nhi
và Cún Vàng Mỗi truyện ngắn có một ý nghĩa sâu sắc, một bài học bổ ích về
cuộc sống cho các bạn nhỏ
Nguyễn Ngọc Ký xứng đáng là nhà văn của tuổi thơ Ông được bạn đọc thiếu nhi nhiều thế hệ yêu quý Ngoài các tập truyện: Tôi đi học, Những tâm
hồn dấu yêu, Sự tích cây xương rồng được đông đảo thiếu nhi đón nhận;
những tập thơ của Nguyễn Ngọc Ký cũng giành được bao tình cảm mến yêu
của các em Tập thơ gần đây nhất: Điểm 10 tung tăng tuyển chọn 120 bài thơ
tâm đắc của ông được Nhà xuất bản Trẻ phát hành 2011 Nguyễn Ngọc Ký đã khéo léo mượn những vần điệu uyển chuyển, sự hàm súc của thơ để truyền tải tới thiếu nhi bao nhiêu điều về cuộc sống Đó là tình cảm gia đình giản dị mà đằm thắm, những sự vật, sự việc gần gũi với thế giới trẻ thơ Mỗi sự vật không chỉ được tác giả kể, tả một cách đơn thuần mà thường đan cài vào đó một thông
Trang 27điệp triết lý, một bài học nhỏ để các em suy ngẫm Những tình cảm giản dị mà lắng sâu ấy, tựa như mạch nước ngầm cứ thế lan tỏa và thấm dần vào tâm hồn
độc giả Ông hiểu rằng: “thơ là tiếng nói tự nhiên của con tim” nên đã mượn
ngôn ngữ kì diệu ấy để kí thác tâm tình Những vần thơ tựa như hạt bồ công anh nhờ gió đưa đi tới những miền xa xôi Để rồi, ở những nơi mà các hạt nhỏ đậu xuống lại nảy mầm, đâm chồi mọc lên cây lá xanh tươi như những tình cảm tốt đẹp trong đời sẽ còn mãi, không ngừng sinh sôi trong thế giới này Đó phải chăng là điều làm nên sức hấp dẫn vượt thời gian cho những trang thơ của Nguyễn Ngọc Ký Đồng thời, những trang thơ ấy khi đến với trẻ thơ giúp cho tâm hồn của các em được hướng thiện, bừng sáng những tình cảm tốt đẹp
Bằng tấm lòng yêu mến trẻ thơ và năng khiếu văn học của mình, Nguyễn Ngọc Ký đã mở cánh cửa để bước vào “khu vườn” văn học thiếu nhi Ông đã trở thành một người làm vườn cần mẫn, gieo trồng từng hạt giống, chăm sóc từng mầm cây để nó đơm hoa kết trái Những mùa quả ngọt tặng cho độc giả nhỏ tuổi chính là niềm hạnh phúc và tự hào của ông Nguyễn Ngọc Ký có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi cả về thể loại, số lượng tác phẩm và giá trị tác
động tích cực từ những trang viết của ông
Tiểu kết chương 1
Nói đến Nguyễn Ngọc Ký, người ta nói đến “đôi chân kỳ diệu” đã viết nên “cuộc đời huyền thoại” Hành trình vượt lên số phận của ông đã khẳng định khả năng “không giới hạn” của con người kể cả trong hoàn cảnh bi kịch nhất Cuộc đời ông là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo Nguyễn Ngọc Ký là nhà văn giàu nghị lực, là cây bút của tuổi thơ Sáng tác cho thiếu nhi của ông
đa dạng về thể loại, về nội dung; thích hợp với đối tượng tiếp nhận Mỗi bài thơ, áng văn, câu chuyện của Nguyễn Ngọc Ký luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc, gần gũi với tâm hồn trẻ thơ Nguyễn Ngọc Ký xứng đáng là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại
Trang 28Chương 2 VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ
2.1 Tự truyện Tôi đi học
2.1.1 Ý chí vượt lên số phận và lòng tri ân sâu sắc với cuộc đời
“Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình” [11, tr389] Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nói đến tự
truyện, người ta thường nhắc đến những tác phẩm tiêu biếu: Những ngày thơ
ấu (1938) của Nguyên Hồng, Cỏ dại (1944) của Tô Hoài, Sống nhờ (1942) của
Mạnh Phú Tư, Đời viết văn của tôi (1970) của Nguyễn Công Hoan.v.v Nối
tiếp những sáng tác trước đó, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã lấy tư liệu từ chính
cuộc đời mình viết lên cuốn tự truyện Những năm tháng không quên (Tôi đi học) - một áng văn mộc mạc, chân thành và chứa chan cảm xúc
Tự truyện Tôi đi học là cuốn sách đầu tiên có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với Nguyễn Ngọc Ký Tác phẩm là một phần giấc mơ văn chương mà ông ấp ủ từ khi còn là học trò Cho đến khi trở thành sinh viên, ông mới có thời gian và điều kiện để thực hiện Nhớ về khoảng thời gian viết từng trang của
cuốn tự truyện, Nguyễn Ngọc Ký kể: “Những năm tháng học đại học vừa học vừa viết tự truyện cũng cực kỳ gian khổ Giấy không có, mực không có, đêm hôm dùng đèn tiết kiệm, có đêm thức trên ghế đá đến 4 giờ sáng để viết Có khi viết được 10 - 15 trang, hôm sau đọc lại không bằng lòng trang nào, phải xé hết đi viết lại Viết bí mật thôi, buổi trưa bạn bè ngủ hết mới lặng lẽ ra một góc
mà viết 11 giờ đêm chúng nó đi ngủ hết, mình bỏ đèn vào trong ống nứa chui
vô màn mà viết Hai năm thì viết xong” [42] Với tâm niệm ghi lại khoảng thời
gian từ tuổi ấu thơ đến tuổi học trò với bao kỉ niệm và ân tình, nhà văn đã đặt
tên ban đầu cho cuốn sách của mình là Những năm tháng không quên Tựa
sách là một lời khẳng định chân thành và đầy tha thiết với tuổi học trò của nhà văn Gần 170 trang sách là bao nhiêu câu chuyện và hồi ức không thể nào quên Sau này, cuốn sách được in, tái bản tới 10 lần và tên tác phẩm sửa lại, ngắn gọn
hơn: Tôi đi học
Trang 29Trong tự truyện Tôi đi học, nhận vật chính cũng trùng với Nguyễn Ngọc
Ký trong cuộc đời Tác giả đã ngược dòng thời gian kể lại một đoạn đời của mình Đoạn đời đó kéo dài trong 14 năm, từ khi tác giả lên bốn tuổi đến khi tốt nghiệp phổ thông Trong khoảng thời gian ấy, cuộc đời ông ông đã trải qua biết bao nhiêu biến cố và thăng trầm Mở đầu là một biến cố bất ngờ đã làm đảo lộn cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký: Sau cơn sốt bại liệt, do bị cảm lạnh nên cậu bé
Ký “sốt mê man không biết gì nữa” Trong điều kiện ngặt nghèo của chiến
tranh: cả làng bị quân giặc vây ráp, không tìm đâu ra thuốc men; cha mẹ Nguyễn Ngọc Ký đã tìm cách để chữa bệnh cho con nhưng không thành Ba
ngày sau, cơn sốt lui dần, Ký tỉnh lại và bàng hoàng nhận ra: “Ôi sao kỳ lạ thế này, hai cánh tôi bỗng trở nên nặng trịch Tôi không còn đủ sức giơ nó lên nữa!” [16, tr 10] Những ngày sau đó, cậu bé vẫn không thể chấp nhận được rằng đôi tay của mình đã “chẳng còn nguyên vẹn” Xót xa hơn khi bọn trẻ cùng
xóm chạy lại rồi giật tay và chế giễu: “Ký què” Nguyễn Ngọc Ký chỉ còn biết
“đứng lặng nhìn xuống đôi tay buông thõng của mình, mặc cho hai dòng lệ ứa trào từ lúc nào” [16, tr 12] Là đứa trẻ nhạy cảm, mặc dù còn rất nhỏ, Nguyễn
Ngọc Ký đã dần cảm nhận được mất mát do biến chứng của cơn sốt bại liệt để
lại Nỗi đau ấy, kết lại trong ý nghĩ ngây thơ mà mang nặng suy tư: “Thế là từ này hai tiếng thằng què sẽ là cái biệt danh của tôi ư? Sao có chuyện kỳ lạ thế này nhỉ! Mới cách đây mấy ngày thôi, đôi tay của tôi vẫn còn nguyên vẹn kia mà!” [16, tr 12]
Tuy nhiên, mất mát ấy không làm Nguyễn Ngọc Ký gục ngã Ký đã đứng lên một cách mạnh mẽ với ý chí và sự tự trọng của bản thân Tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ và những người thân yêu cũng đã tiếp thêm sức mạnh giúp Nguyễn Ngọc Ký “bước qua những ranh giới” của số phận
Sự nỗ lực tự vượt mình của tác giả Tôi đi học là cả một hành trình dài
với bao nhiêu nhọc nhằn Trước hết, đó là nỗ lực và ý chí phấn đấu trên con đường học tập Lên sáu tuổi, chứng kiến bạn bè cùng trang lứa tới, niềm ham
Trang 30thích được đi học đã bùng cháy trong tâm hồn và ước nguyện cậu bé Nguyễn Ngọc Ký Thế nhưng, khi vừa mon men bên cửa lớp học, Ký liền bị từ chối bởi đôi tay tàn tật Không từ bỏ, Ký đã tìm cách thuyết phục cha mẹ và thầy cô Bước ngoặt được đi học tiếp tục mở ra những thử thách mới cho cậu bé thông minh và nghị lực ấy Thử thách đầu tiên và khó khăn nhất mà tác giả phải vượt qua chính là luyện đôi chân để thay thế cho đôi tay viết chữ, được ghi lại trong
mẩu truyện cảm động: Những ngày đầu tập viết Đầu tiên, Ký thử ngậm bút
vào miệng để luyện viết nhưng không được Kế đó, quan sát những chú gà con
ngoài sân, Ký nảy ra ý định “dùng chân để viết” Nhưng dùng chân cầm bút là
việc chẳng hề dễ dàng Ký đã bao nhiêu lần loay hoay với cây bút và quyển vở
mà chẳng hề viết nổi một chữ cho ra chữ Mỗi lần chiếc bút chì rơi xuống, cậu
bé lại cảm thấy chán nản muốn từ bỏ Nhưng lòng ham thích học tập và sự động viên của cô giáo đã tiếp cho cậu bé thêm sức mạnh và quyết tâm Ký đã kiên trì tập viết miệt mài đến quên cả thời gian Rất nhiều lần những ngón chân
tóe máu, sưng vù và không chịu nghe theo ý chí của cậu: “Nhiều lúc tôi đã lấy hết sức quặp thật chặt bút chì, cố nắn nót từng nét một, thì cũng nhiều lúc tôi bị chuột rút đến co quắp cả ngón chân.” [16, tr 28] Thế rồi, ngày qua ngày, sự khổ luyện của Nguyễn Ngọc Ký đã có kết quả: “lần đầu tiên mình tự chép được bài, tôi mừng vui phấn chấn lạ thường” Từ chỗ tự chép được bài đến những
bài tập viết từ điểm 5 đến điểm 8, rồi điểm 10 là kết quả sự cố gắng không ngừng của Ký
Việc học tập đã đem đến cho Nguyễn Ngọc Ký “niềm ham thích vô hạn”
Sau khi vượt được thử thách đầu tiên: dùng đôi chân để viết được những con chữ tròn vành rõ nét, Ký tiếp tục nỗ lực để học tập các môn học để có kết quả tốt nhất Đôi bàn chân ấy thật khéo léo khi thay đôi tay làm những bài tập thủ công: từ đan lát, khâu vá, cắt chữ, đến xây mô hình ngọn núi bằng cát và xi-măng Mỗi một thao tác, kĩ năng mới đều là một thử thách đối với Nguyễn Ngọc Ký Trong những trang văn ban đầu của tác phẩm, ta bắt gặp những giọt
Trang 31nước mắt cùng tâm trạng buồn bực nôn nóng của nhân vật khi làm một việc gì
đó không thành Nhưng càng về sau, những dòng kể về trạng thái yếu đuối ấy dần ít đi; thay vào đó là sự tự động viên mình nhẫn nại và kiên trì Ví dụ: khi làm bài tập cắt chữ, Ký đã phải suy nghĩ rất nhiều để làm sao tìm được cách
cầm kéo bằng chân và “cẩn thận đưa nhát kéo từng chút một” Tuy mất cả tuần
mới hoàn thành bài tập nhưng cậu học trò đó vô cùng tự hào và hãnh diện khi nhận được điểm 10 và lời tuyên dương của thầy giáo Để học và làm tốt bài tập môn hình học, Ký phải tập cầm thước, xoay com-pa thuần thục Kiên trì và nhẫn nại, dần dần, Ký đã điều khiển các dụng cụ đó theo ý mình Rồi những
ngày miệt mài với bao nhiêu bài tập, Ký đã “hạnh phúc đến rơi nước mắt khi tìm ra cách giải mới cho một bài toán khó” Danh hiệu và giải thưởng đến với
Nguyễn Ngọc Ký là phần thưởng xứng đáng: giải Nhất kì thi Học sinh giỏi Toán toàn huyện, giải Ba toàn tỉnh và giải Năm toàn miền Bắc Nếu những học sinh khác nỗ lực một phần thì Ký đã phải nỗ lực gấp nhiều phần Với những thành tích đạt được trong học tập, cậu học trò Nguyễn Ngọc Ký đã đem lại niềm vui, hạnh phúc, tự hào cho gia đình, thầy cô và bạn bè
Hành trình đến trường của Ký còn trải qua không biết bao gian khổ Những buổi trời mưa tầm tã, một mình trên con đường trơn trượt, bị ngã và ướt nhưng Ký vẫn gắng tới lớp Hình ảnh Ký với cánh tay bị gãy phải bó bột, gắng
đè nén cơn đau “mím môi ngồi học như không có gì xảy ra” cho thấy: ý chí có một nội lực vô cùng lớn lao Ngay khi Ký buồn bã trong ý nghĩ bi quan: “số phận phũ phàng với mình quá ” thì hình ảnh nhân vật Pa-ven với câu nói:
“Hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không thể chịu đựng được nữa” đã vực dậy tinh thần của Ký: “ngày mưa ngày nắng, cả những ngày cảm sốt đầu nhức như búa bổ tôi vẫn đến lớp” Không chỉ chăm chỉ học tập, Ký còn suy
nghĩ để tìm ra những phương cách học tập sao cho có hiệu quả nhất: chia thời gian cho từng môn học khi ở nhà, nghe giảng và ghi bài trên lớp sao cho hiệu quả, kết hợp giữa học và chơi với môn toán cùng các bạn
Trang 32Nghị lực không chỉ giúp Nguyễn Ngọc Ký vươn lên trong học tập, mà còn Nguyễn Ngọc Ký đã làm nên nhiều “kì tích” thì trong đời sống thường ngày Ban đầu khi mới bị liệt đôi tay, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào
bố mẹ và các chị Nhưng sau, Ký đã tự chủ động làm được mọi việc phục vụ bản thân Chi tiết tập bơi cho thấy ý chí quyết tâm mạnh mẽ ở cậu bé Nguyễn
Ngọc Ký: “Cứ như vậy lần tập này qua lần tập khác, từ bơi được hai mét rồi năm mét, đến bơi được qua ao mà tôi không cần dùng cây chuối nữa… Từ chỗ bơi xuôi dòng, tôi đã tập bơi được ngược dòng” [16, tr 62-63] Với một đứa trẻ
bình thường, việc tập bơi đã khó thì với một người bị liệt cả hai tay như Ký lại càng khó hơn Sự kiên trì, tháo vát đã giúp cậu chinh phục được dòng nước Thay thế hình ảnh của một đứa trẻ buồn tủi, ủ rũ sau “cơn sốt bại liệt” là hình ảnh một
cậu bé nhanh nhẹn ham thích thể thao: “Tôi thường ra sân đình, sân kho hợp tác
xã chơi đá cầu, hay vào chiếc hồ mới đào trong xã thi bơi lội” [16, tr 73] Những
hoạt động thể thao ấy không chỉ giúp cho Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện sức khỏe
mà còn mang lại cho Ký sự tự tin, đẩy lùi mặc cảm lúc đầu ở “Ký què” Một
trong những điều đáng quý mà tự truyện Tôi đi học truyền tải là sự lạc quan và
tự tin của chính tác giả, nó có tác dụng lan truyền, khích lệ rất lớn với thiếu nhi
Tự truyện Tôi đi học không chỉ là cuốn sách ghi lại hành trình vượt khó
và nỗ lực ý chí của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký mà còn là món quà tri ân của một tấm lòng với mọi tấm lòng Đọc cuốn sách này, độc giả không chỉ cảm động trước nghị lực của nhà văn mà còn xúc động trước bao tình cảm nồng hậu: tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước… được truyền tải
Tự truyện Tôi đi học là khúc ca về tình cảm gia đình giản dị, thân thương
mà sâu sắc Tình cảm ấy hiện hữu một cách thầm lặng và xuyên suốt gần hai trăm trang sách Hình ảnh của những người thân yêu trong gia đình Nguyễn Ngọc Ký không xuất hiện qua những nét vẽ chân dung ấn tượng mà biểu hiện qua hành động cụ thể với những cử chỉ săn sóc yêu thương, sự quan tâm và
Trang 33chia sẻ Đó là hình ảnh người mẹ dịu hiền và ân cần; luôn yêu thương chăm lo cho Ký từng miếng ăn, giấc ngủ Sau biến cố khiến cho Ký bị liệt đôi tay, lúc nào bà cũng sợ con đau buồn nên luôn yêu chiều, động viên con bằng những lời dịu ngọt Ký còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ ngồi quạt cho mình trong những
buổi tối mùa hè trong căn buồng vừa tối vừa nóng: “Những ngày này mẹ thường thu xếp công việc, ngồi quạt cho tôi học suốt cả buổi tối Nhiều lần thương mẹ quá, tìm cách ngăn mẹ, nhưng mẹ tôi vẫn một mực không chịu nghe” [16, tr 151] Tình thương của người mẹ dành cho đứa con vừa cụ thể,
giản dị lại vừa cao cả, thiêng liêng Bên cạnh người mẹ hiền là người cha tuy
nghiêm khắc nhưng cũng yêu thương con vô cùng sâu sắc: “bố thường ôm tôi vào ngực, vuốt nhẹ tóc tôi, nâng tay tôi lên hôn hít và nghẹn ngào nói ” [17, tr 15]
Truyện có những chi tiết vô cùng xúc động về giọt nước mắt của người cha khi nghĩ về đứa con không may bị tật nguyền Lần thứ nhất, ông rơi nước mắt vì
xót xa, lo cho tương lai của con: “Sau này bố mẹ chết đi, con biết làm gì để sống!”[16, tr 15] Lần thứ hai, người cha ấy rơi nước mắt vì mừng vui khi biết tin con được thưởng huy hiệu của Bác Hồ: “Bố mừng quá vào giường nằm và
ôm lấy tôi, Thế là những giọt nước mắt của bố trào ra” [16, tr 21] Những giọt
nước mắt rơi vì những lí do khác nhau nhưng đều xuất phát từ tấm lòng thương con của người cha một đời lam lũ Đó còn là hình ảnh ông ngoại hiền từ, tỉ mẩn dạy bảo Nguyễn Ngọc Ký tập đan những dụng cụ bằng nan tre Và thấp thoáng
là bóng dáng của những người chị gái, luôn yêu chiều, đỡ đần Ký trong những việc sinh hoạt hàng ngày Tái hiện hình ảnh các thành viên trong gia đình trong cuốn tự truyện là cách giúp tác giả bộc lộ nỗi niềm tri ân sâu sắc với cha mẹ và những người thân yêu
Tình nghĩa thầy trò cao quý là sức mạnh lớn lao nâng đỡ bước chân của Nguyễn Ngọc Ký trên hành trình chiến thắng số phận Cuốn tự truyện cũng là lới tri ân sâu sắc của tác giả đối với các thầy giáo, cô giáo đã tận tình dạy bảo
và động viên Ký trong những bước đi đầu đời Đó là cô Cương - cô giáo dạy
Trang 34lớp vỡ lòng được tác giả nhớ lại với bao tình cảm trìu mến: “Tôi làm sao quên được buổi học đầu tiên cô đến tận nhà dẫn tôi đến lớp, những cây bút chì xanh
đỏ cô đã cho, những lần cô tự tay tập cho chân tôi tôi viết…” [16, tr 32] Thầy
Châu dạy toán vừa nghiêm khắc vừa tâm lý đã giúp Ký trở thành học sinh giỏi môn toán Kỉ niệm về những ngày ôn tập để tham dự kì thi toàn quốc đối với tác giả là khoảng thời gian đầy ắp ân tình Ký được thầy đưa tới tận trường thi, chuẩn bị cho những dụng cụ học tập tốt nhất, được thầy căn dặn, động viên:
“Đây là đề thi quốc gia nên khó đấy Song em cứ bình tĩnh tự tin mà làm Em đừng lo lắng gì việc được giải hay không được giải Miễn sao em cứ cố gắng hết khả năng của mình” [16, tr 106] Sự quan tâm ân cần, chu đáo của thầy
Châu đã khiến Ký rơi nước mắt Đó còn là thầy Trần Hữu Độ - Hiệu trưởng trường cấp II Hải Hậu đã đặc biệt quan tâm khi biết được hoàn cảnh của Ký Thầy đã viết lại quãng thời gian vượt khó của Nguyễn Ngọc Ký rồi gửi tới đài phát thanh Việc làm ấy vừa nêu gương, giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký như một tấm gương giàu nghị lực; vừa động viên, khích lệ tinh thần vươn lên của cậu học trò khuyết tật Ngoài ra, tác giả còn ôn lại kỷ niệm về thầy Mộc, thầy Huyền, thầy Chử luôn quan tâm, yêu quý, động viên Ký bằng những tình cảm chân tình, ấm áp Cuốn tự truyện có nhiều trang văn kể về các thầy, cô giáo, kí thác tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc của tác giả đối với các thầy giáo, cô giáo thân yêu Nếu không có những “người đưa đò” thầm lặng ấy, hẳn tuổi thơ của một cậu bé tật nguyền ở miền quê đó không thể có được thành công như vậy Tấm gương sáng của các thầy, các cô đã trở thành động lực và chắp cánh cho mơ ước trở thành nhà giáo của Nguyễn Ngọc Ký để thắp lên ngọn lửa của
mơ ước khát vọng cho các thế hệ học trò
Tuổi học trò của Nguyễn Ngọc Ký luôn có những người bạn tốt Những người bạn cùng xóm, cùng trường lớp đã đi cùng tác giả suốt một hành trình tuổi thơ đáng ghi nhớ Bằng - cậu bạn hàng xóm cùng Ký bày bao trò chơi tinh nghịch Những buổi trời mưa tới trường, Bằng là chỗ dựa của Ký, cùng khoác
Trang 35chung tấm áo mưa và đỡ Ký trên những đoạn đường trơn Những người bạn Tam, Phụ, Liễu vừa cùng Ký học tập, vừa cùng vui chơi rèn luyện sức khỏe Nghiệp “đen” - người bạn mới cùng lớp luôn chăm lo cho Ký chu đáo, ân cần
như một người anh: “Trời nóng, thấy tôi có mồ hôi là Nghiệp rút mùi - soa ra lau luôn Chiếc dép của tôi bị đứt quai, lừa lúc tôi chăm chú ghi bài, Nghiệp rút ngay quai dép của mình thay vào Cả mấy quyển vở tôi viết, Nghiệp cũng đóng hộ” [16, tr 119] Và còn bao nhiêu người bạn khác, khi thì nhặt giúp chiếc
dép bị rơi, khi tặng chiếc com-pa, khi giúp chép bài khi Ký bị ngã gãy tay v.v Tất cả những người bạn ấy đều dành cho Ký tình cảm chân thành, trong sáng,
không có sự phân biệt đối xử hay kì thị Tác giả Tôi đi học luôn cảm thấy hạnh
phúc khi được sống trong vòng tay bạn bè Đó cũng là động lực để Ký nỗ lực học tập; chia sẻ những kiến thức, giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ trong học tập
Kể về những người bạn của tuổi ấu thơ; tác giả cảm thấy vô cùng hãnh diện và biết ơn Nếu không có họ thì con đường tới trường đi học của Nguyễn Ngọc Ký
vô cùng nhọc nhằn, vất vả và cô độc Những người bạn đã trở thành chỗ dựa vững chãi cho Ký, thay thế những người thân yêu trong gia đình lúc họ không thể ở bên Ký Ngoài ra, còn là tấm lòng từ bốn phương qua những cánh thư đã
được tác giả nhắc tới với sự trìu mến: “… tôi tới tấp nhận rất nhiều thư từ các nơi gửi đến Có lá từ Vĩnh Linh giới tuyến, có lá từ miền núi Tây Bắc trùng điệp, lại
có lá ở ngay trong huyện” [16, tr 130] Không chỉ có những lời thăm hỏi và khích
lệ, Ký còn nhận được món quà thiết thực khi là chiếc áo, khi là đôi ủng.v.v Biết bao tình cảm và ân tình sâu nặng đã khiến Kývô cùng xúc động
Ngoài ra, tự truyện Tôi đi học còn có những “nốt nhạc” tha thiết về tình
yêu quê hương đất nước Tình yêu ấy không diễn tả qua những câu văn trực tiếp bộc lộ cảm xúc mà qua những hình ảnh mộc mạc, bình dị về làng quê Đó
là hình ảnh cánh đồng lúa xanh mênh mông, con đường làng trơn trượt những ngày mưa gió, con sông trong mát nơi những đứa trẻ thỏa sức bơi lội vào mùa hạ… Những hình ảnh ấy, sau này trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết
Trang 36những bài thơ trữ tình ca ngợi quê hương, như: Con đường làng, Mưa rào, Bài
ca mùa hạ, Ao thu.v.v
Cuốn tự truyện Tôi đi học như một lời nhắc nhủ các bạn trẻ nói riêng và
mọi người nói chung: Có những lúc trong nhịp sống gấp gáp, ta chợt quên mất “những tâm hồn dấu yêu” của mình, có những khi còn làm tổn
thương những con người yêu dấu bên ta Vậy thì, hãy bước chậm lại để nghĩ
suy và cảm nhận những nồng ấm bao la mà gia đình, bạn bè, thầy cô và cuộc đời đã trao tặng Bởi vậy, cuốn sách có thể được xem như món quà của một tấm lòng trao tặng những tấm lòng
Những ai đi qua gian khó, khi ngoảnh lại thường trong lòng có nhiều
hoài niệm và sự tri ân Đó là lý do vì sao tự truyện Tôi đi học khép lại bằng lời
cảm tạ, tri ân gửi tới mọi người Khúc cuối của tác phẩm có tựa đề Sắp xa rồi
thể hiện tâm trạng lưu luyến của tác giả trước ngày rời xa quê hương, xa ngôi nhà thân thuộc để đến với giảng đường đại học Nỗi nhớ và tình yêu thương khi
phải chia xa với những người thân yêu nhất dâng lên da diết: “bố mẹ, ông ngoại tôi, các cậu dì, các anh chị, các cháu nhỏ của tôi đã bao lần vì tôi họ khóc Lại
đã bao lần vì tôi họ cười vui sung sướng Sắp xa rồi những người láng giềng chất phác mà ấm áp lòng nhân từ, vui tính Sắp xa rồi những người thầy người bạn thân thiết… và biết bao, biết bao những tấm lòng cao cả khác” [16, tr 171]
Trong giới hạn của một cuốn tự truyện, tác giả không thể kể hết tấm chân tình của từng người, đăng từng lá thư mà mình nhận được Vậy nên, lời kết truyện
đã kết đọng tiếng lòng sâu thẳm của người viết gửi tới những tấm lòng cao cả:
“Mỗi người một vẻ, mỗi người một kỉ niệm khác nhau nhưng tất cả đều đến với tôi, quan tâm chăm sóc tôi với lòng yêu thương vô hạn Nếu không có họ, không có độc lập tự do, thì làm sao một cậu bé tật nguyền như tôi lại có thể được đến trường, được lớn lên và sắp được ngồi học trong giảng đường đại học…” [16, tr 171] Trong lời cảm tạ ấy, nhà văn không đề cập tới ý chí, nghị
lực của bản thân mà chỉ nhắc đến công lao, ơn nghĩa của tất cả những người đã gắn bó và nâng đỡ cuộc đời ông Bởi vì sự nỗ lực của cá nhân không thể thành
Trang 37công nếu không được tiếp thêm sức mạnh từ những người thân và cả xã hội, cộng đồng
Cùng chung đề tài tự truyện về tuổi thơ nhưng Tôi đi học của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký có những điểm riêng so với Thời thơ ấu của nhà văn Nga M.Gorki và Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng Sự khác biệt ấy không chỉ
ở cảnh ngộ riêng của mỗi nhân vật “tôi” mà còn ở hành trình nỗ lực tự vượt lên
hoàn cảnh và số phận Nếu nguyên nhân bất hạnh của nhân vật Aliôsa (Thời
thơ ấu) và Hồng (Những ngày thơ ấu) là sự khiếm khuyết về mái ấm và tình
thân thì với Nguyễn Ngọc Ký (Tôi đi học) là sự tật nguyền, khuyết thiếu đôi
tay Từ trong bóng tối của bất hạnh, mỗi nhân vật đã tự nỗ lực vươn lên theo những cách khác nhau Con đường đi tới của họ trải qua không ít trắc trở, khó khăn Các nhân vật Aliôsa và cậu bé Hồng đơn độc và bơ vơ, phải tự kiếm sống
và học hỏi từ trường đời Trái lại, hành trình vượt khó của Nguyễn Ngọc Ký có
sự sát cánh, cùng đồng hành của gia đình, bạn bè, thầy cô Họ đã nâng đỡ, dìu dắt, tiếp thêm sức mạnh cho Nguyễn Ngọc Ký vượt qua mặc cảm tật nguyền và vươn tới ánh sáng tương lai Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Ký còn nhận được sự động viên từ những tấm lòng nhân ái từ mọi miền đất nước Điều này góp phần
lý giải vì sao cùng chung một thể loại, cùng là tự truyện về thời thơ ấu nhưng
mỗi tác phẩm lại truyền dẫn những cảm xúc khác nhau Thời thơ ấu (M.Gorki)
và Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) đem đến cho người đọc nỗi xót thương những tuổi thơ bất hạnh Còn Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký) mang đến cho
chúng ta niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc đời và ý chí, nghị lực của
con người Tự truyện Tôi đi học còn toát lên thông điệp lạc quan: mỗi số phận
bất hạnh có thể vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã nhờ nghị lực của chính mình và
sự giúp đỡ của những tấm lòng cao cả Thông điệp này rất có ý nghĩa đối với mỗi người, nhất là lứa tuổi thiếu nhi; đặc biệt là trẻ em khuyết tật hoặc những
em gặp phải nỗi bất hạnh khác trong cuộc đời
Trang 382.1.2 Cách trần thuật dung dị, tự nhiên, coi trọng chi tiết xác thực
Tự truyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký hấp dẫn độc giả bởi cách trần
thuật dụng dị, tự nhiên, giọng văn trong sáng Bằng lối tả thực, tác giả đã tái hiện cảm giác đau đớn mà bản thân phải chịu đựng Nhiều cảm xúc, suy nghĩ khác cũng được tác giả thể hiện một cách một cách chân thực Tự truyện gồm
39 mẩu chuyện được đặt tiêu đề theo những kỉ niệm trải dài suốt 14 năm đầu đời của tác giả Trong cuốn tự truyện này, Nguyễn Ngọc Ký lựa chọn cách trần
thuật theo trình tự thời gian Bắt đầu bằng biến cố: Sau cơn sốt bại liệt và kết thúc bằng Kỳ nghỉ hè khó quên với sự kiện Ký nhận được giấy báo vào trường
đại học Đây là cách trần thuật truyền thống, không đòi hỏi sự gia công phức tạp trong kết cấu, người đọc cũng dễ theo dõi mạch truyện Nhân vật chính cũng chính là tác giả tự xưng “tôi”, kể lại câu chuyện của mình một cách mạch lạc giản dị, tự nhiên Lợi thế của lối trần thuật này là người kể chuyện biết rõ, thấu hiểu mọi sự kiện, tình tiết liên quan đến cốt truyện, nhân vật có điều kiện tái hiện sự kiện, tình tiết một cách chủ động
Lựa chọn cách trần thuật truyền thống, chân thực, dung dị, tự nhiên, tác
giả của tự truyện Tôi đi học lại gặp phải khó khăn trong nghệ thuật trần thuật:
câu chuyện dễ bị đơn điệu Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua khó khăn
đó, tạo sự hấp dẫn của truyện bằng việc lựa chọn, sắp xếp các chi tiết của cốt truyện Hệ thống chi tiết của tác phẩm vừa bao quát cả hành trình vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò Nguyễn Ngọc Ký, vừa có tính thuyết phục bởi sự xác thực, vừa tạo được sự cuốn hút bởi sự tinh lọc Những tình tiết, sự kiện trong tự truyện đều chân thực, mang lại độ tin cậy cao Bên cạnh đó, sự lựa chọn và tập trung tái hiện những chi tiết có tính chất “bước ngoặt” mang lại
hiệu quả nghệ thuật, tạo sự cuốn hút cho tác phẩm (Những ngày tập viết Tôi đã học xong cấp I, Chuyện tập bơi, Tin vui bất ngờ, Làm cán sự toán,
Kỳ nghỉ hè khó quên.v.v…) Bên cạnh những chi tiết hoặc sự kiện, tác giả
thường bộc lộ hoặc chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình khiến từng
trang viết của tự truyện Tôi đi học vừa chân thực lại vừa đậm đà cảm xúc
Trang 39Như vậy, không chỉ truyền tải nội dung sâu sắc, tự truyện Tôi đi học còn
hấp dẫn người đọc bởi lời kể dung dị, tự nhiên với các chi tiết nghệ thuật vừa xác thực vừa giàu tính nghệ thuật
Khi viết lại một phần đời mình trong cuốn tự truyện đầu tay, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã chọn lựa và đưa vào những chi tiết nghệ thuật có giá trị
biểu đạt và biểu cảm cao Các chi tiết nghệ thuật trong Tôi đi học khá phong
phú, gồm cả chi tiết về sự vật và sự việc, góp phần khắc họa bức chân dung một Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, tâm hồn trong sáng, giàu yêu thương Khi
kể về quá trình tập luyện để biến đôi chân thành “đôi tay thứ hai”, tác giả lựa chọn một loạt chi tiết: tập viết, đan rổ, xây mô hình, tập cắt chữ, tự xâu kim và khâu vá v.v Trong đó, chi tiết tập viết trở đi trở lại nhiều lần để khắc sâu ấn tượng về khó khăn, gian khổ trên con đường học tập và nghị lực của nhân vật
Ban đầu, Ký “dùng gạch non tập viết xuống sân”, rồi sau tập viết bằng bút chì trên vở Từ những nét “dọc ngang rối bời chẳng khác gì vết chân gà bới” đến
bài tập viết đạt điểm cao dần là cuộc hành trình thấm bao mồ hôi và nước mắt
để tự vượt lên chính mình Các chi tiết tập viết đã thể hiện quyết tâm “vượt chướng ngại vật” của nhân vật, qua đó còn thể hiện các phẩm chất: thông minh (quan sát sự vật quanh mình để tìm ra cách thay thế đôi tay), kiên trì (quặp chặt bút, cố nắn nót từng nét một, chịu đựng những cơn chuột rút đau nhói), mang lại sự đồng cảm và xúc động đối với người đọc Mỗi chi tiết về các đồ vật: chiếc lồng chim vuông vắn tuyệt đẹp, chiếc áo được đơm lại nút
áo, bài tập cắt chữ được điểm 10, chiếc phao bơi bằng bè chuối (Chuyện tập bơi), học toán qua trò chơi tú lơ khơ (Làm cán sự toán)…cũng là các
chi tiết chọn lọc, xác thực góp phần thể hiện tính hồn nhiên và sự sáng tạo của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi phải chiến thắng sự tàn tật của bản thân để vui chơi, học tập như các bạn
Có những chi tiết xuất hiện nhiều lần nhưng ý nghĩa của nó không trùng lặp Ví dụ: chi tiết cánh tay hai lần bị gãy Lần thứ nhất, Ký bị gãy tay do mải
Trang 40mê chơi bóng đá: “Đau lắm nhưng tôi vẫn cắn răng chịu đựng không khóc, vì tôi hiểu việc này chính do mình gây nên chứ không phải ai” [16, tr74] Lần thứ hai, Ký bị gãy tay khi đang trên đường trở về nhà trong buổi tối trời mưa: “Tôi suy nghĩ và thầm trách mình ương ngạnh quá!” [16, tr 41] Mỗi lần cánh tay bị
gãy là một lần Ký tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình Lần đầu là bài học
về tính cẩn thận Lần thứ hai là bài học về hậu quả của tính ương ngạnh Để rồi, qua hai lần trải nghiệm cùng một tai nạn ấy, Ký đã dần trưởng thành, chín chắn hơn trong suy nghĩ và việc làm
Tự truyện có những chi tiết giản dị nhưng giàu tính biểu cảm, nói lên được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người đối với Nguyễn Ngọc Ký Chi tiết về cử chỉ âu yếm cùng giọt nước mắt của người cha kính yêu
qua cảm nhận của Ký: “Nói đến đây tiếng bố nhỏ dần và ngừng hẳn Chắc bố tôi khóc Rồi bố tôi ôm chặt tôi hơn, nói tiếp, giọng nghẹn lại” [17, tr 15]; và
“Mẹ tôi đã nói cái tin tôi được thưởng huy hiệu Bố mừng quá (…) ôm lấy tôi Thế là những giọt nước mắt của bố trào ra” [16, tr 86] Những giọt nước mắt
của người cha lúc thì nén lại, cố giấu, lúc lại trào ra, tuôn rơi cho thấy ẩn chứa sau sự nghiêm khắc, cứng rắn là tình yêu thương con vô bờ Sự quan tâm ân cần của thầy Châu dạy toán trong những ngày ôn thi được kể bằng những chi
tiết nhỏ mà đọng lại dư vị ấm áp: “Thời điểm ấy đang là đầu mùa xuân Trời vẫn còn lạnh lắm, nhất là về đêm Bao giờ thầy cũng để tôi nằm phía trong nơi chiếc giường kê sát tường nhà Mỗi lần tôi trở mình, sợ tấm chăn bị trật, thầy lại khẽ khàng quàng tay kéo đắp lại cho tôi” [16, tr104] Cử chỉ ấy chỉ có thể có
được từ một người thầy có tình cảm của người cha chăm lo cho học trò như con ruột của mình Những chi tiết về sự săn sóc, quan tâm của người bạn mới:
Nghiệp “đen” đối với Ký: “Trời nóng, thấy tôi có mồ hôi là Nghiệp rút mùi- soa ra lau luôn.” [16, tr 119]… đã cho thấy tình bạn hồn nhiên và lòng tốt
vẫn hiện hữu trong đời sống Tất cả đều là quà tặng vô giá của cuộc sống dành cho Ký