1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN THCS

70 9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 7,28 MB

Nội dung

Tài liệu Hướng dẫn học KHTN 9 Mô hình trường học mới Định hướng phát triển giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Mỗi phần chủ đề gồm các mục được thiết kế thống nhấtI. Hoạt động khởi độngII. Hoạt động hình thành kiến thức mớiIII. Hoạt động luyện tập IV. Hoạt động ứng dụng V. Hoạt động mở rộng, trãi nghiêm sáng tạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SÁCH THỬ NGHIỆM) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM LỜI NĨI ĐẦU Mơ hình trường học cấp trung học sở Bộ Giáo dục Đào tạo triển khai thực nghiệm lớp từ năm học 2014 2015 với mục tiêu đổi đồng hoạt động sư phạm nhà trường; bảo đảm cho học sinh tự quản, tự tin học tập, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ qua tự học hoạt động tập thể; phù hợp với mục tiêu đổi điều kiện lực đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục hầu hết trường học Việt Nam; đồng thời có giải pháp thu hút gia đình cộng đồng tích cực tham gia nhà trường thực chức giáo dục Thay cho sách giáo khoa hành, học sinh học theo mơ hình trường học sử dụng sách Hướng dẫn học thiết kế dựa chương trình giáo dục phổ thơng hành theo định hướng tích hợp Bộ sách gồm mơn học: Tốn, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (tích hợp Vật lí, Hóa học, Sinh học); Khoa học xã hội (tích hợp Lịch sử, Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Hoạt động giáo dục (tích hợp Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật) Mỗi học sách Hướng dẫn học biên soạn theo chủ đề tích hợp để tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực học sinh theo phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực với hoạt động: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi, mở rộng Hoạt động học học sinh học cần thực cách linh hoạt lớp, ngồi lớp, nhà cộng đồng Các hoạt động học học sinh tổ chức lớp, với hoạt động học ngồi lớp học tạo thành chuỗi hoạt động học theo tiến trình sư phạm phương pháp dạy học tích cực sử dụng Hoạt động Vận dụng Tìm tòi, mở rộng hoạt động chủ yếu giao cho học sinh thực ngồi lớp học, không tổ chức dạy học hòan toàn lớp Vì nội dung hoạt động tài liệu Hướng dẫn học cung cấp thông tin bổ sung;

Trang 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN HƯỚNG DẪN HỌC

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(SÁCH THỬ NGHIỆM)

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình Trường học mới sử dụng sách

Hướng dẫn học, được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng

chương trình giáo dục phổ thông mới Bộ sách gồm 8 môn học : Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học,

Hoạt động giáo dục (Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật) Mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học được biên

soạn trên cơ sở sắp xếp lại nội dung sách giáo khoa hiện hành, giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn

đề để có thể tổ chức dạy học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực Từ vấn

đề cần giải quyết đặt ra ở hoạt động “Khởi động”, học sinh có nhu cầu “Hình thành kiến thức” để giải quyết vấn đề ; “Luyện tập” để thông hiểu và phát triển các kĩ năng; “Vận dụng” vào thực tiễn và

“Tìm tòi mở rộng” Mỗi hoạt động học của học sinh được thiết kế theo một kĩ thuật dạy học tích cực Khi tổ chức dạy học trên thực tế, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo : Cần linh hoạt, chủ động thay đổi tình huống/câu hỏi/lệnh/nhiệm vụ học tập trong hoạt động “Khởi động” phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường, đảm

bảo gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh (kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo) ; Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành trong hoạt động “Hình thành kiến thức” (kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng) ; Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được trong hoạt động “Luyện tập” (kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tìnhhuống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng” ; Đối với hoạt động “Vận dụng” và

“Tìm tòi mở rộng”, cần tập trung giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương ; khuyến khích học

sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học (các hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện ; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp).

Khi tổ chức dạy học, cần lưu ý rằng việc chia nhóm phải linh hoạt, tùy theo nội dung bài học, điều kiện lớp học và cơ sở vật chất, đảm bảo tất cả học sinh được hoạt động học tích cực, tự lực, hiệu quả ; không nhất thiết phải chia nhóm ở tất cả các bài học Trong trường hợp phòng học không

đủ diện tích để bố trí cho học sinh ngồi học theo nhóm, có thể bố trí học sinh ngồi như lớp học truyền thống để thực hiện các bài học với các hình thức hoạt động học cá nhân, cặp đôi, toàn lớp.

Trong quá trình biên soạn và triển khai thử nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản hồi và

đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không thể tránh khỏi những điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung Các tác giả bộ sách trân trọng cảm

ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.

CÁC TÁC GIẢ

Trang 3

Chủ đề 1 KIM LOẠI

SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Phần 1 HOÁ HỌC

Trang 4

Bài 1 TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

Hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại mà em biết, đồng thời đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó

I - TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

1 Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau :

Mục tiêu

– Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại

– Nêu được dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại

– Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại

– Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước

và với dung dịch muối

– Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại

Trang 5

STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng

1 Nghiên cứu tính

dẻo của kim loại

– Dùng búa đập một đoạn dây nhôm/

Câu hỏi :

Qua các thí nghiệm trên, em có thể kiểm chứng được tính chất vật lí nào của kim loại ?

2 Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Kim loại có tính dẻo Do có tính dẻo nên kim loại có thể được rèn, kéo sợi, dát

mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau

Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau Au, Ag, Al, Cu là các kim loại có tính dẻo cao Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng đến mức ánh sáng

có thể xuyên qua, hoặc có thể dát được những lá nhôm mỏng như tờ giấy dùng

để gói bánh kẹo,

Kim loại có tính dẫn điện Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác

nhau Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe, Người ta chủ yếu sử dụng Cu, Al làm dây dẫn điện vì chúng dẫn điện tốt và có giá thành rẻ hơn so với Ag, Au

Chú ý : Không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp vỏ bọc

cách điện để tránh bị điện giật, hoặc cháy do chập điện,

Kim loại có tính dẫn nhiệt Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác

nhau Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt Do có tính dẫn nhiệt

và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được sử dụng để làm đồ dùng nấu ăn

Kim loại có ánh kim : Quan sát đồ trang sức bằng vàng, bạc ta thấy trên bề

mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp Các kim loại khác như đồng, nhôm, sắt, thiếc, cũng có vẻ sáng lấp lánh tương tự Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác

Trang 6

Câu hỏi :

1 Kim loại có các tính chất vật lí nào ?

2 Dựa vào các tính chất vật lí khác nhau của kim loại, em hãy nêu ứng dụng

của một số kim loại trong đời sống và sản xuất

II - TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

– Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau :

TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng – Giải thích

1 Phản ứng của

kim loại với phi

kim

a) Phản ứng của

kim loại với oxi

Lấy một sợi dây phanh xe đạp/ xe máy (thép) cuộn một đầu thành hình lò so, bao quanh một mẩu diêm/mẩu than nhỏ đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn

Khi thấy chỉ còn tàn đỏ, đưa nhanh vào lọ có chứa oxi (Hình 1.1).

Hình 1.1 Đốt sắt trong lọ chứa oxi

(có lớp nước ở đáy lọ) b) Phản ứng của

kim loại với phi

kim khác

Lấy một mẩu nhỏ natri (bằng hạt đậu xanh), dùng giấy lọc thấm hết lớp dầu phía ngoài Để mẩu natri vào muỗng sắt, nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi natri nóng chảy hoàn toàn rồi đưa vào bình chứa khí clo (dưới đáy bình có chứa một lớp cát)

Trang 7

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi :

Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt ) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit kim loại (thường là oxit bazơ)

Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối

Nhiều kim loại (trừ Cu, Ag, Au ) phản ứng với dung dịch axit (HCl, H2SO4

loãng ) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

Các kim loại như Al, Zn, tác dụng với dung dịch muối như CuSO4, AgNO3, tạo thành muối nhôm, muối kẽm, và giải phóng các kim loại Cu, Ag, Người ta nói rằng Al, Zn, hoạt động hoá học mạnh hơn Cu, Ag, vì Al, Zn, đẩy được

Cu, Ag ra khỏi dung dịch muối của chúng Như vậy kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới

Câu hỏi :

Nêu tính chất hoá học của kim loại, mỗi tính chất viết một phương trình hoá học để minh hoạ

III - DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

1 Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ?

– Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau :

1 Lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống nghiệm (1)

khoảng 2 ml dung dịch CuSO 4 , ống nghiệm (2)

khoảng 2 ml dung dịch ZnSO 4 Sau đó cho mẩu

dây kẽm/lá kẽm vào ống nghiệm (1), cho mẩu

dây đồng/lá đồng vào ống nghiệm (2).

2 Lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống nghiệm (1)

khoảng 2 ml dung dịch AgNO 3 , ống nghiệm (2)

khoảng 2 ml dung dịch CuSO 4 Sau đó cho mẩu

dây đồng/lá đồng vào ống nghiệm (1), cho mẩu

dây bạc vào ống nghiệm (2).

3 Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa khoảng

2 ml dung dịch HCl Cho vào ống nghiệm (1) một

mẩu dây kẽm/lá kẽm, ống nghiệm (2) một mẩu

dây đồng/lá đồng.

Trang 8

4 Lấy 2 cốc thuỷ tinh (loại 100 ml), cho vào mỗi

cốc khoảng 50 ml nước cất, nhỏ thêm vài giọt

phenolphtalein vào mỗi cốc Cho mẩu natri nhỏ

(bằng hạt đậu xanh) vào cốc (1), cho mẩu kẽm/

viên kẽm vào cốc (2).

Câu hỏi :

– Từ thí nghiệm 1, hãy so sánh mức độ hoạt động hoá học của Zn và Cu ; – Từ thí nghiệm 2, hãy so sánh mức độ hoạt động hoá học của Cu và Ag ; – Từ thí nghiệm 3, hãy so sánh mức độ hoạt động hoá học của Zn, H và Cu ; – Từ thí nghiệm 4, hãy so sánh mức độ hoạt động hoá học của Na và Zn

Từ đó, hãy sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học của Cu,

Ag, Na, Zn, H

Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy

theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học của chúng và gọi là dãy hoạt động hoá học của kim loại

Sau đây là dãy hoạt động hoá học của một số kim loại :

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

2 Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ?

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi.

Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết :

1 Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái qua phải

2 Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng hiđro

3 Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4

loãng ) tạo thành muối và giải phóng hiđro

4 Kim loại đứng trước (trừ Na, K ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối

Câu hỏi :

1 Kim loại Al có tác dụng được với dung dịch CuSO4 không ? Vì sao ?

2 Kim loại Ag có tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng không ? Vì sao ?

Trang 9

1. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

2 Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn (bền ; nhẹ ; dây điện ;

đồ trang sức ; nhôm, ánh kim) điền vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Đồng và nhôm được dùng làm là do dẫn điện tốt

b) được dùng làm đồ dùng nấu ăn (ấm, nồi, ) là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt

c) Vàng, bạc được dùng làm vì bền trong không khí và có rất đẹp

d) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do và

3 Viết các PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có) :a) + → MgO

b) + → FeS

c) Al + HCl → +

d) + → FeSO4 + Cu

e) K + H2O → +

4. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các kim loại :

Zn, Al, Cu tác dụng với : a) O2 (to) ; b) Cl2 (to) ; c) Dung dịch H2SO4 loãng ; d) Dung dịch FeSO4

5 Hãy giải thích tại sao các kim loại K, Na, Ca, khi tác dụng với dung dịch

muối lại không đẩy các kim loại đứng sau chúng ra khỏi dung dịch muối?

6 Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch CuSO4 nói trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng

7 Một hỗn hợp X ở dạng bột gồm Cu và Zn Để xác định phần trăm khối lượng

của mỗi kim loại trong X, người ta lấy 5,25 gam X cho tác dụng với dung dịch

H2SO4 loãng, dư, thấy có 1,12 lít khí thoát ra (ở đktc)

Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu

Trang 10

Ghi nhớ

1 Tính chất vật lí của kim loại :

Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim

2 Tính chất hoá học của kim loại :

– Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt, ) đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit Ở nhiệt độ cao, kim loại tác dụng với nhiều phi kim khác tạo thành muối

– Nhiều kim loại (trừ Cu, Ag, Au ) tác dụng với dung dịch axit (HCl,

H2SO4 loãng ) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

– Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới

3 Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại

– K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

– Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại

4 Ứng dụng của kim loại

Căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại người ta sử dụng kim loại trong đời sống và sản xuất

1 Hãy kể tên các kim loại được dùng làm vật liệu để chế tạo các vật dụng trong gia đình em và một số vật dụng trong đời sống, sản xuất Tại sao chúng lại được sử dụng để làm các vật dụng đó ?

2 Cần phải lưu ý gì khi cắm phích điện vào ổ điện hoặc khi thấy dây dẫn điện của các vật dụng bị hở lớp lõi kim loại phía trong ?

Trang 11

Hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet và cho biết kim loại nào được dùng làm dây tóc của bóng đèn sợi đốt (hình 1.2) Tại sao ?

Hình 1.2 Bóng đèn sợi đốt

Dây tóc

Tại sao ngày nay người ta lại ít sử dụng bóng đèn sợt đốt mà chủ yếu dùng bóng đèn huỳnh quang (đèn tuýp, đèn compact) ?

Trang 12

Hình 2.1

Câu hỏi :

1 Kim loại nào được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng/ phương tiện

trên ? Tại sao ?

2 Nêu các tính chất vật lí và tính chất hoá học mà em biết về kim loại đó.

Trang 13

I - TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi :

Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, khối lượng riêng là 2,7 g/cm3

(các kim loại có khối lượng riêng < 5 g/cm3 là các kim loại nhẹ), nóng chảy ở

660oC; nhôm dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ dẫn điện của nhôm bằng 2/3 độ dẫn điện của đồng Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi

Câu hỏi :

Tại sao các vật liệu từ nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống như làm các vật dụng đun nấu, dây dẫn điện, chế tạo máy bay, ?

II - TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

– Hãy dự đoán các tính chất hoá học của nhôm Giải thích.

– Tiến hành thí nghiệm hoặc đọc thông tin mô tả thí nghiệm và ghi kết quả theo

nhôm với oxi

Rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn (Hình 2.2)

Hình 2.2 Đốt bột nhôm trong không khí

Trang 14

b) Phản ứng của

nhôm với phi kim

khác

Vo tròn mảnh giấy nhôm (có thể dùng giấy nhôm gói bánh kẹo, thực phẩm để thay thế) sau đó thả vào cốc thủy tinh

có chứa sẵn một ít brom lỏng (Hình 2.3)

Hình 2.3 Nhôm phản ứng với

brom

Sau một vài phút, phản ứng bắt đầu xảy ra mãnh liệt, có nhiều tia lửa bắn ra, brom sôi mạnh và bốc hơi màu đỏ nâu, do brom lỏng phản ứng mạnh với nhôm

ở điều kiện thường, phản ứng toả nhiệt mạnh.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau :

Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại

Khi nung nóng nhôm tác dụng mạnh với oxi, tạo thành nhôm oxit, phản ứng toả nhiệt lớn Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng, mịn và bền chắc Lớp oxit này bảo vệ nhôm và các đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước

Nhôm cũng tác dụng được với nhiều phi kim khác như lưu huỳnh, clo, brom tạo thành muối

Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối nhôm và giải phóng khí hiđro Điều chú ý là nhôm không tác dụng với

Trang 15

H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội Vì vậy người ta nói rằng nhôm thụ động với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của kim loại hoạt động hoá học yếu hơn, tạo thành muối nhôm và kim loại mới

Nhôm còn phản ứng được với các dung dịch kiềm như : NaOH, KOH, Ba(OH)2 tạo thành muối NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2, và giải phóng khí hiđro

Câu hỏi :

Nêu tính chất hoá học của nhôm, mỗi tính chất viết một PTHH để minh họa

III - ỨNG DỤNG

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi :

Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống như : đồ dùng gia đình (xoong, nồi ), dây dẫn điện, vật liệu xây dựng (cửa nhôm ) Đuyra (hợp kim của nhôm với đồng và một số nguyên tố khác như mangan, sắt, silic) nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ

Câu hỏi :

Nêu các ứng dụng chủ yếu của nhôm

IV - SẢN XUẤT NHÔM

Đọc thông tin (*) 1 và trả lời các câu hỏi :

Trong tự nhiên, nhôm tồn tại dưới dạng oxit và muối

Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit (có thành phần chủ yếu là Al2O3)

Từ quặng bôxit, người ta phải tiến hành loại bỏ các tạp chất lẫn trong Al2O3, sau đó trộn thêm với criolit (3NaF.AlF3) để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của

Al2O3, rồi tiến hành điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit, thu được nhôm và oxi :

2Al2O3 Điện phân nóng chảy

Criolit 4Al + 3O2

Câu hỏi :

1 Trong tự nhiên, nhôm tồn tại dưới dạng những loại hợp chất nào ?

(*) Xem bài 3

Trang 16

2 Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là gì ?

3 Tại sao trong quá trình sản xuất nhôm từ nhôm oxit, người ta lại trộn thêm

criolit (3NaF.AlF3) vào nhôm oxit ?

1. Hãy nêu các ứng dụng của nhôm/hợp kim nhôm trong công nghiệp và đời sống Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của nhôm ?

2 Lần lượt cho dây nhôm vào từng ống nghiệm chứa các dung dịch sau :

a) MgSO4 ; b) CuSO4 ; c) AgNO3 ; d) HCl

Nêu hiện tượng xảy ra Giải thích và viết PTHH (nếu có)

3 Có 2 lọ mất nhãn đựng riêng biệt bột nhôm và bột magie Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt 2 lọ hoá chất nói trên Giải thích và viết PTHH

4 Dung dịch muối AlCl3 bị lẫn tạp chất là CuCl2 Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm (tức loại bỏ tạp chất CuCl2 ra khỏi dung dịch AlCl3) ?

Giải thích và viết PTHH

5. Hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và Mg Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong A, người ta lấy 0,78 gam A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng Sau phản ứng thu được 672 ml khí H2 (ở đktc).Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A nói trên

6 Một loại quặng bôxit chứa 48,5% Al2O3 Từ 1 tấn quặng bôxit nói trên có thể điều chế được bao nhiêu kilogam nhôm ? (Biết hiệu suất của quá trình điều chế

là 90%)

Ghi nhớ

1 Nhôm là kim loại nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

2 Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại như : tác dụng với phi

kim, dung dịch axit (trừ H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội), dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm

Trang 17

3 Nhôm và hợp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và

2 Tại sao không nên dùng các đồ vật bằng nhôm (xô, chậu, xoong, nồi )

để đựng vôi, nước vôi, vữa xây dựng hoặc muối dưa, muối cà ?

Hãy tìm hiểu trong sách, báo, tài liệu, Internet và cho biết ở nước ta quặng boxit có ở đâu ? Trữ lượng bao nhiêu ? Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bôxit cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào ?

Trang 18

Bài 3 SẮT HỢP KIM SẮT : GANG THÉP

Quan sát hình 3.1 và trả lời các câu hỏi sau :

Mục tiêu

– Nêu được : Tính chất vật lí, tính chất hoá học của sắt ; Sắt là kim loại có nhiều hoá trị ; Thành phần chính của gang và thép ; Sơ lược

về phương pháp luyện gang và thép

– Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của sắt

– Phân biệt được sắt và kim loại khác (nhôm, magie ) bằng phương pháp hoá học

– Giải được các bài tập tính thành phần phần trăm về khối lượng của sắt trong hỗn hợp ; các bài tập tính khối lượng sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng

a)

c)

b)

d) Hình 3.1

Trang 19

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi :

Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm Sắt dẻo nên dễ rèn Sắt có tính nhiễm từ (sắt bị nam châm hút) Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng bằng 7,86 g/cm3, nóng chảy ở 1539oC

Câu hỏi : Sắt có những tính chất vật lí gì ?

2 Tính chất hoá học

– Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau :

TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng – Giải thích

1 Tác dụng với phi

kim

Lấy một sợi dây phanh xe đạp/

xe máy cuộn một đầu thành hình lò xo, nung nóng đỏ đầu

lò xo trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa nhanh vào lọ có chứa clo (Hình 3.2).

Hình 3.2 Đốt sắt trong khí clo

(có lớp cát mỏng ở đáy bình)

Trang 20

2 Tác dụng với

dung dịch axit

Cho một mẩu dây sắt vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml dung dịch HCl/H2SO 4 loãng

3 Tác dụng với

dung dịch muối

Cho một mẩu dây sắt vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml dung dịch CuSO 4 /CuCl 2

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau :

Sắt có những tính chất hoá học chung của kim loại

Khi nung nóng đỏ, sắt cháy trong oxi, tạo thành oxit sắt từ, phản ứng toả nhiệt mạnh Ở nhiệt độ cao, sắt cũng tác dụng với nhiều phi kim khác tạo thành muối Khi sắt tác dụng với các phi kim hoạt động hoá học mạnh như clo, brom tạo thành muối sắt(III), khi sắt tác dụng với các phi kim hoạt động hoá học yếu hơn như lưu huỳnh, iot tạo thành muối sắt(II)

Sắt tác dụng với các dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt(II) và giải phóng khí hiđro Sắt không tác dụng (sắt thụ động) với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội

Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn, tạo thành muối sắt và kim loại mới Ví dụ, sắt tác dụng với dung dịch CuSO4, tạo thành muối FeSO4 và kim loại Cu

Câu hỏi :

1 Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên.

2 Nêu tính chất hoá học của sắt, mỗi tính chất viết một PTHH để minh họa.

II - HỢP KIM SẮT : GANG, THÉP

1 Hợp kim của sắt

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau :

Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều

kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim Ví dụ, đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm (chứa từ 18 – 40 % kẽm về khối lượng), được dùng làm ống tản nhiệt, vòi nước, tay nắm cửa

Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%, ngoài ra, trong gang còn lượng nhỏ một số các nguyên tố khác như Si, Mn, S

Trang 21

Gang cứng và giòn hơn sắt.

Gang được chia làm 2 loại là gang trắng và gang xám Gang xám dùng để đúc

bệ máy, ống dẫn nước Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám, có màu sáng hơn gang xám, cứng và giòn hơn gang xám Gang trắng dùng để luyện thép Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%

Thép có nhiều tính chất vật lí và tính chất hoá học rất quý mà sắt không có được, ví dụ như : đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn

Thép dùng để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động Đặc biệt thép được dùng làm vật liệu xây dựng, dùng để chế tạo ra các phương tiện giao thông, vận tải (tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, xe máy, xe đạp )

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi :

* Nguyên liệu sản xuất gang gồm :

– Quặng sắt trong tự nhiên (có thành

phần chủ yếu là các oxit sắt) gồm quặng

manhetit (chứa Fe3O4) và hematit (chứa

Fe2O3)

– Than cốc, không khí giàu oxi và một

số chất phụ gia khác như đá vôi (chứa

CaCO3),

* Nguyên tắc sản xuất gang : Dùng

cacbon oxit CO khử oxit sắt ở nhiệt độ

cao trong lò luyện kim (lò cao)

* Quá trình sản xuất gang trong lò cao

Trang 22

– Quặng sắt, than cốc, đá vôi có kích thước vừa phải được đưa vào lò cao qua

miệng lò ở phía trên và xếp thành từng lớp xen kẽ nhau Không khí nóng được thổi từ hai bên lò, từ dưới lên

– Ở nhiệt độ cao, than cốc tác dụng với oxi tạo thành khí CO2, sau đó tác dụng với khí CO2 tạo thành khí CO :

C + O2 t o CO2

C + CO2 t o 2CO

– Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt :

3CO + Fe2O3 t o cao 2Fe + 3CO2

Một số oxit khác có trong quặng như MnO2, SiO2… cũng bị khử tạo thành các đơn chất Mn, Si…

Sắt nóng chảy hoà tan một lượng nhỏ cacbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng chảy xuống nồi lò và được đưa ra ngoài qua cửa tháo gang

– Đá vôi bị phân huỷ thành CaO CaO kết hợp với các oxit SiO2, có trong quặng tạo thành xỉ Ví dụ :

CaO + SiO2 t o CaSiO3

Xỉ nhẹ nổi lên trên bề mặt gang lỏng và được đưa ra ngoài qua cửa tháo xỉ.Khí tạo thành trong lò cao được thoát ra ở phía trên gần miệng lò

Câu hỏi :

1 Cho biết các nguyên liệu dùng để sản xuất gang.

2 Nêu nguyên tắc sản xuất gang

Trang 23

1 Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất thép là gì ?

2 Nêu nguyên tắc luyện gang thành thép

1 Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho kim loại sắt

vào các dung dịch sau :

a) Cu (NO3)2 ; b) H2SO4 ; c) H2SO4 đặc, nguội ; d) ZnSO4

2 Viết PTHH theo các dãy chuyển đổi sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).

3 Bằng phương pháp hoá học, hãy trình bày cách phân biệt 3 kim loại riêng

biệt sau : bạc, nhôm, sắt Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có)

(Các dụng cụ, hoá chất cần thiết coi như có đủ)

4 Nêu ứng dụng của gang và thép

5 Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang

Viết PTHH xảy ra và tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng

Trang 24

Ghi nhớ

1 Tính chất vật lí của sắt: Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo,

dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm Sắt có tính nhiễm từ

2 Tính chất hoá học của sắt:

Sắt có những tính chất hoá học của kim loại như: tác dụng với phi kim, dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (trừ H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội), dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn

Sắt là kim loại có nhiều hoá trị

3 Hợp kim của sắt : Gang, thép

– Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon

chiếm từ 2 – 5%, ngoài ra còn lượng nhỏ một số các nguyên tố khác như Si,

Mn, S

Gang được luyện trong lò cao bằng cách dùng khí CO khử oxit sắt

– Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong

đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%

Thép được luyện trong lò luyện thép bằng cách oxi hoá một số nguyên

tố có trong gang như C, Mn, Si, S, P

Hãy kể tên các vật dụng được làm bằng gang, thép mà em biết Làm thế nào

để bảo vệ các vật dụng đó được bền hơn ?

Hãy tìm hiểu và cho biết ở nước ta quặng sắt có ở những khu vực nào ? Quá trình sản xuất gang, thép có thể ảnh hưởng như thế nào tới môi trường ? Em hãy

đề xuất các biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần nơi sản xuất gang, thép

Trang 25

Chủ đề 2 DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Phần 2 VẬT LÍ

Trang 26

Bài 7 CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU TRONG ĐOẠN MẠCH

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Hai bóng đèn như nhau, được lắp ở hai mạch điện khác nhau, một bóng đèn sáng hơn bóng đèn kia Tác dụng của dòng điện chạy qua bóng đèn sáng hơn là mạnh hơn tác dụng của dòng điện chạy qua bóng đèn tối hơn

Tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu ở bóng đèn có liên quan như thế nào tới dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng qua dây tóc của bóng đèn ? Tại sao như vậy ?

Mục tiêu

– Nêu được ý nghĩa vật lí của khái niệm cường độ dòng điện, điện trở, hiểu biết ban đầu về hiệu điện thế và kí hiệu, đơn vị của các đại lượng vật lí này

– Nêu tên, nhận biết được ampe kế và vôn kế Biết cách và có kĩ năng sử dụng ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với mạch điện một chiều

– Phát triển kĩ năng thực nghiệm vật lí

– Vận dụng kiến thức vào giải thích những hiện tượng thực tiễn

Trang 27

I - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

1 Tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện

Điền các từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn sau :

Tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu liên quan đến dòng các êlectron

tự do dịch chuyển có hướng ở mạch điện hay

Sở dĩ như vậy vì : Bản chất dòng điện trong dây dẫn kim loại là

Các nghiên cứu khoa học đã kiểm chứng và cho thấy : Tác dụng của dòng điện chạy trong dây dẫn mạnh hay yếu là do dòng các êlectron tự do dịch chuyển

có hướng ở mạch điện lớn hay nhỏ

Nói một cách chính xác : Tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện trong dây dẫn kim loại phụ thuộc vào số lượng các êlectron chuyển động qua tiết diện dây dẫn trong một đơn vị thời gian Số êlectron này càng lớn thì tác dụng của dòng điện càng mạnh

2 Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là một đại lượng vật lí, đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của dòng điện, phụ thuộc vào số lượng các eelectron chuyển động qua tiết diện dây dẫn trong một đơn vị thời gian, được kí hiệu là I

1 A là dòng điện có 6,242.1018 êlectron chạy qua tiết diện thẳng dây dẫn trong 1 s

Hiện tượng hai bóng đèn như nhau nhưng mắc ở hai mạch điện khác nhau, cho độ sáng khác nhau là do cường độ dòng điện chạy qua hai bóng đèn khác nhau

Bảng 7.1 cho biết độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua một số dụng cụ điện thường gặp trong gia đình

Trang 28

Bảng 7.1

1 Bóng đèn bút thử điện Từ 0,001 mA tới 3 mA

3 Bóng đèn dây tóc (đèn pin, đèn xe máy) Từ 0,1 A tới 1 A

3 Ampe kế

a) Công dụng : Ampe kế là dụng cụ được sử dụng để đo cường độ dòng điện

Kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện là A

b) Cấu tạo, sử dụng

Cấu tạo bên ngoài của ampe kế được mô tả ở hình 17.1

Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (hoặc mA) là ampe kế (hoặc miliampe kế) dùng để đo các dòng điện có cường độ tương ứng cỡ ampe (hoặc miliampe)

Để đo cường độ dòng điện, tiến hành tuần tự theo các bước sau :

– Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cường độ dòng điện cần đo

Hình 7.1

Độ chia nhỏ nhất Giới hạn đo Thang đo Kim chỉ thị

Gương

Núm điều chỉnh kim về số 0

Chốt (-) Chốt (+)

Trang 29

Hình 7.2

– Điều chỉnh kim ampe kế về vị trí số 0

– Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K (để ở vị trí mở), chốt (–) của ampe kế nối với một đầu của dụng cụ điện, đầu kia của dụng cụ điện được nối với cực (–) của nguồn (Hình 7.2)

– Đóng khóa K, đọc giá trị cường độ dòng điện khi kim đứng yên và kim trùng với ảnh của nó qua gương

II - HIỆU ĐIỆN THẾ

Hai mạch điện được mắc bóng đèn như nhau có điểm gì khác nhau mà lại cho các dòng điện có cường độ khác nhau đi qua bóng đèn ?

1 Thí nghiệm

Dụng cụ : Máy phát tĩnh điện Van de Graaff hoặc dụng cụ có chức năng

tương tự ; các dây dẫn, khóa K, miliampe kế

Quan sát thí nghiệm :

Hình 7.3

Dùng máy phát tĩnh điện

Van de Graaff hoặc dụng cụ có

chức năng tương tự để tích điện

dương cho vật dẫn Sử dụng các

dây dẫn nối vật dẫn được tích

điện qua miliampe kế, tới khoá

K rồi nối đất (ví dụ vòi nước nối

ống nước làm bằng kim loại)

(Hình 7.3) Đóng khóa K thấy

kim của miliampe kế chỉ một giá

trị nào đó

Trang 30

Phân tích và rút ra nhận xét

Hãy điền các cụm từ sự khác biệt, dòng điện, đất, vật dẫn vào các vị trí thích hợp

của đoạn văn sau :

Vật dẫn tích điện dương, đất tích âm Như vậy có về điện giữa vật dẫn và đất Kim của miliampe kế chỉ một giá trị nào đó chứng tỏ giữa vật dẫn và đất có chạy qua Dòng điện này là các dòng êlectron chuyển động theo dây dẫn từ đến Dòng điện có chiều từ đến

2 Khái niệm hiệu điện thế

Trong thí nghiệm trên, sự khác biệt về điện giữa vật dẫn và đất là nguyên nhân tạo ra dòng các electrôn chuyển động Người ta nói rằng tồn tại một hiệu điện thế

giữa vật dẫn và đất

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế Khi nối một bóng đèn hay dụng cụ điện với hai đầu một nguồn điện, xuất hiện dòng điện chạy qua bóng đèn, dụng cụ điện Giữa hai đầu bóng đèn, dụng cụ điện hay giữa hai vị trí bất kì trên mạch điện khi có dòng điện chạy qua đều tồn tại một hiệu điện thế

Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V Đối với các hiệu điện thế nhỏ hơn hay lớn hơn người ta sử dụng đơn vị milivôn (1 mV = 0,001 V) hay kilôvôn (1 kV = 1000 V)

Hai cực của các loại pin, acquy khác nhau có các hiệu điện thế khác nhau, nhưng được trình bày ở bảng 7.2

Trang 31

3 Cách tăng giảm cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch điện cho trước

Sử dụng thí nghiệm có mạch điện như hình 7.2 Quan sát số chỉ ampe kế mỗi khi thay đổi nguồn điện có hiệu điện thế khác nhau

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành kết luận

Để tăng hay giảm chạy qua dây dẫn (cho trước) thì cần hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Điểm khác nhau giữa hai mạch điện để khi mắc hai bóng đèn như nhau vào mạch điện lại cho các dòng điện có cường độ khác nhau là giữa hai đầu đoạn mạch Đoạn mạch có hiệu điện thế sẽ cho dòng điện có cường độ chạy qua bóng đèn

4 Vôn kế

a) Công dụng : Vôn kế là dụng cụ được sử dụng để đo hiệu điện thế Kí hiệu

vôn kế trong sơ đồ mạch điện là : V

b) Cấu tạo, sử dụng

Cấu tạo bên ngoài của

vôn kế được mô tả ở hình 7.4

Trên mặt vôn kế có ghi

Độ chia nhỏ nhất Giới hạn đo Thang đo Chốt (–) Chốt (+)

Núm điều chỉnh kim về số 0

ứng cỡ vôn (hoặc milivôn)

Các bước đo hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện khi mạch hở :

– Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị hiệu điện thế cần đo

– Điều chỉnh kim ampe kế về vị trí số 0

– Mắc vôn kế song song với nguồn điện cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K (để ở vị trí mở), chốt (–) của vôn kế nối với cực (–) của nguồn (Hình 7.5a)

– Đóng khóa K, đọc giá trị hiệu điện thế khi kim đứng yên và kim trùng với ảnh của nó qua gương

Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện trong một mạch điện kín, tiến hành tuần tự theo các bước trên nhưng cần mắc mạch điện như ở hình 7.5b

Trang 32

1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

a) Đối với một dây dẫn xác định

Trang 33

-Chốt (+) của các dụng cụ đo điện trong sơ đồ phải được mắc vào cực nào điểm A hay điểm B của nguồn điện ?

Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.6

Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu, vẽ đồ thị

Đo cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn và ghi các giá trị đo được vào bảng 7.3

Bảng 7.3 (đối với dây dẫn 1)

Phân tích số liệu, đồ thị, trả lời câu hỏi

Phân tích số liệu, đồ thị và điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn sau :Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn ……… với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó Mối quan hệ này được biểu diễn bằng biểu thức toán học : I = …U

Hãy cho biết : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với một đoạn dây dẫn là một đường thẳng có đi qua gốc tọa độ (U = 0, I = 0) không ?

b) Đối với các dây dẫn khác

Liệu đối với dây dẫn khác, tồn tại quy luật giống và khác gì quy luật đối với dây dẫn đã khảo sát ?

Tiến hành thí nghiệm, vẽ đồ thị đối với các dây dẫn khác (tương tự như

đối với dây dẫn đã nghiên cứu)

Đo cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn 2 và dây dẫn 3 và ghi các giá trị đo được vào bảng (tương tự như bảng 7.1)

Trang 34

Từ số liệu ở các bảng đối với từng dây dẫn 2 và dây dẫn 3, vẽ đồ thị I = I(U) đối với từng dây dẫn.

Phân tích số liệu, đồ thị, trả lời câu hỏi

Phân tích số liệu, đồ thị và điền những từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn sau :

Cường độ dòng điện chạy qua mọi dây dẫn đều với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó, nhưng hệ số tỉ lệ k có giá trị Hãy cho biết : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với mỗi đoạn dây dẫn là một đường thẳng có đi qua gốc tọa độ (U = 0, I = 0) không ?

I đối với từng dây dẫn và với các dây dẫn khác nhau.

b) Khái niệm điện trở

Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn sau :

Điện trở R là một đại lượng vật lí Ở biểu thức R = U I , nếu U tính bằng vôn,

I tính bằng ampe, thì R tính bằng ôm (kí hiệu là Ω) Đối với các điện trở lớn hơn người ta sử dụng đơn vị kilôôm (kΩ), (1 kΩ = 1000 Ω) hay mêgaôm (MΩ), (1 MΩ = 1000000 Ω)

Trong sơ đồ mạch điện, điện trở được kí hiệu bằng các biểu tượng sau :

hoặc

Trang 35

1 Nêu ý nghĩa vật lí của khái niệm cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở ;

kí hiệu, đơn vị của các đại lượng vật lí này

2 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 7.7 Nếu công tắc K đóng thì đèn sáng Hỏi khi công tắc K ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế khác 0 ?

Hình 7.7

AA

Ngày đăng: 03/09/2017, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w