Xử trí bệnh nấm da thường gặ p 12/5/2006 8h:

Một phần của tài liệu Sổ tay nghiệp vụ 8 (Trang 32 - 34)

Nấm da là bệnh thường gặp trong các bệnh ngoài da, bệnh không gây chết người nhưng rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và năng suất lao động. Điều trị bệnh dai dẳng và hay tái phát, thậm chí gây lo lắng cho người bệnh.

Một số thể nấm hay gặp

Nấm ở thân, thương tổn khu trú ở vùng da nhẵn (không có lông dài và tóc). Có những mảng da đỏ, giới hạn rõ, có mụn nước và vảy da, có xu hướng ở giữa lan ra ngoại vi. Nền vùng trung tâm sẫm màu, bong vảy nhẹ, mụn nước sắp xếp ở bờ thương tổn.

Nấm bẹn: Thương tổn là những mảng hình tròn hoặc nhiều vòng cung có giới hạn rất rõ. Trung tâm màu nâu có vảy nhẹ ngoài bờ thương tổn. Từ một bên bẹn, có thể phát triển cả ở bên đối xứng, lan đến xương mu, hai bên đùi, kẽ mông, quanh thắt lưng và dưới vú.

Nấm ở chân: Rất phổ biến ở vận động viên bơi lội, người làm việc ở hầm mỏ, người thường xuyên đi giày kín. Bệnh lây ở các nhà tắm công cộng, các bể bơi hoặc lây do dùng chung giày, tất, ủng. Bệnh thường gặp ở người ra mồ hôi chân và các ngón chân khép kín. Có thể biểu hiện bằng bong vảy lòng bàn chân thành những đám nhỏ hoặc thành mảng lớn. Có khi bệnh xuất hiện kẽ thứ ba của các ngón chân. Da kẽ chân mủn trắng. Dưới lớp da mủn là nền da đỏ ướt. Hoặc có khi ở rìa bàn chân, lòng bàn chân có những mụn nước sâu, tập trung thành đám thường gọi là tổ đỉa.

Nấm móng: Khởi đầu thương tổn ở bờ tự do hoặc hai bên của móng, sau lan vào trong móng. Trên bề mặt của móng, chấm trắng rỗ hoặc có những đường rãnh lớn. Móng dần dần trở nên dày, dễ mủn, màu nâu bẩn.

Lang ben: Tổn thương thường ở lớp sừng của thượng bì. Có những dát màu cà phê sữa, màu vàng nhạt hoặc màu đỏ. Trên bề mặt thương tổn, có những vảy nhỏ, cạo bong ra dễ dàng. Kích thước của các dát thay đổi từ đốm nhỏ đến những mảng lớn có bờ nham nhở như bản đồ, thường khu trú ở cổ, ngực, lưng, phía trong cánh tay, có thể lan ra bụng và mặt trong đùi.

Cách xử trí bệnh nấm da như thế nào?

Tại chỗ: Trước đây hay bôi dung dịch ASA, nhược điểm thường gây xót và rát khi bôi. Hiện nay có nhiều thuốc bôi chống nấm mới như kem fazol, clotrimazol, ketoconazol, tiôcnazol (trosyd), tiện lợi và không gây xót, rát. Nếu thương tổn ở giai đoạn cấp hoặc bị chàm hóa, thì làm dịu da bằng dung dịch jarish hoặc nitrat bạc 0,25%, sau đó mới bôi thuốc chống nấm. Tuyệt đối không dùng vật cứng cạo thương tổn. Không tắm, rửa tổn thương bằng xà phòng. Quần áo, nhất là quần áo lót, phải đun sôi. Để đề phòng tái phát, cần tiếp tục bôi thuốc chống nấm trong vòng 1-2 tuần sau khi bề mặt tổn thương đã khỏi. Xoa bột chống nấm vào các kẽ da, rắc vào giày, tất.

Đối với nấm móng, nếu chỉ một phần móng bị thương tổn, có thể dùng giũa làm mất phần móng bị bệnh và một phần móng lành. Nếu toàn bộ móng bị bệnh, nên bóc móng bằng đắp thuốc làm mềm móng và rút móng nhẹ nhàng không làm thương tổn nền móng. Bôi thuốc chống nấm sau khi giũa hoặc bóc móng.

Toàn thân: Dùng kháng sinh uống chống nấm (bếu bệnh lan rộng hoặc nhiều móng bị thương tổn).

Đối với nấm móng, dùng griseofulvin 125mg x 4 viên/ngày, dùng trong tháng đầu; cách ngày trong tháng thứ 2 và mỗi tuần hai lần trong tháng thứ 3.

Hoặc ketoconazol 200mg/ngày, dùng trong 3-4 tuần. Đối với các loại nấm da khác, tùy theo trường hợp, uống griseofulvin liều 10mg/kg thể trọng/ngày, trong 4-6 tuần; hoặc uống ketoconazol 200mg/ngày, dùng trong 2-3 tuần.

http://www.khoahoc\y hoc-cuoc song

"Da người nhân tạo" từ sợi tơ tằm

21:15' 03/03/2006 (GMT+7)

Trung Quốc, nước có lịch sử lâu đời về sử dụng tơ tằm, mới đây đã phát triển một ứng dụng mới cho chất liệu này. Các nhà khoa học tỉnh Triết Giang đã dùng tơ tằm để chế tạo một loại "da nhân tạo" có khả năng chữa những thương tổn về da và giảm sẹo.

Nhà nghiên cứu chính về chất liệu mới, bà Min Sijia - là giáo sư cộng tác với Viện nghiên cứu động vật Trường đại

học Triết Giang - đặt tên cho công nghệ mới là "áo sinh học hoàn toàn từ sợi tơ". Bà Min cho biết, vì là một sản phẩm sinh học thuần túy, tơ tằm mềm mại, có độ thấm tốt và cấu trúc tự nhiên giống với da người. Một số chuyên gia da liễu thậm chí còn khuyên các bệnh nhân nên mặc đồ lót bằng tơ tằm để có lợi cho da.

Ham mê chất lượng và đặc tính của tơ tằm, bà bắt đầu nghiên cứu về khả năng sử dụng trong y học của chất liệu này từ năm 1996 khi bà làm tiến sĩ tại Nhật Bản. Sau 10 năm, bà đã thành công trong việc tạo chất liệu sợi tơ tằm nguyên chất mà không tồn dư hóa chất.

Tại phòng thí nghiệm, bà Min trình bày chất liệu mới cho các nhà báo. Bà đặt một tấm da nhân tạo hình tròn màu trắng lên mu bàn tay và nó nhanh chóng liên kết với da tay mà không thấy vết nối. "Nó có thể được chế tạo dưới mọi hình dạng với độ dày chỉ nửa milimét. Độ mềm của nó tương đương với da người, có độ dai và khả năng hấp thụ tốt", bà nói. Lớp áo sinh học này cũng dễ bảo quản. Nó có thể được giữ trong tủ lạnh thông thường và đưa ra sử dụng được sau khi rã đông.

Thí nghiệm trên động vật, da nhân tạo có thể làm lành miệng một vết thương đường kính 3cm sau chưa tới 20 ngày. Ngoài ra, lớp áo sinh học này cũng không dính chặt vào các lớp da non dang lên dưới môi trường ẩm, và không gây tổn thương cho da.

Hiện tại, người ta thường dùng da lợn và da người để chữa trị khuyết tật về da, tuy nhiên hai chất liệu này dễ gây nhiễm khuẩn và thường có phản ứng đào thải. Mặc dù Mỹ và Nhật Bản cũng đã bắt đầu sản xuất da y học từ collagen và chitose, song các chất liệu này quá đắt tiền nên không được ứng dụng rộng rãi.

Công nghệ mới đã được các chuyên gia ủng hộ và được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, theo bà Min, "công nghệ này cần có thêm những thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa vào sản xuất". Ước tính, Trung Quốc có khoảng 3,2 triệu bệnh nhân có khuyết tật về da.

http://www.vietnamnet\khoa hoc Ảnh từ aurorasilk.

Một phần của tài liệu Sổ tay nghiệp vụ 8 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w