Bệnh viêm màng não mủ và biện pháp phòng tránh 8/6/2006 8h:

Một phần của tài liệu Sổ tay nghiệp vụ 8 (Trang 34 - 36)

Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra, gặp chủ yếu ở trẻ em. Đây là một bệnh phát triển do quá trình viêm mủ ở màng não mà vi trùng có thể xâm nhập qua đường máu, bạch huyết (vãng trùng huyết hoặc nhiễm trùng huyết thực sự) từ một ổ nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể. Bệnh thường khu trú tại màng não vùng vòm sọ.

Nhiễm não mô cầu có thể biểu hiện từ viêm mũi, họng, nhiễm trùng huyết đến viêm màng não. Bệnh hay gặp ở nước ta và có khả năng lây thành dịch.

Triệu chứng và biểu hiện

Tùy theo từng thể bệnh mà có những triệu chứng khác nhau.

Thể viêm đường hô hấp trên (mũi, họng): Sốt cao đột ngột 38-39oC, đau đầu, rát họng, sổ mũi nước trong hoặc mủ. Sốt kéo dài từ 5-7 ngày. Khám thấy amidal, vòm hầu, niêm mạc mũi xung huyết, phù nề mạnh. Bệnh lành tính chỉ kéo dài 5-7 ngày, thể này hay nhầm lẫn với một số bệnh viêm mũi, họng do vi khuẩn phế cầu, haemophilus influenzae hoặc M. catarrhalis gây ra. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi.

Thể nhiễm khuẩn huyết: Có thể là nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc có thể là kịch phát.

Thể nhiễm khuẩn huyết đơn thuần do vi khuẩn não mô cầu, sốt cao 40-41oC, liên tục hoặc dao động, kèm theo có rét run, đau đầu, mỏi các cơ, khớp không khu trú một nơi nhất định, sau sốt là xuất hiện ngoại ban. Triệu chứng ngoại ban là dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán. Có thể là ban xuất huyết đơn thuần hay ban xuất huyết kèm theo có hoại tử. Sau khi có sốt từ 5 đến 15 giờ thì ban xuất hiện. Ban có thể nổi toàn thân nhưng hay gặp là nơi tận cùng của các đầu ngón tay, chân. Ban kích thước to, nhỏ không đồng đều, ban mọc không cùng một đợt (không cùng lứa tuổi) trong cùng một diện tích da. Bệnh càng nặng thì các ban trở thành hoại tử còn có thể thấy gan, lách to ra. Huyết áp tụt trong các trường hợp bị sốc.

Thể nhiễm khuẩn huyết kịch phát do não mô cầu, vừa biểu hiện nhiễm khuẩn huyết vừa bị sốc do nhiễm độc tố của vi khuẩn não mô cầu: huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, nhiệt độ thấp (dưới 36oC), thiểu niệu hoặc vô niệu. Ban xuất hiện sớm kèm theo hoại tử nặng, đôi khi có xuất huyết nội tạng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh trở nên trầm trọng và tiên lượng rất xấu.

Thể viêm màng não đơn thuần, điển hình: Bệnh xuất hiện sau các thể viêm mũi, họng hoặc thể nhiễm khuẩn huyết hoặc xảy ra ngay từ đầu gồm có 2 hội chứng điển hình sau đây:

- Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Sốt cao đột ngột 39-40oC, sốt liên tục hoặc sốt theo kiểu 2 pha. Mệt mỏi, đau đầu nhiều.

- Hội chứng màng não: Thường xuất hiện sớm và khá đầy đủ các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, rối loạn tiêu hóa (nôn vọt, táo bón). Bệnh nhân nằm tư thế cò súng, có các dấu hiệu cứng gáy, Kernig, vạch màng não, sợ ánh sáng nên hay nằm quay mặt vào tường.

Ngoài thể viêm màng não đơn thuần, điển hình còn gặp thể viêm màng não - não phù nề kịch phát. Biểu Vi khuẩn não mô cầu - Neisseria meningitidis

hiện là sốt cao, kích thích, vật vã, co giật và hôn mê. Mạch chậm, huyết áp dao động, rối loạn hô hấp nặng. Trong trường hợp này nếu không xử trí kịp thời thì tiên lượng rất xấu.

http://www.khoahoc\y hoc-cuoc song

Cần chọc dịch não tủy: áp lực tăng cao trong thể viêm màng não điển hình, dịch não tuỷ đục (trường hợp nhẹ thì não tủy trong), protein tăng nhưng đường glucose và muối NaCl giảm. Bằng phương pháp nhuộm đơn thấy có trên 3 tế bào bạch cầu trong một vi trường (thường tế bào bạch cầu tăng rất cao). nhuộm Gram thấy có song cầu khuẩn hình hạt cà phê (Gram âm), có cả trong và ngoài tế bào bạch cầu. Nếu có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn, xác định vi khuẩn não mô cầu bằng tính chất sinh học và ngưng kết kháng huyết thanh đặc hiệu của não mô cầu.

Phòng và điều trị

Để tránh mắc bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu, cần vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh họng, miệng hàng ngày. Cần cách ly bệnh nhân và tránh tiếp xúc với người bị bệnh vì vi khuẩn có thể lây qua các giọt nước bọt, chất nhầy họng do bệnh nhân ho, nói bắn ra không khí xung quanh người lành trực tiếp hít phải. Hiện nay đã có vắcxin đặc hiệu, trẻ em dưới 36 tháng cần được tiêm loại vắcxin này để gây miễn dịch chủ động.

Khi nhiễm não mô cầu cần phân lập vi khuẩn và tiến hành thử test nhạy cảm với kháng sinh, dựa vào kết quả kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp điều trị là tốt nhất. Ở cơ sở nào chưa có điều kiện phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ thì dựa vào phác đồ để điều trị.

Hiện nay đang trong thời gian nắng nóng bệnh rất dễ lây lan vì vậy các bà mẹ nên tìm hiểu về bệnh để phóng tránh cho con mình

Một phần của tài liệu Sổ tay nghiệp vụ 8 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w