Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quan hệ truyền thông nên nhóm quyết địnhchọn đề tài: “Phân tích hoạt động quan hệ truyền thông của công ty cổ phần Vinamilk trong xu hướng truyền thôn
Trang 1Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quan hệ truyền thông nên nhóm quyết định
chọn đề tài: “Phân tích hoạt động quan hệ truyền thông của công ty cổ phần Vinamilk trong xu hướng truyền thông tích hợp” Bài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quan hệ truyền thông và xu hướng truyền thông tích hợpChương 2: Hoạt động quan hệ truyền thông của Vinamilk trong xu hướng truyềnthông hội tụ
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cáo hoạt động quan hệ truyền thông củaVinamilk trong xu hướng truyền thông hội tụ
Bài viết này đã đợc hoàn thành với sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáoNguyễn Lê Ngọc Trâm
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG VÀ XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP 1
1.1 Tổng quan về quan hệ truyền thông 1
1.1.1 Khái niệm truyền thông 1
1.1.2 Các hình thức truyền thông 1
1.2 Giới truyền thông 2
1.2.1 Chức năng của giới truyền thông 2
1.1.2 Các phương tiện truyền thông 2
1.1.2.1 Báo in 2
1.1.2.2 Báo Ảnh 3
1.1.2.3 Truyền thông điện tử 4
1.1.2.4 Báo mạng/ Internet 6
1.3 Khái niệm quan hệ truyền thông 7
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động quan hệ truyền thông 7
1.3.2 Những mảng hoạt động chính của quan hệ truyền thông 8
1.4 Xu hướng truyền thông tích hợp 9
1.4.1 Khái niệm 9
1.4.2 Sự hình thành và xu hướng phát triển của truyền thông hội tụ 9
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) TRONG XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ 13
2.1 Giới thiệu chung 13
2.2 Hoạt động quan hệ truyền thông của Vinamilk trong xu hướng truyền thông hội tụ 21
Trang 3CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA
VINAMILK TRONG XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ 34
3.1 Lựa chọn kênh truyền thông 34
3.2 Áp dụng truyền thông hội tụ 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình ảnh về báo in 3
Hình 1.2: Hình ảnh về Báo Ảnh 4
Hình 1.3 Đài truyền hình Việt Nam 5
Hình 1.4 Đài tiếng nói Việt Nam 6
Hình 2.1: Tin tức của Vinamilk đăng trên Vnexpress 22
Hinh 2.2: Giải bóng đá Cúp Vinamlik Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân 23
Hình 2.3: Các hoạt động trong chiến dịch PR này của Vinamilk 24
Hình 2.4: Hình ảnh các hoạt động của Vinamilk ở Lâm Đồng 30
Hinh 2.5: Hình ảnh Ca sĩ Tóc Tiên trên trang cá nhân 32
Hinh 2.6: Hình ảnh Ca sĩ Hoàng Bách trên trang cá nhân 32
Hinh 2.7: Hình ảnh Ca sĩ Miu Lê trên trang cá nhân 33
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG
VÀ XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP
1.1 Tổng quan về quan hệ truyền thông
1.1.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông là quá trình chia sẽ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội.Trong đó, có ít nhất hai tác nhân lẫn nhau, chia sẽ các quy tắc và tín hiệu chung Ởdạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận Ở dạng phức tạphơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận
Truyền thông gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu Nội dungtruyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lờikhuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi Các hành động này được thể hiện qua nhiều hìnhthức như bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình
1.1.2 Các hình thức truyền thông
Có 2 hình thức truyền thông là truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp
Truyền thông trực tiếp
Được thực hiện giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với một nhóm, giữa mộtnhóm với một cá nhân hay một nhóm với một nhóm
- Ưu điểm:
Khả năng tiếp nhận nhanh chóng, chính xác, giàu tính biểu cảm
Hạn chế được các sai sót về kỹ thuật làm ảnh hưởng tới quá trình truyềnthông
Các tác nhân của quá trình truyền thông trao đổi thông tin đồng lúc, cùngthời
Dễ hiểu, chỉnh nội dung thông tin cho phù hợp với đối tác truyền thông
- Nhược điểm:
Số lượng người trực tiếp trao đổi, chia sẽ không đông
Truyền thông gián tiếp
Được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như: sách, báo, radio,
TV, …
- Ưu điểm:
Đông đảo mọi người có thể tham gia quá trình truyền thông
Trang 6 Ảnh hưởng rộng khắp
- Nhược điểm:
Phản hồi thông tin chậm
Nhiễu trong truyền thông
Phụ thuộc vào trang thiết bị, máy móc
1.2 Giới truyền thông
Giới truyền thông bao gồm tất cả các phương tiện thông tin báo chí thông tin đạichúng như:
Truyền hình, truyền thanh
Các tờ bóa, tạp chí nói chung và các phóng viên nhà báo nói riêng
Các phương tiện thông tin quy mô nhỏ như thư bạn đọc, diễn văn, thư cánhân, băng thu hình
1.2.1 Chức năng của giới truyền thông
Chức năng thông tin
Chức năng giải trí
Chức năng giáo dục
Chức năng quảng cáo, quảng bá
Vai trò của truyền thông
Đại diện công luận và tạo ra công luận
Tiếng nói của các cơ quan chính phủ
Tác nhân của sự phát triển
Người bảo vệ xã hội
1.1.2 Các phương tiện truyền thông
1.1.2.1 Báo in
Báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in ấn (Báo,tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn…) đây là sản phẩm định kì về thời gian vànội dung
Trang 7Hình 1.1 Hình ảnh về báo in
Báo in có vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ truyền thông của các tổ chức
Là công cụ để đạt được mục đích của PR và quan hệ truyền thông của tổ chức Giữ vaitrò quan trọng trong việc tiếp cận và có rất nhiều đối tượng công chúng mục tiêu vớirất nhiều thông điệp khác nhau Đối tượng tiếp cận lớn Sự đa dạng của các truyềnthông in ấn làm tăng khả năng tiếp cận trên cơ sở địa lý với từng nhóm đối tượng côngchúng cụ thể Sự đa dạng, phong phú về chủng loại & hướng tới những mục tiêu khácnhau của các loại tạp chí Mục đích chính mà các doanh nghiệp quan hệ với báo in là:việc quan hệ với báo in không phải dể phát ra các thông cáo báo chí, giải đáp các câuhỏi của các nhà báo, hoặc thậm chí không phải để có được những tập tài liệu đồ sộgồm các bài cắt ra rừ các báo mà mục đích chính ở đây là nâng cao danh tiếng của một
tổ chức và các sản phẩm, cũng như để tác động và thông tin cho những đối tượng côngchúng mục tiêu Hiện nay có các loại báo in phổ biến như sau: Báo, tạp chí, sách, cẩmnang, danh bạ…
1.1.2.2 Báo Ảnh
Đây là một loại tài liệu báo chí đặc biệt với những hình ảnh chân thực và biết nói
Về cơ bản, chúng được đánh giá như một chiến thuật có đặc điểm “không nói dối”.Các bức ảnh có vai trò như sự chú thích và là công cụ quảng cáo của tổ chức
Trang 8Hình 1.2: Hình ảnh về Báo Ảnh
Yêu cầu đối với báo ảnh:
Phải phục vụ cho mục đích sử dụng cuối cùng của bức ảnh Các bức ảnh mangtính quảng danh phải được chú thích rõ rang Thể thức phải phù hợp với phong cách vàmàu sắc chủ đạo
1.1.2.3 Truyền thông điện tử
Ngày nay, do việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ truyền thông vệ tinh vàcông nghệ tiên tiến nên sự phát triển của phương tiện truyền thông điện tử ngày càngmạnh Đây là loại phương tiện tiếp cận được số lượng lớn công chúng mục tiêu Conngười ngày càng phụ thuộc vào các phương tiện PT-TH, phần lớn công chúng nhìn thếgiới thông qua PT-TH & internet, hơn nữa theo ước tính trung bình mỗi gia đình dànhhơn 6h/ngày để xem truyền hình Chính vì vậy, khi sử dụng các phương tiện cácphương tiện truyền thông điện tử sẽ có được một số lợi thế đó là có thể tiếp cận đượchàng triệu người mỗi ngày, thu hút sự chú ý của công chúng tốt hơn và gây tác độngvào trí nhớ mạnh hơn
Có các loại truyền thông điện tử sau:
• Truyền hình: Là một hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệusóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh
Trang 9Hình 1.3 Đài truyền hình Việt Nam
• Đài phát thanh: Thông tin được truyền đi bằng sóng vô tuyến từ các cột hoặctrạm phát sóng để đến được các thiết bị thu như đài radio hoặc điện thoại di động.Ngày nay tín hiệu vô tuyến cũng được truyền qua đường cáp quang hoặc vệ tinh đểđến được những vùng xa xôi
Trang 10Hình 1.4 Đài tiếng nói Việt Nam 1.1.2.4 Báo mạng/ Internet
Internet được coi là công cụ truyền thông mới cực kì có sức mạnh Có mạng lướichia sẻ thông tin công cộng trên thế giới và những thông tin lưu trữ ở dạng kĩ thuật sốtrên hàng ngàn máy tính Vì vậy, các nhà báo sử dụng internet như một nguồn tin quantrọng để nghiên cứu và đưa tin Một lượng lớn phóng viên đều lên mạng và ưa thích sửdụng email như một nguồn tin chính trong quan hệ giữa họ với PR Là một nhân viên
PR việc có kiến thức và thành thạo Internet, đã trở thành những điều kiện cần thiếtkhông thể thiếu trong công việc thực tiễn của mình Vai trò của internet thể hiện ở việcinternet đã làm thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp của chúng ta với nhau, cách giao tiếptrong nội bộ tổ chức và giữa tổ chức với công chúng Sử dụng internet các tổ chứckhông phải đối mặt với sự can thiệp, nhào nặn thông tin của “người trung gian”, tức làviệc đưa tải thông điệp thông qua báo chí
Có các loại truyền thông qua internet như sau:
Thư điện tử (E-mail): Được phân phát trực tuyến và ngay lập tức đã thay thếcông nghệ in ấn, gửi fax truyền thống bằng các phương tiện có khả ănng phân phátthông tin nhanh chóng
Các trang web (website): Một trang web giúp cá nhân hay một tổ chức linh hoạt
và tự do trong việc “tung tin” mà không hề bị nhào nặn hoặc sửa đổi bởi một trung
Trang 11gian nào.
Các quan hệ với truyền thông qua mạng (oline media relations): Ngoài việc lậpcác trang web, người làm PR cũng sử dụng internet để giao tiếp với giới truyền thông.Ngày nay, các nhà báo sử dụng web như một nguồn thin chủ yếu của một tổ chức.Ngày càng nhiều các nhà báo giao tiếp với các nguồn tin của PR thông qua email
1.3 Khái niệm quan hệ truyền thông
“Quan hệ truyền thông bao gồm việc phổ biến, truyền đạt có mục đích nhữngthông điệp đã được lập kế hoạch và thực hiện thông qua những phương tiện truyềnthông có chọn lọc, không phải trả tiền, để phục vụ những mục đích cụ thể của tổchức.”
(Johnston & Jawawi – PR Lý thuyết và thực hành- 2004)
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động quan hệ truyền thông.
Tạo sự nhận biết
Doanh nghiệp mới, tổ chức mới hay cá nhân mới thường chưa được mọi ngườibiết đến, điều này có nghĩa là mọi nổ lực truyền thông cần tập trung vào việc tạo lậpđược sự nhận biết Trong trường hợp này người làm truyền thông nên tập trung vàocác điểm sau: (1) xác định đúng được đối tượng muốn truyền thông và chọn kênhtruyền thông hiệu quả đến họ; (2) Truyền thông cho công chúng biết doanh nghiệp, tổchức, cá nhân đó là ai và có thể cung ứng những gì cho công chúng
Tạo sự quan tâm
Việc chuyển đổi trạng thái của công chúng từ việc chưa biết đến tổ chức hay cánhân, doanh nghiệp có nhu cầu muốn tìm hiểu về cá nhân , tổ chức hay doanh nghiệp
đó Việc tạo được thông điệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng truyềnthông sáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này
Cung cấp thông tin
Một số hoạt động truyền thông quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàngthông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm Đối với trường hợp sản phẩm quámới hay một chủng loại sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường, việcquảng bá sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩmhay công dụng sản phẩm Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thịtrường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thìmục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm.Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt của sảnphẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiên về việc chọn lựa sản phẩm của doanh
Trang 12nghiệp của bạn.
Tạo nhu cầu sản phẩm
Hoạt động truyền thông quảng bá hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyếtđịnh mua hàng Đối với các sản phẩm mà khách hàng chưa từng mua hay đã khôngmua sau một thời gian dài, mục tiêu của truyền thông quảng bá là làm sao thúc đẩykhách hàng hãy sử dụng thử sản phẩm Một số ví dụ như trong lĩnh vực phần mềm thìcác công ty thường cho phép người dùng download và sử dụng miễn phí sản phẩmtrong vòng 2 tuần, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì khách hàng phải mua sảnphẩm Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng thì thường có các sự kiện sử dụng thử sản phẩm hoặc
có những sản phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm vào các quảng cáobáo…
Củng cố thương hiệu
Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể dùng các hoạtđộng truyền thông quảng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đối họthành khách hàng trung thành Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thập địa chỉemail của khách hàng và gửi thông tin cập nhật của sản phẩm hay phát hành thẻ ưu đãi
để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trong tương lai
1.3.2 Những mảng hoạt động chính của quan hệ truyền thông.
Quan hệ truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa cho chiến dịchtruyền thông của mình cho dù doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức dung truyền hình, phátthanh, báo in hay qua sự truyền đạt cá nhân
Quan hệ truyền thông: hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ hai chiều gắn
bó, thường xuyên với các nhóm đối tượng của giới truyền thông đại chúng Tạo dựnglòng tin, quan hệ chân thành, trung thực, nhiệt tình, có tâm, giữ chữ tính Hoạt độngquan hệ truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp chuyển tải thông điệp của mình tới nhà đầu
tư, khách hàng mục tiêu kịp thời, chính xác với hiệu quả tối đa
Tổ chức họp báo: báo chí là một công cụ quan trọng trong việc đưa thông tin vềcác hoạt động, sự kiện, tổ chức đến với công chúng thông qua các phương tiện truyềnthông, đại diện trực tiếp là các phóng viên Đặc biệt khi phương tiện để chuyển tải lại
là internet Tính chi tiết hóa và tỉ mỉ cũng không thể xem nhẹ khi làm việc này
Thông cáo báo chí: soạn thảo nội dung thông tin, các thông điệp truyền thông…đảm bảo cung cấp cho giới truyền thông những thông tin chính xác, trung thực, nhấtquán về đường lối, chính sách và các hoạt động của doanh nghiệp
Trang 131.4 Xu hướng truyền thông tích hợp
1.4.1 Khái niệm
Khi Internet chưa ra đời, có 3 loại hình báo chí là Báo in, Phát thanh, Truyềnhình hoạt động riêng rẽ, tách biệt
Khi Internet ra đời, kéo theo sự xuất hiện của loại hình báo chí hiện đại -Báo điện
tử với nhiều thế mạnh, cạnh tranh gay gắn với 3 loại hình báo chí truyền thống Trongbối cảnh đó, báo chí truyền thông phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyềnthông mới Đó là “Truyền thông hội tụ”
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã khiến hội tụ truyền thông trở thành
xu thế phát triển tất yếu không thể thay đổi Vài năm gần đây, khái niệm hội tụ truyềnthông được giới nghiên cứu lý luận cũng như các nhà báo trong và ngoài nước đề cậpkhá nhiều
“Truyền thông hội tụ là chuyển tải nội dung trên các nền tảng truyền thông khácnhau trong một hệ sinh thái thống nhất, không thay thế hay triệt tiêu lẫn nhau, màngược lại có tác dụng bổ trợ và tối ưu hoá các nền tảng khác trong hệ sinh thái.”
“Hội tụ truyền thông là dòng chảy của nội dung thông tin trên nhiều nền tảngphương tiện truyền thông, sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp truyền thông vàhành vi dịch chuyển của công chúng sử dụng phương tiện truyền thông”
Hiểu một cách nôm na “Hội tụ truyền thông là sự giao thoa giữa mô hình truyềnthông mới và truyền thông truyền thống”, là để chỉ sự tích hợp các phương tiện báo chíkhác nhau vào trong một phương thức hoạt động Như vậy, các phương tiện truyềnthông truyền thống và mới sẽ tương tác và hỗ trợ cho nhau, mở ra kỷ nguyên mới củatruyền thông đa phương tiện
1.4.2 Sự hình thành và xu hướng phát triển của truyền thông hội tụ
Năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông nổi tiếng người Mỹ NicholasNegroponte đã đưa ra khái niệm hội tụ (covergence) Năm 1983, trong cuốn Tự docông nghệ (Technologies of Freedom), giáo sư Học viện Công nghệ Hoa Kỳ (MIT)Ithiel de Sola Pool đã mô tả một loại mạng mang hình thái vật lý sẽ “phục vụ” tốt chotất cả các loại hình báo chí Và, khái niệm hội tụ truyền thông (media covergence)chính thức ra đời từ đó Nói một cách đơn giản, một xu hướng mới không có ngăncách giữa các loại hình báo chí (như báo in với truyền hình) chính là một trong nhữnghình thức biểu hiện của hội tụ truyền thông ngày nay
Tư tưởng của hội tụ truyền thông là với sự phát triển của công nghệ truyền thông
và sự phá bỏ “hàng rào” kiểm soát thông tin, các loại hình báo chí như báo in, phát
Trang 14thanh, truyền hình, mạng điện tử và các thiết bị di động hội tụ với nhau về mặt côngnghệ.
Trong thời gian gần đây, “hội tụ truyền thông” (nguyên văn tiếng Anh: mediaconvergence) là một khái niệm thường được nhắc tới không chỉ trong giới nghiên cứu
lý luận báo chí mà cả trong ngành viễn thông Nhiều ý kiến cho rằng: hội tụ truyềnthông là một xu thế khởi phát từ những phát minh công nghệ mới.Theo nhà báo PhanVăn Tú, trong xu thế hội tụ truyền thông, ngày nay “chỉ cần một chiếc điện thoại diđộng giá không cao lắm, bạn cũng có thể là thành viên bình đẳng trong làng truyềnthông toàn cầu Điện thoại di động hiện nay thường được thiết kế đa chức năng: quayphim, ghi âm, nghe phát thanh, chụp ảnh, lưu trữ, lướt web, định vị vệ tinh, soạn thảovăn bản, check email Cái thiết bị tưởng như rất đơn giản này đã là một bằng chứng,
“minh chứng khá tiêu biểu cho kỷ nguyên hội tụ công nghệ”
Hội tụ truyền thông chính là sự hợp nhất của các loại hình báo chí truyền thốngtrong cùng một cơ quan báo chí
Trong cơ quan báo chí hội tụ, “thông tin sẽ được chủ động phân phối theo cách
mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất” Như vậy,một cơ quan báo chí khi đã hội tụ truyền thông “phải cấu trúc lại để trở thành mộtguồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm cho ra nhiều “món” mà côngchúng tự chọn lựa theo cách của họ, vào thời điểm họ muốn và theo nhu cầu của họ”.Hiện nay ở Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của số lượng thuê bao Internetbăng rộng, sự phát triển của công nghệ mới đã và thực sự trở thành một xu thế mở ranhững thuận lợi và kể cả những thách thức mới Xu thế này đã và đang thực sự cónhững tác động mạnh mẽ vào hoạt động báo chí nước ta Tất nhiên, sự tác động này sẽthể hiện với những tính chất, mức độ khác nhau đối với từng loại hình báo chí và từng
cơ quan báo chí Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là không cơ quan báo chí, truyềnthông nào có thể đứng ngoài sự tác động có tính quy luật này Như vậy, công nghệphát triển đã tạo ra cơ sở kỹ thuật cho xu hướng “hội tụ truyền thông”
Do đó, điều quan trọng là những người làm báo chí - truyền thông phải nhanhchóng nhận thức được xu hướng truyền thông mới này và đón bắt, tận dụng nó nhưmột cơ hội để tồn tại và phát triển
Trong bài viết “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trườnghội tụ truyền thông” của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi/ Theo nguoilambao.vn đã bàn vềvấn đề hội tụ và truyền thông mới, để chỉ rõ tính cấp thiết của xu hướng truyền thônghội tụ: Xét từ giác độ kỹ thuật, sự tương tác, hội tụ giữa báo in và mạng Internet đã
“sản sinh” ra báo mạng điện tử; sự hội tụ giữa truyền hình và Internet cho “ra đời”
truyền hình giao thức (IPTV); và sự hội tụ giữa phát thanh và Internet tạo ra phát thanh
Trang 15trên mạng Internet (Podcasting).
Nếu nhìn rộng hơn, hội tụ truyền thông bao gồm sự kết hợp tất cả các phươngtiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền thông, mà còn là sự hội tụ cả về chứcnăng, phương thức đưa tin, sở hữu nguồn tin, cơ cấu tổ chức của các cơ quan báo chí,truyền thông… Nói cách khác, hội tụ truyền thông là quá trình phát triển tiệm tiến từthấp đến cao của báo chí hiện đại
Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đã cung cấp cho ngành báo chí truyền thônghiện đại các công cụ và phương thức truyền thông tiên tiến vượt trội So với cácphương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông mới được truyềnphát thông qua mạng Internet tạo ra một không gian rộng rãi hơn cho cuộc “cáchmạng” của báo chí truyền thông hiện đại
Thực tiễn cho thấy, hiện nay, tính năng hội tụ của các phương tiện truyền thôngtrên mạng Internet không ngừng nâng cao, cách thức, hình thức tiếp nhận và truyềnphát thông tin ngày càng đa dạng và phong phú Sự xuất hiện của thời đại 3G khiếnbáo chí mobile, online trên điện thoại di động, truyền hình mobile… đã thúc đẩy MP4,ipad, laptop, màn hình ngoài trời không dây… phát triển mạnh mẽ Có thể thấy, mạngInternet và điện thoại di động đã làm thay đổi cuộc sống của con người, đồng thờicũng làm thay đổi “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông, khiếncách thức tổ chức của các phương tiện truyền thông mới và cũ có nhiều thay đổi Sựthay đổi về hình thức và phương thức truyền thông mới khiến cách thức hợp nhất vàtái tạo nội dung truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn Đặc biệt, các phươngtiện truyền thông mới đã phá bỏ “biên giới cứng” về thời gian, không gian của cácphương tiện truyền thông truyền thống vốn tồn tại đơn lẻ trước đây như báo in, phátthanh và truyền hình
Do đó, trong môi trường hội tụ truyền thông, sự “sinh tồn” của các phương tiệntruyền thông truyền thống luôn phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do sựtác động của các phương tiện truyền thông mới Giáo sư Martin Emmer – Học việnBáo chí và Truyền thông thuộc Đại học Tự do (Đức) cho rằng: “Internet không chỉ làtác nhân tạo ra các phương tiện truyền thông mới, nó còn là cả một thế giới khác tồntại bên cạnh thế giới thực, thông qua thế giới này, công chúng báo chí có thể tiến hànhmọi hoạt động như bên ngoài đời sống thực”
Do vậy, làm thế nào để định vị chính xác về nội dung, lựa chọn thích hợp cácphương tiện truyền thông để truyền tải thông tin, kiểm soát và quản lý một cách hiệuquả quy trình truyền thông đã trở thành bài toán khó mà các phương tiện thuyền thôngđang đi tìm lời giải
Trang 16Thực tiễn chỉ đường cho lý luận, thực tiễn ngày càng phong phú khiến nội hàmcủa lý luận cũng phát triển theo, và truyền thông hội tụ không nằm ngoài quy luật pháttriển đó Với truyền thông hội tụ, chúng ta có thể thấy xuất hiện nhiều kênh truyềnhình, nhưng vẫn có thêm các trang web và blog và phóng viên của báo in xuất hiệntrên truyền hình và tạo blog trên mạng.”
Trang 17CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) TRONG
XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ2.1 Giới thiệu chung
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam DairyProducts Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm
từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo thống kê của Chươngtrình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.Trong suốt năm 2010, trên hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng thôngtin liên tục về những thành công rực rỡ của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam(Vinamilk): là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệpChâu Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn Được VietnamReport (VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.Ngoài raVinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được ngườitiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu chỉ tính riêng ngành nước giải khát thìVinamilk đứng ở vị trí số 1
Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiệnchiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước vớimạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sảnphẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức,khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sảnphẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩmđược làm từ sữa
– Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
– Tên viết tắt: VINAMILK
– Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM
– Điện thoại: (08) 9300 358
– Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204
– Web site: www.vinamilk.com.vn
– Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Trang 181978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công tyđược đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại ViệtNam
1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trườngViệt Nam
1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tênthành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ.Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội Việc xây dựng nhà máy là nằmtrong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị tr ường Miền Bắc ViệtNam
1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập XíNghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâmnhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc,Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tạiđồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng XíNghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 vàđổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt độngcủa Công ty
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều l ệ c ủa Công
ty lên 1,590 tỷ đồng
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanhSữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máySữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp
Trang 19Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH LiênDoanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 Sản phẩm đầu tiên củaliên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm2007
2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minhvào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanhVốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006 Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thôngtin điện tử Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khámphụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trangtrại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn
bò s ữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay saukhi được mua thâu tóm
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang tr ạinuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
2010: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu
tư là 220 triệu USD Vinamilk lọt vào Danh sách 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắcnăm 2010 của tạp chí Forbes bình chọn
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.Vinamilk sẽ đầu tư theo chiều sâu để trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhấtthế giới, với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017
Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt
nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mìnhvới cuộc sống con người và xã hội”
Mục tiêu
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chi ến l ượcphát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
Trang 20– Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đápứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.– Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tínkhoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiếnlược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của ngườiViệt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêudùng Việt Nam.
– Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nướcgiải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lựcVFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàngnước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người
_Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các– thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nôngthôn và các đô thị nhỏ
– Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu– dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam”
để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 nămtới
– Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới –một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩmgiá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung củatoàn Công ty
_Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp
– Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và– hiệu quả
_ Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn đ ịnh, chất– lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy
SẢN PHẨM
Các sản phẩm Sữa tươi
• Sữa tươi 100%:
o Sữa thanh trùng (có đường, không đường);
o Sữa tiệt trùng (có đường, không đường, dâu, socola);