1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn tự NHIÊN xã hội lớp 2 THEO VNEN

80 1,9K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 6,38 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC DỰ ÁN MƠ HÌNH

TRUONG HOC MO! VIET NAM

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN

Trang 3

.A(AAA(((((((( (((A(AI(IIIAIN( (0 (((( ( ĐT“ (GHI (((/0(00((G201CU0V(00(0((UA(L0I00/000((100110001U0//10016//000/////////00//0 ⁄

2

Phần thứ nhất

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC

MÔN TỰ NHIÊN VA XA HOI LOP 2

Trang 4

I Một số định hướng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội (TNXH) lớp 2 theo mô hình VNEN

Dạy học môn TNXH lớp 2 theo mô hình VNEN cần thực hiện theo các định

hướng sau đây :

1 Quán triệt mục tiêu giáo dục Bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của

chương trình môn TNXH lớp 2 hiện hành Không thay đổi về cấu trúc nội dung,

chỉ có những điều chỉnh nhỏ theo hướng cơ bản, tỉnh giản, thiết thực Cụ thể :

- Về thời lượng : Tổng thời lượng dạy học môn TNXH 2 không thay đôi

Tuy nhiên, mỗi bài học theo mô hình VNEN được thiết kế để dạy trong 2 hoặc 3 tiết nên phải ghép các bài hiện hành vào với nhau Đẻ việc ghép các bài hợp lí và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu Hướng dẫn học TNXH 2 có một số thay đổi so với SGK hiện hành, đó là : tăng thêm Ì tiết cho nội dung ăn uống đầy đủ và

1 tiết cho nội dung cuộc sống xung quanh ; bỏ bớt Ì tiết ở nội dung về thực vật,

động vật và 1 tiết ôn tập ở chủ đề tự nhiên

- Về nội dung : Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS trong đời sống hằng ngày Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của HS, của cộng đồng

2 Tạo điều kiện đây mạnh đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và hình

thức dạy học trên cơ sở tăng cường các HĐ trải nghiệm, thực hành và ứng dụng vào thực tiễn Chú ý tới việc đáp ứng dạy học phân hoa HS (phan hoá về trình độ,

nhịp độ / tốc độ học tập)

3 Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, góp phần hình thành

nhân cách, giá trị cho HS Cụ thể môn TNXH lớp 2 hỗ trợ và gắn bó chặt chẽ với

việc dạy học các môn học khác Từ đó hạn chế những trùng lặp không cần thiết ;

Trang 5

meee ee

4 Thực hiện với những trường/lớp dạy học 2 buôi/ngày Kế thừa kết quả dạy

học đọc, học viết Tiếng Việt do chương trình tăng cường Tiếng Việt của dự án

PEDC đã chuẩn bị cho HS lớp 1 của các trường dạy học thử nghiệm

5 Dam bao thực hiện đúng kế hoạch dạy học môn TNXH lớp 2 như quy định

hiện hành (bồ trí theo tiết học thông thường), thể hiện cụ thể trong bảng sau :

Lú_ mugi

Phe Saree

Tuy nhiên, do môn TNXH lớp 2 theo mô hình VNEN được kết cầu theo bài học,

mỗi bài học có thể gồm 2 hoặc 3 tiết học thông thường (trong đó mỗi tiết học kéo đài từ 35 đến 40 phút), nên tuỳ theo điều kiện cụ thê của lớp học, GV có thể tổ chức

HĐ học tập cho HS trong từng bài học một cách linh hoạt Với những bài học

2 tiết, tiết học đầu tiên (sau 35 đến 40 phút) nên kết thúc ở phần HĐ cơ bản Hï, Mục tiêu và nội dung mòn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

¡ Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Tài liệu #ướng dẫn học TNXH 2 được biên soạn theo nội dung, chương trình

của môn TNXH lớp 2 Vì vậy, tài liệu cũng cần đảm bảo thực hiện các mục tiêu môn TNXH các lớp 1, 2, 3 nói chung và môn TNXH ở lớp 2 nói riêng

Môn TNXH các lớp 1, 2, 3 ở trường tiêu học có mục tiêu giúp HS :

q) Có một sô kiên thức cơ bản, ban đâu về :

— Con người và sức khoẻ : Các giác quan, câu tạo, chức năng của các hệ cơ

quan chính trong cơ thê người, cách giữ vệ sinh cơ thê và phòng tránh bệnh tật, tai nạn thường gặp

— Một sô sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

Trang 6

b) Bước đầu hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng :

Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những

hiệu biệt của mình vê các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

c) Hình thành và phát triển ở HS thái độ và hành vi :

— Ham hiểu biết khoa học

— Có ý thức thực hiện các quy tắc g1ữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình

và cộng đồng

— Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương 2 Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Sau khi học xong môn TNXH lớp 2, HS sẽ :

—- Biết sơ lược về HĐ của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá ở cơ thể người ; phòng chống cong vẹo cột sống ; giữ vệ sinh ăn uống ; phòng nhiễm giun

— Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương ; giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi trên đường

— Biệt cây côi và các con vật có thê sông ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước ;

biệt quan sát bâu trời ban ngày, ban đêm ; có hiệu biệt sơ lược về hình dạng và đặc

điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao

3 Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Hướng dẫn học TNXH 2 được biên soạn theo nội dung chương trình của môn

Trang 7

eee ee

Chủ đề : Con người và sức khoẻ

— Cơ quan vận động : Cơ, xương, khớp xương ; một số cử động vận động ; phòng chống cong vẹo cột sống ; tập thể dục và vận động thường xuyên dé co,

xuong phat trién

— Cơ quan tiêu hoá : Nhận biết trên sơ dé ; vai trò của từng cơ quan trong HĐ

tiêu hoá ; ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun

Chủ đề : Xã hội

— Gia đình : Công việc của các thành viên trong gia đình ; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà ; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc ; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc)

— Truong học : Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ ; cơ sở vật chất của nhà trường ; giữ vệ sinh trường học ; an toàn khi ở trường

~ Huyện hoặc quận nơi đang sống : Cảnh quan thiên nhiên ; nghề chính của

nhân dân ; đường giao thông, phương tiện giao thông, một số biển báo giao thông ;

an tồn giao thơng (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng)

Chủ đề : Tự nhiên

— Thực vật và động vật : Một số cây cối và một số con vật sống trên cạn,

dưới nước

~ Bầu trời ban ngày và ban đêm : Mặt Trời, cách tìm phương hướng bằng

Mặt Trời ; Mặt Trăng và các vì sao

4 Nội dung cụ thể của tài liệu Hướng dẫn học TNXH 2

Khác với SGK TNXH 2 được biên soạn thành 35 bài, mỗi bài có thời lượng 1 tiết học, mỗi bài học trong tài liệu #ướng dẫn học TNXH 2 có thời lượng 2 hoặc 3

tiết học Nội dung dạy học theo Hướng dẫn học TNXH 2 gồm 3 chủ đề, chia thành

14 bài, cụ thể như sau :

Trang 8

Chủ đề : Con người và sức khoẻ

Bai 1 Vi sao chúng ta vận động được ? (2 tiét)

Bài 2 Làm gì để xương và cơ phát trién ? (2 tiét) Bài 3 Thức ăn được tiêu hoá như thế nào ? (2 tiết) Bài 4 Ăn, uống thế nào để cơ thê khoẻ mạnh ? (2 tiết)

Bài 5 Vì sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ ? (2 tiết)

Chủ đề : Xã hội

Bài 6 Gia đình thân yêu của em (2 tiết) Bài 7 Em cần làm gì khi ở nhà ? (2 tiết)

Bài § Trường học của chúng em (2 tiết)

Bài 9 Làm gì để trường học sạch sẽ và an toàn ? (2 tiết)

Bài 10 An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông (2 tiết)

Bài 11 Cuộc sống xung quanh em (2 tiết)

Chủ đề : Tự nhiên

Bài 12 Cây sống ở đâu ? (3 tiết) Bài 13 Loài vật sống ở đâu ? (3 tiết)

Bài 14 Bầu trời ban ngày và ban đêm (2 tiết)

Như vậy so với SGK hiện hành thì tên các bài học ở đây đã thay đổi Hầu hết

các bài học đêu có tên dưới dạng một câu hỏi đề kích thích hứng thú của HS Các bài học còn lại có tên gọi cũng rất gần gũi với các em

Ngoài 14 bài học, còn có 3 tiết ôn tập để HS tự kiểm tra xem các em đã học được những gì từ mỗi chủ đề

Trang 9

ee a 06g

Ill Tài liệu Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 2 theo mô hình VNEN 1 Cấu trúc nội dung

Hướng dẫn học TNXH 2 gồm có 3 chủ đề với 14 bài học Mỗi bài học có thời

lượng 2 hoặc 3 tiết học Như vậy, khác với SGK TNXH 2 là mỗi bài được học

trong 1 tiết học thì ở đây mỗi bài học được học trong 2 hoặc 3 tiết Tổng số tiết học

dành cho các bài học là 32 còn lại 3 tiết dành cho ôn tập để HS tự kiểm tra xem các

em đã học được những gì từ mỗi chủ đề Các bài học được phân phối theo các chủ đề như sau :

Chủ đề : Con người và sức khoẻ gồm 5 bài — 10 tiết Chú đề : Xã hội gồm 6 bài — 13 tiết

Chủ đề : Tự nhiên gồm 3 bài — 9 tiết

Nội dung trong tài liệu /ướng dẫn học TNXH 2 được phát triển từ gần đến xa,

dẫn dắt HS mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học ; từ cuộc

sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn ; từ cây cối, con vật thường gặp

đến Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao

2 Cách trình bày

a) Cach trình bày chung của tài liệu

— Về kích thước của tài liệu :

So với SGK TNXH 2 thì Hướng dẫn học TNXH 2 có kích thước lớn hơn (20 cm x 27 cm) và dày hơn (96 trang)

— Về hệ thống kênh hình và kênh chữ :

Cũng giống như SGK, hệ thống kênh hình của Hướng dẫn học TNXH 2 tất

phong phú và đa dạng với các hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, được ¡n trên nền giấy tốt, thu hút và hấp dẫn HS học tập Kênh hình không đơn thuần có vai trò minh hoạ mà là nguồn thông tin phong phú, sinh động để HS tìm tòi, khám phá

Trang 10

Hệ thống kênh chữ trong Hướng dân học TNXH 2 bao gồm : mục tiêu của bài học,

chi dẫn các HĐ học tập, hệ thống các câu hỏi và các đoạn thông tin, các tình huống học tập để HS đọc và ngẫm nghĩ nhằm phát hiện ra kiến thức của bài học Do là tài liệu hướng dẫn tự học nên so với SGK TNXH 2 thì kênh chữ ở đây nhiều hơn (kênh chữ để hướng dẫn HS tự học, kênh chữ là nguồn thông tin) Tuy nhiên,

kênh chữ được biên soạn với những câu ngắn gon, đễ đọc, dễ hiểu và các tình huống học tập thì rất hap dan

— Về các kí hiệu cho các HĐ :

Ngoài hệ thống tranh, anh, sơ đồ thì kênh hình trong Hướng dẫn học TNXH 2

còn có các hình (kí hiệu) thể hiện hình thức tổ chức HĐ học tập : cả lớp, làm việc

Trang 11

aoe ae ee ee Ue eo

Căn cứ vào những kí hiệu đó, HS chủ động thực hiện các HĐ học tập với sự

giám sát và hỗ trợ của GV ở trên lớp Ngoài ra, Hướng dân học TNXH 2 cũng chú trọng đến các HĐ học tập được thực hiện ở nhà của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ HS và cộng đồng tham gia vào quá trình học tập của các em thông qua viéc giup đỡ, hướng dẫn HS học tập, bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng

yêu cầu học tập của trẻ

b) Cách trình bày từng bài học

Các bài học trong Hướng dân học TNXH 2 đều có một cấu trúc chung bao

gồm các mục : tên, mục tiêu, HĐ cơ bản, HĐ thực hành, HĐ ứng dụng và khung chữ nhắc nhở GV và HS đánh giá kết quả học tập của HS

Tên bài học thường là những câu hỏi (9/14 bài) hoặc những cụm từ có tác dụng kích thích hứng thú, khơi dậy đam mê học tập của các em được ví như “Tiếng chuông gọi các em vào lớp học” Chang han : Bài 1 Ứì sao chúng ta vận

động được ? ; Bài 6 Gia đình thân yêu của em

Mục tiêu của từng bài học được chỉ rõ ngay sau tên của bài học, nhằm giúp các em định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trước khi đi vào các HĐ học

tập cụ thê

Các HD học tập trong mỗi bài học có 3 loại Đó là các HĐ cơ bản ; các HĐ

thực hành và các HĐ ứng dụng

Các hoạt động cơ bản thường bao gồm :

~ HÐ gây hứng thú học tập cho HS khi bắt đầu

vào bài bằng một minh hoạ vui nhộn, một bức tranh

thể hiện nội dung của bài hoặc một câu hỏi, mộtbài l hát ) Chăng hạn trong Bài 10 An toàn khi ẩi trên

các phương tiện giao thông có bức tranh kích thích

hứng thú của HS vào với bài học (hình 1) Hoặc ở

Bài 5 Vì sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ, HS

bắt đầu HĐ bằng việc hát bài hát Thái đáng chê ~ HĐ trải nghiệm hoặc liên hệ với những kiến thức HS đã biết liên quan đến kiến thức mới Đây

thường là các HĐ có tên gọi “Liên hệ thực té” trong

các bài học

2l ÏJ, —

Trang 12

| 5M

- HĐ tự xây dựng kiến thức, ki năng của HS là HĐ trọng tâm, bao gồm một số dang HD như : quan sát đối tượng học tập (mô hình, vật thật, môi trường xung quanh, ) ; khai thác thông tin từ kênh hình hoặc kênh chữ (thường thê hiện trong bong nói của các nhân vật trong bài) của tài liệu ; giải quyết các tình huỗng có vấn

đề - Thông qua các dạng HĐ này kết hợp với trao đổi thông tin trong nhóm và

cả lớp để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng mới qua bài học

— HD cing cố kiến thức HĐÐ này thường tiến hành thông qua bài đọc để củng cô những kiến thức HS đã tự xây dựng và trau đồi thái độ, giá trị liên quan đến nội dung học tập Ví dụ : trong Bài 9 Làm gì để trường học sạch sẽ và an toàn ? HS tiến hành đọc đoạn văn (khung chữ 2a), thảo luận và trả lời câu hỏi liên quan đến đoạn văn (khung chữ 2b)

Trường học xanh — sạch ~ đẹp

Trường học xanh - sạch — đẹp giúp chúng em học tập tốt và vui chơi khoẻ mạnh Chúng em cần tham gia

vào các hoạt động như chăm sóc và bảo vệ cây, giữ

vệ sinh trường, lớp sạch sẽ Ngoài ra, chúng ta cũng

không nên chơi các trò chơi nguy hiểm để trường học

luôn xanh - sạch — đẹp và an toàn cho chúng em ! 2b)

Két thic HD co ban 1a khung chữ nhắc nhở HS và GV đánh giá kết quả học

Trang 13

eee ee Te ae a

Các hoạt động thực hành :

Mục tiêu cơ bản của các HĐ này là để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thông qua việc thực hành và luyện tập HS được thực hành áp dụng các kiến thức,

kĩ năng, thái độ và giá trị đã học được Các HĐ cá nhân thường được tô chức giúp

GV kiêm chứng xem HS có tiếp thu được kiến thức, kĩ năng đã học hay không HS

thường được làm bài tập, tham gia chơi trò chơi hoặc đóng vai để xử lí một tình

huống của cuộc sống liên quan đến bài học Ví dụ, cũng trong bài 9 nêu trên, HS chơi trò chơi “Thi làm hoa đẹp” bằng cách ghép các cánh hoa ghi những việc nên và không nên làm vào hai bông hoa (hình 3)

——A—

@

Kết thúc HĐ thực hành là khung chữ nhắc nhở HS và GV đánh giá kết quả

học tập của HS như sau :

Trang 14

Các hoạt động ứng dụng :

Đây là các HĐ tạo điều kiện cho HS áp dụng kiến thức, kĩ năng được học vào các tình huống cụ thê trong đời sống hằng ngày ở gia đình và cộng đồng HĐ này

làm cho việc học tập của HS trở nên thiết thực đối với cuộc sống ở gia đình và địa

phương, đồng thời còn giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức thông qua việc

tiếp xúc với các nguồn tư liệu khác nhau, với gia đình, cộng đồng Ở đây, HS thực hiện các HĐ học tập ứng dụng trong môi trường địa phương ; phỏng vấn người lớn ở gia đình hay cộng đồng Các HĐ này khác hắn với các bài tập về nhà trong dạy học truyền thống ở sự liên kết của chúng với môi trường địa phương, với gia đình và cộng đồng

Chắng hạn cũng trong bài 9, HS cùng với sự giúp đỡ của gia đình để xây dựng cam kết giữ cho trường học sạch đẹp và an toàn (Bản cam kết — 4) và sưu tầm các trò chơi dân gian để

giới thiệu cho lớp vào buổi học sau

Sau mỗi bài học là khung chữ nhắc nhở HS và GV đánh giá kết quả học tập của HS như sau : c) Cách thiết kế các hoạt động học tập

Mỗi HĐ được thiết kế chú ý đến quy trình để đưa ra các chỉ dẫn từng bước nhằm giúp HS tự học, dần đi tới kết quả của bài học là hình thành kiến thức,

kĩ năng mới, củng có những kiến thức, kĩ năng đã có phù hợp với đặc điểm và trình

độ của từng đối tượng

Trang 15

Chang han 6 HD cơ bản số 3 của bài 1 (Vì sao chúng ta vận động được ?) đã

thể hiện quy trình từng bước chỉ dẫn những việc làm cụ thể nhằm giúp HS tự học

để xây dựng kiến thức như sau (hình 5) :

3 Thực hành cá nhân

a) Tự nắn bàn tay, cô tay, cánh tay của mình

b) Trả lời câu hỏi : Dưới lớp da của cơ thể có gì ?

c) Cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay

Trang 16

IV Những lưu ý về cách tổ chức học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình VNEN

1 Về cách chuẩn bị bài học

Việc chuẩn bị cho một bài học theo mô hình VNEN có gì khác biệt với việc chuẩn bị một bài học truyền thống ?

Trong bài học truyền thống, GV đóng vai trò chủ đạo Vì vậy, trước khi dạy

GV cần chuẩn bị xem mình sẽ tô chức các HĐ học tập nào để đạt được mục tiêu

bài học đề ra ? Tổ chức các HĐ đó như thế nào ? Sử dụng các phương pháp và hình thức tô chức dạy học nào ? Cần những phương tiện dạy học gì ? Tuy nhiên, phần lớn câu trả lời cho các câu hỏi trên có trong sách GV Song sách GV cũng

không phải là tài liệu bắt buộc, GV có thể thực hiện hoặc thay đổi theo sự sáng tạo

của mình Ngoài ra, GV cũng phải cân nhắc tính toán sao cho các HĐ mình tô chức

không thừa hay thiếu so với thời lượng một tiết học quy định

Trong bài học theo mô hình VNEN, các hướng dẫn dạy học đã chỉ rõ cho HS

cần phải làm gì với mỗi HĐ, như : liên hệ thực tế, đọc, quan sát, thảo luận với bạn

hay trả lời câu hỏi, làm việc cá nhân hay theo cặp hoặc theo nhóm Vì vậy, GV

không phải nghĩ nhiều về việc tổ chức các HĐ học tập như thế nào mà tập trung

vào việc sẽ giám sát, hỗ trợ HS trong quá trình các em thực hiện nhiệm vụ và nhận

xét, đánh giá kết quả học tập của HS Vậy, GV cần chuẩn bị gì cho bài học mới ?

Trước khi giờ học bắt đầu, GV cần nghiên cứu trước xem : + Mục tiêu bài học là gì ?

+ Có những HĐÐ cơ bản, HĐ thực hành và HĐ ứng dụng nào ?

+ Trong bài học có HĐ với GV (HĐ cả lớp) không ? Nếu có, cần nghiên cứu

kĩ hơn về HĐ này Vì nếu HD này không phải là HĐ đầu tiên của tiết học thì cần

lưu ý đến nhịp độ học của tất cả HS sao cho đến thời điểm đó các em đều bắt đầu thực hiện HĐ cả lớp

+ Có những HĐ nào là HĐ cá nhân, theo cặp hay theo nhóm ? Lưu ý về cách

bố trí bàn ghế trong lớp học và dự kiến cách đề hỗ trợ từng đối tượng HS

Trang 17

+ Trong quá trình học, HS cần những phương tiện dạy học nào ? Số lượng là

bao nhiêu ? Trong góc học tập của lớp đã có đủ các phương tiện đó chưa ? Nếu chưa thì cần bổ sung cho đầy đủ

+ Trong quá trình học, HS cần tham khảo thêm sách tham khảo nào ? Sách đó đã có trong thư viện lớp chưa ? Nếu chưa cần bồ sung cho đầy đủ

+ HS có cần trưng bày sản phẩm nào không hoặc xây dựng cam kết nào không ? Nếu có, cần chuẩn bị chỗ để HS trình bày những sản phẩm hoặc cam

kết đó

+ Những nội dung học tập nào có thê nảy sinh nghi van, tình huống có vấn đề đôi với HS ? Nêu có, cân tìm hiệu và nghiên cứu kĩ hơn những nội dung này

+ HD nao trong bai học có thể cần được hướng dẫn cụ thể hơn đối với HS yếu

kém hoặc cần bổ sung những câu hỏi bài tập nào đối với HS khá giỏi ?

Như vậy, việc chuẩn bị bài học theo mô hình VNEN của GV cũng có những điểm khác so với việc chuẩn bị cho một bài học truyền thống

2 Về các phương pháp và hình thức tô chức dạy học

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của mỗi bài trong tài liệu Hướng

dẫn học TNXH 2 đã được chỉ ra rất rõ qua các lô gô và câu lệnh trước mỗi HĐ, GV

sẽ căn cứ vào các lô gô và câu lệnh trong sách hướng dẫn để tổ chức dạy học cho HS Tuy nhiên khi tổ chức dạy học, GV cần phải linh hoạt thay đổi phù hợp với

điều kiện trường, lớp học Ví dụ : theo tài liệu #ướng dân học TNXH 2 là học theo

cặp đôi, nhưng nếu số lượng HS là số lẻ thì GV cần phải lưu ý sắp xếp để I HS lẻ

đó tham gia vào một nhóm đôi ; hoặc theo tài liệu hướng dẫn là học theo nhóm nhưng nếu nhiều nhóm chưa biết cách thực hiện HD, chua hiểu rõ yêu cau cua HD

thì GV co thé dimg HD nhóm lại, giảng giải chung toàn lớp để đảm bảo các em đã

Trang 18

Theo Hướng dẫn học TNXH 2, các phương pháp và hình thức tô chức dạy học được sử dụng ở đây phổ biến như : phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận,

trò chơi học tập, thực hành, với các hình thức học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp

và địa điểm học tập có thể là trong lớp và ngoài sân trường Đây là những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng môn học nhưng ở mô hình VNEN,

GV đóng một vai trò “ân” vì việc tự học của HS chiếm vai trò chủ dao va cac HD

học tập chủ yếu diễn ra giữa HS với HS Các em HS thực sự là trung tam cua HD

học tập, các em phải phát huy năng lực độc lập, tích cực của mình thì mới hoàn thành những nhiệm vụ học tập

Với mô hình VNEN, các HĐ trên lớp học hầu hết là HĐ cá nhân và HĐ nhóm Việc GV tô chức HĐ cả lớp rất ít Vì vậy, công việc của ŒV chủ yếu là theo

dõi, giám sát và trợ giúp khi các em HS có nhu cầu Đặc biệt, GV cần bao quát lớp

học để xem các em có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không ; có thực hiện

theo đúng những yêu cầu trong tài liệu không ; cần trợ giúp gì (làm rõ chỉ dẫn,

hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng

học tập, ) ; nếu cần phương tiện/ đồ dùng gì thì GV cần kiểm tra xem phương tiện/ đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không ; nếu thiếu

GV cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt dau 3 Về cách hướng dẫn HS học tập

Các HĐ học tập trong Hướng dân học TNXH 2 được biên soạn trên quan điểm

học tập tương tác

Cách hướng dẫn từng loại hoạt động học tập cá nhân, cặp, nhóm và cả lớp

được gợi ÿ như sau :

a) Hoạt động cá nhân — HS đọc thầm yêu cầu

- Thực hiện yêu cầu

— Báo cáo kết quả với thầy cô giáo

Lưu ý : GV phải bao quát được việc học của cả lớp và hỗ trợ HS kịp thời, cân ưu tiên giúp đỡ cho các em HS yếu, kém GV cân nói nhỏ khi hướng dẫn cho cá nhân HS và nhẹ nhàng khi di chuyển trong lớp

Trang 19

b) Hoạt động theo cặp — HS đọc thầm yêu cầu

— Thực hiện yêu cầu Ví dụ : hai HS thực hiện hỏi đáp như sau :

+ HS 1 hỏi, HS 2 trả lời

+ Sau đó đổi lại, HS 2 hỏi, HS 1 trả lời

— Báo cáo kết quả với thầy cô giáo

Lưu ý : Từng cặp Hồ trao đổi với nhau cũng như GV khi hướng dẫn chỉ nói đủ cho từng cặp nghe đề không ảnh hưởng đến cặp bên cạnh

c) Hoạt động theo nhóm — HS đọc thầm yêu cầu

— Nhóm trưởng mời một bạn nêu yêu cầu

— Các thành viên trong nhóm suy nghĩ cá nhân hoặc có thể chia sẻ với bạn bên

cạnh theo yêu câu của hoạt động

— Nhóm trưởng mời lần lượt các thành viên hoặc một vài thành viên trong

nhóm chia sẻ hoặc đưa ra ý kiên

— Thống nhất kết quả hoạt động của nhóm

— Báo cáo kết quả với thầy cô giáo

Lưu y : Vai tro của nhóm trưởng la quan trong Vi vay, GV can hinh thanh

kĩ năng điêu khiên nhóm cho các em HS và nên tạo cơ hội đê mọi HS đêu có thê

làm nhóm trưởng

d) Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu — GV kiểm tra kết quả học tập của HS

— GV chính xác hoá kiến thức

— GV mở rộng, nâng cao (nêu cần thiết)

Lưu ÿ : Thông thường chỉ các hoạt động hoc tap vé mot noi dung kho, trừu tượng hoặc một vân đề mà môi nhóm có thê có những ý kiên riêng mới cán

đên hoạt động cả lớp T uy nhiên, nêu trong khi hướng dan cho các nhom/ ca nhan hoc tap, GV thay nhiéu nhom/ ca nhan khong hiéu rõ một vân dé nao do thi GV có thê dừng các hoạt động nhóm/ cá nhân lại đề hướng dân cả Ìớp

Để thuận tiện cho GV trong tô chức HĐ học tập của HS, ở các lớp thử nghiệm đã thực hiện một quy trình gồm 10 bước học tập cụ thể như sau :

Trang 20

1) Chúng em làm việc nhóm (nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho

cả nhóm)

2) Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở

3) Em đọc mục tiêu của bài học

4) Em bat dau HD co ban (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm)

5) Kết thúc HD co ban em bao cao thầy/ cô giáo những gì em đã làm được để thây/ cô ghi vào bảng đo tiên độ

6) Em thực hiện HĐÐ thực hành : + Đầu tiên em làm việc cá nhân ;

+ Em chia sẻ với bạn ngôi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sot) ;

+ Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau

đọc (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)

7) Em thực hiện HĐ ứng dụng (với sự giúp đỡ của gia đình, của người lớn) 8) Chúng em đánh giá cùng thầy/ cô giáo

9) Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý

về đánh giá của thầy/ cô giáo)

10) Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào

Trong mỗi phòng học đều treo một tấm bìa khổ lớn (xem hình 6), HS ngồi

trong lớp đều có thê nhìn thấy rõ, trên đó nêu lên 10 bước học tập (cùng với những

lưu ý) nhằm giúp HS tiểu học để nhớ, dễ vận dụng

Trong mô hình VNEN, mỗi HS đến trường luôn ý thức được mình phải bắt

Trang 21

Kết thúc bài em viếtvào bảng đánh giá hoạt độ ứng dụng Chúng em thực hiện hoạt động thực hành

+ Đầu tiên, em làm việc cả nhân + Em chia sẻ với bạn ngối cùng bàn + Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhạu,

Trang 22

V Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo

mô hình VNEN

1 Hướng dẫn thực hiện đánh giá kết quả học tập môn TNXH lớp 2

Trong mô hình VNEN, việc đánh giá kết quả học tập của HS phải được tiễn hành ở từng bài học, sau từng HĐ học tập và đặc biệt sau từng phần : HĐ cơ bản, HĐ thực hành và HĐÐ ứng dụng

Như vậy, trong quá trình học từng bài học, mỗi nhóm HS cần có Bảng tiến độ của HS trong nhóm (bảng 1) Trên giờ học, từng HS tự đánh giá theo tiến độ hoàn thành các HĐ của mình vào bảng này Như vậy, HS trong cùng một nhóm có thê

giám sát được việc đánh giá của từng bạn và tự liên hệ với bản thân mình Hay nói

cách khác là thông qua việc đánh giá theo bảng này HS được tự đánh giá bản thân

và đánh giá các bạn trong nhóm Khi GV đến từng nhóm hướng dẫn, GV dựa vào

Trang 23

Ngoài ra, mỗi HS cũng nên có một Bảng tiến độ học tập cá nhân theo từng

bài thuộc môn học (bảng 2) Như vậy, sau từng bài học, HS tự đánh giá việc thực

hiện các HĐÐ học tập của mình và ŒV cần kiểm tra, ghi nhận xét và kí tên vào các

cột Ghi chu tuong ung ở bảng 2

Bảng 2 : Bảng tiến độ học tập cá nhân Họ và tên :

Trang 24

Ngoài việc đánh giá sau mỗi phần HĐ của từng bài học và sau mỗi bài học, sau khi kết thúc từng chủ đề, HS phải hoàn thành bài tập theo Phiếu kiểm tra ở cuối mỗi chủ đề : Chứng em đã học được gì từ chủ đê ?

2 Tác dụng của việc đánh giá kết quả học tập trong mô hình VNEN

Với mô hình VNEN, HS học theo tốc độ khác nhau, việc tự đánh giá của mỗi

HS và đánh giá lẫn nhau trong nhóm giúp GV kiểm soát được tốc độ học tập của từng HS trong nhóm GV cũng cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ giữa các

nhóm để kiểm soát được tốc độ học tập của các nhóm so với tốc độ học chung của

cả lớp Những thông tin thu được từ đánh giá giúp GV đưa ra những hướng dẫn, hỗ

trợ cần thiết và hợp lí Chắng hạn : nhìn vào bảng đo tiến độ học tập của HS, GV năm được HS nào ln hồn thành trước, HS nào học chậm hơn cần giúp đỡ hoặc

có thê điều phối những HS xong trước giúp các bạn còn chậm hơn để đảm bảo tốc độ học tập chung của nhóm Đồng thời những thông tin thu được từ đánh giá cũng giúp GV biết được khi nào các nhóm đã hoàn thành hoặc gặp khó khăn để có thể

tiến hành HĐ toàn lớp, Như vậy, đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học,

GV cần rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho HS để việc tự đánh giá trở thành một

thói quen, HS thực hiện công việc đánh giá một cách tự nhiên và luôn ý thức được

mình đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở mức độ nào, còn những điểm yếu nào cần

có găng khắc phục để học tập hiệu quả

VI Sử dụng các phương tiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

trong mô hình VNEN 1 Góc học tập

pre :

Khác với SGK hiện hành, - :

- & € GOC TIENG VIET

Hướng dân học TNXH 2 gợi ý cắc a E

HĐ học tập với các phương tiện

day hoc trong góc học ráp (hình 7), ;g ở ngoài sân trường, vườn trường (hình §) hay ở gia đình và cộng

đồng Vì vậy, việc chuẩn bị các

phương tiện dạy học này cần được

Trang 25

giúp đỡ của HS và cộng đồng Việc cho các em HS tham gia xây dựng góc học tập

cũng là một cách để các em chuẩn bị trước các bài học, giúp các em hiểu bài hơn và gây sự say mê, yêu thích môn học, yêu thích khoa học Việc huy động cộng

đồng cùng tham gia xây dựng góc học tập giúp tạo sự gắn kết giữa nhà trường với

gia đình và cộng đồng

Các phương tiện dạy học cần có trong góc học tập :

— Các phương tiện dạy học trực quan bao gồm những phương tiện do HS, GV sưu tầm tìm kiếm và những phương tiện được sản xuất đại trà bởi các công tỉ

thiết bị trường học hoặc được các cơ quan quản lí giáo dục cấp, phát như : vật thật,

mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, bản đồ, quả địa cầu, để hỗ trợ cho việc thực hành

và quan sát của các em HS

— Các tài liệu in ấn như sách tham khảo, tờ rơi, sách tranh, dé giup cac em

HS mở rộng kiên thức

— Các sản phâm học tập của HS : các sản phâm viết, cắt dán, vẽ, sưu tâm,

Một phần quan trọng không thể thiếu trong góc học /ập là các phương tiện được gợi ý trong Hướng dân học TNXH 2 Các phương tiện dạy học được gợi ý sử

dụng trong các HĐ học tập của Hướng dẫn học TNXH 2 được liệt kê ở bảng 4

Trang 27

Số lượng Stt Phương tiện dạy học Bài học | Trang (đơn vị , om chu tinh) 11 | Bộ 10 cánh hoa 12 | Phiếu học tập 59 Cap — Phiéu hoc tập iS 13 F 62-63 Cặp — Các biên báo giao thông 14 | Bang 1 68 Nhóm 11

15 | Cac thẻ về nghề nghiệp 68 Nhom

16 | Phiếu kiểm tra 2 70

17 | Bảng 1 73 Nhóm 18 Bảng eet Tey và các thẻ chữ có 12 76 Nhóm

ghi tên cây

Trang 28

2 Thư viện

Bên cạnh góc học fập, trong lớp học theo mô hình VNEN cần có /# viện

(hình 9) Thư viện cung cấp cho các em các nguồn tài liệu khác nhau để HS có thé học tập và nghiên cứu Đồng thời, thư viện cũng là công cụ quan trọng tạo cho HS

cơ hội học tập một cách tích cực và chủ động Những tài liệu hỗ trợ đắc lực cho

việc học tập môn TNXH lớp 2, bao gồm :

— Sách, tài liệu, từ điển, tranh ảnh, về các cây, con vật — Sách, tài liệu, tranh ảnh về gia đình, trường hoc, quê hương

— Sách, tài liệu, tranh ảnh về các đường giao thông và phương tiện giao thông

— Sach, tai liệu, tranh ảnh về các hệ cơ quan trong cơ thể nguol — Sách, tài liệu, tranh ảnh về dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh — Sách, tài liệu, tranh ảnh về bâu trời và Trai Dat

Đối với GV, /h viện cũng là nguồn thông tin phong phú hỗ trợ GV khi cần

tìm hiểu sâu hơn nội dung bài để giải đáp những thắc mắc của HS Đồng thời,

th viện cũng giúp GV thường xuyên cập nhật thông tin, mở mang và đào sâu kiến thức, giúp củng cố tình yêu nghề nghiệp

Trang 29

3 Hòm cam kết

Một số bài học trong Hướng dân học TNXH 2 có những HĐ gắn kết với

hòm cam kết (hình 10) Đây là phương tiện kết nối giữa những kiến thức, kĩ năng

đã học được trong nhà trường với thái độ và hành động trong thực tiễn cuộc sống Nói cách khác, phương tiện này giúp hình thành ở HS kĩ năng ra quyết định và

thực hiện những hành động cụ thê đề cải thiện đời sống thực tế ! § lz Q“ h neu k và tờ £ Ẵ ae 4 *z 9° oa s VA hì

Gọi là “hòm cam kết” nhưng phương tiện này có thể không chỉ đơn thuần là

hộp cất giữ cam kết của HS mà có thể là một góc lớp học để trưng bày những

cam kết, nhắc nhở HS thực hiện trong những thời gian tiếp theo, giúp GV dé dang

theo đõi, động viên giúp đỡ HS hoàn thành theo những gì mình đã ra quyết định và

cam kết thực hiện

Các bài học yêu cầu HS xây dựng cam kết trong //ớng dan hoc TNXH 2

được liệt kê & bang 5

Trang 30

ĩ Li Bảng 5 : Các cam kết của học sinh

5 31 | Rửa tay vào nhiều thời diém trong ngay | Cá nhân

Trang 31

Phần thứ hai

GOI Y TO CHUC DAY HOC CAC CHU DE

Trang 32

Chủ đề 1 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

I Vai tro của chủ đề

Chủ đề “Con người và sức khoẻ” không chỉ nhăm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, ban đầu về cơ thể người, vệ sinh phòng bệnh, dinh đưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo đục sức khoẻ và hình thành kĩ năng sống cho HS

Il Mục tiêu của chủ đề

Sau khi học xong chủ đề, HS :

— Chỉ đúng vị trí và nói được các bộ phận chính của cơ quan vận động,

tiêu hoá trên cơ thẻ, hình vẽ hoặc mô hình

— Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các HĐ vận động của cơ thé — Nêu được sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng, da dày, ruột non, ruột già

- Nhận biết được những việc nên và không nên làm để giữ gìn và bảo vệ cơ quan vận động, cơ quan tiêu hoá

- Kế được tên một số loại thức ăn, đồ uống hằng ngày và biết cách ăn,

uống đủ chất dé cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh

— Nêu được tên, nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống một số bệnh

thường gặp ở cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá

— Có ý thức, hình thành các thói quen tốt và ứng xử đúng trước các tình huống hằng ngày để giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cơ thé

Trang 33

rene eS ee a

II Nội dung chính của chủ đề

Chủ đề Con người và sức khoẻ bao gồm 3 mạch kiến thức là : Cơ thể người, vệ sinh và phòng bệnh tật Nội dung trong mỗi mạch ở lớp 2 như sau : 1 Cơ thể người a) Cơ quan vận động b) Cơ quan tiêu hoá 2 Vệ sinh a) Vệ sinh cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá b) Ăn sạch, uống sạch 3 Phòng bệnh tật a) Phòng cong vẹo cột sống b) Phòng tránh bệnh giun

Các mạch kiến thức này được sắp xếp thành 5 bài học (bài 1, 2, 3, 4, 5) và

cuôi chủ đê có 1 một phiếu kiểm tra, cụ thể :

- Bài 1, 3 chuyển tải mạch kiến thức về cơ thể người (cơ quan vận động và cơ

quan tiêu hoá)

~ Bài 2, 4, 5 chuyển tải mạch kiến thức về vệ sinh và phòng bệnh tật IV Một số lưu ý về tổ chức dạy học các bài học thuộc chủ đề

1 Các bài chuyển tải mạch kiến thức về cơ thể người

— GV cần hướng dẫn HS biết cách quan sát chính cơ thê mình hoặc cơ thể

bạn (ví dụ : HĐ thực hành 1 - bài 1) va biết cách quan sát kĩ các hình vẽ, các kênh

chữ được gắn theo các dòng kẻ hoặc mũi tên đến hình (HĐ cơ bản 4 - bài 1 ; HD

cơ bản 2, 3 — bài 3) để nhận biết vị trí và tên các bộ phận của cơ quan vận động và

Trang 34

- Để giúp cho HS biết sơ lược về chức năng của cơ quan vận động và tiêu

hoá, GV cần chú ý hướng dẫn cụ thê để HS được thực hành trải nghiệm và liên hệ

thực tế (ví dụ : HD 2, 3 — bài I ; HĐ cơ bản 1 — bài 3) Trên cơ sở đó hướng HS

thực hiện tiếp các HÐĐ trong bài học đề tìm hiểu kĩ hơn về các cơ quan đó

— GV cần sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD & ĐT

cung cấp để dạy mạch kiến thức này (ví dụ : Tranh vẽ bộ xương, hệ cơ, cơ quan tiêu hố khơng có chú thích và các bộ thẻ chữ kèm theo những tranh vẽ này để

thực hiện trò chơi “Ghép chữ vào hình” nhằm khắc sâu kiến thức đã học)

Bai minh hoa 1

Bai 1 Vi sao chung ta vận động được 2?

GV cho HS doc muc tiéu :

Sau bai hoc, em :

— Nhan ra sự phôi hợp giữa các bộ phận cua cơ quan vận động trong các cử động của cơ thê

— Quan sát và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động

Hoạt động 1 Quan sát hình 1 và trả lời

— HS học cá nhân, quan sát hình I và trả lời câu hỏi đê nhận ra cơ thê có vận động

Hoạt động 2 Cùng nhau thực hiện các động tác trên

- Ở HÐ này, GV chủ động điều khiển sao cho phù hợp với điều kiện của lớp

học, của nhà trường, không làm én, anh hưởng tới HĐ học tập của lớp khác — HĐ này giúp HS kiểm nghiệm lại sự vận động cơ thể của chính mình

Trang 35

Hoạt động 3 Thực hành cá nhân

— Với các ý a, b, c, HS học cá nhân để cảm nhận được dưới lớp da của cơ thé

có cơ và xương, HS có thê trả lời là có thịt và xương thì cũng công nhận kết quả đúng Sau đó, GV sẽ chính xác hoá kiến thức của HS

— HS trao đổi theo cặp ở ý d GV có thê gọi một số HS trả lời trước lớp câu hỏi :

Nhờ đâu mà tay ta cử động được ? Hoạt động 4 Làm việc với hình

— HS học theo nhóm

— Nhóm trưởng chỉ định lần lượt từng bạn trong nhóm chỉ trên hình và nói tên các cơ quan, các bộ phận của cơ quan vận động Có thể mỗi bạn chỉ và nói về I hình Sau từng phần trình bày, HS nhận xét và bổ sung cho bạn Nhóm trưởng điều khiến để bạn nào cũng được tham gia

Hoạt động 5 Lần lượt hồi bạn và nghe bạn trả lời

— HS học theo cặp

— Với từng ý, ban 1 hỏi, bạn 2 trả lời và ngược lại bạn 2 hỏi, bạn | tra 101 — GV có thê kiểm tra ngẫu nhiên một sỐ cặp HS

Hoạt động 6 Đọc bài và trả lời câu hỏi

— HS học cá nhân, từng em sẽ đọc cá nhân, GV có thể hỗ trợ HS yếu kém đọc

và hiểu nội dung đoạn văn

~ HS trả lời câu hỏi, viết câu trả lời vào vở, trao đổi kết quả với bạn hoặc có thê

báo cáo kết quả với GV

Ở HĐ này, GV nên khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ của các em, không nhất thiết phải đúng nguyên như trong đoạn văn

Hoạt động 1 Chỉ và nói tên một số xương và cơ trên cơ thể em hoặc bạn em

— HS học theo cặp

Trang 36

— Trong quá trình triển khai HĐ này, GV cần quan tâm tới các HS yếu để hỗ trợ kịp thời bằng cách chỉ cho HS biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học

ở HÐĐ cơ bản số 4 đề thực hiện HÐ này

Hoạt động 2 Hãy tưởng tượng

- HS học cả lớp dưới sự điều khiển của GV

- GV có thể cho HS trao đôi trong nhóm trước, sau đó các nhóm thi nhau trình bày phần tưởng tượng của nhóm mình GV nên khuyến khích HS trình bày theo suy nghĩ của mình

Ở những nơi có điều kiện :

a) GV cho HS dùng đất nặn hình cơ thể người gồm có đầu, mình, tay chân Đặt hình đất nặn xem có đứng được không hay sẽ đồ xuống Sau đó, GV hướng dẫn HS cắm tăm vào hình đất nặn để hình dung ra vai trò của bộ xương

b) GV đặn HS mang búp bê đến lớp để so sánh cử động tay, chân của búp bê với cử động tay, chân của mình để nhận ra vai trò của khớp đầu gối và khớp khuỷu tay Cuối HĐ này, GV giúp HS khắc sâu về vai trò của bộ xương, khớp xương

đối với cơ thể

Hoạt động 3 Tìm hiểu sự thay đỗi của cơ khi cử động

— HS học cả lớp dưới sự điều khiển của GV

— Trước tiên, cá nhân HS làm động tác co, duỗi cánh tay

— Từng cặp HS trao đổi với nhau về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co, duỗi

— GV có thê kiêm tra ngầu nhiên một sô cặp hoặc cho một sô cặp báo cáo

— GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần HD img dung - Khuyến khích HS về nhà thực hiện cả 2 HĐ

trước lớp

Trang 37

Bai minh hoa 2

Bài 3 Thức ăn được tiêu hoá như thế nao ?

GV cho HS doc muc tiêu :

Sau bai hoc, em:

— Chỉ đúng vị trí và nói được tên các bộ phận cua cơ quan tiêu hoá — Nêu được sơ lược sự biên đôi thức ăn tại các bộ phận của cơ quan tiêu hoá — Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ _A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN ) Hoạt động 1 Liên hệ thực tế

— HS học theo cặp dựa trên cơ sở kinh nghiệm bản thân : Bạn I1 hỏi, bạn 2 tra lời và đổi ngược lại bạn 2 hỏi, bạn I trả lời theo 2 câu hỏi a và b

— Tuỳ trình độ HS ở từng vùng miễn, GV có thể cho HS hỏi từng câu và trả lời từng câu hoặc hỏi và trả lời cả 2 câu cùng lúc

- Ở câu a : Đây là câu hỏi nhằm khởi động HS hướng sự chú ý vào những HĐ tiếp theo tìm hiểu “quá trình tiêu hoá thức ăn” nên HS không cần liệt kê nhiều

loại thức ăn

— O cau b : Day là HĐ cơ bản và dạng HĐ liên hệ thực tế nên HS không cần trả

lời “chính xác” về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá Mục đích của HD là chỉ cần khuyến khích HS nói được thức ăn vào “miệng” rồi vào “bụng”

Qua đó gợi trí tò mò, kích thích tìm hiểu để HS bước vào tìm hiểu các bộ

phận của cơ quan tiêu hoá trong những HĐ tiếp theo

Trang 38

Hoạt động 2 Quan sát hình 2

— HS học theo nhóm dựa vào nguôn thông tin của hình vẽ

— Nhóm trưởng chỉ định lần lượt từng bạn trong nhóm thực hiện theo các yêu

cầu a, b, c

Luu y : O HD nay, GV hướng dẫn nhóm trưởng tuỳ từng trình độ của các bạn

trong nhóm, chia ra làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1 : gồm yêu cầu a, b cho tất cả các thành viên trong nhóm Giai đoạn 2 gồm yêu cầu c, có thể mời bạn học

khá trong nhóm trả lời trước, các bạn học yếu hơn trả lời sau ; hoặc ngược lại, bạn yếu trả lời trước, bạn khá bố sung sau

Hoạt động 3 Đọc và trả lời câu hỏi

— HS học cá nhân dựa vào thông tin của bóng nói trong hình vẽ

- Cá nhân HS sẽ đọc thông tin ở 2 bóng nói GV có thể hỗ trợ HS yếu doc dé hiểu nội dung đoạn thong tin

- HS cần viết đầy đủ tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá gồm có : miệng,

thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già ; và các các tuyến tiêu hoá như : tuyến nước bọt, gan, tuy

— Bai tap d : Tuỳ trình độ HS, nếu HS có khả năng thì GV cho HS làm theo phương án của sách ; còn nếu HS học chưa tốt có thể cho HS trong nhóm trao

đổi để đọc và chỉ đúng vị trí của các tuyến tiêu hoá trên hình 4

Hoạt động 4 Đọc thông tỉn và trao đối

— HS học theo nhóm dựa trên các thông tin trong ô chữ

— Nhóm trưởng chỉ định lần lượt từng bạn trong nhóm đọc thông tin trong từng ô

Có thể mỗi bạn đọc 1 ô và các bạn còn lại lắng nghe

Lưu ý : Ö bài tập b, GV bao quát các nhóm giúp HS nói được hết sức ngắn

gọn, cô đọng sự tiêu hoá thức ăn ở các bộ phận Ví dụ :

Ở miệng : thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tâm ướt

Ở dạ dày : thức ăn tiếp tục được nhào trộn, một phần thành chất bỏ

Ở ruột non : thức ăn thành chất bố dưỡng, thâm qua thành ruột, vào máu, đi nuôi cơ thê

Ở ruột già : chất cặn bã của thức ăn biến thành phân, đưa ra ngoài

Trang 39

Hoạt động 1 Làm việc với phiếu bài tập

HS học theo cá nhân dựa vào “phiếu bài tập” phát rời, không sử dụng sách

hướng dẫn học tập

- GV phô tô cho mỗi HS một phiếu bài tập với các yêu cầu sau :

Z >)

PHIEU BAI TAP

Trang 40

Hoạt động 2 Thảo luận và trả lời câu hỏi — HS học theo nhóm thảo luận về tình huống

— Nhóm trưởng đọc tình huống vài lần đến khi các bạn khác hiểu về ý nghĩa của từng vai đôi thoại

- GV khuyến khích HS : đưa ra những dự đoán điều gì sẽ xảy ra với bạn Sinh ; đưa ra những lời khuyên càng nhiều, càng đa dạng thì tốt Ví dụ lời khuyên

voi ban Sinh :

VDI : Cậu vừa mới ăn xong, lúc này thức ăn chưa tiêu hoá hết mà đang được dạ dày nhào trộn Cậu không nên vận động mạnh vì rất dé dau da đày

VD2 : Cậu chỉ nên chơi sau khi ăn I giờ đồng hồ thôi

VD3 : Cậu cứ ngồi nghỉ hoặc có thể vận động nhẹ nhàng thôi

— Nhóm trưởng chỉ định các bạn đóng vai theo lời thoại trong khung thông tin và đưa ra lời khuyên phù hợp với bạn

— HS học cả lớp dưới sự hướng dẫn của GV

— Tuy diéu kién thoi gian, GV tô chức cho một số nhóm HS đóng vai _

- GV khuyến khích tất cả các nhóm có lời khuyên hay, khác nhau cho bạn Sinh

Có thể khuyến khích HS đưa ra lí do giải thích như ở HÐĐ b (Tại sao cần nghỉ ngơi

sau khi ăn xong ?)

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần HĐ ứng dụng

— Nhiệm vụ 1 HS viết 2 điều có thể là : ăn chậm, nhai kĩ

- Nhiệm vụ 2 HS có thể thực hiện HĐ này với sự trợ giúp của bé/me, ông/bà, anh/chị, hoặc người lớn

2 Các bài chuyền tải mạch kiến thức về vệ sinh và phòng bệnh tật

- GV cần hướng dẫn HS quan sát các hành động được thẻ hiện trong các tranh và

nhận biệt những việc nào nên và không nên làm hoặc việc nào thực hiện đúng

và chưa đúng đê giữ vệ sinh cơ thê và phòng bệnh (ví du : HD co ban 1 — bai 2 ; HD co ban 2 — bai 5)

- GV không chỉ đừng ở việc giúp HS nhận biết được những việc cần làm để giữ vệ sinh phòng bệnh mà quan trọng hơn là cần phải hình thành được cho HS

Ngày đăng: 07/11/2015, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w