Câu 2: So sánh ý nghĩa của 2 câu tục ngữ: - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn Câu 3: Trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhữ
Trang 1HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II - NGỮ VĂN 7
Năm học 2015-2016
I VĂN BẢN
Câu 1: Cho các câu:
- “Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Hãy phân tích câu tục ngữ trên
Câu 2: So sánh ý nghĩa của 2 câu tục ngữ:
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
Câu 3: Trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh
đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
Câu 4: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ chân lí
nào?
Câu 5: Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch qua văn bản "Đức tính
giản dị của Bác Hồ” em cảm nhận như thế nào về đời sống giản dị, thanh bạch của Bác? Em sẽ học tập Bác những gì?
Câu 6: Phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của
truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
Câu 7: Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” theo Hoài Thanh nguồn gốc và
tác dụng của văn chương là gì?
Câu 8: Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết sau khi
học bài “Ca Huế trên sông Hương” Vì sao nói nghe ca Huế là thú tao nhã?
II TIẾNG VIỆT
Câu 1 Rút gọn câu nhằm mục đích gì? Cho ví dụ
Câu 2 Câu đặc biệt thường được dùng để làm gì? Đặt câu minh họa cho những trường hợp trên
Câu 3 Khi nào tách trạng ngữ thành câu riêng? Chỉ ra trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong câu sau và nêu tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành: “Bố cháu đã hi sinh Năm 72 (Theo báo Văn nghệ)
Câu 4 Các câu sau đều có từ mùa xuân Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa
xuân là trạng ngữ Trong những câu còn lại cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc
b) Mùa xuân đã về trên khắp mọi miền
c) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu
d) Tôi rất yêu mùa xuân
Câu 5 Thêm vào các câu sau một trạng ngữ thích hợp
a) Toàn được cô giáo khen
b) Cây cối đâm chồi nảy lộc
c) Em đã giải xong bài tập toán
d) Mây trắng như bông
Trang 2Câu 6 Làm thế nào để chuyển một câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ minh họa
Câu 7.Thế nào là phép liệt kê? Tìm phép liệt kê trong đoạn thơ sau?
" Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !" (Tố Hữu)
Câu 8 Nêu công dụng của dấu chấm lửng?
Nêu công dụng của dấu chấm phẩy?
III TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 2: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn theo ý kiến em
Đề 3: Hãy trình bày để làm nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác
Hồ
Đề 4: Giải thích lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi ”.
Đề 5: Nêu ý kiến của em về nhận định sau: “Không thể sống thiếu tình bạn”
Trang 3
-GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1 :
+ Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết
+ Nghệ thuật ẩn dụ: Một cây, non, ba cây, hòn núi cao
Câu 2:
Nêu được nghĩa từng câu, nêu mối quan hệ giữa chúng
Câu 3: Tìm được hai hình ảnh:
- Tinh thần yêu nước như làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Có khi được trưng bày trong tù kính, bình pha lên, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi…trong hòm
* Tác dụng: giúp người đọc hình dung được lòng yêu nước một cách cụ thể, rõ ràng
Câu 4: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ chân lí: Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta.
Câu 5: Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác thể hiện qua các ý:
- Trong sinh hoạt: bữa ăn, nhà ở
- Trong quan hệ với mọi người
- Trong lời nói, bài viết
Câu 6:
Giá trị hiện thực: Phản ánh sự vất vả, khổ cực của người dân lao động trong chống lại thiên nhiên, phản ánh bộ mặt của quan phụ mẫu chỉ lo ham mê cờ bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân tình hết sức khốn khổ vì đê vỡ
- Giá trị nhân đạo: Sự cảm thông, thương xót với sự khốn khổ của dân trước cảnh thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại
- Giá trị nghệ thuật: Tác giả sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp kết hợp lời bình; xây dựng tính cách nhân vật qua hành động lời nói
Câu 7:
+ Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài
+ Tác dụng: giúp cho người đọc có tình cảm có lòng vị tha "Gợi cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”
Câu 8:
- Vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế: Sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền…
- Nghe ca Huế là thú tao nhã: Được ngắm cảnh huế vào đêm thơ mộng trên thuyền rồng, trực tiếp ngắm các ca công, nhạc công ăn mặc đẹp, biểu diễn tài hoa, giọng ca ngọt ngào say đắm lòng người
II TIẾNG VIỆT
Câu 1: SGK/trang 15 Học sinh tự cho ví dụ
Câu 2: SGK/trang 29 Học sinh tự đặt câu
Trang 4Câu 3: SGK/trang 47 Năm 72 Việc tách trạng ngữ chỉ thời gian thành câu riêng có tác dụng nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước
Câu 4: a) Mùa xuân, là trạng ngữ (Những câu còn lại GV hướng dẫn cho HS) Câu 5: GV tự hướng dẫn
Câu 6: SGK/trang 64 Học sinh tự cho ví dụ
Câu 7: SGK/trang 105 Phép liệt kê trong đoạn thơ là: "Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung"
Câu 8: SGK/trang 122
III TẬP LÀM VĂN :
Đề 1: Nghị luận chứng minh
* Mở bài:
- Giới thiệu về vai trò của rừng đối với cuộc sống con người
- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng
* Thân bài:
- Nêu định nghĩa về rừng
- Lợi ích của rừng
- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí, bảo vệ con người khỏi thiên tai
- Bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp
* Kết bài:
- Trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ rừng
- Liên hệ bản thân
Đề 2: Nghị luận chứng minh
* Mở bài :
- Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”: Muốn mọi người
nên xa lánh những người xấu mà kết bạn với những người tốt
* Thân bài :
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Nghĩa đen, nghĩa bóng Nêu ý nghĩa câu tục ngữ
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế (những học sinh chăm ngoan và không chăm ngoan, những đứa con sinh ra trong gia đình cha mẹ không quan tâm nên xa vào cờ bạc )
* Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân
Đề 3: Nghị luận chứng minh
* Mở bài:
- Giới thiệu tiểu sử Bác Hồ và tình cảm sâu sắc của nhân dân với Bác
- Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác
* Thân bài :
- Bác rất giản dị trong cách ăn ,cách mặc,cách ở
- Bác giản dị, tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày
* Kết bài :
Trang 5Đề 4: Nghị luận giải thích
* Mở bài:
- Vai trò học tập đối với mỗi người là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích
- Vậy cần học tập như thế nào? (Trích dẫn lời khuyên)
* Thân bài:
- “Học, học nữa, học mãi” có nghĩa là gì?
Giải thích nghĩa từ ngữ và giải thích nghĩa cả câu
- Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”?
- Học ở đâu? Và học như thế nào?
* Kết bài:
- Lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người
- Liên hệ bản thân: Không ngừng học tập và học hỏi lẫn nhau
Đề 5: Nghị luận giải thích kết hợp chứng minh
* Mở bài:
Nêu khái quát về sự cần thiết và giá trị của tình bạn trong cuộc sống
* Thân bài:
- Định nghĩa tình bạn: Tình bạn là tình cảm trong sáng, tốt đẹp biểu hiện ở sự quan tâm giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ, Tình bạn đem lại niềm vui sống cho mọi người
- Những biểu hiện của tình bạn đẹp:
+ Có bạn, có niềm vui
+ Có bạn, có tình thân thiện( gần gũi, quý mếm nhau )
+ Có bạn niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được chia sẻ, gian khó đươc nâng đỡ
- Giá trị của tình bạn đẹp:
+ Tình bạn làm con người tốt hơn
+ Tình bạn giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để vươn lên
+ Nếu không có bạn con người sẽ cô đơn
- Lựa chọn kết bạn để có tình bạn tốt
+ kết bạn với người bạn tốt
+ Không phân biệt tình cảnh gia đình, ngoại hình
* Kết bài:
Khẳng định sự cao quý của tình bạn
Hết
Giáo viên ra đề cương hướng dẫn ôn tập: Nguyễn Thị Bích Hạnh Mail:
trên
sinh, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể chi tiết theo thực tế giảng dạy ở đơn vị.