ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ TIẾT ĐỊA LÍ 11TÓM TẮT ĐỀ TÀI Địa lí 11 là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước. Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới. Để đạt được mục tiêu này thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp và tương xứng.Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy.Phương pháp “Dạy học bằng sơ đồ tư duy” thực tế không có gì là mới đối với các trường học trên thế giới và một số trường học ở nước ta. Nhưng việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào dạy học ở trường THPT Phan Chu Trinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng đối với nhiều giáo viên nên chưa được triển khai phổ biến. Với bài viết này, tôi xin trình bày việc mình đã “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy một số tiết Địa Lí 11” như thế nào, hiệu quả mang lại ra sao.Việc sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học được tôi tiến hành ở lớp: 11A4. Lớp 11A4 là lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi hướng dẫn học sinh học các bài: Bài 7 (tiết 13): EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển. Bài 10 (tiết 23): Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Bài 10 (tiết 24): Kinh tế Trung Quốc.Qua kiểm tra, tôi nhận thấy trong những tiết học có dùng phương pháp “Sơ đồ tư duy”, học sinh học tập tích cực hơn, lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.4; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6.3. Kết quả kiểm chứng Ttest cho thấy p