1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN đề tài một số BIỆN PHÁP GIÁO dục bảo vệ môi trường đối với môn khoa học lớp 5

34 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 308 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục môi trường và bảo vệ môi trườngthông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp... Giáo dục bảo vệ môi trường trong trườn

Trang 1

UBND HUYỆN PHÙ YÊN TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI

MƯỜNG THẢI, THÁNG 11 NĂM 2016

Trang 2

UBND HUYỆN PHÙ YÊN TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI

MƯỜNG THẢI, THÁNG 11 NĂM 2016

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Năm học 2016 - 2017 là năm học thứ mười ngành giáo dục thực hiện cuộc

vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó có nội

dung xây dựng cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp đó được đông đảo cán bộ giáoviên và học sinh hưởng ứng Muốn thực hiện tốt công tác này trước hết phải giáodục cho học sinh cá ý thức bảo vệ môi trường Việc giáo dục ý thức bảo vệ môitrường trong giai đoạn hiện nay là một việc làm bức thiết Trong những năm gầnđây, càng ngày mỗi người chúng ta càng cảm thấy áp lực của sự ô nhiễm môitrường đang đè nặng lên chính mình Đó là hậu quả của những hành động thiếuhiểu biết của mỗi người nói riêng và của từng bộ phận trong cộng đồng núi chung.Hơn lúc nào hết, mỗi người đều nhận thấy cần phải chấn chỉnh lại những hànhđộng của chính mình, cần phải quan tâm chăm sóc cho môi trường xung quanh ta

- “Ngôi nhà” điều kiện cho sự tồn tại, phát triển cho chính chúng ta và các thế hệ

con cháu mai sau

Hãy cứu lấy “Ngôi nhà của chúng ta” Tiếng chuông cảnh tỉnh ấy đã và đang

vang lên hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, ti vi, mạng

xã hội,…) Nếu như trước đây bộ môn giáo dục môi trường chỉ được giảng dạy ởkhoa Sinh của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm thì nay đó có mặt ởnhiều trường đào tạo khác nhau và bắt buộc đưa vào trường Tiểu học từ năm học

2007 – 2008 Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường đó trở thành nhiệm vụ quan trọngtrong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học nhất là các trường phổ thông Do đó, tôi

quyết định nghiên cứu đề tài “Áp dụng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp Tiểu học”.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Làm cho học sinh Tiểu học có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi, đốivới môi trường và việc bảo vệ môi trường Trong quá trình đó, thông qua hệ thốngchương trình, nội dung giảng dạy, từng bước trang bị cho các em học sinh nhữnghiểu biết về môi trường, để từ đú giúp các em dần dần có ý thức, từ ý thức sẽ bộc

lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống Khi con người có ý thức cao, những thái

độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày

- Xây dựng một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở điều trathực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trường PTDTBTTiểu học Mường Thải Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáodục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PTDTBT Tiểu học Mường Thải

3 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục môi trường và bảo vệ môi trườngthông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang 4

- Phạm vi về không gian: Tại trường PTDTBT Tiểu học Mường Thải.

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểuhọc

- Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục bảo vệ môi trường của học sinhtrường PTDTBT Tiểu học Mường Thải

- Đề xuất mới: Trang bị cho học sinh Tiểu học những hiểu biết nhất định vềmôi trường, một số kĩ năng, biện pháp bảo vệ môi trường thông thường để các emvận dụng vào cuộc sống hàng ngày

- Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học

ý thức, thái độ, hành vi, đối với môi trường và bảo vệ môi trường

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề môi trường, bảo vệ môitrường

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp quan sát: + Quan sát cảnh quan môi trường

+ Quan sát hành vi của học sinh

- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

6 Đóng góp mới của đề tài:

- Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về môi trường:

+ Những nhận thức cơ bản về môi trường (đặc điểm môi trường, vai trò củamôi trường, tài nguyên đối với con người, mối quan hệ giữa con người với môi trường,

…)

Trang 5

+ Tình trạng môi trường hiện nay là những hậu quả do môi trường bị biếnđổi xấu đi gây ra.

+ Nội dung và các biện pháp bảo vệ môi trường

+ Các chủ trương chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta vàtrách nhiệm của người công dân trong việc bảo vệ môi trường

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với môi trường và bảo

vệ môi trường

7 Kế hoạch nghiên cứu:

- Từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài

- Từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2010: Giai đoạn nghiên cứu đề tài

- Từ tháng 2/2010 đến tháng 4/2010: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài

PHẦN II: NỘI DUNG

I CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

1 Một số vấn đề về môi trường:

* Khái niệm về môi trường:

Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giớinói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm Chất lượng môi trường có ýnghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người Môi trường

là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta đó là:

- Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật,

có tác dụng trực tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh conngười, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinhvật

- Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội.Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyênthiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng; công nghệ, kinh tế, chính trị, đạođức, văn hoá, lịch sử

Trang 6

- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.

- Môi trường xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa con người với conngười Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của conngười theo một khuân khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộcsống của con người

* Ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu Ô nhiễm môi trường có

ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môitrường làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theohướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ônhiễm) Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tớiđời sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làmgiảm chất lượng cuộc sống của con người

Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày vàhoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động côngnghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng

* Suy thoái môi trờng:

- Suy thoái môi trường đất: Trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hoá.

Diện tích không gian sống bình quân của con ngời Việt Nam đang ngày càng bịthu hẹp

- Suy thoái rừng: Suy thoái rừng diễn ra ở cả hai khía cạnh: Chất lượng rừng

bị giảm, diện tích rừng bị thu hẹp

Năm 1945, diện tích rừng là 14,3 ha; tỷ lệ che phủ là 43% tổng diện tích tựnhiên

Năm 1990, diện tích rừng là 9,1 ha; tỷ lệ che phủ là 27,7% tổng diện tích tự nhiên

Năm 1999, diện tích rừng là 9,6 ha; tỷ lệ che phủ là 28,8% tổng diện tích tự nhiên

- Suy giảm đa dạng sinh học: Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đadạng sinh học cao nhất thế giới Việt Năm có 13.766 loài thực vật Khu hệ động vật có51.555 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loại thú,khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống, 54 loài cá nướcngọt,…

Trang 7

- Trong những năm gần đây đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng Số lượng các cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt + Voi: Trước thập kỷ 70 nước ta có 1500 - 2000 con, nay còn 100 - 150 con + Hổ: Trước thập kỷ 70 nước ta có khoảng 1000 con nay chỉ còn 80 - 100 con.

- Ô nhiễm môi trường nuớc:

Môi trường nước vừa bị ô nhiễm nặng, vừa có nguy cơ thiếu nước toàn cầu

Ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp,nông nghiệp và sinh hoạt tăng nhanh; Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; Nạnchặt, phá rừng không kiểm soát được

Ở nước ta, cả ba nguyên nhân kể trên đã và đang tồn tại đồng thời có chiềuhướng phát triển, trong đó ô nhiễm nước là một hiện tượng đáng lưu ý Nguyênnhân của tình trạng này là:

+ Sử dụng nước quá tải, cùng với thói quen sinh hoạt mất vệ sinh làm ônhiễm nguồn nước

+ Sử dụng hoá chất nông nghiệp và các chất tẩy rửa

+ Các chất thải của công nghiệp, của bệnh viện, của khu chăn nuôi, khu dân

cư không được xử lý chặt chẽ trước khi đổ ra sông hồ

- Ô nhiễm không khí: Các nguồn ô nhiễm không khí bao gồm:

+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí

+ Khói, chất độc,… của các hiện tợng tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa, sựphân huỷ các chất hữu cơ

+ Các chất thải của giao thông, sản xuất công nghiệp, sản xuất nôngnghiệp, các hoạt động dịch vụ, hoạt động của con người

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay là: Nhậnthức về môi trường và bảo vệ môi trường của đại bộ phân nhân dân còn thấp;Thiếu công nghệ để có thể khai thác tài nguyên phù hợp; Sử dụng không đúng kỹthuật canh tác đất Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và lạm dụng các loạithuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; Khai thác cây rừng, săn bắn thú rừng bừa bãidẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng; Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và huỷhoại nhiều loài hải sản biển; Hoạt động công nghiệp, nộng nghiệp, dịch vụ tạo rachất gây ô nhiễm nước và không khí; Sự ra tăng dân số và việc sử dụng nước quátải

Trang 8

+ Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến

cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế

Theo kết quả điều tra của Chính phủ, những vi phạm và sự cố trong quá trình thì công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty là nguyên nhân gây ra tìnhtrạng này Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường thiệt hại 500 triệu USD

+ Sau hơn 1 năm bị phát hiện xả trực tiếp nước thải chưa qua sử lí ra sôngThị Vải (tháng 9/2008), tháng 12/2009, Viện Tài nguyên và Môi trường Thành phố

Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật cho thấy công ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80% - 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Trước đó, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường từng thanh tra đột xuất và phát hiện công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải Kết quả xử lý sai phạm tại Vedan đã tính đến các tình tiết tăng nặng Tổng mức phạt hành chính với Vedan là 267,5 triệu đồng cho 12 lỗi vi phạm Ngoài ra, Vedan phải nộp 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi trường

+ Tháng 5/2016, cá chết hàng loạt trên sông Bưởi, tỉnh Hòa Bình gây ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân hai huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc và vùng hạ lưu Nguyên nhân được xác định là công ty mía đường Hòa Bình, đơn vị xả thẳng nước thải chưa qua xử lý của nhà máy ra sông Bưởi, với lưu lượng 250 – 300m3/ngày đêm

Sông Bưởi là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước Kim Tân, phục vụ nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành Công ty mía đường Hòa Bình sau đó bị tạm đình chỉ hoạt động 6 tháng, phạt 480 triệu đồng về hành vi

xả thải gây ô nhiễm môi trường đồng thời bị buộc phải bồi thường cho các hộ nuôi

cá lồng ven sông

2 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:

Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình hình thành và phát triển ởngười học sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề môi trường,tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái Giáodục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và

sự nhạy cảm về môi trờng cùng các vấn đề của nó (nhận thức); Những tình cảm,mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những

kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹnăng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hànhđộng thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực)

Trang 9

Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là làm cho các cá nhân và cáccộng đồng hiểu đợc bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhânđạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế vănhoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành

để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giảiquyết các vấn đề môi trường, đề ra các giải pháp quản lý chất lượng môi trường

Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của conngười là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường, suy thoáimôi trường Bởi vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết, hiểu về môi trờng, tầmquan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để bảo vệmôi trường Do đó, giáo dục bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo dục quantrọng nhằm đào tạo con ngời có kiến thức về môi trờng, có đạo đức về môi trường,

có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn

3 Vai trò của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:

Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo

các em trở thành các công dân tốt cho đất nớc “Cái gì không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở cấp học sau” Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường

Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền vềbảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả mộtthế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môitrường

Thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinhTiểu học có cơ hội mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệgiữa con người và môi trường; hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môitrường và các biện pháp bảo vệ môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường góp phầnhình thành ở học sinh tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, góp phần hình thành

và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quensống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây xanh, làmcho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản và thiết thực

để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng Ngoài ra, các em học sinh còn

có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng Từ

đó các em không nghịch phá các công trình công cộng

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo

vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh,lịch sự, thân thiện với môi trường Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm,xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho cácem

II Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học:

Trang 10

1 Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học.

Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học nhằm:

- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: Các thành phần môi trường gồmđất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng; mối quan

hệ giữa con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện phápbảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phốphường, …)

- Học sinh bước đầu có khả năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môitrường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh - sạch

- đẹp Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệsinh, chia sẻ, hợp tác Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, đất nước Thânthiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh

2 Nội dung chương trình giáo dục môi trường:

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học được lồng ghép, tíchhợp trong các môn học và đi vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vớilượng kiến thức phù hợp Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực cảithiện môi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thiên nhiên với môitrường

* Tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường qua các môn học có 3 mức độ:

Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ Giáo dục bảo vệ môitrường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ởcấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này Để chuyển tải được nội dunggiáo dục bảo vệ môi trường tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn cácphương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệmôi trường Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục

vì môi trường

- Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của bộmôn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tác động của con người tới môitrường, những phương pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và xử lý

sự cố môi trường

- Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạonhư một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập Nói cách khác làcần phải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng

- Giáo dục vì môi trường: Nhằm giáo dục được ý thức, thái độ, các chuẩn mực,hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường Hình thành và phát triển, rèn luyện các kỹ

Trang 11

năng cơ bản, cần thiết cho những quyết định đúng đắn trong hành động bảo vệ môitrường.

*Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Trong chương trình Tiểu học hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định mỗituần ít nhất 1 tiết Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được lồng ghép vàonhững buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội Căn cứ vào những chủ đề chung cho toàn

bộ bậc học, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường được quy định cho các khốilớp theo hai mức độ: Các lớp 1, 2, 3 và các lớp 4, 5 Đối với học sinh Tiểu học nóichung, yêu cầu cơ bản cần đạt ở độ tuổi này là:

- Nhận biết, biết một số đặc điểm cơ bản về vai trò cúa cây cối, con vật, cáchiện tượng thiên nhiên, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

- Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng quan sát, nhận xét, nêuthắc mắc, đặt câu hỏi

- Biết cách biểu đạt hiểu biết của mình về những sự vật, hiện tượng đơn giảntrong tự nhiên

- Biết làm những việc đơn giản thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường,lớp, gia đình, cộng đồng

- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi như ý thức bảo vệ câycối, con vật có ích, yêu thiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng Có ý thức thựchiện quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng, không nghịch phá cáccông trình công cộng Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớpcho học sinh Tiểu học gồm có các chủ đề sau:

+ Ngôi nhà của em: Nhà trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp có ảnh hởng tốtđến sức khoẻ con người Vì vậy, các em phải biết thường xuyên tự giác giữ gìn nhàcửa sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng gia đình, trồng vàchăm sóc cây, con vật nuôi trong gia đình

+ Mái trường thân yêu của em: Các em cần biết những điều nên làm vàkhông nên làm trong bảo vệ giữ gìn môi trường, yêu qúy giữ gìn bảo vệ môitrường nhà trường, thực hiện quy định bảo vệ cảnh quan môi trường, tích cực thamgia các hoạt động giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp

+ Em yêu quê hương: Cảm nhận được vẻ đẹp nơi mình sinh sống, biết một

số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng, yêu quý và có ý thức giữgìn, bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường tạicộng đồng

Trang 12

+ Môi trường sống của em: Củng cố kiến thức qua các môn học về cácthành phần cơ bản của môi trường xung quanh như đất, nước, không khí, ánh sáng,động vật, thực vật,… Một số biểu hiện về ô nhiễm môi trường, nhận biết cảnhquan môi trường xung quanh, có những việc làm đơn giản thiết thực để giữ gìn vàbảo vệ môi trường xung quanh.

+ Em yêu thiên nhiên: Con người sinh sống trong thiên nhiên và là một bộphận của thiên nhiên, phá hoại thiên nhiên, môi trường tự nhiên xung quanh sẽ gâytác hại đối với cuộc sống con ngời Vì vậy, các em cần biết cảm nhận, yêu quý vẻđẹp của thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tham gia trồng và chăm sóc cây xanh,chăm sóc yêu quý những con vật nuôi

+ Vì sao môi trường bị ô nhiễm: Nhận biết và chỉ ra một số nguyên nhângây ô nhiễm môi trường đến con người và các sinh vật khác, thực hiện những hànhđộng cụ thể để tránh làm ô nhiễm môi trường

+ Tiết kiệm trong tiêu dùng: Biết tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường,quý trọng các đồ dùng, tài sản thiên nhiên, sản phẩm lao động, tiết kiệm sử dụnghợp lý các đồ dùng trong sinh hoạt, học tập, biết phân loại tận dụng phế thải

Giáo dục bảo vệ môi trờng là một nội dung giáo dục trong trờng Tiểu học Do

đó, đặc thù giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phơng pháp dạy học đadạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phơng pháp dự án, đóng vai,… đồng thời giáo dụcbảo vệ môi trường còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các môn học

3 Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:

Từ năm học 2007 - 2008, thực hiện chỉ thị số 02/2005/CT - BGD “Vê tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho

giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường vàbảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp

Khi dạy những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên thường sửdụng các phơng pháp mà ở đó học sinh được tranh luận, bày tỏ ý kiến, thái độ,hành động,… như: Các phương pháp thảo luận nhóm, tổ chức làm việc theo phiếuhọc tập, trò chơi, điều tra,… Nhờ những phương pháp này, học sinh có thể tự pháthiện những kinh nghiệm đúng, sai, sự cần thiết bảo vệ môi trường, nêu các phươnghướng cải thiện môi trường xung quanh; tham gia công tác giữ gìn vệ sinh bảo vệmôi trường Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục bảo vệ môi trườngqua các môn học ở cấp Tiểu học Tuy nhiên, vấn đề phát triển kiến thức, kỹ năng

và hình thành thái độ về giáo dục môi trường trong các bài học đạt hiệu quả chưacao Từ những kiến thức trọng tâm bài học có liên quan đến vấn đề môi trường các

em học sinh mới chỉ hiểu và nắm đợc kiến thức trong sách giáo khoa còn việc vậndụng vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế Học sinh chưa được nâng cao ýthức trong các hành vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi trường trong nhà

Trang 13

trường và cộng đồng Hiện tượng học sinh ăn quà vứt rác thải bừa bãi, không đúngquy định vẫn thường xảy ra Đó chính là khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cầntiếp tục tháo gỡ về các mặt: Công tác tổ chức của nhà trường; việc lựa chọn nộidung dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bịdạy học hiện có; cơ chế quản lý chỉ đạo của nhà trường với mục đích cuối cùng làlàm cho học sinh:

- Bước đầu biết và hiểu các thành phần môi trường

- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường

- Có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứatuổi

- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác

- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương

- Thân thiện với môi trường, quan tâm tới môi trường xung quanh

III Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học:

1 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học rất đa dạng và phong phú.Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là điều kiện thuận lợi và phùhợp với nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh Tiểu học Các hình thức

đa dạng, phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyểntải các nội dung giáo dục, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh mộtcách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn

Để tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lênlớp cho học sinh tiểu học có thể tổ chức các hình thức sau:

- Câu lạc bộ: Có thể tổ chức cho những nhóm học sinh có cùng hứng thú, sởthích tìm hiểu môi trường tự nhiên hoặc các di sản văn hoá, lịch sử Có thể tổ chứccâu lạc bộ về di tích lịch sử ở quê hương, câu lạc bộ về một loài cây, con,…

như: “Câu lạc bộ những nhà địa chất trẻ tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà lịch sử trẻ tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà sinh vật cảnh “,… Hoạt động của các câu lạc bộ có

thể là: Thu thập, trưng bày, báo cáo thông tin về một loài thú quý hiếm, điều trađơn giản, phát hiện vấn đề như: Tình hình chặt phá cây cối tại trường, cộng đồng,tình hình ô nhiễm nước sông, hồ,…; tham gia giải quyết một vấn đề môi trườngcủa trường, lớp, cộng đồng như trồng cây, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh,…

- Tham quan: Tạo điều kiện cho học sinh có những hoạt động học tập về môitrường và bảo vệ môi trường đạt chất lượng cao trong những tình huống thích hợp

Trang 14

ngoài khuôn khổ lớp học Hoạt động này giúp học sinh có những trải nghiệm trựctiếp trong những khung cảnh khác nhau, qua đó sẽ nâng cao việc xây dựng kiếnthức, kỹ năng của học sinh thông qua những cơ hội học tập khám phá Phân tích,hình thành thái độ và phát triển óc thẩm mĩ, tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh hiểubiết lẫn nhau Có thể tổ chức những chuyến đi thăm cơ sở nhà trường và cộng đồngđịa phương, thăm nhà nhà máy, trung tâm ở thành thị, thăm cảnh thiên nhiên như:rừng, công viên …

- Trò chơi: Thông qua trải nghiệm trong những tình huống khác nhau, tròchơi tạo điều kiện cho học sinh củng cố, mở rộng kiến thức, thái độ và thực hành

kỹ năng bảo vệ giữ gìn môi trường một cách tự nhiên, hứng thú Trò chơi có thểđược thực hiện ở tất cả các chủ điểm Có thể tổ chức các trò chơi như: Trò chơiđóng vai, giải quyết tình huống học tập, trò chơi vận động - học tập Những loạitrò chơi này giúp học sinh nhận biết các hành vi có lợi hay có hại đối với môitrường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tìm những giải pháp bảo vệ môitrường

- Văn hoá nghệ thuật: Các hình thức kể chuyện, biểu diễn, sưu tầm và sángtác thơ, truyện, vẽ tranh tác động vào xúc cảm của học sinh, giúp học sinh củng cố

và phát triển thái độ đúng đắn đối với các vấn đề môi trường Đối với học sinh từlớp 3 đến lớp 5 có thể tổ chức vẽ tranh về chủ đề ngôi nhà của em, phong cảnh củaquê hương; viết, hát về cảnh đẹp quê hương, về gia đình, kể chuyện về cây, con bịảnh hưởng bởi tác động của con người, của ô nhiễm môi trường vào nơi sinh sốngcủa chúng,…

- Giải quyết các vấn đề môi trường của cộng đồng: Học sinh bước đầu vậndụng kiến thức, kỹ năng đã học ở trên lớp để giải quyết những vấn đề thực tế vềmôi trường, trên cơ sở đó củng cố, phát triển kiến thức và thái độ về môi trường.Các vấn đề môi trường của cộng đồng mà học sinh Tiểu học có thể tham gia giảiquyết là: Giữ gìn, làm đẹp quang cảnh khu di tích, danh lam thắng cảnh, chăm sóccây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh; Điều tra về các vấn đề môi trường tại cộngđồng như: Số gia đình sử dụng nước sạch, số các bạn nhỏ ở xã bản ăn uống khônghợp vệ sinh,… cổ động về bảo vệ môi trường; tham gia vào giải quyết những vấn

đề môi trường cấp bách tại cộng đồng như: Dọn dẹp, tạo một sân chơi chung sạchđẹp, tham gia ngày hội trồng cây,…

* Một số hoạt động minh hoạ:

Trang 15

- Biết được ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ đối với sức khoẻ con người nóichung, đối với bản thân nói riêng.

- Có thói quen ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh; ghét thói ăn uống bậy bạ, khônghợp vệ sinh

- Biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh (ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh,không uống nước lã, ăn có giờ giấc, biết rửa tay trước khi ăn)

II Thời gian: 30 - 40 phút.

III Nội dung và hình thức tổ chức:

1 Nội dung:

- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh có lợi gì? Nếu ăn uồng không sạch sẽ, mất vệ

sinh thì sẽ có hại gì cho sức khoẻ của mỗi người chúng ta?

- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh là ăn sạch, uống sạch, không ăn những thức

ăn ôi thiu hoặc quả xanh mà chỉ dùng đồ ăn đã được nấu chín, không uống nước lãhoặc nước từ nguồn không sạch có trong tự nhiên mà chỉ uống nước đã đun sôi.Nếu biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh thì sức khoẻ sẽ được đảm bảo, hạn chế đượcbệnh tật

- Nếu môi trường có nguồn nước bị bẩn, rau xanh và hoa quả bị hỏng thìchúng ta không được dùng để ăn uống

2 Hình thức tổ chức:

Cho học sinh xem tranh rồi trả lời câu hỏi

VI Chuẩn bị:

1 Giáo viên:

- Một số tranh vẽ về nguồn nước bị ô nhiễm, về mâm cơm không đậy lồng

bàn nên bị ruồi nhặng đậu vào, về một vài loại rau xanh thường gặp hằng ngày

- Soạn một số câu hỏi về những điều nên và không nên từ những bức tranh ởtrên về ăn sạch và uống sạch

2 Học sinh:

- Chuẩn bị ý kiến để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

V Tổ chức hoạt động:

Trang 16

1 Hoạt động 1: Xem tranh.

* Mục đích: Giúp học sinh nhận biết sự ô nhiễm môi trường.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên treo lên bảng vài bức tranh về nguồn nước bẩn, về hình ảnh nhữngcon ruồi đậu mâm cơm, về một vài loại rau xanh hoặc hoa quả thường gặp

- Sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời

- Học sinh cùng nhau suy nghĩ để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra

* Kết luận: Không đươc uống nước từ những nguồn nước bẩn, không ăn các loại rau quả

bị hỏng Nếu chúng ta ăn uống không sạch sẽ thì sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thânmình

2 Hoạt động 2: Phân biệt những điều nên và không nên

* Mục đích: Giúp học sinh nhận biết những điều nên và không nên trong việc ăn

- Có thể cho học sinh tự liên hệ thực tiễn hằng ngày trong việc ăn uống sạch

sẽ hợp vệ sinh ở nhà cũng nh ở nơi công cộng

- Kết thúc hoạt động cho học sinh hát bài Thật đáng chê.

* Kết luận: Chúng ta không được ăn những thức ăn ôi thiu hoặc quả xanh, không

được uống nước lã Chỉ nên ăn chín uống sôi Như thế sẽ làm cho ta khoẻ mạnh,không bị bệnh tật

GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

(Dùng cho lớp 2,3)

I Mục tiêu: Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

Trang 17

- Hiểu đợc sự cần thiết của môi trường cho cuộc sống của con người, trách nhiệm của con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phân biệt được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong sạch Biết thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường

II Thời gian: 30 - 40 phút

III Nội dung và hình thức tổ chức:

- Tranh ảnh, băng hình về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường

- Các dụng cụ để thực hiện hoạt động như: Giấy khổ to, bút dạ, băng dính,kéo, hồ dán, …

- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động

- Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”.

2 Học sinh:

- Làm các cánh hoa và nhuỵ hoa cho hoạt động

- Chuẩn bị ý kiếm xung quanh nội dung mà giáo viên đã phổ biến cho lớp

V Tổ chức hoạt động:

1 Hoạt động khởi động: Trò chới “Bỏ rác vào thùng”.

Ngày đăng: 18/09/2017, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w