Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

70 343 3
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng hoạt động huy động vốn ở ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội và Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn ở ngân hàng Vietcombank Hà Nội.

LỜI MỞ ĐẦU Ngay những ngày đầu giải phóng đất nước, Đảng ta và toàn thể nhân dân đã vạch ra mục tiêu quan trọng nhất là phát triển kinh tế-xã hội, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ 1 nước nền nông nghiệp lạc hậu thành 1 nước công nghiệp hiện đại. Để làm được điều này, không chỉ sự quyết tâm mà chúng ta phải một nguồn vốn đủ lớn cho đầu tư phát triển. Vốn cho đầu tư phát triển là rất quan trọng nếu không muốn nói là yếu tố quyết định đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật cho nền kinh tế. Trong chiến tranh, Việt Nam ta chủ yếu nhờ viện trợ nước ngoài, nhưng giờ đây, hoà bình lập lại và đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Bang Nga vào năm 1991 đã đẩy nước ta vào thế độc. Vì thế, không còn cách nào khác là chúng ta phải tự đứng trên đôi chân của mình. Với phương châm “Vốn trong nước là yếu tố quyết định, vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”, Đảng và Nhà Nước đã giao cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam nói riêng nhiệm vụ huy động các nguồn lực tài chính trong nước để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ dân cư, các tổ chức kinh tế, phát hành trái phiếu ở trong và ngoài nước. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn phát triển đối với kinh tế đất nước, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam nói chung và Vietcombank Nội nói riêng đã mở rộng mạng lưới giao dịch, huy động nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khách hàng chủ yếu của Vietcombank Nội là các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn. 1 Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới, sự tác động ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006. Không chỉ vậy, môi trường kinh tế trong nước chưa thực sự ổn định, môi trường pháp lí đang dần được hoàn thiện nên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong hoạt động huy động vốn. Dựa trên suy nghĩ đó và qua quá trình thực tập ở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nội, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nội. Sau đây, em xin trình bày chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốnngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nội Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốnngân hàng Vietcombank Nội. Chuyên đề này được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Hoàng Xuân Quế cùng các anh chị phòng Tổng Hợp-Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Nội. Thời gian thực tập còn kéo dài, em mong được sự giúp đỡ của thầy và các anh chị rất nhiều. Em xin chân thành cảm ơn. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại: 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại: Trong nền kinh tế hàng hoá, nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ngành tạo ra được sản phẩm hàng hoá cho xã hội như: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thông, phân phối, lại ngành chỉ thuần tuý cung cấp dịch vụ như: vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng . Hệ thống ngân hàng đứng đầu là ngân hàng trung ương, bên dưới là các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. thể nói, ngân hàng thương mại là một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Ngân hàng thương mại được coi là 1 loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Người ta cho rằng ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển tới 1 trình độ nhất định. Qua quá trình tồn tại và phát triển nhiều thế kỷ, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện. Ngân hàng thương mại trở thành một định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của ngân hàng thương mại đã và sẽ góp phần to lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy, ngân hàng thương mại 1 vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên. 3 Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó đã sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế. Như vậy, thể nói rằng ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống tài chính trung gian này, mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế, xã hội. 1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của các ngân hàng thương mại: Ngày nay, trong mỗi quốc gia, toàn bộ hệ thống ngân hàng được định hình thành 2 cấp rõ rệt gồm ngân hàng trung ương (Central Bank), và hệ thống ngân hàng thương mại (Commercial Bank). Nhưng từ xa xưa, hàng ngàn năm trước công nguyên, khi mới hình thành manh nha ngành ngân hàng, cho đến tận thế kỷ 18 thì không sự phân biệt đó: các ngân hàng hoạt động độc lập và đơn điệu, không mối liên hệ với nhau, những hoạt động đó đều giống nhau về nội dung và tính chất, bao gồm nhận ký thác, cho vay, chiết khấu, nghĩa là trong thời kỳ thế kỷ 18 trở về trước, chỉ tồn tại trong nền kinh tế một hệ thống ngân hàng duy nhất-hệ thống ngân hàng trung gian (Intermediary Bank System). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, hệ thống ngân hàng đã từng bước phát triển, hoàn thiện dần. Trong sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống ngân hàng chúng ta thấy rõ mối liên hệ hữu giữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng với sự phát triển của hệ thống lưu thông tiền tệ. Chính hệ thống lưu thông tiền tệ bắt đầu từ hình thái tiền đúc bằng 4 kim loại quý đã nảy sinh nghề ngân hàng cách đây hàng ngàn năm để từ đó qua nhiều thế kỷ, hệ thống ngân hàng đã được hình thành. 1.1.3. Bản chất của ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Bản chất của ngân hàng thương mại thể hiện qua các khía cạnh sau: *Ngân hàng thương mại là 1 loại hình doanh nghiệp và là 1 đơn vị kinh tế. Nói ngân hàng thương mại là 1 đơn vị kinh tế, 1 loại hình doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng thương mại hoạt động trong 1 ngành kinh tế, cấu, tổ chức như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác. Nó phải tự chủ về kinh tế và phải nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà Nước như các đơn vị kinh tế khác. *Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thương mại phải vốn (vốn được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông đóng góp nếu là ngân hàng cổ phần), phải tự chủ về tài chính (tự lấy thu nhập để bù đắp chi phí). Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên sở chấp hành luật pháp của Nhà Nước. *Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Mặt khác, lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi sự thận trọng và khéo léo trong điều hành ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của ngân hàng thương mại góp phần cung ứng 1 lượng vốn tín dụng rất lớn cho kinh tế, xã hội. 5 1.2. Nguồn vốn tại ngân hàng thương mại: 1.2.1. Vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải 1 lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. *Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn vốn hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu ngân hàng thuộc sở hữu Nhà Nước, ngân sách Nhà Nước cấp (vốn của Nhà Nước). Nếu ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn sở hữu của tư nhân. *Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn chủ hình thành ban đầu. Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ do ngân hàng Nhà Nước quy định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, nhưng giúp cho ngân hàng được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết. 6 *Các quỹ: Ngân hàng nhiều quỹ. Mỗi quỹ mục đích riêng. Trước tiên là quỹ dự phòng tổn thất. Quỹ này được trích lập hàng năm và được tích luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát. Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Tuỳ theo quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn thể quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc… Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng quỹ. *Nguồn vay nợ thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do nguồn này một số đặc điểm là sử dụng lâu dài, thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và thể không phải hoàn trả khi đến hạn. 1.2.2. Vốn huy động: Vốn huy độngtài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ 1 ngân hàng thương mại nào. Chỉ các ngân hàng thương mại mới được quyền huy động vốn với các hình thức khác nhau. 1.2.2.1. Đặc điểm của vốn huy động: -Vốn huy động trong ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại hoạt động được chủ yếu nhờ nguồn vốn này. 7 -Vốn huy động về mặt lý thuyết là một nguồn không ổn định, vì khách hàng thể rút tiền của họ mà không ràng buộc. Chính vì đặc điểm này mà các ngân hàng thương mại cần phải duy trì một khoản “Dự trữ thanh khoản” để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. -Có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. -Đây là nguồn vốn tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. -Vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng, bảo lãnh. Các ngân hàng thương mại không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư. 1.2.2.2. cấu huy động vốn của ngân hàng thương mại: *Tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi không theo kỳ hạn) -Tiền gửi hoạt kỳ là lại tiền gửi mà người gửi tiền (chủ tài khoản) được sử dụng 1 cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. -Tiền gửi hoạt kỳ là loại tiền gửi để phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán cho chủ tài khoản như trả tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt từ ATM, chuyển tiền… chủ tài khoản gửi tiền vào tài khoản ở ngân hàng, không vì mục đích hưởng lợi mà vì nhu cầu giao dịch, thanh toán. Chính vì vậy, lãi suất không phải công cụ để thu hút nguồn này, mà công cụ chính là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp kèm theo mà phải là công cụ nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. -Tiền gửi hoạt kỳ là nguồn vốn huy động chi phí sử dụng vốn (chi phí lãi) rất thấp. Chính vì vậy, các ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn này thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới hiệu quả cao. Do tính chất linh hoạt của nó, nên tiền gửi hoạt kỳ được sử dụng để cho vay ngắn hạn. *Tiền gửi định kỳ (tiền gửi kỳ hạn): -Tiền gửi định kỳ là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ thể rút ra khi đáo hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường, các ngân hàng vẫn cho 8 khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền gửi định kỳ đặc điểm: +Tiền gửi định kỳ đặc điểm là sự ổn định tương đối. Do vậy, các ngân hàng thương mại thường sử dụng cho vay trung và dài hạn. +Tiền gửi định kỳ chi phí sử dụng vốn khá cao. Người gửi tiền kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi. Do vậy, lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bảy, là công cụ để thu hút nguồn vốn này. Như vậy, công cụ chủ yếu để gia tăng nguồn vốn tiền gửi định kỳ là lãi suất. *Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và các mục đích khác, ngân hàng thương mại này thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, quy mô nguồn này thường không lớn. *Nguồn vốn huy động khác: Ngoài 3 nguồn vốn nói trên, các ngân hàng thương mại thể huy động các nguồn khác như: -Tiền gửi ký quỹ. -Tiền gửi đảm bảo thanh toán. -Tiền gửi tạm giữ. -Tiền đang chuyển. 1.2.3. Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay của ngân hàng thương mại: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi cần ngân hàng thương mại vay mượn thêm. Tại nhiều nước, ngân hàng Trung Ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy độngvốn của chủ. Do vậy, nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. 1.2.3.1. Vay ngân hàng Nhà Nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt 9 buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà Nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng Nhà Nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng Nhà Nước. Nghiệp vụ này thường làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng Nhà Nước) tăng lên. Ngân hàng Nhà Nước điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ. Ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện này nhằm đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường, ngân hàng Nhà Nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà Nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa thương phiếu, ngân hàng Nhà Nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. 1.2.3.2. Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang dự trữ vượt yêu cầu do kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách. Nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà Nước. Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc ngân hàng Nhà Nước). Khoản vay thể không cần đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên. 10

Ngày đăng: 09/07/2013, 16:59

Hình ảnh liên quan

2.1.2. Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội: - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

2.1.2..

Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội: Xem tại trang 23 của tài liệu.
Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

nh.

hình huy động vốn và sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan