PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐĂK TÔTRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo viên
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐĂK TÔ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
“Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
bằng cách tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu”
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Du
-Tháng 5 năm
Trang 22013 -MỤC LỤC
(Phần Mở rộng, bổ sung đề tài năm học 2011-2012)
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 31
2 GIỚI THIỆU 33
2.1 Hiện trạng và nguyên nhân 33
2.1.1 Hiện trạng 33
2.1.2 Nguyên nhân 33
2.2 Giải pháp 33
2.3 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 34
2.3.1 Vấn đề nghiên cứu 34
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 34
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Khách thể nghiên cứu 34
3.2 Thiết kế nghiên cứu 35
3.3 Qui trình nghiên cứu 35
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu 36
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 36
5 BÀN LUẬN 38
6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 39
6.1 Kết luận 39
6.2 Khuyến nghị 39
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
8.1 Phụ lục 1 42
8.2 Phụ lục 2 44
Trang 3“Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu”.
(MỞ RỘNG, BỔ SUNG ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2011-2012)
Hồ Quốc Tuấn – Trường THCS Nguyễn Du
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
mở đầu: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”
Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam có những thành tựu quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tuy nhiên trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, năng lực nghiên cứu một bộ phận không nhỏ không đáp ứng được yêu cầu
Để đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, phát triển năng lực nghiên cứu của đội ngũ nhà giáo tại trường THCS Nguyễn Du, năm học 2011-2012, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu”, đã đạt được những kết quả nhất định: số đề tài được cấp Phòng, Sở đánh giá công nhận là 09 (trong đó 1 đề tài đạt loại tốt, 1 đề tài đạt loại khá; 1 đề tài được đề nghị Hội đồng khoa học cấp tỉnh công nhận) Tuy nhiên một bộ phận trong nhóm đối chứng chưa thực sự vận dụng được các quá trình nghiên cứu nên chất lượng các đề tài còn thấp, năng lực nghiên cứu khoa học của bộ phận giáo viên này chưa đáp ứng yêu cầu, nhằm
Trang 4khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác nghiên cứu khoa học giáo dục của đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi tiếp tục mở rộng nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu” trong năm học 2012-2013
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là giáo viên trường THCS Nguyễn Du Thời gian tiến hành nghiên cứu, tác động bắt đầu từ tháng 9 năm
2012 đến khi tổng kết công tác vào ngày 10 tháng 5 năm 2013
Kết quả chứng minh rằng, sau quá trình tác động, hướng dẫn trực tiếp của người nghiên cứu, tổ chức đánh giá qua các giai đoạn: xác định thực trạng, nguyên nhân, chọn giải pháp tác động (thay thế), xác định tên đề tài; điều chỉnh
đề cương và hoàn thiện báo cáo NCKHSPƯD có chất lượng cao hơn nhiều so với các báo cáo không được hướng dẫn, điều chỉnh Các đề tài có chất lượng cao
so với năm học trước; điểm trung bình đề tài NCKHSPƯD năm học 2012-2013 (sau tác động) có giá trị trung bình là 13,00; Điểm chấm đề tài NCKHSPƯD của năm học trước (trước tác động) là 9,81 Chênh lệch giá trị trung bình của sau tác động so với trước tác động là 3,19 điểm (theo thang điểm 20), cho thấy sự khác biệt về chất lượng các đề tài NCKHSPƯD trước và sau khi tác động Kết quả giá trị p của phép kiểm chứng t-test phụ thuộc trước và sau quá trình tác động là p=0,000056 <0,05 có ý nghĩa Điều đó khẳng định sự khác biệt về chất lượng các đề tài NCKHSPƯD trước và sau khi tác động không phải do ảnh hưởng bởi
nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPƯD của đội ngũ giáo viên, người CBQL phải tiến hành các đợt tập huấn về quy trình, phương pháp nghiên cứu vào đầu năm học, đồng thời trong quá trình tổ chức cho đội ngũ nghiên cứu phải tiếp tục bồi dưỡng, hướng dẫn, tư vấn cho đội ngũ trong các giai đoạn của quá trình nghiên cứu, sau mỗi giai đoạn cần tổ chức đánh giá, góp ý để các đề tài NCKHSPƯD của giáo viên có hiệu quả và chất lượng cao
Với kết quả nghiên cứu này có thể khẳng định việc tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chi tiết, đánh giá góp ý các giai đoạn của quá trình NCKHSPƯD từ
Trang 5khâu đánh giá thực trạng, chọn đề tài, xây dựng đề cương, hoàn thiện báo cáo sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài NCKHSPƯD
2 GIỚI THIỆU.
2.1 Hiện trạng và nguyên nhân.
2.1.1 Hiện trạng
Sau khi tổng kết, đánh giá công tác nghiên cứu khoa học giáo dục (công tác làm đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm) năm học 2011-2012 của đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy rằng các đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm giáo viên thực nghiệm (11 đề tài) có chất lượng cao, số
đề tài khoa học giáo viên còn lại (trong nhóm đối chứng) có chất lượng thấp, có các hạn chế về nội dung, bố cục thiết kế nghiên cứu, phân tích dữ liệu, trình bày không khoa học
2.1.2 Nguyên nhân.
Công tác NCKH giáo dục có nhiều bất cập, hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, có nhiều yếu tố tác động đến công tác NCKH giáo dục của đội ngũ giáo viên: như chưa được trang bị, bồi dưỡng đúng mức các quy trình, phương pháp nghiên cứu giáo dục, nên giáo viên không biết bắt đầu từ đâu, nghiên cứu ra sao, trình bày như thế nào, không biết
sử dụng các công cụ tính toán, thống kê minh chứng cho đề tài của mình Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du về kỹ năng hoạt động NCKHSPƯD
2.2 Giải pháp.
Để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cũng như trang bị cho đội ngũ giáo viên các kiến thức về NCKHSPƯD, chúng tôi tiến hành bồi dưỡng, tư vấn
về nội dung, phương pháp NCKHSPƯD cho đội ngũ giáo viên trong năm học 2011-2012, mở rộng, bổ sung trong năm học 2012-2013 thông qua các giai đoạn của quá trình nghiên cứu: Chọn đề tài, làm đề cương, hoàn chỉnh báo cáo NCKHSPƯD
Trang 62.3 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
2.3.1 Vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm câu trả lời cho vấn đề sau đây:
2.3.1.1 Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn, tư vấn cho đội ngũ giáo viên về nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPƯD không?
2.3.1.2 Giáo viên có thể tiến hành NCKHSPƯD trên các vấn đề liên quan trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình trong trường phổ thông không?
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu.
2.3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn, tư vấn cho đội ngũ giáo viên về
nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPƯD
2.3.2.2 Giáo viên được trang bị kiến thức, phương pháp về NCKHSPƯD
sẽ tiến hành NCKHSPƯD đối với các vấn đề liên quan trong công tác giảng dạy
và giáo dục của mình trong trường phổ thông
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1 Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường trung học
cơ sở Nguyễn Du, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
Đặc điểm đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du được mô tả chi tiết trong bảng sau:
Bảng 1 Đặc điểm đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du
Tổng
số Nam Nữ
Trình độ chuyên môn
Cơ cấu độ tuổi Cơ cấu tuổi nghề
Dưới 30 tuổi
Trên 30 đến 40 tuổi
Trên 45 đến 50 tuổi
Trên 50 tuổi
Dưới
5 năm
Trên
5 năm đến 10 năm
Trên 10 đến 15 năm
Trên 15 đến 20 năm
Trên 20 đến 25 năm
Trên 25 năm ĐHSP CĐSP
Trang 7Trong đó thuộc diện nghiên cứu trong đề tài năm học trước là 11 giáo viên, chúng tôi không nghiên cứu, tác động đến đối tượng này, chúng tôi chọn
08 giáo viên để nghiên cứu, tác động, số còn lại thuộc diện nghỉ sinh, luân chuyển nên không nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu.
Chọn 8 giáo viên trong nhóm đối chứng của năm học trước để thực hiện nghiên cứu
Trước tác động: sử dụng kết quả chấm đề tài khoa học 2011-2012 (Phụ
lục 2)
Sau tác động: Sử dụng phiếu đánh giá, xếp loại đề tài nghiên cứu khoa
học (đã được tập huấn tại tỉnh ngày 25 – 29/07/2012) để đánh giá chất lượng các đề tài NCKHSPƯD của giáo viên (Phụ lục 1).
Bảng 2 Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ
Sử dụng thiết kế này dễ tiến hành đối với đội ngũ giáo viên nhưng lại ẩn chứa nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu nghiên cứu, do đó cần kiểm chứng độ
tin cậy, độ giá trị của dữ liệu bằng cách sử dụng dữ liệu do HĐKH nhà trường
cung cấp
3.3 Qui trình nghiên cứu.
Trên cơ sở đội ngũ giáo viên được tập huấn về nội dung, phương pháp
NCKHSƯD tại huyện Đăk Tô, do các báo cáo viên của ngành giáo dục Đăk Tô báo cáo trong 03 ngày (từ 01-03/8/2012), các giáo viên đã biết được tầm quan trọng, nội dung, phương pháp NCKHSPƯD để có thể tiến hành nghiên cứu các vấn đề về giảng dạy, giáo dục Năm học 2012-2013, trường THCS Nguyễn Du tiếp tục tổ chức chuyên đề bồi dưỡng để giải đáp các thắc mắc của đội ngũ giáo viên về nội dung, phương pháp, quy trình NCKHSPƯD
Bảng 3 Quy trình thực hiện các giải pháp tác động.
Trang 8Thời gian Nội dung Giải pháp tác động
Tháng
9/2012
Yêu cầu nộp sơ đồ tư duy để xác định thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, chọn tên đề tài nghiên cứu
Tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh, sau
đó nộp lại các sản phẩm chưa đạt yêu cầu
Tháng
11/2012
đến
2/2013
Hoàn thành
đề cương nghiên cứu
Chấm đề cương, thông báo kết quả, các ưu điểm, hạn chế
Hướng dẫn điều chỉnh các sai sót, khuyết điểm
NCKHSPƯD
Chấm đề tài NCKHSPƯD, thông báo kết quả, các ưu điểm, hạn chế
Tư vấn, hướng dẫn điều chỉnh các sai sót, khuyết điểm
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu.
Công cụ đo lường chất lượng các đề tài NCKHSPƯD (trước và sau tác động) là thang điểm chấm theo nội dung Quyết định 07/2007/QĐ-SGDĐT, ngày
08 tháng 01 năm 2007 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy trình và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm,
đề tài khoa học, đồ dùng dạy học tự làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum Dữ liệu là Bảng chấm điểm kết quả đề tài
do HĐKH nhà trường tổ chức chấm (Phụ lục 2).
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ.
Sau quá trình tác động, ngày 10 tháng 5 năm 2013, HĐKH trường THCS Nguyễn Du tổ chức chấm Đề tài NCKHSPƯD, SKKN (gọi chung là
NCKHGD), chúng tôi thu thập dữ liệu của các nhóm nghiên cứu (Phụ lục 2), kết
quả này mang yếu tố khách quan (do HĐKH nhà trường chấm) nên sẽ hạn chế
Trang 9được các nguy cơ tiềm ẩn đối với dữ liệu, sau đó sử dụng các công cụ thống kê thu được kết quả như sau:
Bảng 5 So sánh một số đại lượng thống kê
về kết quả các đề tài NCKHSPƯD của giáo viên trường THCS Nguyễn Du
Năm học 2011-2012, 2012-2013 (Số liệu của HĐKH chấm ĐTNCKHGD)
Như trên đã chứng minh, sau quá trình tác động, có sự chênh lệch rất lớn
về giá trị điểm trung bình của Đề tài NCKHSPƯD trước và sau tác động: [13,00-9,81]= 3,19 điểm, kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng t-test cho kết quả p
= 0,000056<0,05; cho thấy: Sự chênh lệch giữa trước và sau tác động có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB sau tác động cao hơn ĐTB trước tác động
là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động
Các giá trị Mode (tần suất), Median (trung vị) đều chênh lệch nhiều, nghiêng về sau tác động
cho thấy tương quan kết quả điểm số đề tài NCKHSPƯD trước tác động và sau tác động là rất lớn
Trang 10Giả thuyết của đề tài “Nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo
viên trường Trung học cơ sở
Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng phương pháp
2 4 6 8 10 12 14
Trước TĐ
Sau TĐ
Điểm
Hình 1.
Biểu đồ so sánh ĐTB trước và sau tác động
5 BÀN LUẬN.
Điểm số các đề tài NCKHSPƯD sau tác động có giá trị trung bình là 13,0 điểm, kết quả tương ứng trước tác động là 9,81 điểm Độ chênh lệch điểm số trước tác động và sau tác động là 3,19 điểm Điều đó cho thấy chất lượng các đề tài NCKHSPƯD sau tác động và trước tác động là có sự khác biệt rõ rệt, sau tác động đề tài đã có điểm số cao hơn nhiều
đề tài NCKHSPƯD trước tác động và sau tác động là rất lớn
trước tác động của là p = 0,000056 < 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch trung bình về điểm số các đề tài NCKHSPƯD trước và sau tác động không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động
Hạn chế.
những giáo viên khác khó thực hiện được, người nghiên cứu phải hiểu rõ nội dung, quy trình NCKH, am hiểu được các vấn đề về đổi mới giáo dục, có bề dày trong công tác NCKHGD, có trình độ nhất định về tin học, có thời gian để hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trong các giai đoạn thực hiện công tác nghiên cứu Đối với giáo viên phải có tinh thần hợp tác, có ý thức cầu tiến mới có thể thực hiện được
Trang 116 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
6.1 Kết luận.
Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy việc hướng dẫn, bồi dưỡng, tư vấn cho giáo viên trong các giai đoạn nghiên cứu sẽ nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPƯD Bản thân của nghiên cứu này cũng là một đề tài NCKHSPƯD, việc đánh giá, góp ý trực tiếp cho các giáo viên trong quá trình nghiên cứu là một giải pháp có thể thực hiện được
Quá trình nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tác động qua lại giữa người nghiên cứu và đội ngũ giáo viên, người nghiên cứu qua việc tác động, nghiên cứu của mình đã tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của mình, người giáo viên được trang bị đầy đủ, được hỗ trợ kịp thời trong quá trình rèn các kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình, phát triển năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
Khi người giáo viên được tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình NCKHSPƯD, đã nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu của mình thì có thể
sẽ hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn cho các giáo viên khác thực hiện tốt các NCKH của họ
6.2 Khuyến nghị.
với đề tài này, các cơ sở giáo dục khác có thể tham khảo, áp dụng để kịp thời trang bị cho đội ngũ đơn vị mình những phương pháp, quy trình, kỹ năng tổ chức các hoạt động NCKHSPƯD
Để có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều người nghiên cứu thì chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Có thể sử dụng thiết kế cơ sở AB, đa cơ sở ABA’B’
Lập diễn đàn trên mạng internet để trao đổi, giải đáp các vấn đề liên quan, tạo hộp thư điện tử dùng chung để hỗ trợ, tư vấn các nội dung liên quan