1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp. Từ năm 2010, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, cụ thể là khoa Phát thanh – Truyền hình đã tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ra trường bằng hình thức sản xuất một chương trình theo đúng chuyên ngành mình theo học. Đây thực sự là cơ hội tốt để sinh viên có thể áp dụng được những kiến thức trong 4 năm học. Tác giả đã quyết định lựa chọn hình thức sản xuất chương trình phát thanh Sóng Trẻ để hoàn thành chương trình học của mình bởi những lí do cụ thể sau: 1.1.1. Tác phẩm tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên rèn luyện mình để trở thành một “nhà báo phát thanh hiện đại”. Ngày nay, cùng với sự phát triển của mọi mặt trong đời sống Kinh tế Xã hội, báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin. Khoa học kĩ thuật hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí, trong đó phải kể đến báo mạng điện tử và truyền hình. Tuy nhiên, không vì thế mà phát thanh mất đi vai trò của mình. Để đứng vững được trong dòng chảy của báo chí, báo phát thanh cần phải đổi mới trong cả nội dung và hình thức. Việc này cũng đồng nghĩa rằng chính những nhà báo phát thanh phải tự thay đổi để có thể sáng tạo ra được những tác phẩm chất lượng. Xu hướng phát triển của báo chí như hiện nay buộc nhà báo phát thanh phải trở thành “nhà báo hiện đại”, tức là có thể tự bản thân làm được những công việc từ đầu cho tới khi thành phẩm. Khi làm tác phẩm tốt nghiệp – chương trình Sóng trẻ thì bản thân sinh viên sẽ tự thực hiện các khâu trong việc sản xuất chương trình. Tác giả nhận thấy, đây chính là cơ hội để mình có thể thử sức, thể hiện năng lực làm báo phát thanh hiện đại. Tôi cho rằng, khi thực hiện một chương trình phát thanh độc lập – chương trình Sóng trẻ, tôi có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, không chỉ viết ra một bài báo mà còn tham gia biên tập, dẫn và dựng thành chương trình 30 phút. Sóng trẻ đã dạy cho tôi trở thành một “nhà báo phát thanh hiện đại” ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó tôi lựa chọn hình thức làm tác phẩm tốt nghiệp. 1.1.2. Bản thân tác giả đã từng tham gia sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ. Sóng trẻ là một chương trình phát thanh dành cho sinh viên, thanh thiếu niên; được sự phối hợp thực hiện giữa Tổ bộ môn Phát thanh, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Chương trình chính thức được lên sóng từ tháng 12010, tính đến nay đã hơn ba năm phát sóng, Sóng trẻ đã thực sự trở thành một chương trình phát thanh của sinh viên và cho sinh viên trên địa bàn thủ đô. Ngay từ khi học năm thứ hai, bản thân tôi cũng đã được tìm hiểu sâu và được tham gia vào từng khâu nhỏ trong việc sản xuất một chương trình phát thanh 30 phút này. Thời gian đầu chỉ là viết những tin “chay”, tin tiếng động, rồi đến bài phản ánh và phóng sự cho từng chuyên mục, tôi đã làm và tham gia trong từng phần của chương trình tổng thể. Sau đó, kì hai năm thứ ba tôi tham gia vào ban biên tập, đây là cơ hội tốt để tôi được thực hành những kiến thức đã học và được tham gia sản xuất chương trình như một nhà báo thực thụ. Ngoài cung cấp những tin bài, tôi còn trực tiếp tham gia viết kịch bản, biên tập và dựng các chương trình Sóng trẻ. Điều này giúp tôi ngày càng có cái nhìn sâu hơn về chương trình, hiểu rõ về nội dung và hình thức chương trình. Tôi coi đó là một điều kiện thuận lợi của bản thân và quyết định lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp. 1.1.3. Tác giả muốn được thực hành kiến thức đã học trong thực tế và muốn có cơ hội làm một chương trình trọn vẹn. Tôi lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp bởi vì Sóng trẻ là một môi trường thuận lợi giúp sinh viên học chuyên ngành báo phát thanh có cơ hội được rèn nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Báo chí rất cần có sự tìm tòi, sáng tạo và sự thực hành, do đó việc làm tác phẩm tốt nghiệp tạo điều kiện cho tôi kết hợp được giữa kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành; giúp tôi có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học vào hoạt động sáng tạo báo chí. Với mong muốn được thực hành càng nhiều càng tốt trong quá trình còn theo học tại nhà trường, nên việc đã tham gia sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ và làm tác phẩm tốt nghiệp tạo cơ hội để bản thân tác giả có thể sáng tạo như một phóng viên và biên tập viên thực thụ. Và tôi cũng có suy nghĩ rằng việc chọn lựa làm tác phẩm tốt nghiệp sẽ là một cơ hội rèn nghề bổ ích đối với sinh viên báo chí nói chung và sinh viên chuyên ngành phát thanh nói riêng. Bên cạnh đó, thực hiện tác phẩm tốt nghiệp cũng góp phần giúp tôi tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu trong việc sản xuất một chương trình từ khâu chọn đề tài cho tới khi lên sóng và nhận phản hồi từ phía thính giả, từ đó để có thể nhanh chóng hòa nhập, bắt nhịp được với môi trường làm báo phát thanh hiện đại. Trước đây dù có đứng tên một chương trình và chịu trách nhiệm về chương trình đó nhưng tôi cũng chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng, viết kịch bản, tiến hành thu chương trình, hoặc là tham gia viết các phần mà chưa một lần làm trọn vẹn từ đầu đến cuối để thành phẩm một số sóng trẻ nào. Do đó, làm tác phẩm tốt nghiệp là cơ hội để tôi thể hiện khả năng của bản thân, làm hoàn thiện một chương trình Sóng trẻ từ việc nhỏ nhất cho tới khi kết thúc và nhận phản hồi từ phía người nghe. Đây thực sự là một công việc khó nhưng đầy thú vị mà tôi đã trải qua để thu về kết quả và kết thúc khóa học bốn năm của mình. Đó là ba lí do khiến tôi quyết định lựa chọn hình thức làm tác phẩm tốt nghiệp.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1 MỞ ĐẦU 3
1.1.1 Lí do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp 3
1.1.1 Lí do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp 3
1.1.1 Tác phẩm tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên rèn luyện mình để trở thành một “nhà báo phát thanh hiện đại” 3
1.1.2 Bản thân tác giả đã từng tham gia sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ 4
1.1.3 Tác giả muốn được thực hành kiến thức đã học trong thực tế và muốn có cơ hội làm một chương trình trọn vẹn 5
2.1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài 6
2.1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài 6
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài 6
1.2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 7
3.1.3 Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp 9
3.1.3 Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp 9
1.3.1 Mô tả khái quát về hình thức và nội dung 9
1.3.2 Vai trò và mức độ tham gia của bản thân 14
4.1.4 Mục đích và nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp 15
4.1.4 Mục đích và nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp 15
1.4.1 Mục đích 15
1.4.2 Nhiệm vụ 17
5.1.5 Phương pháp thực hiện 18
5.1.5 Phương pháp thực hiện 18
1.5.1 Phương thức chung cho chương trình phát thanh Sóng trẻ 18
1.5.2 Phương pháp thực hiện chương trình phát thanh Sóng trẻ số 17 21
6.1.6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp 24
6.1.6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp 24
1.6.1 Ý nghĩa lý luận 24
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 24
2 NỘI DUNG 26
3 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP 44
7.3.1 Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp 44
7.3.1 Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp 44
3.1.1 Tìm kiếm, lựa chọn đề tài 44
3.1.2 Lên ý tưởng, xây dựng đề cương 45
3.1.3 Xây dựng kịch bản 46
Trang 23.1.4 Thực hiện từng phần trong chương trình 49
3.1.5 Dựng thành phẩm 52
8.3.2 Những bài học kinh nghiệm 53
8.3.2 Những bài học kinh nghiệm 53
3.2.1 Làm việc khoa học, có kế hoạch rõ ràng, tiếp thu ý kiến của giảng viên hướng dẫn 53
3.2.2 Cẩn thận trong quá trình làm việc và luôn kiểm tra máy móc 54
3.2.3 Kinh nghiệm phỏng vấn lấy thông tin 55
3.2.4 Căn chỉnh thời gian phù hợp, chú ý tới khâu cắt gọt âm thanh thành phẩm 56
9.3.3 Những đề xuất, kiến nghị 57
9.3.3 Những đề xuất, kiến nghị 57
3.3.1 Quảng bá cho chương trình 57
3.3.2 Tăng cường nâng cao chất lượng chương trình, sử dụng nhiều âm thanh – tiếng động 59
3.3.3 Khuyến khích việc từng cá nhân viết – đọc – dựng tác phẩm 61
3.3.4 Đưa yếu tố khoa học – công nghệ vào 62
3.3.5 Tăng cường yếu tố tương tác, đa dạng các thể loại trong một chương trình 62
4 KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=66641&sitepageid=45 67
http://nghethuathanoi.edu.vn/?act=newsdetail&pid=18&nid=78&id=462 67
http://yume.vn/news/giai-tri/van-hoa-nghe-thuat/cai-nhin-cua-tuoi-tre-ve-am-nhac-dan-toc-viet-nam.35A79098.html 67
http://www.baomoi.com/Ai-chiu-trach-nhiem-khi-nhac-dan-toc-moc-meo/71/4579289.epi 67
http://www.baomoi.com/Quay-lung-lai-voi-van-hoa-dan-toc-la-co-toi/71/8703861.epi 67
PHỤ LỤC 68
Trang 31 MỞ ĐẦU
1 1.1 Lí do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp.
Từ năm 2010, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, cụ thể là khoa Phátthanh – Truyền hình đã tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ra trường bằnghình thức sản xuất một chương trình theo đúng chuyên ngành mình theo học.Đây thực sự là cơ hội tốt để sinh viên có thể áp dụng được những kiến thứctrong 4 năm học Tác giả đã quyết định lựa chọn hình thức sản xuất chương
trình phát thanh Sóng Trẻ để hoàn thành chương trình học của mình bởi
vì thế mà phát thanh mất đi vai trò của mình Để đứng vững được trong dòngchảy của báo chí, báo phát thanh cần phải đổi mới trong cả nội dung và hìnhthức Việc này cũng đồng nghĩa rằng chính những nhà báo phát thanh phải tựthay đổi để có thể sáng tạo ra được những tác phẩm chất lượng
Xu hướng phát triển của báo chí như hiện nay buộc nhà báo phát thanhphải trở thành “nhà báo hiện đại”, tức là có thể tự bản thân làm được nhữngcông việc từ đầu cho tới khi thành phẩm Khi làm tác phẩm tốt nghiệp –chương trình Sóng trẻ thì bản thân sinh viên sẽ tự thực hiện các khâu trongviệc sản xuất chương trình Tác giả nhận thấy, đây chính là cơ hội để mình cóthể thử sức, thể hiện năng lực làm báo phát thanh hiện đại
Trang 4Tôi cho rằng, khi thực hiện một chương trình phát thanh độc lập – chươngtrình Sóng trẻ, tôi có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, không chỉ viết ramột bài báo mà còn tham gia biên tập, dẫn và dựng thành chương trình 30phút Sóng trẻ đã dạy cho tôi trở thành một “nhà báo phát thanh hiện đại”ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường Do đó tôi lựa chọn hình thức làm tácphẩm tốt nghiệp.
1.1.2 Bản thân tác giả đã từng tham gia sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ.
Sóng trẻ là một chương trình phát thanh dành cho sinh viên, thanh - thiếu
niên; được sự phối hợp thực hiện giữa Tổ bộ môn Phát thanh, khoa Phát thanh– Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh – Truyềnhình Hà Nội Chương trình chính thức được lên sóng từ tháng 1/2010, tính
đến nay đã hơn ba năm phát sóng, Sóng trẻ đã thực sự trở thành một chương
trình phát thanh của sinh viên và cho sinh viên trên địa bàn thủ đô
Ngay từ khi học năm thứ hai, bản thân tôi cũng đã được tìm hiểu sâu vàđược tham gia vào từng khâu nhỏ trong việc sản xuất một chương trình phátthanh 30 phút này Thời gian đầu chỉ là viết những tin “chay”, tin tiếng động,rồi đến bài phản ánh và phóng sự cho từng chuyên mục, tôi đã làm và thamgia trong từng phần của chương trình tổng thể Sau đó, kì hai năm thứ ba tôitham gia vào ban biên tập, đây là cơ hội tốt để tôi được thực hành những kiếnthức đã học và được tham gia sản xuất chương trình như một nhà báo thựcthụ
Ngoài cung cấp những tin bài, tôi còn trực tiếp tham gia viết kịch bản, biên
tập và dựng các chương trình Sóng trẻ Điều này giúp tôi ngày càng có cái
nhìn sâu hơn về chương trình, hiểu rõ về nội dung và hình thức chương trình
Trang 5Tôi coi đó là một điều kiện thuận lợi của bản thân và quyết định lựa chọn hìnhthức tác phẩm tốt nghiệp.
1.1.3 Tác giả muốn được thực hành kiến thức đã học trong thực tế và muốn có cơ hội làm một chương trình trọn vẹn.
Tôi lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp bởi vì Sóng trẻ là một môi
trường thuận lợi giúp sinh viên học chuyên ngành báo phát thanh có cơ hộiđược rèn nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Báo chí rất cần có sựtìm tòi, sáng tạo và sự thực hành, do đó việc làm tác phẩm tốt nghiệp tạo điềukiện cho tôi kết hợp được giữa kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành; giúptôi có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình họcvào hoạt động sáng tạo báo chí
Với mong muốn được thực hành càng nhiều càng tốt trong quá trình còntheo học tại nhà trường, nên việc đã tham gia sản xuất chương trình phát
thanh Sóng trẻ và làm tác phẩm tốt nghiệp tạo cơ hội để bản thân tác giả có
thể sáng tạo như một phóng viên và biên tập viên thực thụ Và tôi cũng có suynghĩ rằng việc chọn lựa làm tác phẩm tốt nghiệp sẽ là một cơ hội rèn nghề bổích đối với sinh viên báo chí nói chung và sinh viên chuyên ngành phát thanhnói riêng Bên cạnh đó, thực hiện tác phẩm tốt nghiệp cũng góp phần giúp tôitích lũy thêm kinh nghiệm quý báu trong việc sản xuất một chương trình từkhâu chọn đề tài cho tới khi lên sóng và nhận phản hồi từ phía thính giả, từ đó
để có thể nhanh chóng hòa nhập, bắt nhịp được với môi trường làm báo phátthanh hiện đại
Trước đây dù có đứng tên một chương trình và chịu trách nhiệm vềchương trình đó nhưng tôi cũng chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng, viết kịch bản,tiến hành thu chương trình, hoặc là tham gia viết các phần mà chưa một lầnlàm trọn vẹn từ đầu đến cuối để thành phẩm một số sóng trẻ nào Do đó, làmtác phẩm tốt nghiệp là cơ hội để tôi thể hiện khả năng của bản thân, làm hoàn
Trang 6thiện một chương trình Sóng trẻ từ việc nhỏ nhất cho tới khi kết thúc và nhận
phản hồi từ phía người nghe Đây thực sự là một công việc khó nhưng đầy thú
vị mà tôi đã trải qua để thu về kết quả và kết thúc khóa học bốn năm củamình
Đó là ba lí do khiến tôi quyết định lựa chọn hình thức làm tác phẩm tốtnghiệp
2 1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài.
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Tác phẩm tốt nghiệp của tôi là chương trình phát thanh Sóng trẻ số 17,
phát sóng ngày 23/04/2013, chủ đề: “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc”.
Đề tài tôi lựa chọn là một chủ đề được bàn luận khá nhiều, tuy nhiên vẫnmang tính thời sự Đặc biệt, thời gian gần đây một bộ phận giới trẻ cuồngnhiệt với nhạc ngoại, nhạc thị trường, đặc biệt là những thần tượng âm nhạcKpop đến từ đất nước Hàn Quốc, một số những vụ việc đáng tiếc cũng đã xảy
ra chỉ vì việc đam mê thái quá thể loại âm nhạc thị trường này Nhạc trẻ, nhạcthị trường được lan truyền nhanh chóng và được đón nghe một cách rộng rãi.Trong khi âm nhạc dân tộc thì đang “bị cất vào tủ trưng bày”, thậm chí cónguy cơ mất dần
Vấn đề “giữ gìn âm nhạc dân tộc” đã được bàn đến rất nhiều; gần đâynhất, vào ngày 13/04/2013, trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc toàn quốckhu vực miền núi phía Bắc năm 2013 tổ chức tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn
La, đã diễn ra Hội thảo “Khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế” Tại hội thảo, rất nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến việc “khai thác và phát huy”, nhưng hầu hết các ý kiến tham
Trang 7gia lại đề cập những vấn đề mang tính “nguy cơ” đối với vốn âm nhạc quý giá
này
Hơn nữa, âm nhạc dân tộc – những tiếng đàn bầu, tiếng sáo trúc, lời hát ruhay làn điệu dân ca đã được biết đến từ trước tới giờ là nguồn “sữa” tinh thầnnuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người từ thủa nhỏ Hiện nay, đã có nhiều dự
án về việc bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc, trong đó thế hệ trẻ đóng vai tròthen chốt
Dưới sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn TS Đinh Thu Hằng, cùng với
những lí do đó đã dẫn đến việc tôi lựa chọn đề tài “Giới trẻ với việc gìn giữ
âm nhạc dân tộc” làm chương trình tốt nghiệp của mình.
1.2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Về đề tài âm nhạc dân tộc, cụ thể là việc gìn giữ loại hình âm nhạc truyền
thống này đã có rất nhiều bài báo có đề cập tới Ví dụ: Loạt bài viết: “Nghệ thuật dân tộc: Hãy để giới trẻ yêu hơn”, tác giả: NLH, đăng trên trang điện tử của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 23/07/2012 “Giới trẻ tìm về văn hóa dân tộc”, tác giả: GS Trần Văn Khê, đăng trên báo Giáo dục, thời đại , ngày 26/01/2013 “Tuổi trẻ và việc gìn giữ di sản văn hóa”, tác giả: Nguyễn
Minh Đức, đăng trên trang “Nghệ thuật Hà Nội.edu.vn”, ngày 12/04/2012…
Và còn rất nhiều bài báo đề cập tới nội dung này, tuy nhiên đối với chươngtrình phát thanh thì chưa được đi sâu
Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, ít nhất là thời gian trong 3 tháng (từtháng 1 đến hết tháng 4) tôi thực tập tại đây, tôi đã tìm hiểu và được biết
chương trình “ Nhịp sống văn hóa” phát sóng vào thời gian: 6h00, phát lại
vào 18h15 phút cùng ngày, các ngày thứ 2, thứ 5 hàng tuần, trên hệ VOV2 –
Trang 8Hệ văn hóa –đời sống – khoa giáo chưa có một chương trình nào đi sâu vềchủ đề “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc”.
Trong quá trình học môn “Đàm luận phát thanh” tôi cũng đã có thực hiện
một chương trình tọa đàm 15 phút về chủ đề “Người trẻ trong dòng chảy âm nhạc hiện đại”, có đề cập một phần nhỏ tới vấn đề gìn giữ âm nhạc dân tộc.
Hơn nữa, thời gian vừa qua một số vụ việc đáng buồn của giới trẻ liên quantới văn hóa thần tượng, hầu hết đều xuất phát từ việc cuồng nhiệt âm nhạc thịtrường, nhạc ngoại khiến tôi không khỏi băn khoăn Do đó, tôi muốn thựchiện một chương trình trọn vẹn để phần nào truyền tải thông tin tới đối tượngthính giả trẻ là sinh viên, giúp họ có cái nhìn đúng nhất về vai trò của âm nhạcdân tộc và hậu quả của việc chạy theo âm nhạc thị trường, từ đó có thể thayđổi suy nghĩ và hành động của họ
Qua tìm hiểu của tôi các số của chương trình Sóng trẻ, chưa có số nào đềcập tới chủ đề này; các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báomạng và báo phát thanh có một số bài viết hay chương trình đề cập tới vấn đềgìn giữ âm nhạc dân tộc Tuy nhiên, trong các chương trình phát thanh tôi đãtìm hiểu trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam thì chưa có chương trình nàochuyên sâu đề cập tới đối tượng là giới trẻ trong việc gìn giữ âm nhạc dân tộc,nếu có cũng chỉ là chuyên mục nhỏ Vì vậy, tôi thiết nghĩ vẫn cần có mộtchương trình đi sâu khai thác về chủ đề này và khi sinh viên tự làm có lẽ sẽhiểu tâm lí của sinh viên và dễ dàng đi sâu vào đối tượng tiếp nhận hơn
Trang 93 1.3 Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp.
1.3.1 Mô tả khái quát về hình thức và nội dung.
Tác phẩm tốt nghiệp của tôi được xây dựng dưới hình thức một chương
trình phát thanh có thời lượng 30 phút, mang tên Sóng trẻ số 17 Phát trên
sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, tần số 90Mhz vào lúc 20h05phút ngày 23/04/2013
Nội dung có chủ đề: “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc” Toàn bộ
chương trình có 7 phần tất cả Phần 1: Nhạc hiệu chương trình + Lời giớithiệu Phần 2: Bản tin Sóng trẻ Phần 3: Diễn đàn Sóng trẻ Phần 4: Quà tặng
âm nhạc Phần 5: Cẩm nang sinh viên Phần 6: Chuyên mục mở Phần 7:Chào kết thúc
Do thời lượng chương trình chỉ có 30 phút nên tôi đã cố gắng truyền tảicác thông tin một cách ngắn gọn nhất để người nghe có thể tiếp nhận mộtcách đầy đủ về chủ đề Hầu hết các nội dung trong chương trình đều xoay
quanh đề tài “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc” Trong tác phẩm
của mình, tác giả không chỉ đơn thuần phản ánh về hiện tượng một bộ phậnbạn trẻ cuồng nhiệt với nhạc thị trường, nhạc ngoại, thờ ơ với âm nhạc truyềnthống mà còn tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đềnày
Phần lời dẫn: tôi đã sử dụng những câu chữ để dẫn dắt vào chủ đề một
cách tự nhiên nhất nhưng vẫn nêu bật được tính cần thiết trong việc chọn lựa
đề tài cho chương trình Việc đưa thêm một đoạn nhạc do MC Quang Đức thểhiện cũng với mục đích tạo ra tính hấp dẫn ngay từ đầu cho chương trình
Phần bản tin Sóng trẻ: với mục này, thời lượng cho phép từ khoảng 4 đến
5 phút, hai MC dẫn, khi viết kịch bản và thu chương trình trong phòng thu tôi
Trang 10có đưa vào năm tin, nhưng khâu biên tập, cắt gọt âm thanh, thời lượng khôngcho phép nên tôi đã cắt bỏ và sử dụng bốn tin Trong đó có hai tin có âmthanh gốc và hai tin “chay” Đồng thời, tác giả lựa chọn những thông tin quantrọng, nổi bật nhất, và đa dạng về các lĩnh vực trong cùng một đề tài về giới
trẻ: Tin về Dự án “xe bus xanh” và tin về Ngày hội quyên góp sách là nhưng thông tin về tình nguyện Tin về cuộc thi Sinh viên năng động 10.0 và tin về cuộc thi IP Challenge là những tin liên quan tới giảng đường và vui chơi, giải
trí Các thông tin này đều được tác giả lưu ý và sắp xếp theo trật tự thời gian
âm nhạc hiện đại thì yếu tố “cái hồn của dân tộc, tinh thần, khí phách của chaông” có còn được thắp sáng trong sự tiếp nhận văn hóa – nghệ thuật củangười trẻ hay không? Coi đó như lí do để bắt đầu cuộc trò chuyện
Khách mời của chương trình là: Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai Tổtrưởng bộ môn Âm nhạc dân tộc thiểu số Giảng viên trường ĐH Văn hóaNghệ thuật Quân đội Bạn Vì Văn Cường, sinh viên năm thứ 2, khoa Nhạc cụTruyền thống, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam Tác giả mong muốn vớinhững lời chia sẻ và trao đổi của hai vị khách mời sẽ “đánh thức” được tìnhyêu âm nhạc dân tộc trong mỗi người trẻ tuổi Với khách mời chuyên gia, côTuyết Mai sẽ là người đưa ra lời khuyên cũng như giải pháp phù hợp nhất vớichủ đề Còn bạn sinh viên năm thứ hai, Vì Văn Cường tác giả chủ đích mờibạn sinh viên theo học âm nhạc dân tộc chứ không phải là một bạn sinh viênhọc chuyên ngành khác vì muốn những bộc bạch chân thật của bạn sẽ truyềnlửa tới thế hệ trẻ
Trang 11Ngay sau lời giới thiệu và lời chào của hai khách mời là bài dân ca Bắc bộ
Bèo dạt mây trôi, cũng là quà tặng âm nhạc của một bạn thính giả Sở dĩ có sự
khác biệt với khung chương trình chính thức như vậy là bởi chủ đề tác giảchọn về âm nhạc nên tôi muốn mang một chút không khí của âm nhạc vàophòng thu để tăng tính hấp dẫn, cũng là một cách giúp cả khách mời và thínhgiả thư giãn trước khi tham gia vào cuộc một trao đổi dài 15 phút
Trong diễn đàn hai vị khách mời và quý thính giả cũng được lắng nghe bài
phóng sự “Âm nhạc dân tộc trong đời sống người trẻ” dài 4 phút Bài phóng
sự tôi đã có cuộc trao đổi với nhân vật để nhân vật chia sẻ thoải mái và thậtnhất quan điểm cá nhân của mình Để có được lời nhân vật Hoàng Văn Tháitôi đã gặp phải khá nhiều khó khăn, phải gợi chuyện từ câu chuyện vu vơ rồidần dần vào chủ đề để bạn nói thật suy nghĩ của bản thân Ngoài ra tôi còn sửdụng các tiếng động nền là tiếng nhạc hát xẩm, bài hát Hàn Quốc,…cho phùhợp và tăng tính hấp dẫn, giảm bớt sự nặng nề cho bài viết
Hai khách mời đã trao đổi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số bạntrẻ thờ ơ với âm nhạc dân tộc, vai trò của thể loại này với sự phát triển toàndiện trong nhân cách người trẻ, chia sẻ về những khó khăn trong việc họcnhững nhạc cụ truyền thống và sau đó là giải pháp từ cả phía giới trẻ và từphái cơ quan chức năng để kéo người trẻ về với âm nhạc dân tộc Cuộc tròchuyện được xây dựng trên những câu hỏi có sẵn và có sự trao đổi thêm củangười dẫn làm cho phần diễn đàn thêm sinh động Tất cả để nêu bật lên thôngđiệp của diễn đàn: “Khơi thức tình yêu âm nhạc dân tộc trong tâm hồn mỗi
người trẻ”.
Bên cạnh việc đưa phóng sự vào, tôi còn sử dụng chùm ý kiến gồm năm ýkiến thu được từ các bạn sinh viên Đó là những chia sẻ và đóng góp suy nghĩcủa họ về chủ đề âm nhạc dân tộc
Đặc biệt, rất may mắn cho tác giả khi thu diễn đàn là khách mời rất nhiệt
tình và cô đã mang theo đàn tì bà và biểu diễn độc tấu bài dân ca “Tát nước
Trang 12đêm trăng” Do thời lượng không cho phép nên tôi đã sử dụng một phần sau
của bài nhạc làm nền cuối cho diễn đàn
Trang 13(Hình ảnh tại phòng thu diễn đàn sóng trẻ)
(Khách mời: Cô Nguyễn Tuyết Mai biểu diễn tại phòng thu)
Trang 14Quà tặng âm nhạc: Chuyên mục Quà tặng âm nhạc là bài hát “Quê nhà”,
sáng tác nhạc sĩ Trần Tiến, trình bày ca sĩ Tùng Dương Trong quá trình đi thuchùm ý kiến, tác giả đã chọn ra trong 5 lời yêu cầu phát quà tặng này Bởi,người gửi quà tặng có lời nhắn gửi khá cảm xúc và bài hát phù hợp với chủ đềcủa chương trình tác giả đang thực hiện
Cẩm nang sinh viên: Đây là chuyên mục có thời lượng 2 phút, gợi ý về địa
điểm vui chơi, du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/04 01/05 Trong chuyên mục cógiới thiệu bốn địa điểm du lịch tới các thính giả Kịch bản được xây dựng theodạng hai MC đọc trên nền nhạc sôi động
Chuyên mục: Đây là chuyên mục mở và tôi đã lên ý tưởng thực hiện một
phóng sự về nhóm các bạn sinh viên tình nguyện tại bệnh viện Nhi trungương Hà Nội Mục đích là điểm sáng để kết thúc chương trình và tạo nên tácđộng tích cực trong thái độ và hành động của cộng đồng nói chung, giới trẻnói riêng về các hoạt động thiện nguyện
1.3.2 Vai trò và mức độ tham gia của bản thân.
Theo sự phân công của Khoa và nhà trường, tôi nhận được sự giúp đỡ của
TS Đinh Thu Hằng Cô đã tư vấn cho tôi trong việc chọn đề tài, chọn kháchmời và ý tưởng xuyên suốt cho chương trình Cô đã là người định hướng chotôi trong toàn bộ công việc làm khóa luận tốt nghiệp của mình Nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình của cô và bản thân cố gắng tôi đã hoàn thiện chương trình
Sóng trẻ số 17 và phát sóng trên sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà
Nội, ngày 23/04/2013
Tôi đã nỗ lực trong suốt quá trình làm tác phẩm Từ việc tìm chất liệu chocác phần trong toàn bộ chương trình Liên hệ với bạn bè, người thân tìm hiểuxem nhu cầu của họ là gì đối với những thông tin trong cuộc sống thời gianđây Đặc biệt là chuyên mục cẩm nang sinh viên: sau khi tìm hiểu tôi đã đi
Trang 15đến quyết định lựa chọn bốn địa điểm như trong phần kịch bản để giới thiệutới đông đảo các bạn thính giả trẻ tuổi.
Qua bạn bè, tôi đã liên hệ với khách mời cho Tọa đàm sóng trẻ Bởi vì đây
là phần quan trọng nhất và khó khăn nhất nên tôi đã dành nhiều thời gian vàcông sức Vì không có giấy giới thiệu nên tôi đã đến trường và gặp cô Tuyết
Mai, khách mời của Sóng trẻ 17, được cô nhận lời và mang theo đàn tì bà tới
phòng thu Kết quả cuối cùng là chương trình đã lên sóng và nhận được sựhưởng ứng của thính giả
Quá trình liên hệ khách mời và thu tọa đàm là vất vả nhất trong toàn bộchu trình làm việc của tôi, tuy nhiên tôi đã vượt qua và tiến hành thu hoàn
thiện Để có được một sản phẩm là chương trình Sóng trẻ số 17 tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của thầy Hà, thầy đã chỉnh sửa kĩ thuật, lắp ghép các phần vàburn đĩa thành phẩm
Vì là chương trình tốt nghiệp nên khi thu và thực hiện cũng cần có sự cẩnthận và lưu ý hơn, khi phỏng vấn các nhân vật từ phần tin tức đến các phóng
sự, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các nhân vật Tôi cũng đã sửdụng những kĩ năng mà mình học được và một chút kinh nghiệm đã từng làmchương trình để thu được những đoạn băng chân thật và “đắt” nhất phục vụcho tác phẩm
4 1.4 Mục đích và nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp.
Trang 16tự cảm nhận và tự nhận thức được rằng mình cần phải làm gì để gìn giữ âmnhạc dân tộc Thay đổi suy nghĩ của một bộ phận đam mê cuồng nhiệt, tháiquá thể loại âm nhạc thị trường, nhạc ngoại và từ đó thay đổi trong hành độngcủa người trẻ.
Với thời lượng 30 phút phát sóng chương trình, mỗi mục, mỗi phần nhỏ lại
có một mục đích cụ thể khác nhau
Bản tin Sóng trẻ: sẽ cung cấp cho đối tượng tiếp nhận là sinh viên trên địa
bàn thủ đô Hà Nội những tin tức cập nhật, thời sự về mọi mặt trong đời sốngsinh viên Tác giả đã có sự lựa chọn thông tin sao cho đa dạng về các mặt vàmục đích chính là thông qua chương trình các bạn sinhviên có thể biết đếnhoặc tham gia các hoạt động bổ ích dành cho chính mình
Diễn đàn Sóng trẻ: với sự tham gia trao đổi của hai khách mời cùng với
biên tập viên, sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về vai trò của âm nhạc dân tộc,nguyên nhân giới trẻ quay lưng với thể loại nhạc truyền thống và đi tìm giảipháp cho vấn đề thời sự này
Quà tặng âm nhạc: là cầu nối yêu thương dành cho các bạn sinh viên thể
hiện tình cảm của mình với người thân yêu hoặc bạn bè Cùng với đó là mụcđích tạo ra khoảng thời gian thư giãn cho thính giả nghe chương trình
Cẩm nang sinh viên: cung cấp thông tin, gợi ý về địa điểm vui chơi, du
lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/04, 01/05 cho tất cả các bạn nghe đài
Chuyên mục: giới thiệu về nhóm bạn trẻ tình nguyện tại Bệnh viện Nhi
Trung ương Hà Nội, những hoạt động ý nghĩa của các tình nguyện viên, từ đó
có thể kêu gọi được những tấm lòng thiện nguyện trong mỗi con người
Trang 17Tất cả các phần được tác giả xây dựng sao cho phù hợp với tâm lí của đốitượng tiếp nhận là những người trẻ tuổi và đúng với mẫu của chương trình,mục đích cuối cùng là tạo nên một chương trình phát thanh hoàn chỉnh, trọnvẹn gửi tới thính giả nghe đài.
1.4.2 Nhiệm vụ.
Để có được một chương trình hoàn thiện, có chất lượng, trong suốt quátrình thực hiện ngoài việc vạch ra những mục đích để đạt được, tôi cũng đặt ranhững nhiệm vụ khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp Đó chính là định hướnggiúp tôi có thể nhìn vào đó, chiếu theo đó mà làm tốt từng phần sau đó tạonên một tổng thể phù hợp bằng kiến thức đã học cộng với sự cố gắng nỗ lựccủa bản thân
Đầu tiên là phải thường xuyên bám sát thực tế cuộc sống, theo dõi báo đàixem có liên quan tới vấn đề mình đang làm hay không, tìm tòi tài liệu và lưutrữ cũng như phân tích, tổng hợp tài liệu biến nó thành thông tin có ích chotác phẩm của mình Cần nghiên cứu cặn kẽ, đa dạng trong mọi góc nhìn vềchủ đề “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc” Mở rộng đối tượng ra đểtìm hiểu không chỉ riền giới trẻ, còn phải để ý tìm hiểu những ý kiến củangười lớn, đặc biện là các chuyên gia, nhà nghiên cứu về âm nhạc dân tộc
Phải xây dựng đề cương tác phẩm, xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng,chi tiết trước khi bắt tay vào thực hiện Theo đó, quá trình thực hiện, tôi luônđặt ra yêu cầu tuân thủ theo đề cương đã vạch ra, đồng thời không ngừng tìmtòi, sáng tạo, bổ sung những ý tưởng mới và cập nhật những thông tin mới tạonên tính hấp dẫn và thời sự cho chương trình
Trang 18Theo dõi sát những chương trình Sóng trẻ đã phát sóng để luôn giữ tác
phẩm của mình theo đúng với khuân mẫu, không đi sai định hướng và đủ tiêuchuẩn để phát sóng
Tôi cũng đặt ra nhiệm vụ phải đảm bảo tính liên tiếp khi sản xuất chươngtrình, bởi nếu không làm như vậy các thông tin có thể bị tách rời, không logic
Từ khâu lên ý tưởng tới thực hiện và lên sóng, bản thân tôi cũng cần phải có
kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn, tránh chồng chéo công việc mà lại khônghiệu quả Đặc biệt yếu tố thời lượng rất quan trọng, nên ngay khi viết kịchbản nhiệm vụ đặt ra là tôi phải căn chỉnh làm sao cho không bị thừa quánhiều, gây khó khăn trong việc cắt gọt, biên tập âm thanh Một điều nữa làkhâu cuối cùng sau khi chương trình phát sóng, lắng gnhe ý kiến phản hồi củathính giả, có thể là những lời góp ý của những người bạn của mình Đây làkhâu tự đánh giá cũng như thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của sinh viên thựchiện đối với tác phẩm tốt nghiệp của mình
5 1.5 Phương pháp thực hiện.
1.5.1 Phương thức chung cho chương trình phát thanh Sóng trẻ.
Chương trình phát thanh Sóng trẻ chính thức lên sóng từ tháng 1/2010,
hơn ba năm phát sóng, đã có ba lần thay đổi khung chương trình Lần một từtháng 2 năm 2011, lần hai là từ tháng 3 năm 2012, lần ba là vào tháng 1 năm
Trang 19Lời giới thiệu chương trình đọc trên nhạc nền.
2 Bản tin Sóng trẻ (khoảng 5 phút):
Các thông tin về mọi mặt hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên HàNội và cả nước
Chú ý :
- Trong mỗi Bản tin phải có ít nhất là 3- 4 tin vắn + 2 tin có âm thanh gốc
và Bản tin phải được thể hiện với 2 giọng nam – nữ, tin có âm thanh gốc đưa
lên đầu
(Nhạc cắt)
3 Diễn đàn Sóng trẻ (14 phút):
- Phóng sự thời sự (khoảng 3 - 4 phút): Đề tài về sinh viên và đời sống
sinh viên, đặc biệt những vấn đề nổi cộm trong đời sống sinh viên hiện nay.Nếu là phóng sự chân dung thì nên cho lồng nhạc nền như thế sẽ sinh động
hơn Tránh sự khô khan nhàm chán Tăng cường đưa tiếng động hiện trường.
- Tọa đàm: Tiến hành một cuộc trò chuyện phỏng vấn trao đổi với chuyên
gia hoặc những người có liên quan về những vấn đề mà phóng sự trên đã đềcập
Chú ý : Nội dung của phóng sự và các cuộc trao đổi phải thống nhất và
bàn sâu về chủ đề, làm nổi bật thông điệp mà chương trình muốn nói tới Đó
là những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống của giới trẻ và học đường hiện nay.
Hình thức các cuộc trao đổi cần linh hoạt, tránh công thức, khuôn sáo và
có thể thực hiện bên ngoài phòng máy.
(Nhạc quảng bá chương trình)
Các bạn đang nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ, phát trên tần số 90
Trang 20Mhz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, vào lúc 20h05 thứ 3 hàng tuần.
4 Quà tặng âm nhạc (khoảng 5 phút):
Hai ca khúc theo yêu cầu của các bạn trẻ
5 Cẩm nang sinh viên (2 phút):
Những tư vấn của chương trình về các nhu cầu thu hút được sự quan tâmđông đảo của giới trẻ như ăn gì, chơi gì, cách phòng tránh các dịch bệnh, giao
thông…(thay đổi linh hoạt, bám sát vào thực tiễn cuộc sống).
6 Chuyên mục (khoảng 3 phút):
Đây là chuyên mục mở, được thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình cụ
thể của từng thời điểm
Chuyên mục cũng có thể viết về các tấm gương sinh viên tiêu biểu, nhữngcâu lạc bộ năng động…
7 Chào kết thúc (30s)
( Trên nền nhạc)
MC nam - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ
MC nữ: - Kịch bản:………., Lớp Phát thanh khóa…., Khoa Phát
thanh-Truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
MC nam: - Dẫn chương trình:…………
MC nữ: - Kỹ thuật phòng thu:…….
MC nam: - Biên tập:………
MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: TS Đỗ Chí Nghĩa.
MC nam: - Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau!
Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ cũng có quy trình giống như
những chương trình phát thanh dựng sẵn khác Các tư liệu sẽ được chuẩn bị
Trang 21sẵn từ trước, sau đó sẽ thực hiện ghi âm tại phòng thu, dựng chương trình, ghiđĩa và phát sóng.
1.5.2 Phương pháp thực hiện chương trình phát thanh Sóng trẻ số 17.
Tác phẩm tốt nghiệp – chương trình phát thanh Sóng trẻ số 17 tác giả thực
hiện có thời lượng 30 phút, phát trên sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình
Hà Nội, tần số 90Mhz vào lúc 20h05 phút ngày 23/04/2013 Nội dung có chủ
đề: “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc” Chương trình được sản xuất
dựa trên phương pháp chung của Sóng trẻ, có điểm giống với những chương trình khác Tuy nhiên, tác giả đã thay đổi phần Diễn đàn Sóng trẻ bằng việc đưa thêm một bài hát vào, còn phần Quà tặng âm nhạc phát một ca khúc kèm theo lời nhắn của nhân vật gửi quà tặng Phần Bản tin Sóng trẻ, do thời lượng
khá dài nên tác giả đã cắt bớt một tin và chỉ sử dụng bốn tin Còn lại các phần
đều được giữ theo đúng như mẫu của Sóng trẻ được trình bày ở phần
“Phương thức chung của chương trình phát thanh Sóng trẻ” bên trên.
Chương trình Sóng trẻ số 17, tôi đã thực hiện có các nội dung như sau:
Bản tin Sóng trẻ: Gồm 4 tin, trong đó có hai tin không có tiếng động và 2
tin có tiếng động
Diễn đàn: Phát một bài hát, một phóng sự mang tên “Âm nhạc dân tộc trong đời sống người trẻ”, một chùm ý kiến, cuộc trao đổi giữa tác giả và hai
khách mời, xoay quanh chủ đề “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc”.
Quà tặng âm nhạc: Bài hát “Quê nhà”, sáng tác nhạc sĩ Trần Tiến, trình
bày ca sĩ Tùng Dương
Cẩm nang sinh viên: Gợi ý địa điểm vui chơi, du lịch dịp nghỉ lễ 30/04,
01/05
Trang 22Chuyên mục: Bài phóng sự “Lớp học hy vọng – Lớp học của tình yêu
thương”
Để xây dựng được chương trình Sóng trẻ số 17, sau khi nghe những gợi ý
từ giảng viên hướng dẫn TS Đinh Thu Hằng, bản thân tôi đã tự tìm tài liệuliên quan tới chủ đề trên sách báo, mạng internet và từ những nguồn thông tinđáng tin cậy Sau khi có được những hiểu biết cơ bản về nội dung, tôi tiếnhành xây dựng đề cương sơ lược, lên ý tưởng cho từng phần trong tổng thểchương trình Sau khi kịch bản chương trình được hoàn tất, khi các chuyênmục được thực hiện xong xuôi ngoài hiện trường cũng như trong phòng thuthì bắt đầu công đoạn cuối cùng đó là biên tập cho hoàn chỉnh Vì thời lượngchương trình chỉ có 30 phút, tác giả phải biên tập sao cho vừa đủ thời lượng,
mà vẫn chứa được lượng thông tin hiệu quả nhất
Các phương pháp tác giả sử dụng trong quá trình xây dựng tác phẩm tốtnghiệp bao gồm:
Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu tôi tiếp cận và thu thập chủ
yếu là qua báo mạng điện tử, qua nghe các chương trình phát thanh trên ĐàiTiếng nói Việt Nam và xin thông tin trong quá trình tôi thực tập đợt hai tạiTrung tâm Tin – Đài Tiếng nói Việt Nam Ngoài ra còn có các bài viết vềquan điểm cá nhân trên các trang wordpress Việc nghiên cứu và thu thập tàiliệu này giúp tôi có cái nhìn cơ bản về đề tài tôi thực hiện, từ đó phát triển ýtưởng và làm chương trình của mình
Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp được tôi sử dụng rất nhiều
để hoàn thiện cho phần Diễn đàn và chuyên mục Vì xây dựng hai phóng sựnên cần quan sát để có được chi tiết đắt, chi tiết đặc tả về cả quang cảnh vànhân vật, làm cô đọng thông tin trong phóng sự Sử dụng phương pháp quansát cách giao tiếp của Hoàng Văn Thái giúp tôi thấy được thái độ bất cần của
Trang 23nhân vật trong phóng sự “Âm nhạc dân tộc trong đời sống người trẻ” Hay lànhững hình ảnh các bệnh nhi đầu vẫn đội mũ vì những đợt xạ trị đã lấy đi máitóc, khuôn mặt xanh nhợt vì tiêm truyền hóa chất, bàn tay cầm bút vẫn cònnguyên kim truyền và băng gạc, nhưng đôi mắt thì ánh lên niềm vui nho nhỏ.Tất cả tạo nên hiệu quả trong tổng thể một chương trình.
Phương pháp phỏng vấn: Không chỉ riêng báo phát thanh mà báo chí nói
chung đều dựa trên phương pháp này mà làm nên sản phẩm báo chí Ý thứcđược điều này, khi làm tác phẩm tốt nghiệp tôi cũng đã cố gắng vận dụngnhững kiến thức đã được học và những lần thực hành để áp dụng phỏng vấn
có được thông tin cho bài viết của mình Đây là phương pháp được áp dụngxuyên suốt toàn bộ chương trình Tôi đã sử dụng cả phỏng vấn lấy thông tin(trong phóng sự và chuyên mục), phỏng vấn quan điểm (chùm ý kiến), phỏngvấn chân dung (các nhân vật được nhắc đến trong hai phóng sự) Đối tượngphỏng vấn đa dạng gồm: sinh viên các trường, người đi làm, y tá bệnh việnNhi trung ương Hà Nội
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Sau khi đã đi phỏng vấn và
thu thập tài liệu từ các nguồn về, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các ý kiến,khái quát nó trở thành những quan điểm chung nhất và biến thành thông tinhữu ích cho tác phẩm của mình
Phương pháp chọn lọc: Phương pháp này được sử dụng hầu hết trong
việc cắt gọt để lấy tiếng động nền và lấy lời nói của nhân vật Trong cả haiphóng sự, tôi đều phỏng vấn nhiều người, sau đó về rải băng và chọn lọc ranhững chi tiết đắt nhất, lời nhân chứng phù hợp nhất để sử dụng Đặc biệt ởchùm ý kiến trong diễn đàn, thì phương pháp này phát huy tối đa hiệu quả
Phương pháp so sánh, đối lập: Trong khi viết phóng sự, tôi đã có chủ
đích từ trước là xây dựng hai bức tranh đối lập về việc tiếp nhận âm nhạc dântộc của người trẻ Đầu tiên là hình ảnh bạn trẻ Hoàng Văn Thái, sinh viêntrường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội cuồng nhiệt nhạc ngoại Sau đó là hai
Trang 24nhân vật Ngọc Điển, Minh Cường đang theo học và biểu diễn thường xuyênloại hình hát xẩm tại chợ Đồng Xuân – Hà Nội Mục đích của việc sử dụngphương pháp này là muốn chỉ ra được sự khác biệt và để thính giả dễ dàngtrong việc tiếp nhận.
6 1.6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp.
Tác phẩm sẽ giúp sinh viên chuyên ngành phát thanh nói chung và sinhviên báo chí nói riêng áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn một cáchiệu quả nhất Đồng thời, chương trình sẽ là một cơ sở để các sinh viên khóasau có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện sản xuấtchương trình
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Với mục đích thông qua những thông tin chương trình cung cấp, nhữngnhân vật cụ thể, những tấm gương của các bạn trẻ đam mê, yêu thích các loạihình âm nhạc dân tộc, từ theo học rồi tới biểu diễn, chỉ với mong muốn lưugiữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc thậm chí không cần thù lao.Tất cả sẽ là minh chứng cho việc ngày nay không phải hầu hết người trẻ đềuquay lưng với âm nhạc truyền thống Tác giả đã đưa vào những ca khúc dân
ca, đặc biệt là khúc nhạc độc tấu của vị khách mời với ý nghĩa chủ đề này sẽ
Trang 25giúp các bạn trẻ tự cảm nhận được điều hay trong âm nhạc dân tộc Khi đượcphát sóng, chương trình sẽ có ý nghĩa trong thực tiễn, có thể giúp thay đổitrong suy nghĩ và hành động của giới trẻ với âm nhạc dân tộc.
Bên cạnh đó, những tin tức trong Bản tin Sóng trẻ có thể áp dụng được
trong thực tế, việc nêu rõ ngày giờ và địa điểm diễn ra các sự kiện, các cuộcthi sẽ giúp sinh viên tiện theo dõi và đăng kí tham gia nếu muốn
Cuộc trao đổi giữa tôi và hai khách mời trong Tọa đàm Sóng trẻ đã chỉ ra
được những nguyên nhân và một số giải pháp giúp người trẻ quay trở lại với
âm nhạc dân tộc Đây cũng là những ý kiến đóng góp tới cơ quan chức năng,những nhà quản lí văn hóa, nhà nghiên cứu âm nhạc làm sao để có được biệnpháp phù hợp và nhanh chóng nhất cho việc bảo tồn và phát huy âm nhạctruyền thống - vốn di sản của dân tộc, bộ phận cấu tạo nên bản sắc văn hóacủa đất nước Việt Nam
Đối với chuyên mục, tôi đã xây dựng hình ảnh lớp học hy vọng dưới hìnhthức phóng sự, vì tôi nghĩ nó sẽ có khả năng chuyển tải được lượng thông tintốt nhất và chân thực, dễ đi vào lòng người Bài viết khi lên sóng hy vọng sẽmang lại được nghĩa tích cực trong thực tiễn, bởi qua việc tái hiện nhữnghành động đẹp của nhóm tình nguyện sẽ giúp thắp lên được ngọn lửa yêuthương trong cộng đồng, kích thích những hành động đẹp của tất cả mọingười nhằm mục đích xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
Trang 262 NỘI DUNG
Chương trình phát thanh Sóng Trẻ số 17 bao gồm những nội dung chi tiếtnhư sau:
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc”
Và để chuộc lỗi của mình, Quang Đức sẽ hát một đoạn nhạc tặng choXuân Thu và các bạn thính giả nhé
“Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi… bèo dạt”.
*MC nữ:
Trang 27Nghe thật là thú vị phải không các bạn Và Xuân Thu tự hỏi, tại sao hômnay chúng ta không bàn về chủ đề này Quang Đức nhỉ?
* MC nam:
Đúng vậy, thưa các bạn! Có thể dễ nhận thấy, nhạc thị trường được lantruyền nhanh chóng trong giới trẻ và được đón nghe một cách rộng rãi Ngượclại, âm nhạc dân tộc thì đang bị “cất vào tủ trưng bày” Chương trình ngày
hôm nay có chủ đề “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc” hứa hẹn sẽ
mang lại những thông tin bổ ích và hấp dẫn Hãy mở to radio và cùng tìmhiểu với chúng tôi nhé
*MC nữ:
Như thường lệ, mở đầu là Bản tin Sóng trẻ với những tin tức giảng đường
đáng chú ý
*MC nữ:
Xuân Thu cũng đang rất tò mò không biết rằng Quà tặng âm nhạc tuần
này sẽ là cầu nối yêu thương dành cho những ai đây? Đừng quên lắng nghecùng Xuân Thu các bạn nhé
* MC nam:
Cẩm nang sinh viên tuần nãy sẽ mang lại những gợi ý về địa điểm vuichơi, du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 dành cho tất cả các bạn
*MC nữ:
Phần cuối của chương trình chúng tôi xin giới thiệu về nhóm bạn trẻ tình
nguyện tại bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội qua bài phóng sự “Lớp học hy vọng – lớp học của tình yêu thương”.
Trang 28Có Xuân Thu ah, Đức vẫn thường tới trường bằng xe bus đấy.
Băng: (28s) “Xuất phát từ thực trạng nhiều bạn đi xe bus còn nói chuyện
to, vứt rác bừa bãi Vì vậy bọn mình có xây dựng đề án xe bus xanh nhằm xây dựng không khí trong lành trên xe bus Mình hy vọng là cho đến khi dự án kết thúc sẽ có được những chuyển biến tích cực về văn hóa xe bus”.
Trang 29Tất nhiên là có rồi Xuân Thu.
Băng: (26s)“Khác với 9 mùa trước đây, sinh viên năng động lần này, BTC
có tổ chức ra nhiều hoạt động bên lề bổ ích, giúp sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm Năm nay chúng tôi có tổ chức các lớp giao tiếp tiếng anh Cùng với ý nghĩa đó đây cũng là cơ hội để các bạn thực hành được kiến thức đã học trên giảng đường”.
Trang 30*MC nữ:
Đến với cuộc thi các bạn sẽ được thử thách với việc trắc nghiệm kiến thức
xã hội; học một khóa học chuyên sâu về thương hiệu và sở hữu trí tuệ Từngày 20/4 đến 4/5 các đội chơi được tham dự các buổi tọa đàm với chuyên giahàng đầu về thương hiệu và sở hữu trí tuệ Kết quả đánh giá sẽ dựa trên việcxây dựng chiến lược thương hiệu cho một doanh nghiệp
* MC nam:
Ngoài giải thưởng về tiền mặt, các bạn còn có cơ hội nhận học bổngchuyên sâu về tiếng anh, về thương hiệu và kỹ năng mềm Hãy thử sức mìnhcác bạn nhé Chi tiết có thể xem tại Website CLB Sở hữu trí tuệ: www.ipc-ftu.org
*MC nữ:
Còn bây giờ, như đã giới thiệu ở phần đầu chương trình, chúng ta sẽ gặp
gỡ với Biên tập viên Phạm Lương trong Tọa đàm Sóng trẻ
(Nhạc cắt)
3 Diễn đàn Sóng trẻ (17’)
BTV: Xin kính chào quý vị và các bạn!
Cuộc sống hiện đại với sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau đếnViệt Nam, đã khiến không ít người trẻ ngày càng xa lạ với những nét truyềnthống của dân tộc, trong đó có âm nhạc Ngày nay, các bạn trẻ thích nghenhạc trẻ, nhạc thị trường hoặc nhạc ngoại đặc biệt là những thần tượng âmnhạc KPop đến từ đất nước Hàn Quốc
Có rất nhiều người nói rằng, đã đến lúc chúng ta phải quan tâm đến vănhóa nghe của giới trẻ Cũng có nhiều ý kiến lo ngại, liệu rằng trong dòng chảy
âm nhạc hiện đại thì yếu tố “cái hồn của dân tộc, tinh thần, khí phách của chaông” có còn được thắp sáng trong sự tiếp nhận văn hóa – nghệ thuật củangười trẻ hay không?
Đó cũng chính là lí do để chuyên mục diễn đàn sóng trẻ tuần này xin được
bàn về chủ đề: “Giới trẻ với việc gìn giữ âm nhạc dân tộc”.
Có mặt trong phòng thu hôm nay xin được trân trọng giới thiệu 2 vị kháchmời sẽ tham gia trao đổi với chương trình
Trang 31Xin được giới thiệu: Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai Tổ trưởng bộ môn
Âm nhạc dân tộc thiểu số Giảng viên trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quânđội
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Xin kính chào quý thính giả.
Bạn Vì Văn Cường, sinh viên năm thứ 2, khoa Nhạc cụ Truyền thống, Họcviện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Vì Văn Cường: Xin chào các bạn nghe đài.
Vâng, rất cảm ơn 2 vị đã nhận lời mời tới tham dự chương trình của chúngtôi ah
Chương trình của chúng ta hôm nay có chủ đề: “Giới trẻ với việc gìn giữ
âm nhạc dân tộc” Và ekip của chương trình cũng muốn mang một chút
không khí vui tươi của âm nhạc vào phòng thu Vâng, và đó sẽ là một bài hát
dân ca được phối lại theo phong cách đương đại Bài hát mang tên “Bèo dạt mây trôi” do ca sĩ Anh Khang và Tạ Quang Thắng trình bày.
(Đọc trên nền bài hát)
Đây cũng là quà tặng âm nhạc của bạn có nicknamehoahuongduong91@yahoo.com gửi tặng em trai của mình tên là Minh Quân,sinh viên năm thứ nhất Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội với lời nhắn:
“ Tặng em trai chị bài hát em yêu thích này, chúc em học tập tốt và chị em mình sẽ mãi là con ngoan của bố mẹ em nhé”.
(Vuốt nhạc lên đến hết bài hát)
Xin được quay trở lại chương trình với 2 vị khách mời là:
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai Tổ trưởng bộ môn Âm nhạc dân tộc thiểu
số Giảng viên trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Bạn Vì Văn Cường, sinh viên năm thứ 2, khoa Nhạc cụ Truyền thống, Họcviện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Vâng, vừa rồi là một bài hát dân ca Bắc bộ, khi được phối lại theo phongcách đương đại thì bài dân ca nhận được sự hưởng ứng tích cực từ côngchúng đặc biệt là giới trẻ Vậy thì vấn đề đặt ra là: có phải yếu tố cái mới, sựsáng tạo làm cho nó phù hợp với tâm lí tiếp nhận của người trẻ sẽ là “chìakhóa” đưa họ quay trở lại với âm nhạc dân tộc hay không Bạn Văn Cườngthân mến! ý kiến của bạn như thế nào ah?
Trang 32Vì Văn Cường: Theo tôi, ý kiến đó rất hay, có lẽ nền âm nhạc dân tộc cần
phải được làm mới và lạ để phù hợp với gu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ hiện nay Bằng cách khéo léo đưa nhạc cụ hiện đại vào âm nhạc truyền thống hay là phối khí theo phong cách âm nhạc hiện đại Tạo nên âm nhạc dân gian thời đại mới.
BTV: Vâng, như vậy thì có thể kéo được công chúng, đặc biệt là người trẻ
đến gần hơn với âm nhạc dân tộc có đúng không ah
Vì Văn Cường: Vâng.
BTV: Cảm ơn bạn Thưa Đại úy, Th.s Tuyết Mai, theo cô thì nét đẹp nhất
trong âm nhạc dân tộc nằm ở đâu và cô đánh giá như thế nào về vai trò củathể loại âm nhạc dân tộc đối với sự phát triển toàn diện trong nhân cách củathế hệ trẻ?
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Cái nét đẹp, giá trị trong âm nhạc dân
tộc được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như giai điệu, lời ca,… Bởi vậy, theo tôi nét đẹp đó chính nằm trong sự cảm nhận, đánh giá của mỗi người Theo tôi, âm nhạc dân tộc chính là yếu tố làm nên bản sắc của mỗi một dân tộc Bởi vậy , nó giáo dục cho thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, có ý thức về cộng đồng xã hội.
BTV: Vâng, vậy là chính những lời hát ru, những bài dân ca, hay tiếng sáo
trúc, tiếng đàn bầu đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâmhồn mỗi con người từ thủa còn nhỏ đúng không ah
Và trong thời buổi phát triển hiện nay thì người trẻ nghe gì và liệu rằng
có phải tất cả họ đều quay lưng với âm nhạc truyền thống hay không Xin mời
2 vị khách mời cùng quý thính giả hãy cùng chúng tôi đến với bài phóng sự
mang tên “Âm nhạc dân tộc trong đời sống người trẻ”.
Phát phóng sự (3phút)
Âm nhạc dân tộc trong đời sống người trẻ
(Tiếng động nền – một ca khúc nhạc hàn- vuốt xuống)
Trang 33Đó là một đoạn nhạc trong bài hát nhạc Hàn Quốc mà Hoàng Văn Thái,sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội đang giới thiệu với tôi Vàchúng tôi cũng có cuộc trò chuyện ngắn với cậu như thế này:
Băng: (30s): cuộc trò chuyện
PV: Bạn thường hay nghe nhạc gì, có thể kể tên được không?
NV: “Mình thường hay nghe nhạc quốc tế như là: Westlife, Blue Tớ nghe Icon, Shayne Ward, Akon, Bi Rain, Super Junior, DBSK Nói chung cũng nhiều lắm”.
Vẻ mặt đầy hứng khởi, Thái đang liệt kê cho chúng tôi về những những ca
sĩ, nhóm nhạc mà cậu thường xuyên nghe Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng tại HồHoàn Kiếm với cậu sinh viên 20 tuổi này đã thật sự để lại trong tôi nhiều suynghĩ Khi được hỏi, tại sao không nghe nhạc Việt, đặc biệt là những ca khúcdân ca, thì Thái nói một cách thản nhiên:
Băng: 23s “Mình nghe thấy nó chẳng vào, thấy nó cứ kiểu gì í Giới trẻ
nghe mấy thể loại đó có lẽ không hợp, tạo ra cảm giác không hứng thú khi nghe Đa phần ra bài nào hay, mới mọi người truyền tai nhau thì nghe đang
tự nhiên lôi nhạc dân tộc ra nghe thì…Tầm tuổi mình thì chẳng ai thích nghe nhạc dân tộc”.
Không chỉ riêng Thái, một bộ phận bạn trẻ đang chạy theo trào lưu nhạcthị trường, nhạc ngoại mà quên đi rằng, âm nhạc dân tộc - thứ âm nhạc màcậu cho là “hơi quê” đó, chính là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng bao thế hệông bà, cha mẹ và cả chính cậu
Chỉ đơn cử những trường hợp như vậy thôi, nhưng đó là hiện tượng đangtồn tại trong một bộ phận giới trẻ ngày nay Họ cuồng nhiệt với âm nhạc thịtrường và nhạc ngoại nhưng lại quên đi những nét đặc sắc trong văn hóatruyền thống của dân tộc mình
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, giữa guồng quay của cuộc sống vẫncòn rất nhiều bạn trẻ tìm đến, yêu mến và mặn mà với âm nhạc dân tộc Với
Trang 34họ, đơn giản chỉ là sự đồng điệu trong tâm hồn, tình yêu, đam mê và mongmuốn được lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc.
(Tiếng động nền hát xẩm)
Đối với Ngọc Điển, cô sinh viên 21 tuổi khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật,Đại Học Văn Hóa Hà Nội thì đó còn là cơ duyên của cuộc đời Vô tình đượcthưởng thức làn điệu hát xẩm trong một lần đến với chợ đêm phố cổ, từ thíchthú rồi đến đam mê lúc nào không biết, Ngọc Điển đã đăng kí vào lớp hátxẩm tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Âm nhạc Việt Nam 3 năm gắn
bó, giờ đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần, biểu diễn tại chợ Đồng Xuân, NgọcĐiển như được hòa mình vào không gian của âm nhạc dân tộc Nhớ lại cảmxúc từ ngày đầu đứng trên sân khấu, Ngọc Điển nói:
Băng: 21s: “Mấy ngày đầu tiên thực sự cảm xúc của mình, mình cảm thấy
là mình đi hát thì chỉ gọi là đi thôi chứ mình không có nghĩ gì cả Nhưng bây giờ mỗi ngày mình hát, thì mình lại muốn được hát hay, và lúc này mình đứng trên sân khấu mình để ý đến tâm trạng mọi người, mình muốn hát thế nào để
ai đi qua chợ Đồng Xuân này đều phải chú ý tới đây ”.
Còn anh Anh Tô Minh Cường, 26 tuổi quê ở Thái Bình, sinh sống và làmviệc tại Hà Nội chia sẻ với tôi về lí do theo đuổi niềm đam mê hát xẩm củamình:
Băng: 26s:“ Tại vì anh yêu mến nó, xẩm như là một phần máu thịt của
anh thôi Lời thơ mộc mạc, giản dị, ý tứ nó nho nhã và bình dân, đi sâu vào lòng người, tình cảm chứ chan Nó đều là cái cuộc sống thường ngày, mỗi bài hát xẩm là một câu chuyện nhỏ, nó mang cho người ta gần với nhau hơn” (Nhạc nền)
Ngọc Điển, Minh Cường cùng với những học viên tại Trung tâm nghiêncứu và Phát triển Âm nhạc Việt Nam đang căng tràn nhiệt huyết, nỗ lực, gópsức mình gìn giữ âm nhạc dân tộc Bởi một lí do đơn giản rằng, có một dòngmáu Việt vẫn đang chảy ngày đêm trong họ./
Trang 35(Vuốt hết nhạc nền)
Hết phóng sự BTV: Vâng, thưa quý vị và các bạn, thưa 2 vị khách mời Trong phóng sự
trên thì chúng tôi có đề cập tới 2 gam màu tối, sáng trong bức tranh về việctiếp nhận âm nhạc dân tộc của các bạn trẻ Thưa côTuyết Mai, cô có thể lí giảitại sao một bộ phận giới trẻ lại chỉ nghe nhạc thị trường và thờ ơ với âm nhạcdân tộc không ah?
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Theo tôi, do nước ta hội nhập kinh tế, đa
dạng nên chịu tác động của nhiều nền âm nhạc khác nhau trên thế giới vào Như là Gs-Ts Trần Minh Khang có nói với tôi rằng: “Đừng vội trách giới trẻ, hãy hỏi ai đã mang dân tộc đến cho họ và ai đã diễn giải cho họ hiểu về âm nhạc dân gian”.
BTV: Vậy là lỗi không phải hoàn toàn do giới trẻ có đúng không ah?
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Đúng, đúng như vậy!
BTV: Xin cám ơn cô! Đó chỉ là một bộ phận các bạn trẻ thôi đúng không
ah, trong cuộc sống hiện đại vẫn còn rất nhiều bạn trẻ tìm đến, yêu thích và
“mặn mà” với âm nhạc dân tộc Và trong phòng thu của Sóng Trẻ hôm nay cóbạn Vì Văn Cường, sinh viên năm thứ 2, khoa Nhạc cụ Truyền thống, Họcviện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Bạn Cường thân mến! bạn có thể chia sẻ một chút với chương trình lí dotại sao bạn lại theo học khoa Nhạc cụ Truyền thống mà không phải một thểloại nhạc trẻ không?
Vì Văn Cường: Tôi theo ngành âm nhạc truyền thống cũng bởi vì một lí
do đơn giản là niềm yêu thích và đam mê Âm nhạc truyền thống có một sức hút mạnh mẽ đối với tôi và là nguồn cảm hứng của tôi
BTV: Vậy thì có khó khăn gì trong quá trình mà các bạn học về những loại
nhạc cụ dân tộc này không? Và các bạn vượt qua nó như thế nào ?
Trang 36Vì Văn Cường: Trong âm nhạc dân tộc, nó không tuân theo một dạng văn
bản nhất định, nó thường theo lối hát truyền miệng từ thời xa xưa để lại như
là hát chèo, huế, cải lương Do đó, đòi hỏi chúng tôi phải làm thế nào để nghe được những giai điệu thật hay và đánh được cung đàn đúng với lòng bản thời cổ ngày xưa.
Để vượt qua những khó khăn đòi hỏi những người học nhạc cụ dân tộc phải thường xuyên nghe và tìm tòi ra những cái mới.
BTV: Vâng, rất cảm ơn những chia sẻ chân thật của bạn Thưa Đại úy,
Th.s Nguyễn Tuyết Mai, vậy là có rất nhiều bạn trẻ đã chủ động tìm đến cácsân khấu, các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật dân tộc để học hỏi Hay trong các
kỳ liên hoan văn hóa, nghệ thuật truyền thống những năm trở lại đây côngchúng có thể dễ dàng bắt gặp các ca nương, ca sĩ, nghệ sĩ còn rất trẻ nhưng đãhát và sử dụng thành thạo nhạc cụ dân tộc Thế thì để họ thêm yêu nghệ thuậtdân tộc chúng ta phải làm cách nào để thêm “củi” cho những ngọn lửa đangcháy đó ah?
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Thứ nhất, chúng ta phải có những việc
làm cụ thể, trong những chính sách của nhà nước, cần có sự hỗ trợ tài chính cho các nghệ sĩ, nghệ nhân trẻ Trong việc đào tạo của những trường đạo tạo nghệ thuật thì nên mở các trung tâm biểu diễn nghệ thuật thì người trẻ mới biết về âm nhạc dân tộc.
BTV: Thưa quý vị và các bạn! Vậy thì trong thực tế cuộc sống, các bạn trẻ
tiếp cận với âm nhạc dân tộc như thế nào và họ có suy nghĩ gì Chúng tôi đãthu được chùm ý kiến sau Xin mời 2 vị khách mời và quý thính giả cùng lắngnghe
Phát chùm ý kiến (58 giây)
# Mình cũng thích nghe những nhạc cụ dân tộc ví dụ như đàn đá, sáo trúc Mình thấy âm hưởng của nó rất hay Nếu mình muốn nghe trực tiếp thì mình hay đến văn miếu.
Trang 37# Theo xu hướng, sở thích phần lớn các bạn không hướng về nhạc dân tộc, nhưng em nghĩ trong thâm tâm thì ai cũng có một chút gì đo cảm nhận về nhạc dân tộc.
# Không phải là mình không yêu, có nghĩa là mình không biết tới í, tại vìn những nét văn hóa như thế nó khá là cổ xưa, nếu như không có sự tuyên truyền rất dễ bị mất đi.
# Bản thân em cũng chủ yếu muốn nghe nhạc trẻ hoặc là nhạc Kpop, cảm thấy nó thư giãn sau thời gian học tập và làm việc.
# Nếu như nhạc dân tộc mà kết hợp với nhạc hiện đại thì mình sẽ thích hơn Có sáng tạo hơn từ những người nghệ sĩ trẻ, mang hơi hướng hiện đại thổi hồn vào âm nhạc truyền thống, nó tạo sự kết hợp và mình nghĩ sẽ thành công Giả sử bây giờ có làn sóng quay trở lại với nhạc cụ dân tộc, chắc chắn
cả xã hội Việt Nam cũng sẽ quay lại.
BTV: Vâng, có một vài nhận xét rằng, hiện nay, đâu phải thế hệ trẻ không
yêu âm nhạc dân tộc, mà nói một cách công bằng là họ không và ít có cơ hội
để yêu Vậy thì với mức độ phủ sóng dày đặc của nhạc trẻ, nhạc ngoại, làmthế nào để người trẻ tìm về và yêu thích âm nhạc dân tộc thưa cô Tuyết Mai?
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Theo tôi thì truyền thông nên có nhiều
chương trình giới thiệu về ca múa nhạc dân tộc, chứ nếu phủ sóng dày đặc nhạc trẻ, nhạc ngoại thì làm sao người ta yêu thích được Âm nhạc dân tộc nghe nhiều mới ngấm, nếu thỉnh thoảng mới được nghe như gió thổi bay thì rất là khó.
BTV: Xin cảm ơn những chia sẻ của cô Văn Cường thân mến! bản thân
tôi cũng là người trẻ tuổi và tôi nhận thấy rằng, người trẻ chúng ta đang đứngtrước vô vàn những xu hướng và trào lưu âm nhạc Vậy thì theo bạn chúng tacần làm gì để vừa hòa nhập nhưng vẫn không quên giữ gìn nét bản sắc trong
âm nhạc dân tộc?
Trang 38Vì Văn Cường: Theo mình thì các bạn trẻ trước hết nếu muốn bảo tồn âm
nhạc truyền thống mỗi người dân đặc biệt là các bạn trẻ phải hiểu được âm nhạc truyền thống và phải thường xuyên nghe.
BTV: Thưa cô Tuyết Mai, tới tham dự với chương trình, với chiếc đàn tì
bà cô mang theo, cô có thể dành tặng cho quý thính giả một món quà, đó làmột bản nhạc mà cô thể hiện được không ah?
Đại úy, Th.s Nguyễn Tuyết Mai : Tôi xin gửi tặng thính giả bài “Tát nước
đêm trăng”, dân ca Nam Bộ.
(KM biểu diễn trong phòng thu)
BTV: ( Trên nền bài nhạc của KM)
Thưa quý vị và các bạn! Xin được mượn lời của nhạc sĩ Đặng Hoành Lan
để kết thúc cuộc tọa đàm ngày hôm nay ah “Có một việc nếu không làm ngay, làm triệt để, làm toàn diện, đó là Bảo tồn và phát huy vốn di sản âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay thì, đến một ngày không xa, chúng ta
sẽ đánh mất dần, mai một dần rồi mất hẳn một phần ký ức dân tộc, bản sắc dân tộc trong văn hóa âm nhạc”
Tôi tin chắc rằng nếu đã hiểu rõ giá trị vốn có của âm nhạc dân tộc thì giớitrẻ chúng ta sẽ yêu và sẽ phát huy, sẽ quay trở lại và “sống” với mạch nguồncủa tâm hồn dân tộc Đó cũng là thông điệp mà Diễn đàn Sóng trẻ tuần nàymuốn mang lại Một lần nữa xin được cảm ơn 2 vị khách mời đã tham giacùng chúng tôi, chúc 2 vị có sức khỏe và thành công trong cuộc sống
(Vuốt hết bài nhạc của KM)
Cảm ơn quý thính giả đã lắng nghe Và chúng ta sẽ tiếp tục chương trìnhvới 2 MC Quang Đức và Xuân Thu
Nhạc quảng bá chương trình
4 Qùa tặng âm nhạc: (2phút)
* MC nam:
Trang 39Các bạn đang đến với chuyện mục “Quà tặng âm nhạc” Ngày hôm nay
không biết ai sẽ là người may mắn nhận được món quà âm nhạc đây nhỉ.Xuân Thu có thể bật mí với Quang Đức và các bạn thính giả không?
*MC nữ:
Vâng, tuần vừa qua chúng tôi nhận được rất nhiều thư yêu cầu được gửi
tặng ca khúc “ Quê nhà”, sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến Và món quà ý nghĩa
này sẽ được phát tặng cho các bạn Thùy Linh, Mai Hương, Huỳnh Thủy, sinhviên năm thứ nhất khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Thăng long
* MC nam:
Còn bây giờ, hãy cùng lắng nghe lời nhắn gửi:
“ Bọn mình hiện đang là sinh viên năm thứ nhất, đi học phải xa nhà, xa gia đình nên nhiều lúc rất tủi thân Nhưng mà có sự động viên, quan tâm, chăm sóc cho nhau của mấy người cùng phòng nên cũng đỡ đi phần nào Hôm nay, xin nhờ chương trình gửi tặng 3 bạn thân của mình một món quà
âm nhạc, với lời nhắn: chúc 3 đứa học tập tốt, hãy giúp đỡ nhau vượt qua thời kì khó khăn của đời sinh viên nhé ”
*MC nữ:
(Trên nền bài hát)
Thật thú vị vì quà tặng âm nhạc tuần này là một bài hát dân ca đương đại,
rất phù hợp với chủ đề của chương trình Bài hát “Quê nhà”, sáng tác nhạc sĩ
Trần Tiến do ca sĩ Tùng Dương trình bày, quà tặng của bạn Tô Nhung, sinhviên năm thứ nhất, trường Đại học Thăng long gửi tặng các bạn của mình
(Phát tiếp đến hết)
5 Cẩm nang sinh viên (2phút)
Tư vấn địa điểm vui chơi ngày nghỉ lễ 30/04, 01/05
* MC nam:
Các bạn thân mến! Tuần sau là dịp nghỉ lễ 30/04 và 01/05 rồi, các bạn đã
có kế hoạch gì cho kì nghỉ này chưa nhỉ?
Trang 40Ngay sau đây thì Quang Đức và Xuân Thu sẽ đưa ra những gợi ý về cácđịa điểm vui chơi để các bạn cùng tham khảo.
(Trên nền nhạc)
*MC nữ:
Vâng, dịp nghỉ lễ 30/04, 01/05 năm nay chúng ta sẽ được nghỉ 5 ngày Nếukhông có điều kiện để thực hiện một chuyến du lịch xa thì bạn cũng đừng vìthế mà bỏ lỡ thời gian quý báu này để thay đổi không khí nhé
Wow! Đều là những trò chơi vận động phải không nào
*MC nữ:
Và đây sẽ là địa điểm thăm quan nhẹ nhàng với cảnh trời mây và nước bao
la, tạo cảm giác thư thái giúp các bạn rũ bỏ những mệt mỏi, hòa mình vào
thiên nhiên Khu du lịch sinh thái hồ Quan Sơn, Mỹ Đức có gần 100 ngọn
núi đá hình thù ấn tượng bao quanh mặt hồ để các bạn cùng thưởng ngoạn
* MC nam:
Đặc biệt là đi biển vào những ngày hè này thì thật tuyệt phải không các
bạn Bãi biển Quan Lạn – Quảng Ninh được coi là bãi tắm sạch nhất Miền
Bắc này hứa hẹn sẽ rất thú vị đây Còn đối với những bạn trẻ thích khám phá
và mạo hiểm, thích đi phượt thì những vùng cao Tây Bắc là một gợi ý khá
hay đúng không nào
(Vuốt hết nhạc nền)
*MC nữ:
Một lưu ý nữa là khi đi các bạn hãy nhớ chuẩn bị dụng cụ tránh nắng cho
cơ thể, chuẩn bị thuốc và hãy nhớ cung cấp nước đầy đủ trong thời tiết nắng