Câu 1: Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Cí Minh cảm thấy đau khổ vô hạn vì bị mất tự do. Vậy mà có lúc Người tự nhận là “ khách tự do”, “ khách tiên”. Có thể giải thích điều đó như thế nào? Câu 2: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng : “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ THI Câu 1: Trong tập thơ Nhật Ký trong tù nhiều lần vang lên hai chữ “ tự do”. Một mặt, tác giả tập thơ – Hồ Chí Minh – thâm sthisa vô hạn “ Đau khổ chi bằng mất tự do”, mặt khác, nhiều lần người lại tự thấy mình là “ khách tự do”, thậm chí “ khách tiên”. Điều tưởng như mâu thuẫn này, thực ra lại hoàn toàn không có gì là trái ngược cả. - Bị giam trong tù ngục, đương nhiên là một sự mất tự do. Hơn nữa, Hồ Chí Minh – đại biểu dân Việt Nam – “ Tìm đến Trung Hoa để luận bàn”, mà lại vô cớ bị tống giam,bị giải đi hết nhà giam này đến nhà tù khác, không có luận tội, không được xét xử, thì làm sao không thấy bất bình, chua xót vì bị mất tự do. Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù đã nhiều lần nói đến nỗi đau khổ vô hạn của sự mất tự do, mà lần nào cũng thật là thấm thía” “Đau khô chi bằng mất tự do” Hay là “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng, Cay đắng chi bằng mất tự do?” Người cảm nhận thấm thía nỗi đau khổ ấy trong canh tù đày của mình, trong những cảnh ngộ oái oăm trớ trêu : “Cửa tù khi mở không đau bụng – Đau bụng thì không mở cửa tù” , khi thì mỉa mai chua chát : “Ta thì người dắt, lợn người khiêng” . Rồi triền miên là những cảnh “ xiềng xích thay dây trói”. “ Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình” trong những cuộc chuyển lao triền miên, đến nỗi đã có lúc Người phải giận dữ thốt lên nỗi bất bình : “ Giải đi quanh quẹo mãi – Kéo dài cả hành trình – Bất bình !”. Đã bao nhiêu tháng ngày trôi qua vô ích trong chốn tù lao, khi mà tình thế cách mạng rất khẩn trương, thời cơ cách mạng đnag đến gần, đang rất cần có sự có mặt của Người, làm sao lại không nóng lòng, sốt ruột được ? - Nhưng với Hồ Chí Minh thì tự do không chỉ là sự tự do thân thế, không chỉ là ở phương diện vật chất có thể cầm giữ được, mà quan trọng hơn, còn là phương diện tinh thần, ở sự tự do của tư tưởng, của tâm hồn. Về mặt này thì Bác thấy mình hoàn toàn là người tự do, không tù ngục nào giam cầm được. Ngay trong bài thơ đề từ của tập Nhật ký trong tù, Bác đã khẳng định sự tự do tinh thần : “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao” Bước chân vào nhà lao huyện Tỉnh Tây, Bác đẵ khẳng định mình là “khách tự do” : “ Tạnh, mưa, mây nổi bay đi hết, Còn lại trong tù khách tự do” Đọc Nhật ký trong tù chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc “vượt ngục” bằng tinh thần của Hồ Chí Minh. Tinh thần lớn ấy không có song sắt nhà tù nào giam hãm được, dù chẳng được tự do thưởng nguyệt thì vẫn “Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”, vẫn đạt đến sự giao cảm bầu bạn với trăng : “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ - Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” . Có xiềng xích nào trói buộc nổi hồn thơ ấy thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên trên đường: “ Mặc dù bị trói chân tay, Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng ; Vui say, ai cấm ta đừng” ( Trên đường) Và trong những giấc mộng, tâm trí của Người vẫn bay về với đất nước và phong trào cách mạng : “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Các nhà yêu nước, các chiến sĩ cách mạng khi bị thực dân đế quốc tù đày, cũng vẫn luôn giữ được sự tự do tinh thần như thế. Phan Bội Châu bị bắt vào nhà tù Quảng Châu tự thấy : “ Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” Ở Hồ Chí Minhh, sự tự do nội tại đã đạt đến cái ung dung, chủ động, nó vừa là cốt cách các bậc hiền triết phương Đông, vừa là tinh thần làm chủ của người cộng sản để nắm vững quy luật của đời sống, của xã hội và con người. Tự do là sự nắm vững và hành động theo quy luật. Dù trong cảnh ngộ nào, Người vẫn ung dung: “ Tuy bị tình nghi là gián điệp, Mà như khanh tướng vẻ ung dung” (Đi Nam Ninh) Cái ung dung chủ động đến độ phi thường, nó cho con người vượt lên mọi đau đớn vật chất, mọi cảnh ngộ khổ ải, mọi gian nan thử thách. Trong một cảnh : “ Đáp thuyền thẳng xuốn huyện Ung Ninh, Lửng lẳng chân treo tựa giảo hình” Vậy mà con người ấy vẫn ngắm nhìn và vui thích với cảnh: “ Làng xóm ven sông đông đúc thế”, và hồn thơ vẫn lâng lâng như chiếc “ Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thên thênh”. Bị giải đi từ lúc “ Gà gáy một lần đêm chửa tan”, trong làn gió thu “trận trận hàn”, ấy thế mà khi bình minh lên, ngắm nhìn cả bầu trời và mặt đất rạng rỡ màu hồng, người tù ấy đã thành một khách thơ với thi hứng nồng nàn, tràn trề ! Quả là trong Nhật ký trong tù , Hồ Chí Minh vẫn là người tự do, là một vị “khách tiên”. Tâm hồn ấy, tư tưởng ấy, trí tuệ ấy không một uy lực nào khuất phục nổi, không một tù ngục nào giam hãm được, không một khó khăn khổ ải nào làm sa sút được. Câu 2: - Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng được viết vào năm 1948 khi ông rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỷ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến. Đoàn quân Tây Tiến hoạt động ở một địa bàn rộng ở vùng rừng núi thuộc biên giới Việt – Lào. Rừng sâu, núi cao, thiên nhiên vừa khắc nghiệt lại vừa hùng vĩ và nên thơ. Nhớ tới những kỉ niệm của một thời chinh chiến, những chiến trường hành quân gian khổ là nhớ đến thiên nhiên nhiều màu vẻ, vừa thử thách lại vừa như gợi cảm và rất gần gũi với cuộc đời người lính. Thiên nhiên trong Tây Tiến sừng sững như một hình tượng lớn làm môi trường hoạt động cho con người. Thiên nhiên cũng là một nhân vật vừa nghiêm khắc lại vừa có chất trữ tình đằm thắm, yêu kiều. - Bài thơ Tây Tiến có thể chia làm ba khổ lớn. Khổ thơ đầu chủ yếu nói về rừng núi miền Tây, những kỉ niệm về những chặng đường hành quân cheo leo trên núi cao, bên vực thẳm, đi trong mây mù, trong hương hoa của núi rừng. Mở đầu bài thơ, tác giả viết : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” Tất cả dường như đã lùi vào kỷ niệm và tất cả kỷ niệm đã trở về trong những cảm xúc nhớ thương đến mức tác giả không kìm nén được. Con sông Mã chảy dọc từ Thượng Lào về đất Việt là một hình ảnh đẹp, chứng kiến những vui buồn của cuộc đời người chiến binh và có lúc dòng sông cũng như gầm lên những rung cảm : “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. - Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã miêu tả rừng núi miền Tây với vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ. Bước trường chinh đầy thử thách như được tô đậm thêm không làm cho cảnh tượng thêm xa lạ mà chỉ làm cho những màu sắc của thiên nhiên như được nhân lên. Chặng đường hành quân được miêu tả chân thực đến mức những kỷ niệm trở về với hiện tại và con người như đang trực tiếp trải qua những thử thách. Hành quân giữa rừng núi có hương hoa rừng và chặng đường mù sương. Con đường đi lên mù mịt. Câu thơ với nhịp điệu tiếp nối liên tục của những thanh trắc đẩy lên chiều cao vời vợi : “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời” “ Súng ngửi trời”, một cách nói vui, dí dỏm về các đo chiều cao riêng của những người lính. - Có câu thơ như gấp khúc giữa chiều cao đi lên và gấp nét đi xuống. Có câu thơ với nhịp điệu trải ra bằng những thanh bằng phù hợp với khung cảnh bình yên của xóm làng ở chốn bình địa quen thuộc : “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” - Chặng đường hành quân ở vùng rừng núi hiểm trở thực sự là thử thách với những chiến binh. Không tránh khỏi những lúc mệt mỏi đến “dãi dầu không bước nữa”, gục lên súng mũ và như quên hết sự đời. Ngòi bút của Quang Dũng ở đây chân thực, không giấu giếm sự vất vả của chặng đường hành quân. Nhưng chắc chắn là họ không gục ngã. Chưa hết, vùng rừng núi này vốn đã hiểm trở lại được khoác thêm màu sắc huyền bí của cảnh tượng hoang vu. Tiếng thác gầm thét, tiếng cọp dọa người chắc chắn sẽ không làm cho ai nản lòng. Nhưng tác giả với phong cách miêu tả lãng mạn đã tô đậm thêm cái lạ và nét rùng rợn của núi rừng miền Tây : “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Rừng núi có những lúc, những khu vực như náo động hẳn lên, thiên nhiên không tĩnh lặng, mà như đang lên tiếng hòa hợp trong hợp xướng vang động của núi rừng. Tất cả lại trở nên dịu êm. Hình ảnh lắng sâu nhất vẫn là những kỷ niệm của con người và của bản làng với nét bình lặng rất ấm cúng mà nên thơ. Có thể nói đây là một khổ thơ hấp dẫn trong bài Tây Tiến, Quang Dũng chú ý nhiều đến thiên nhiên, và có thể nào khác được ; trong những kỷ niệm về Tây Tiến làm sao tách con người ra khỏi thiên nhiên hùng vĩ và cũng rất nên thơ. . Châu mùa em thơm nếp xôi” HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ THI Câu 1: Trong tập thơ Nhật Ký trong tù nhiều lần vang lên hai chữ “ tự do”. Một mặt, tác giả tập thơ – Hồ Chí Minh – thâm sthisa vô hạn “ Đau khổ. trời” “ Súng ngửi trời”, một cách nói vui, dí dỏm về các đo chiều cao riêng của những người lính. - Có câu thơ như gấp khúc giữa chiều cao đi lên và gấp nét đi xuống. Có câu thơ với nhịp điệu trải. thơ. Có thể nói đây là một khổ thơ hấp dẫn trong bài Tây Tiến, Quang Dũng chú ý nhiều đến thi n nhiên, và có thể nào khác được ; trong những kỷ niệm về Tây Tiến làm sao tách con người ra khỏi thi n