KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN đề tài một số BIỆN PHÁP GIÁO dục bảo vệ môi trường đối với môn khoa học lớp 5 (Trang 32 - 34)

Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của trái đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường, một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho trẻ em khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đế môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh.

Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường làm cho học sinh và giáo viên có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động con người với môi trường. Qua đó, phát triển những kỹ năng cơ bản bảo vệ và giữ gìn môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh trong cuộc sống; Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ, giữ gìn môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.

Ở Tiểu học, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải thực hiện theo nguyên tắc tự giác và sử dụng qua nhiều phương thức giáo dục khác nhau. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với giá trị đạo đức (qua các môn học) sẽ đạt hiệu quả cao. Thật vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học được xem xét dưới góc độ đạo đức - Bảo vệ môi trường là một chuẩn mực đạo đức xã hội. Và việc giáo dục này có tác dụng “cộng hưởng” cho cả giáo dục đạo đức lẫn giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục đạo đức sẽ trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn khi gắn vấn đề đạo đức với vấn đề bảo vệ môi trường. Ngược lại, nhờ giáo dục môi trường qua các môn học mà học sinh thấy được các sắc thái giá trị của việc bảo vệ hay gây ô nhiễm môi trường.

2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường. NXB giáo dục Hà Nội, năm 1999.

2. Chương trình tiểu học năm 2000. Bộ giáo dục và đào tạo.

3. Bộ giáo dục và đào tạo - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Tiểu học (dự thảo) năm 2003.

4. Bộ giáo dục và đào tạo - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục. Tài liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Tiểu học (dự thảo) 2003. 5. Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp Tiểu học. Hà Nội, năm 2008.

6. Tạp chí giáo dục số 85 năm 2004. Bộ giáo dục và đào tạo.

Mường Thải, 28 thỏng 5 năm 2016

Một phần của tài liệu SKKN đề tài một số BIỆN PHÁP GIÁO dục bảo vệ môi trường đối với môn khoa học lớp 5 (Trang 32 - 34)

w