Đau nửa đầu chủ yếu là cơn đau Migraine, do các mạch máu bị co thắt hoặc giãn bất thường nhưng chưa rõ nguyên nhân. Số ít trường hợp đau nửa đầu do bệnh lý về xoang, bệnh lý tai - mũi - họng, hay u não...
Chẩn đoán cơn đau Migraine không khó, chủ yếu dựa vào những lời kể của bệnh nhân là chính, ít khi phải làm thêm các xét nghiệm. Nhưng việc điều trị và dự phòng cơn đau Migraine lại không hề đơn giản, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm và những hiểu biết của người bệnh về cơn đau.
Theo thống kê ở Mỹ, khoảng 20% nữ giới và 6% nam giới bị cơn đau đầu Migraine hành hạ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến các cụ già nhưng hay gặp nhất trong khoảng 35 đến 45 tuổi. Người bị đau đầu Miglaine, từ 50 tuổi trở đi, các cơn đau sẽ giảm dần, thậm chí khỏi hẳn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, khoảng 75% trường hợp đau đầu Migraine có liên quan tới yếu tố gia đình.
Đau đầu Migraine bao giờ cũng xuất hiện thành từng cơn rõ rệt, kéo dài vài tiếng đồng hồ, thậm chí có thể đến ba ngày mới hết.
Cơn đau điển hình khởi điểm ở một bên thái dương, hoặc một bên mắt, hoặc một bên tai, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ nửa đầu cùng bên, rất hiếm khi thấy đau lan sang nửa đầu bên kia. Đau rất dữ dội, đau đến toát mồ hôi, người bệnh cảm thấy như có tiếng trống gõ trong đầu đau như theo nhịp đập của tim. Có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn và nôn. Trường hợp nặng, biểu hiện thiếu máu não một bên bán cầu gồm các dấu hiệu như, rối loạn cảm giác và yếu một nửa người, nhìn một thành hai, suy nghĩ chậm chạp, nói năng khó khăn. Thay đổi tư thế, nghe thấy âm thanh, nhìn thấy ánh sáng là cơn đau có thể tăng lên, người bệnh chỉ muốn nằm im trong bóng tối yên lặng, ngại tiếp xúc với mọi người và môi trường xung quanh. Khoảng 30% người bệnh trước khi xuất hiện cơn đau khoảng từ 10 đến 30 phút, có dấu hiệu báo trước
như, nhìn thấy những tia sáng bất thường với nhiều hình thù và mầu sắc khác nhau, đồ vật chung quanh chỉ thấy một nửa hoặc nhìn một thành hai, suy nghĩ chậm chạp, nói năng khó khăn, yếu thậm chí liệt nửa
người.
http://www.khoahoc\y hoc-cuoc song
Khoảng 70% còn lại không có dấu hiệu, và khó phân biệt với đau đầu do nguyên nhân căng thẳng. Nếu đau biểu hiện thành cơn rõ ràng, trước đó có hơn năm cơn tương tự, thì phải nghĩ tới cơn đau Migraine.
Khi thời tiết thay đổi, môi trường sống và làm việc quá ồn, những căng thẳng trong cuộc sống, ngủ không đảm bảo giờ giấc, chế độ ăn uống, rượu, thuốc lá, các chất kích thích... có thể là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện cơn đau Migraine.
Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, có thai, sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng hormon thay thế... sẽ làm thay đổi nồng độ hormon giới tính Estrogen và Progesterone, cũng có thể gây xuất hiện cơn đau Migraine. Sau nhiều cơn đau, người bệnh cần phải chú ý phát hiện ra yếu tố nguy cơ, để có biện pháp phòng tránh, hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau. Hiệp hội đau đầu Migraine quốc tế khuyên người bệnh nên có một cuốn sổ nhật ký ghi chép lại tất cả những thông tin liên quan với cơn đau để bác sĩ có thể đưa ra những biện pháp phòng và điều trị hữu hiệu.
Sử dụng thuốc điều trị và dự phòng cơn đau đầu Migraine cần phải có chỉ định và hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ. Điều trị cơn đau nên uống thuốc sớm, ngay khi mới xuất hiện cơn đau để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Ban đầu nên sử dụng các loại thuốc giảm đau không có steroid để điều trị cắt cơn. Nếu người bệnh không đáp ứng với nhóm thuốc không có steroid, có thể sử dụng nhóm Triptans, là loại thuốc cắt cơn đau khá hữu hiệu. Nếu mỗi tháng xuất hiện hơn ba cơn đau Migraine, có thể dùng thuốc dự phòng như: Amitriptyline, propranolol, timolol, divalproex sodium, và methysergide.
http://www.khoahoc\y hoc-cuoc song
Thuốc Amitriptyline